Chương VII Luật Xây dựng 2014: Chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.
2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng, kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng; hướng dẫn và quản lý việc cấp chứng chỉ định giá xây dựng; công bố các chỉ tiêu, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.
5. Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
1. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
1. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng.
2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 135 của Luật này, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác.
3. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án hoặc được xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng hoặc từ dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã thực hiện.
4. Tổng mức đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt và là cơ sở để quản lý chi phí của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt là mức chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự án.
5. Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
1. Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
2. Nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.
3. Dự toán xây dựng sử dụng vốn nhà nước được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.
4. Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này;
b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.
1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí. Giá xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi tiết và giá xây dựng tổng hợp cho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình hoặc công trình.
2. Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng.
3. Hệ thống định mức và giá xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, tham khảo trong xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chỉ số giá xây dựng tại địa phương.Bổ sung
1. Việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ thanh toán.
2. Công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phải thực hiện quyết toán dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án đầu tư trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Chính phủ.
3. Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 144 và Điều 147 của Luật này.
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;
c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.
2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;
đ) Hợp đồng xây dựng khác.
3. Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
e) Hợp đồng theo giá kết hợp;
g) Hợp đồng xây dựng khác;
h) Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141 của Luật này và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
c) Điều kiện chung của hợp đồng;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 điều này.
1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:
a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;
b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.
1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.
2. Các bên hợp đồng thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
3. Bên giao thầu phải thanh toán đủ giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Đối với hợp đồng trọn gói, việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, việc thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh theo thỏa thuận hợp đồng.
6. Đối với hợp đồng theo thời gian, việc thanh toán chi phí chuyên gia tư vấn được xác định trên cơ sở mức tiền lương chuyên gia và các chi phí liên quan đến hoạt động của chuyên gia tư vấn nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
7. Đối với hợp đồng theo chi phí, cộng phí việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở chi phí trực tiếp thực hiện công việc của hợp đồng và các chi phí quản lý, lợi nhuận của bên nhận thầu theo thỏa thuận.
8. Việc thanh toán đối với khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng xây dựng được thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.
9. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
1. Các bên hợp đồng có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp sau:
a) Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết;
b) Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán.
2. Bên giao thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau:
a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc giải thể;
b) Bên nhận thầu từ chối hoặc liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.
3. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:
a) Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể;
b) Do lỗi của bên giao thầu dẫn tới công việc bị dừng liên tục vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trước khi một bên tạm dừng, chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng, chấm dứt hợp đồng; trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
4. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
a) Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
d) Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.
6. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
CONSTRUCTION INVESTMENT COSTS AND CONSTRUCTION CONTRACTS
Section 1. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION INVESTMENT COSTS
Article 132. Principles of management of construction investment costs
1. Management of construction investment costs must ensure investment objectives and effectiveness of projects, follow the order of construction investment and suit funding sources. Construction investment costs shall be calculated accurately and fully for each project, construction work or bidding package and must be suitable to design requirements, construction conditions and market price levels.
2. The State shall manage construction investment costs through promulgating, guiding and examining the implementation of, legal provisions; guiding methods of estimating and managing construction investment costs, measuring work volumes, construction machine and equipment shift prices, adjusting construction cost estimates, construction price index, controlling costs in construction investment; and guiding and managing the grant of construction valuation certificates; and publicizing construction criteria and norms and construction price index.
3. Project owners shall manage construction investment costs from the stage of project preparation to the completion of construction and putting of projects into operation and use within the approved total investment amounts of projects. Project owners may hire cost management consultancy organizations and individuals with full capability conditions to estimate, appraise and control construction investment costs.
4. The inspection, examination and audit of construction investment costs shall be conducted based on conditions for and methods of determining construction investment costs already approved by investment deciders and project owners in accordance with regulations and guidelines on the estimation and management of construction investment costs and the order of construction investment.
5. Construction investment costs of projects using state funds shall be determined according to regulations on the estimation and management of construction investment costs.
Article 133. Contents of management of construction investment costs
1. Contents of management of construction investment costs include total investment amounts, construction cost estimates, prices of construction bidding packages, prices of construction contracts, construction norms and prices, expenses for project management and construction investment consultancy; payment and settlement of construction investment funds; and rights and obligations of investment deciders, project owners and construction contractors in the management of construction investment costs.
2. The Government shall detail the management of construction investment costs.
Article 134. Total construction investment amount
1. Total construction investment amount includes all construction investment costs of a project determined according to the basic design and contents of the construction investment feasibility study report. In case a construction investment pre-feasibility study report is to be made, the total investment amount determined according to the preliminary design shall serve as a basis for estimating construction investment costs.
2. The contents of total construction investment amount include costs of construction, equipment, compensation, support and resettlement, project management, construction investment consultancy, other costs and provisional amounts for arising volumes and inflation. For projects for which only construction investment economic-technical reports are required to be made, the total construction investment includes the costs in the work construction cost estimate prescribed in Article 135 of this Law, compensation, support and resettlement expenses and other costs.
3. The total construction investment amount shall be determined based on the construction volume calculated according to the basic design and other necessary requirements of projects, or determined based on the construction investment capital ratio or data on costs of previously constructed similar works.
4. The total construction investment amount shall be appraised and approved and serve as the basis for managing project costs. For projects using state funds, the approved total construction investment amount is the maximum level which project owners may use to implement the projects.
5. The approved total construction investment amount of a project using state funds may be adjusted only when the project is adjusted under Clause 1, Article 61 of this Law. For projects using other funds, investment deciders shall decide on the adjustment of their total construction investment amounts.
Article 135. Construction cost estimates
1. Construction cost estimate covers costs necessary for constructing a work, performing a bidding package or construction job, which shall be determined based on the volume calculated according to the technical design, construction drawing design, requirements of the job to be done and construction norms and prices.
2. Contents of a construction cost estimate include costs of construction, equipment, project management, construction investment consultancy, other costs and provisional fund.
3. A construction cost estimate using state funds shall be approved under Clauses 1 and 2, Article 82 of this Law and serve as a basis for determining the price of the bidding package and for negotiating and signing the construction contract.
4. The approved construction cost estimate of a project using state funds may be adjusted only in the following cases:
a/ Adjusting the total construction investment amount under Clause 1, Article 61 of this Law;
b/ The design is permitted to be modified or supplemented not against the basic design or the estimated construction cost structure is permitted to be changed but must not exceed the approved total construction investment amount;
c/ The adjustment of the construction cost estimate shall be appraised and approved in accordance with the construction law.
5. For projects using other funds, investment deciders or project owners shall decide on the adjustment of their construction cost estimates.
Article 136. Construction norms, prices and price index
1. The system of construction norms includes economic-technical norms and cost norms. The construction price of a work includes detailed construction unit prices and general construction prices for different groups and types of construction jobs, structural units, parts of the work or the whole work.
2. Construction unit prices of a work shall be determined based on market prices or construction norms and prices of materials, labor, construction machines and other necessary cost elements compatible with market price levels in construction areas.
3. The system of construction norms and prices prescribed in Clause 1 of this Article shall be publicized by competent state agencies and used or referred to by project owners for determining and managing construction investment costs.
4. Construction price index is an indicator reflecting the level of time-based fluctuation of construction prices of works and serving a basis for determining and adjusting total investment amounts and cost estimates of works and prices of construction contracts and for managing construction investment costs of works.
The Ministry of Construction shall publicize the national construction price index; provincial-level People’s Committees shall publicize local construction price indexes.
Article 137. Payment and settlement for construction investment projects
1. The payment and settlement for construction investment projects must comply with the law on management of investment capital. Project owners or their lawful representatives shall take responsibility before law for the accuracy and lawfulness of unit prices, volumes and values requested for payment in payment dossiers.
2. After construction works are completed, pre-acceptance tested, handed over and put into use, settlement of construction investment projects shall be made. For projects using state funds, investment deciders shall approve settlements for construction investment projects within their approved investment amounts. The Government shall specify the settlement time limit for construction investment projects.
3. The payment and settlement for construction contracts must comply with Articles 144 and 147 of this Law.
Section 2. CONSTRUCTION CONTRACTS
Article 138. General provisions on construction contracts
1. Construction contracts are civil contracts established in writing between principals and contractors to perform in part or wholly the work in construction investment activities.
2. The principles of signing construction contracts include:
a/ Voluntariness, equality, cooperation, non-violation of law and social ethics;
b/ Assurance of adequate funds for payment according to contractual agreement;
c/ Having completed the selection of contractor and concluded the process of contract negotiation;
d/ If the contractor is a partnership of contractors, there must be a partnership agreement. The partners shall sign and append their seals (if any) to the construction contract, unless otherwise agreed by the parties.
3. The principles of performance of construction contracts include:
a/ The contractual parties shall properly implement their commitments in the contract regarding the scope of work, quality requirements, quantity, category, schedule, methods and other agreements;
b/ Honesty, cooperation and lawfulness;
c/ No infringement upon the interests of the State and community and lawful interests of other organizations and individuals.
4. Language used in construction contracts is Vietnamese. For construction contracts with the participation of foreign parties, the languages used therein are Vietnamese and another language as agreed upon by the parties.
5. Construction contracts shall be signed and performed in accordance with this Law and relevant laws.
Article 139. Effect of construction contracts
1. A construction contract becomes effective when fully meeting the following conditions:
a/ The contract signees have full civil act capacity and act according to their competence in accordance with law;
b/ The principles of signing of construction contracts prescribed at Point a, Clause 2, Article 138 of this Law are adhered to;
c/ The contractor has full construction operation and practice capability conditions prescribed by this Law.
2. The time when a construction contract becomes effective is the time of its signing or another specific time as agreed upon by contractual parties.
Article 140. Types of construction contract
1. Construction contracts shall be categorized according to the characteristics and contents of work to be performed and applied contract prices.
2. According to the characteristics and contents of work to be performed, construction contracts include:
a/ Construction consultancy contract;
b/ Work construction contract;
c/ Contract on supply of equipment for installation in construction work;
d/ Contract on designing, procurement of supplies and equipment and construction, turnkey contract;
dd/ Other construction contract.
3. According to the form of applied contract price, construction contracts include:
a/ Package contract;
b/ Fixed unit price-based contract;
c/ Adjustable unit price-based contract;
d/ Time-based contract;
dd/ Charge-plus cost-based contract;
e/ Combined price-based contract;
g/ Other construction contract;
h/ Construction contract using State funds may only use types of contract prescribed at Points a, b, c and d of this Clause or a combination of these types of contract.
Article 141. Contents of construction contracts
1. A construction contract includes the following contents:
a/ Applied legal bases;
b/ Language used in the contract,
c/ Content and volume of work;
d/ Quality, technical requirements of work; pre-acceptance test and handover;
dd/ Contract performance duration and schedule;
e/ Contract price, advance payment, currency used in payment, and payment for the contract;
g/ Contract performance security, contract advance guarantee;
h/ Adjustment of the construction contract;
i/ Rights and obligations of the parties to the construction contract;
k/ Liability for violations of the contract, rewards and fines for violations of the contract;
l/ Suspension and termination of the contract;
m/ Settlement of disputes over the contract;
n/ Risks and force majeure events;
o/ Settlement and liquidation of the contract;
p/ Other contents.
2. For general construction contracts, beside the contents prescribed in Clause 1 of this Article, the management contents and responsibilities of the construction contractor shall be added.
3. The Government shall detail construction contracts.
Article 142. Dossiers of construction contracts
1. A dossier of construction contract must comprise a contract with the contents prescribed in Article 141 of this Law and its enclosed documents.
2. A construction contract may be enclosed with some or all of the following documents:
a/ Written notice of contract winning or contractor appointment;
b/ Specific terms of the contract or terms of reference, for construction consultancy contracts;
c/ General terms of the contract;
d/ Bidding dossier or dossier of requirements of the principal;
dd/ Design drawings and technical instructions;
e/ Bid dossier or dossier of proposals of the contractor;
g/ Written records of contract negotiation, documents modifying and supplementing the contract;
h/ Annexes;
i/ Other related documents.
3. The order of priority application of documents enclosed with a construction contract shall be agreed upon by contractual parties. In case the contractual parties have no agreement thereon, the order prescribed in Clause 2 of this Article will apply.
Article 143. Adjustment of construction contracts
1. Adjustment of a construction contract includes adjustment of volume, schedule, contract unit prices and other contents agreed upon in the contract. Adjustment of a construction contract may be made only during the period of contract performance.
2. A construction contract may be adjusted in the following cases:
a/ The case(s) agreed upon by the parties in the contract in accordance with this Law and relevant laws;
b/ When the State changes its policies directly affecting the contract performance, unless otherwise agreed upon by the contractual parties;
c/ When the project is adjusted, affecting the contract, unless otherwise agreed upon by the parties;
d/ Force majeure circumstances as prescribed by law.
2. In addition to the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, the adjustment of prices of construction contracts under projects using state funds must also comply with the following provisions:
a/ The adjustment of unit prices for contract performance is applicable only to adjustable unit price-based and time-based contracts;
b/ Unit prices in contracts may be adjusted according to the contents, scope, methods and bases for contract adjustment agreed upon by the parties in the contracts in accordance with law;
c/ Permission of investment deciders shall be sought for contract adjustments that would change the investment objectives and contract performance time or increase the approved construction bidding package cost estimate.
Article 144. Payment for construction contracts
1. Payment for a construction contract must suit the type of contract, contract price and conditions stated in the contract already signed by the parties.
2 Contractual parties shall reach agreement on methods, time and dossiers of and conditions on payment.
3. The principal shall fully pay the value for each time of payment to the contractor after subtracting advanced amount and work warranty money as agreed upon in the contract, unless otherwise agreed upon by the parties.
4. For package contracts, payment shall be made according to a percentage of the contract price or the price of the work, work items or volume of work corresponding to the payment period agreed upon by the parties in the contract.
5. For fixed unit price-based and adjustable unit price-based contracts, payment shall be made based on actually completed and tested volumes and unit prices or adjusted unit prices as agreed upon in the contracts.
6. For time-based contracts, payment of expenses for consultants shall be determined by multiplying the consultants’ salary levels and expenses related to their activities by their actual working time already pre-acceptance tested (on a monthly, weekly, daily or hourly basis).
7. For charge-plus cost-based contracts, payment shall be made based on direct expenses for their performance of contractual work and management expenses and profits of the contractor as agreed upon.
8. Payment for arising volumes without price units stated in construction contracts shall be made as agreed upon in the contracts.
9. Currency used in the payment of construction contracts is Vietnam dong; foreign currencies may be used for payment as agreed upon by contractual parties in accordance with the law on foreign exchange management.
Article 145. Suspension and termination of construction contracts
1. Contractual parties has the right to suspend the performance of their construction contract in the following cases:
a/ The principal has the right to suspend the performance of the construction contract when the contractor fails to meet requirements on quality, labor safety and schedule stated in the signed contract;
b/ The contractor has the right to suspend the performance of the construction contract when the principal violates the payment agreements.
2. The principal has the right to terminate the performance of the contract in the following cases:
a/ The contractor falls bankrupt or is dissolved;
b/ The contractor refuses or continuously fails to perform work under the contract resulting in violations of the performance schedule agreed upon in the contract.
3. The contractor has the right to terminate the contract in the following cases:
a/ The principal falls bankrupt or is dissolved;
b/ Due to the fault of the principal the work is suspended repeatedly beyond the schedule agreed upon by the parties, unless otherwise agreed upon by the parties;
c/ The principal fails to make payment to the contractor after the time limit agreed upon by the parties from the date the principal receives complete and valid payment dossiers, unless otherwise agreed upon by the parties.
4. Before a party suspends or terminates the performance of the construction contract under Clauses 1, 2 and 3 of this Article, it shall notify in writing the other party of the reason for suspension or termination; if it fails to notify the other party, thus causing damage to the latter, it shall pay compensations for such damage.
Article 146. Rewards and fines for construction contracts, compensations for damage caused by violations and settlement of disputes over construction contracts
1. Rewards or fines for construction contracts shall be agreed upon by the parties and stated in the contracts.
2. For works using state funds, the fine level must not exceed 12% of the value of the violated contract. In addition to the fine level as agreed upon, the violating party shall compensate for damage caused to the other party and a third party (if any) in accordance with this Law and relevant laws.
3. The contractor shall compensate for damage caused to the principal in the following cases:
a/ The work quality fails to ensure the agreements reached in the contract or the completion time is prolonged due to the fault of the contractor;
b/ Human and property losses are caused due to the fault of the contractor during the warranty period.
4. The principal shall pay compensations to the contractor in the following cases:
a/ Due to the fault of the principal, the contractual work is discontinued or performed behind schedule, encounters risks or machines, equipment, supplies and structures of the contractor are left unused;
b/ The principal provides documents and conditions necessary for the jobs not in accordance with the contractual agreements, making the contractor re-implement construction, suspend or adjust its job;
c/ The principal supplies raw materials, materials and equipment and meets other requirements not according to the time and requirements stated in the construction contract;
d/ The principal fails to make payment as agreed upon in the contract.
5. In case a party fails to perform the contractual obligations or improperly performs the contractual obligations, after performing the obligations or applying remedies, it shall also pay compensations for other damage, if any, caused to the other party at the level equivalent to the level of damage caused to the other party.
6. If a party violates the contract due to the fault of a third party, the violating party shall take responsibility for the violation to the other party. The dispute between the violating party and the third party shall be settled in accordance with law.
7. If the contract violation of a party infringes upon the body, interests and property of the other party, the inflicted party is entitled to request the other party to bear the responsibility for contract violations as agreed upon in the contract and prescribed by relevant laws.
8. Principles and order of settlement of disputes over construction contracts are prescribed as follows:
a/ Observance of contractual agreements and commitments in the course of contract performance, ensuring equality and cooperation;
b/ Contractual parties shall themselves negotiate on the settlement of disputes. If their negotiation is unsuccessful, their disputes shall be settled through conciliation or commercial arbitration or court proceedings in accordance with law.
Article 147. Settlement and liquidation of construction contracts
1. The contractor shall make settlement for the construction contract with the principal in accordance with the type of contract and applied contract price. The contents of settlement for a construction contract must conform with the agreements stated therein.
2. The time limit for settlement for a construction contract shall be agreed upon by the parties. For construction contracts using state funds, the time limit for settlement is 60 days from the date of pre-acceptance test of the completion of the entire work under the contract, including arising work (if any). For large construction contracts, the time limit for settlement may be longer but must not exceed 120 days.
3. A construction contract may be liquidated in the following cases:
a/ The parties have fulfilled their contractual obligations;
b/ The construction contract is terminated or cancelled in accordance with law.
4. The time limit for liquidation of a construction contract shall be agreed upon by the contractual parties. For construction contracts using state funds, the time limit for liquidation thereof is 45 days from the date the contractual parties fulfill their contractual obligations or the contract is terminated under Clause 2, Article 145 of this Law. For large construction contracts, the time limit for their liquidation may be longer but must not exceed 90 days.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Điều 131. Xây dựng công trình tạm
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng
Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng