Chương IV Luật Xây dựng 2014: Khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
3. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
4. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
5. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
1. Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
2. Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.
3. Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
c) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
d) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
đ) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
b) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
c) Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
d) Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
đ) Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;
e) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
c) Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
1. Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
2. Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
3. Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có).
4. Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).
5. Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng.
1. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.
2. Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
4. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.
5. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
6. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
1. Phương án kiến trúc.
2. Phương án công nghệ (nếu có).
3. Công năng sử dụng.
4. Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
5. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
6. Chỉ dẫn kỹ thuật.
7. Phương án phòng, chống cháy, nổ.
8. Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
1. Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
2. Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
3. Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình xây dựng khi trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;
b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Phần thiết kế công nghệ và nội dung khác (nếu có) do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;
b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.
3. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Phần thiết kế công nghệ (nếu có), dự toán xây dựng do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với các công trình xây dựng còn lại;
c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật khi thẩm định thiết kế xây dựng.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.
1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
a) Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở;
b) Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
2. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.
3. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.
4. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận.
5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ.
6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
7. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình.
8. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.Bổ sung
1. Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.
2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu từ chối thực hiện công việc này;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế xây dựng;
b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng;
d) Thực hiện đúng hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;
đ) Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng;
e) Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;
g) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng;
c) Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;
d) Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
d) Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
đ) Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước;
e) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và giải trình trong trường hợp cần thiết;
b) Thu phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
c) Mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở thẩm định khi cần thiết;
d) Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
2. Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có trách nhiệm sau:
a) Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này;
b) Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.Bổ sung
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện.
2. Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.
3. Việc lập, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
CONSTRUCTION SURVEY AND CONSTRUCTION DESIGN
Section 1. CONSTRUCTION SURVEY
Article 73. Types of construction survey
1. Topographic survey.
2. Engineering geological survey.
3. Hydrogeological survey.
4. Survey of the actual state of works.
5. Other surveys to serve construction investment activities as decided by investment deciders.
Article 74. Requirements on construction survey
1. Construction survey tasks and survey technique plans must suit types and grades of construction works, types of survey, designing steps and requirements of construction designing.
2. Construction survey technique plans must meet requirements of construction survey tasks and comply with applied construction survey standards and technical regulations.
3. Construction survey work must comply with construction survey technique plans, ensure safety and environmental protection, meet requirements of approved construction survey tasks, and shall be examined, supervised and tested for acceptance under regulations.
4. Construction survey results shall be presented in a report, must ensure truthfulness and objectivity and accurately reflect reality, and shall be approved.
5. Construction survey contractors must have sufficient capabilities suitable to types and grades of construction work and types of survey.
Article 75. Major contents of a report on construction survey results
1. Survey bases, process and methods.
2. Survey data; analysis and assessment of survey results.
3. Conclusions on survey results, proposals.
Article 76. Rights and obligations of project owners in construction survey
1. Project owners have the following rights:
a/ To conduct construction survey when having sufficient capability conditions;
b/ To negotiate and sign construction survey contracts; to supervise and request construction survey contractors to properly perform signed contracts;
c/ To approve construction survey tasks and survey technique plans prepared by design consultants or survey contractors, and assign survey tasks to construction survey contractors;
d/ To adjust construction survey tasks according to reasonable requests of construction survey consultants;
dd/ To suspend the performance of, or terminate contracts in accordance with law;
e/ Other rights prescribed by law.
2. Project owners have the following obligations:
a/ To choose construction survey contractors and supervisors in case they cannot conduct or supervise construction survey by themselves;
b/ To provide information and documents related to survey work to construction survey contractors;
c/ To set construction survey requirements and ensure conditions for construction survey contractors to perform their jobs;
d/ To properly perform the signed construction survey contracts;
dd/ To organize supervision of construction survey work; to pre-acceptance test and approve survey results in accordance with law;
e/ To pay compensations for damage caused by the provision of inappropriate information and documents and violations of construction survey contracts;
g/ Other obligations stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
Article 77. Rights and obligations of construction survey contractors
1. Construction survey contractors have the following rights:
a/ To request project owners and related parties to provide relevant data and information in accordance with contracts for conducting construction surveys;
b/ To refuse to implement requests beyond construction survey contracts;
c/ To hire subcontractors to conduct construction surveys in accordance with construction survey contracts;
d/ Other rights stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
2. Construction survey contractors have the following obligations:
a/ To strictly comply with construction survey requirements in accordance with this Law and construction survey contracts;
b/ To propose and add construction survey tasks when detecting factors directly affecting design solutions;
c/ To take responsibility for results and quality of construction surveys they have conducted; to take responsibility for managing the quality of surveys conducted by subcontractors (if any) and survey results of subcontractors. When participating in construction surveys, subcontractors shall take responsibility before contractors and law;
d/ To pay compensations for damage caused by improper performance of survey tasks, improper use of information, documents, standards and technical regulations on construction survey and violations of construction survey contracts;
dd/ Other obligations stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
Section 2. CONSTRUCTION DESIGN
Article 78. General provisions on construction design
1. Construction designs include preliminary design in the pre-feasibility study report, basic design in the feasibility study report, technical design and construction drawing design in the stage of project implementation, and other designing steps (if any) according to international practices.
2. Depending on the size, nature, type and grade of a construction work, construction design may be made through one step or more than one step. Investment deciders shall decide on the number of designing steps when approving construction investment projects.
3. Work construction design may involve one step or more than one step as follows:
a/ One-step design being construction drawing design;
b/ Two-step design consisting of basic design and construction drawing design;
c/ Three-step design consisting of basic design, technical design and construction drawing design;
d/ Design consisting of other steps (if any).
4. A construction design dossier following the basic design must comprise design explanations, design drawings, related construction survey documents, construction cost estimate and technical instructions (if any).
5. The Government shall specify construction design steps and appraisal and approval of construction designs.
Article 79. Requirements on construction design
1. Meeting requirements of design tasks; being suitable to contents of approved construction investment projects, construction planning, architectural landscapes, and natural, cultural and social conditions in construction sites.
2. Work construction design contents must meet requirements of each design step.
3. Complying with applied standards, technical regulations, legal provisions on use of building materials, meeting requirements on utilities and applied technologies (if any); ensuring force-bearing safety, safety in use, artistic appearance, environmental protection, response to climate change, fire and explosion prevention and fighting, and other safety conditions.
4. Having appropriate design solutions and reasonable construction costs; ensuring synchronism within the work and with related works; ensuring conditions on comforts, hygiene and health for users; creating conditions for people with disabilities, the elderly and children to use works. Taking advantages and limiting unfavorable impacts of natural conditions; prioritizing the use of local and environment-friendly materials.
5. Construction designs shall be appraised and approved in accordance with this Law, except the case prescribed in Clause 7 of this Article.
6. Construction design contractors must have sufficient capabilities suitable to types and grades of works and jobs to be performed.
7. Construction designs of separate houses must comply with the following provisions:
a/ Construction designs of separate houses must meet design requirements prescribed in Clause 3 of this Article;
b/ Households may design by themselves separate houses with a total construction floor area of under 250 m2 or with fewer than three stories or a height of under 12 meters in accordance with approved construction master plans, and shall take responsibility before law for design quality, environmental impacts of construction works and safety of adjacent works.
Article 80. Major contents of construction designs implemented after basic designs
1. Architectural plan.
2. Technological plan (if any).
3. Utility.
4. Lifetime of the work and its operation process and maintenance;
5. Structural plan and major types of materials.
6. Technical instructions.
7. Fire and explosion prevention and fighting plans.
8. Plan on efficient energy use.
9. Environmental protection and climate change response solutions.
10. Cost estimate suitable to the construction designing step.
Article 81. Contest for and selection of architectural designs of construction works
1. For large public works with specific architectural requirements, contest for or selection of architectural designs of construction works shall be organized before making construction investment feasibility study reports. Investment deciders shall decide on holding of contests for or selection of architectural designs of construction works.
2. Funds for contest for or selection of architectural designs of construction works shall be included in total investment amounts of construction works.
3. Authors of winning or selected architectural designs of construction works shall have their copyright protected, and be given priority to formulate construction investment projects and develop construction designs if they fully satisfy the prescribed capability conditions.
4. The Government shall specify the contest for and selection of architectural designs of work construction.
Article 82. Competence to appraise and approve technical designs, construction drawing designs and construction cost estimates
1. For construction works using state budget funds:
a/ Specialized construction agencies shall, as decentralized, appraise technical designs and construction cost estimates in case of three-step design; and construction drawing designs and construction cost estimates in case of two-step design;
b/ Investment deciders shall approve technical designs and construction cost estimates in case of three-step design; and construction drawing designs and construction cost estimates in case of two-step design. Project owners shall approve construction drawing designs in case of three-step design.
2. For construction works using non-budget state funds:
a/ Specialized construction agencies shall, as decentralized, appraise technical designs and construction cost estimates in case of three-step design; and construction drawing designs and construction cost estimates in case of two-step design. Specialized agencies attached to investment deciders shall appraise technological designs and other contents (if any);
b/ Investment deciders shall approve technical designs and construction cost estimates in case of three-step design; and construction drawing designs and construction cost estimates in case of two-step design. Project owners shall approve construction drawing designs and cost estimates of works in case of two-step design.
3. For construction works using other funds:
a/ Specialized construction agencies shall, as decentralized, appraise technical designs in case of three-step design and construction drawing designs in case of two-step design for construction works of special grade or grade I, public works and construction works that have great impacts on landscape, environment and community safety. Specialized agencies attached to investment deciders shall appraise technological designs (if any) and construction cost estimates;
b/ Specialized agencies attached to investment deciders shall appraise technical designs, construction drawing designs and construction cost estimates for remaining construction works;
c/ Investment deciders or project owners shall approve construction designs and cost estimates.
4. Specialized construction agencies and investment deciders may invite qualified and experienced organizations and individuals to participate in appraising construction designs or request project owners to select consultancy organizations or individual consultants that fully meet the operation and practice capability conditions already registered on the website on construction capability to verify construction designs and cost estimates as the basis for the appraisal and approval of construction designs and cost estimates. Costs of verification and charges for appraisal of construction designs and cost estimates shall be included in total investment amounts of projects.
5. Competent state agencies shall, as prescribed by law, appraise environmental, fire and explosion prevention and fighting and other contents in accordance with law when appraising construction designs.
6. Agencies, organizations and individuals shall verify, appraise and approve construction designs and cost estimates shall take responsibility before law for results of their verification, appraisal and approval of construction designs and cost estimates.
Article 83. Contents of appraisal of construction designs implemented after basic designs and cost estimates
1. Compatibility of the construction design of the previous step with that of the preceding step.
a/ Technical design against basic design;
b/ Construction drawing design against technical design in case of three-step design, against basic design in case of two-step design, or against designing task in case of one-step design.
2. Reasonability of work construction design solutions.
3. Compliance with applied standards, technical regulations and legal provisions on the use of building materials for works.
4. Assessment of the compatibility of design solutions with utilities of works, their safety and assurance of safety for adjacent works.
5. Reasonableness of the selection of technological lines and equipment for designs of works with technological requirements.
6. Compliance with regulations on environmental protection and fire and explosion prevention and fighting.
7. Compatibility of major volumes in cost estimates with designed volumes; correctness and reasonableness of the application of construction norms and unit prices; determination of estimated values of works.
8. Capability conditions of organizations and individuals conducting construction survey and design.
Article 84. Adjustment of construction designs
1. An approved work construction design may be adjusted only in the following cases:
a/ When adjustments to the construction investment project require adjustments to the construction design;
b/ In the course of construction, there emerge requirements to adjust the construction design to ensure quality of the work and efficiency of the project.
2. For adjustments to a construction design in accordance with Clause 1 of this Article which will result in changes in construction geology, design load, structural solutions, materials of force-bearing structures or construction organization solutions affecting the force-bearing safety of the work, such adjustments shall be appraised and approved in accordance with Article 82 of this Law.
Article 85. Rights and obligations of project owners in construction designing
1. Project owners have the following rights:
a/ To conduct construction design by themselves if they fully satisfy the operation and practice capability conditions suitable to types and grades of construction works;
b/ To negotiate and sign construction design contracts; to supervise the performance of signed contracts and request design contractors to properly perform these contracts;
c/ To request design contractors to modify and supplement designs or select other design contractors to modify, supplement or change designs in case the initial design contractors refuse to perform this work;
d/ To suspend the performance of, or terminate construction design contracts in accordance with the contracts and relevant laws;
dd/ Other rights stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
2. Project owners have the following obligations:
a/ To select construction design contractors in case they cannot conduct construction design by themselves;
b/ To identify construction design tasks;
c/ To supply sufficient information and documents to construction design contractors;
d/ To properly perform the signed contracts;
dd/ To submit construction designs and cost estimates for appraisal and approval and pay charges therefor;
e/ To archive construction design dossiers;
g/ To pay compensations for damage caused by violations of the construction design contracts;
h/ Other obligations as stated in the construction design contracts and prescribed by relevant laws.
Article 86. Rights and obligations of construction design contractors
1. Construction design contractors have the following rights:
a/ To request project owners and related parties to provide information and documents to serve construction design;
b/ To reject requests beyond the designing tasks and construction designing contracts;
c/ To enjoy copyright to their construction designs;
d/ To hire subcontractors to conduct construction design in accordance with construction design contracts;
dd/ Other rights stated in the construction design contracts and prescribed by relevant laws.
2. Construction design contractors have the following obligations:
a/ To accept only construction design contracts suitable to their construction design operation and practice capabilities;
b/ To comply with standards and technical regulations applicable to works; to compile construction design dossiers according to requirements of design tasks and steps, and to the terms of construction design contracts and relevant legal provisions;
c/ To take responsibility for the quality of design products they make, including contents prescribed in Articles 79 and 80 of this Law; to take responsibility for the quality of designs made by subcontractors (if any). Subcontractors participating in construction design shall take responsibility for design results to principal contractors and before law;
d/ To perform construction design author’s supervision in the course of construction;
dd/ Not to designate manufacturers of building materials, supplies and equipment in construction designs of works using state funds;
e/ To pay compensations for damage caused by the elaboration of inappropriate surveying tasks, or the use of inappropriate information, documents, construction standards and regulations, technical and technological solutions which affect the quality of works, and violations of construction design contracts;
g/ Other obligations stated in the contracts and prescribed by relevant laws.
Article 87. Rights and responsibilities of agencies and organizations appraising construction designs and cost estimates
1. Agencies and organizations appraising construction designs and cost estimates have the following rights:
a/ To request project owners and related organizations and individuals to provide information to serve the appraisal of construction designs and cost estimates and give explanations when necessary;
b/ To collect charges for appraisal of construction designs and cost estimates in accordance with the law on charges and fees;
c/ To invite experts to join the appraisal or request project owners to select qualified and experienced consultancy organizations to verify construction designs and cost estimates as the basis for appraisal when necessary;
d/ To reserve their appraisal opinions and refuse requests for falsifying results of appraisal of construction designs and cost estimates.
2. Agencies and organizations appraising construction designs and cost estimates have the following responsibilities:
a/ To appraise contents of construction designs and cost estimates in accordance with this Law;
b/ To notify in writing appraisal opinions and results to agencies or organizations in charge of appraisal for summarization and reporting to investment deciders;
c/ To take responsibility before law and investment deciders for opinions and results of appraisal of construction designs and cost estimates.
Article 88. Archive of construction work dossiers
1. Project owners shall archive completion dossiers of construction works. Contractors participating in construction activities shall archive dossiers of jobs they have performed.
2. Dossiers serving the management and use of construction works shall be archived by managers or users of these works for a period at least equal to the lifetime of these works prescribed by law.
3. The compilation and archive of dossiers of construction works must comply with the law on archives.
4. The Government shall specify the archive of construction .work dossiers.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Điều 131. Xây dựng công trình tạm
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng
Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng