Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy hoạch xây dựng
Số hiệu: | 44/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 30/06/2015 |
Ngày công báo: | 22/05/2015 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lấy ý kiến dân cư khi quy hoạch xây dựng nông thôn
Ngày 06/05/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
Theo đó, điểm mới đáng chú ý là quy định về lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch xây dựng nông thôn. Cụ thể như sau:
- Cơ quan lập quy hoạch phải phối hợp với UBND xã để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Những ý kiến đóng góp phải được phân tích, giải trình đầy đủ bằng văn bản.
- Văn bản giải trình này là thành phần của hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/06/2015 và thay thế cho Nghị định 08/2005/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
1. Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng; giấy phép quy hoạch.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Rà soát quy hoạch xây dựng nhằm kiểm soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt và là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
2. Nội dung báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng bao gồm:
a) Rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch.
b) Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
c) Phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực lập quy hoạch.
d) Các kiến nghị và đề xuất.
đ) Hồ sơ báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng gồm: Văn bản báo cáo, bản vẽ in màu tỷ lệ thích hợp, các văn bản pháp lý có liên quan.
1. Bản đồ phục vụ lập đồ án quy hoạch xây dựng là bản đồ địa hình tại thời điểm tổ chức lập quy hoạch xây dựng.
a) Trường hợp chưa có bản đồ địa hình thì phải khảo sát đo đạc để lập bản đồ theo yêu cầu của từng loại đồ án quy hoạch xây dựng.
b) Trường hợp đã có bản đồ địa hình nhưng chưa phù hợp với hiện trạng tại thời điểm lập quy hoạch hoặc chỉ có bản đồ địa chính thì thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung, đảm bảo cho yêu cầu lập đồ án quy hoạch xây dựng và cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
2. Bản đồ địa hình được lập bởi cơ quan có tư cách pháp nhân, trên cơ sở phạm vi khu vực trực tiếp nghiên cứu lập quy hoạch và căn cứ theo nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí khảo sát được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Kinh phí từ ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập và tổ chức thực hiện:
b) Quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù (nếu có).
c) Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh.
d) Quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh.
2. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch xây dựng được sử dụng cho các công việc sau đây:
a) Lập hồ sơ, khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật:
- Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chi phí lập bản đồ địa hình phục vụ lập quy hoạch xây dựng;
- Thu thập số liệu, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa hình.
b) Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật:
- Lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch;
- Lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch xây dựng;
- Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch;
- Quản lý nghiệp vụ công tác lập quy hoạch.
c) Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật:
- Công bố quy hoạch, lập kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng;
- Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về việc cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
1. Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch xây dựng; kiểm soát việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo khối lượng thông qua hợp đồng kinh tế. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát.
2. Trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch xây dựng:
a) Bộ Xây dựng lập danh mục dự án quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm đối với các quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập và các quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
b) Ủy ban nhân dân các cấp lập danh mục dự án quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm đối với các quy hoạch xây dựng trong phạm vi quản lý hành chính, trừ các quy hoạch xây dựng quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này.
3. Bộ Xây dựng công bố định mức, đơn giá hoặc phương pháp xác định chi phí cho công tác quy hoạch xây dựng.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn cho công tác quy hoạch xây dựng.
1. Các vùng liên tỉnh (bao gồm cả vùng đô thị lớn), vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh được lập quy hoạch xây dựng vùng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả.
2. Các vùng tỉnh được lập quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch chung các đô thị và quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù trong tỉnh.
3. Các vùng liên huyện trong một tỉnh, các vùng huyện được lập quy hoạch xây dựng vùng theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng các tỉnh (Sở Quy hoạch - Kiến trúc các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), đáp ứng yêu cầu quản lý, làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù, các quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chung các đô thị thuộc huyện.
4. Quy hoạch xây dựng chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh, vùng tỉnh để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng:
a) Luận cứ, xác định phạm vi ranh giới vùng; mục tiêu và thời hạn quy hoạch. Đối với vùng liên tỉnh, liên huyện, vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh nhiệm vụ quy hoạch cần phải luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi ranh giới vùng.
b) Khái quát vùng lập quy hoạch xây dựng và các dự báo phát triển của các ngành có liên quan.
c) Dự báo sơ bộ quy mô dân số, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa, tiềm năng, động lực phát triển, theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm; đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng.
d) Các yêu cầu trong thu thập số liệu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; định hướng phát triển không gian, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng; đánh giá môi trường chiến lược; quản lý quy hoạch vùng; các chương trình, dự án ưu tiên.
Đối với vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh cần phải xác định rõ các yêu cầu nội dung phù hợp với định hướng chuyên ngành và mục tiêu phát triển.
đ) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.
e) Những yêu cầu khác liên quan đến đặc điểm riêng của từng vùng.
g) Tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch xây dựng vùng.
2. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với vùng liên tỉnh, vùng tỉnh không quá 03 tháng; đối với các vùng khác không quá 02 tháng.
1. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và những yếu tố mang tính đặc thù của vùng.
b) Đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoạch đang có hiệu lực.
c) Xác định mục tiêu phát triển, tốc độ đô thị hóa, tính chất, tiềm năng và động lực phát triển vùng.
d) Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn phát triển 10 năm, 20 năm; xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo mục tiêu phát triển.
đ) Định hướng phát triển không gian vùng:
- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng;
- Xác định các phân vùng kiểm soát quản lý phát triển. Đối với vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, xác định phân vùng theo đoạn tuyến và tổ chức kết nối vùng dọc tuyến;
- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng đặc thù;
- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn: Mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị;
- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị. Đối với vùng chức năng đặc thù phải xác định các trung tâm chuyên ngành theo chức năng đặc thù. Đối với vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, phải xác định hệ thống các trung tâm công cộng dọc tuyến;
- Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan trong vùng.
e) Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng:
- Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, phát triển điện lực, cung cấp năng lượng (khí đốt, xăng, dầu), cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động;
- Đối với vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, nội dung định hướng giao thông phải xác định được sự liên kết giữa trục đường cao tốc với hệ thống giao thông đô thị và khu chức năng ngoài đô thị; vị trí và quy mô công trình đầu mối giao thông dọc tuyến, hệ thống đường gom; tổ chức giao thông công cộng liên tỉnh dọc tuyến.
g) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn;
- Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng;
- Dự báo xu thế các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch;
- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch đối với vùng liên tỉnh không quá 18 tháng; đối với vùng tỉnh không quá 15 tháng; đối với các vùng khác không quá 12 tháng.
Nội dung Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng bao gồm:
1. Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý.
2. Quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế.
3. Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn.
4. Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, liên vùng.
5. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường.
6. Quy định về bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, văn hóa trong vùng.
7. Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch cho các cấp chính quyền địa phương trong vùng theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
8. Các quy định khác theo chức năng đặc thù của vùng.
1. Các khu chức năng đặc thù trong và ngoài đô thị được thực hiện lập quy hoạch xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
2. Các khu chức năng đặc thù có quy mô trên 500 ha, được lập quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch đô thị; làm cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Các khu vực trong khu chức năng đặc thù hoặc các khu chức năng đặc thù có quy mô dưới 500 ha, theo yêu cầu quản lý và phát triển, được lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
4. Các khu vực trong khu chức năng đặc thù, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
5. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng hoặc giấy phép quy hoạch; đảm bảo việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với không gian kiến trúc khu vực.
1. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù:
a) Luận cứ phạm vi, ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù; cơ sở căn cứ lập quy hoạch; xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch.
b) Xác định tính chất, vai trò của khu chức năng đặc thù trong vùng; xây dựng tầm nhìn. Dự báo sơ bộ quy mô dân số, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo mục tiêu phát triển của khu vực; xác định các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật.
c) Nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; nghiên cứu khai thác tiềm năng, động lực phát triển; định hướng tổ chức không gian, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; đánh giá môi trường chiến lược và những yêu cầu khác theo mục tiêu phát triển đặc thù của khu vực.
d) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.
đ) Tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.
2. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù:
a) Luận cứ, xác định phạm vi, ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu.
b) Xác định các chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt.
c) Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; các yêu cầu về phân khu chức năng, tổ chức không gian, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.
d) Yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược và các yêu cầu khác phù hợp với mục tiêu phát triển đặc thù của khu vực.
đ) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.
e) Tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.
3. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng:
a) Xác định ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật.
b) Nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt; yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược.
c) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm; tiến độ và tổ chức thực hiện.
d) Tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù.
4. Thời gian lập nhiệm vụ đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù không quá 02 tháng; đối với quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù không quá 01 tháng; đối với quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 01 tháng.
1. Tùy thuộc vào từng khu chức năng đặc thù, nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù phải đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế xã hội, dân số, lao động, văn hóa, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường và những yếu tố đặc thù của khu vực.
b) Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch, các dự án đã có, đang còn hiệu lực; xác định, làm rõ các định hướng trong quy hoạch ngành có liên quan.
c) Xác định mục tiêu, động lực phát triển của khu chức năng đặc thù; dự báo về dân số, lao động, quy mô đất xây dựng, các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn.
d) Định hướng quy hoạch sử dụng đất, xác định phạm vi, quy mô, các chỉ tiêu sử dụng đất trong khu chức năng đặc thù theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.
đ) Định hướng phát triển không gian:
- Xác định mô hình phát triển, hướng phát triển của khu chức năng đặc thù; định hướng và nguyên tắc phát triển đối với các khu vực chức năng;
- Tổ chức hệ thống trung tâm phù hợp với phát triển các khu dân cư và các khu vực chức năng; xác định các khu vực kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, hệ thống quảng trường, khu vực cửa ngõ, công trình điểm nhấn của khu chức năng đặc thù;
- Đề xuất, minh họa hình ảnh không gian chính cho khu chức năng đặc thù, giải pháp tổ chức không gian các khu vực trọng điểm và quy định kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan các khu vực.
e) Định hướng hạ tầng kỹ thuật:
- Phân lưu vực tiêu thoát nước chính; hướng thoát nước; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho toàn khu và từng phân khu chức năng;
- Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đối nội; vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính và hệ thống hào, tuynel kỹ thuật (nếu có);
- Tính toán nhu cầu và xác định nguồn cung cấp nước, năng lượng (điện, khí đốt); dự báo tổng lượng nước thải, chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng, hạ tầng viễn thông thụ động, thoát nước và công trình xử lý nước thải;
- Xác định vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
g) Đánh giá môi trường chiến lược theo các nội dung sau:
- Xác định các vấn đề môi trường chính, những bất cập trong và ngoài khu vực lập quy hoạch;
- Hiện trạng các nguồn ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường;
- Dự báo diễn biến môi trường trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện; đề xuất các khu vực cách ly, bảo vệ môi trường.
h) Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư, sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù không quá 12 tháng.
1. Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù phải làm rõ tính chất, chức năng, các yêu cầu riêng của khu vực lập quy hoạch, đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; phân tích các quy định của quy hoạch chung xây dựng có liên quan đến khu vực quy hoạch; đánh giá các dự án, các quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực.
b) Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo chức năng đặc thù.
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định các phân khu trong khu vực quy hoạch; xác định chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình đối với từng lô đất; khoảng lùi công trình đối với các trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
d) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Xác định nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng phân khu, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn.
đ) Định hướng hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường khu vực, bao gồm các nội dung sau:
- Xác định cốt xây dựng đối với từng ô phố;
- Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm); tuyến giao thông công cộng; hào và tuynel kỹ thuật (nếu có);
- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật cụ thể;
- Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối, trạm khí đốt; mạng lưới đường dây trung thế và hệ thống chiếu sáng;
- Xác định nhu cầu và công trình hạ tầng viễn thông thụ động;
- Xác định tổng lượng nước thải và rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải và nghĩa trang.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;
- Đánh giá diễn biến môi trường trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện; đề xuất các khu vực cách ly, bảo vệ môi trường cho các khu vực chức năng.
g) Dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư, sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù không quá 09 tháng.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực lập quy hoạch.
b) Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực lập quy hoạch.
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
d) Xác định chiều cao công trình, cốt sàn và chiều cao tầng một hoặc phần để công trình cao tầng; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực lập quy hoạch.
đ) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ, bao gồm các nội dung sau:
- Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
- Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe trên cao, trên mặt đất và ngầm (nếu có);
- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
- Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối, trạm khí đốt; mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng;
- Xác định nhu cầu và công trình hạ tầng viễn thông;
- Xác định lượng nước thải, chất thải rắn; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;
- Dự báo, đánh giá tác động môi trường của phương án quy hoạch;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện.
g) Sơ bộ xác định nhu cầu vốn và đề xuất nguồn lực thực hiện.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 06 tháng.
1. Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ranh giới, phạm vi, tính chất khu chức năng đặc thù.
b) Chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối thiểu của công trình trong từng phân khu chức năng.
c) Quy định về kiểm soát không gian, kiến trúc từng khu vực.
d) Chỉ giới đường đỏ của các tuyến phố chính, cốt xây dựng khống chế từng khu vực.
đ) Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm.
e) Khu vực cấm xây dựng; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
g) Khu vực bảo tồn, tôn tạo công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.
h) Yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
2. Đối với quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phạm vi, quy mô khu vực quy hoạch.
b) Vị trí, ranh giới, tính chất, quy mô các khu chức năng trong khu vực quy hoạch; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối thiểu, cốt xây dựng đối với từng ô đất.
c) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường, khu vực; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
d) Các trục không gian chính, các điểm nhấn của khu vực.
đ) Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình có chức năng đặc thù cần bảo vệ, cách ly; công trình ngầm.
e) Khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.
g) Yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
3. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ranh giới, phạm vi và tính chất, chức năng khu quy hoạch.
b) Vị trí, ranh giới, chức năng, quy mô các lô đất trong khu quy hoạch.
c) Xác định các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chiều cao công trình, cốt sàn và chiều cao tầng một hoặc phần để công trình cao tầng, hình thức kiến trúc và hàng rào công trình, vật liệu xây dựng của các công trình.
d) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường nội bộ; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
đ) Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình có chức năng đặc thù, công trình ngầm.
e) Danh mục và quy định về bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.
g) Yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
1. Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Các khu vực dân cư nông thôn được xác định trong quy hoạch chung đô thị thì thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định tại Nghị định này.
3. Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
1. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã:
a) Vị trí, phạm vi ranh giới xã; mục tiêu và thời hạn quy hoạch.
b) Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động, đất đai.
c) Các nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích, đánh giá hiện trạng; rà soát các dự án và quy hoạch trong địa bàn xã đang còn hiệu lực; xác định các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế xã hội của xã; yêu cầu về tổ chức không gian tổng thể toàn xã, tổ chức phân bố các khu chức năng (sản xuất, khu dân cư), hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
d) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.
đ) Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch chung xây dựng xã.
2. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:
a) Xác định phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, quy mô dân số.
b) Các nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; lựa chọn các chỉ tiêu áp dụng về sử dụng đất, xây dựng công trình; các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt.
c) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm; tiến độ và tổ chức thực hiện.
d) Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn.
3. Thời gian lập nhiệm vụ đối với quy hoạch chung xây dựng xã không quá 01 tháng; đối với quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn không quá 01 tháng.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường; hiện trạng xây dựng và sử dụng các công trình.
b) Xác định các tiềm năng, động lực phát triển; dự báo về phát triển kinh tế, quy mô dân số, đất xây dựng; xác định chỉ tiêu đất đai, hạ tầng kỹ thuật toàn xã.
c) Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã:
- Xác định cơ cấu phân khu chức năng (khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư mới, khu vực làng xóm cũ cải tạo, khu trung tâm xã) và định hướng phát triển các khu vực;
- Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, xác định quy mô, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng thôn xóm, khu làng nghề, khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Định hướng hệ thống công trình công cộng, xây dựng nhà ở, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử.
d) Dự kiến sử dụng đất xây dựng toàn xã theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
đ) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân cư và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, cấp năng lượng (điện, khí đốt), chiếu sáng, hạ tầng viễn thông thụ động, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;
- Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện.
g) Dự kiến các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chung xây dựng xã không quá 06 tháng.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung xã có liên quan đến điểm dân cư nông thôn.
b) Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho điểm dân cư nông thôn.
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định chức năng, diện tích, chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất.
d) Xác định hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; xác định các công trình cần bảo tồn, tôn tạo trong khu vực.
đ) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến lô đất, bao gồm các nội dung sau:
- Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
- Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bãi đỗ xe, điểm quay đầu xe;
- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình cấp nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
- Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng;
- Xác định nhu cầu công trình hạ tầng viễn thông thụ động;
- Xác định lượng nước thải, chất thải rắn; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn của điểm dân cư nông thôn.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;
- Dự báo, đánh giá tác động đến môi trường của phương án quy hoạch;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện.
g) Dự kiến nhu cầu vốn và xác định nguồn lực thực hiện.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn không quá 04 tháng.
1. Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ranh giới, phạm vi, tính chất xã.
b) Kiểm soát không gian, kiến trúc các phân khu chức năng và công trình trọng điểm: Cơ quan hành chính xã, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại dịch vụ.
c) Chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường trục chính xã, liên thôn xóm, trục chính thôn xóm, cốt xây dựng khống chế.
d) Khu vực cấm xây dựng; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật; biện pháp bảo vệ môi trường.
đ) Khu vực bảo tồn, tôn tạo công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.
2. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ranh giới, phạm vi điểm dân cư nông thôn.
b) Vị trí, ranh giới, chức năng, quy mô các lô đất trong điểm dân cư nông thôn; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chiều cao, cốt sàn, hình thức kiến trúc và hàng rào công trình, vật liệu xây dựng của các công trình.
c) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường, ngõ xóm; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
d) Các quy định về bảo tồn, tôn tạo, cải tạo và chỉnh trang công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan.
đ) Yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về nội dung đồ án quy hoạch thuộc trách nhiệm của Bộ mình tổ chức lập trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
2. Trường hợp đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ Xây dựng tổ chức lập, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan có trách nhiệm phối hợp lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan tại địa phương trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.
Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng, các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan phải được tổ chức tư vấn phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp, giải trình bằng văn bản.
Các nội dung góp ý phải được phân tích, giải trình đầy đủ, làm cơ sở hoàn chỉnh các phương án quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp, có tính khả thi, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.
Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là một thành phần của hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.
1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt:
a) Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô trên 200 ha.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
3. Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
4. Kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sẽ được cơ quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng:
a) Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 20 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 30 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
b) Đối với quy hoạch xây dựng các vùng khác, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
2. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù:
a) Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
b) Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
3. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn:
a) Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
b) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
1. Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ bao gồm các bản vẽ in màu thu nhỏ; dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
2. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và hồ sơ lấy ý kiến thống nhất nội dung đồ án quy hoạch xây dựng gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án; thuyết minh tổng hợp bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.
3. Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải được cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng đóng dấu xác nhận sau khi có quyết định phê duyệt.
4. Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng và đĩa CD sao lưu toàn bộ hồ sơ đã duyệt phải được gửi về cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, Bộ Xây dựng để lưu giữ.
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách thể hiện và quy định về các loại hồ sơ nhiệm vụ, hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng.
1. Các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch.
2. Bộ Xây dựng chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc trách nhiệm mình tổ chức lập; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý.
4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
Căn cứ quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt, nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch bao gồm:
1. Danh mục, trình tự triển khai lập các quy hoạch xây dựng từng cấp độ theo kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm; danh mục và thứ tự đầu tư các dự án hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các giai đoạn quy hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm.
2. Dự kiến nhu cầu vốn cho công tác thực hiện quy hoạch xây dựng hàng năm.
3. Đề xuất các cơ chế chính sách xác định nguồn lực theo kế hoạch và khả năng huy động nguồn lực để thực hiện theo kế hoạch hàng năm thuộc giai đoạn ngắn hạn.
4. Đề xuất mô hình quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch.
5. Các nội dung khác có liên quan.
1. Tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh sau khi quy hoạch xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Theo trách nhiệm quản lý hành chính, tổ chức triển khai việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh.
3. Kiểm soát việc triển khai các quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh đã được phê duyệt.
4. Rà soát, báo cáo định kỳ sáu tháng về Bộ Xây dựng đối với công tác thực hiện quy hoạch trong phạm vi địa giới do mình quản lý.
5. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và đầu tư phát triển vùng.
6. Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trong công tác kêu gọi đầu tư phát triển vùng.
1. Giấy phép quy hoạch được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án.
2. Thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình tập trung tối đa không quá 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình riêng lẻ tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt dự án đầu tư.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về mức thu lệ phí cấp giấy phép quy hoạch.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu xây dựng.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung, riêng lẻ tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng, nhưng chưa đủ các căn cứ đề lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất.
1. Căn cứ nhu cầu cụ thể, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo các trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của khu chức năng đặc thù, Quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch hợp lệ.
3. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp.
4. Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 35 của Nghị định này, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
2. Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
3. Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch.
4. Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư.
5. Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
1. Nội dung giấy phép quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng tập trung quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 35 của Nghị định này bao gồm:
a) Chủ đầu tư.
b) Phạm vi, ranh giới, quy mô đất đai, dân số khu vực lập quy hoạch xây dựng.
c) Các chỉ tiêu sử dụng đất về nhà ở, dịch vụ thương mại; công trình hạ tầng xã hội, cây xanh, giao thông; các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng cho toàn khu vực quy hoạch; các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, môi trường; các yêu cầu về chỉ tiêu và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật làm cơ sở đầu tư lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.
d) Thời hạn của giấy phép quy hoạch.
2. Nội dung giấy phép quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 35 của Nghị định này gồm:
a) Chủ đầu tư.
b) Phạm vi, ranh giới, diện tích đất khu vực lập quy hoạch xây dựng.
c) Các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng về tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng đối với khu đất; các yêu cầu về kiến trúc công trình, môi trường; các yêu cầu về chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu khác làm cơ sở chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
d) Thời hạn của giấy phép quy hoạch.
3. Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch và mẫu Giấy phép quy hoạch được thể hiện tại các Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Các đồ án quy hoạch xây dựng mà nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì việc lập, thẩm định, phê duyệt thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
2. Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đồ án.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Mẫu số 01: |
Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch |
Mẫu số 02: |
Giấy phép quy hoạch |
Mẫu số 03: |
Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch |
Mẫu số 04: |
Giấy phép quy hoạch |
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung)
Kính gửi: ……………………………………………………………….
1. Chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Người đại diện: ……………………………………… Chức vụ: .............................................
- Địa chỉ liên hệ: ...............................................................................................................
- Số nhà: …………………. Đường ……………… Phường (xã) ............................................
- Tỉnh, thành phố: ............................................................................................................
- Số điện thoại: ...............................................................................................................
2. Vị trí, quy mô khu vực dự kiến đầu tư: .........................................................................
- Phường (xã) …………………………… Quận (huyện) ........................................................
- Tỉnh, thành phố: ............................................................................................................
- Phạm vi dự kiến đầu tư: ................................................................................................
- Quy mô, diện tích: .................................................................................................. (ha).
- Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................................
3. Nội dung đầu tư: .........................................................................................................
- Chức năng dự kiến: .......................................................................................................
- Cơ cấu sử dụng đất dự kiến: .........................................................................................
4. Tổng mức đầu tư dự kiến: ...........................................................................................
5. Cam kết: Tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
……, ngày ... tháng ... năm ……. |
Mẫu số 02
(Trang 1)
(Màu xanh - khổ A4)
UBND tỉnh TP trực thuộc TW hoặc UBND quận, huyện, thành phố tỉnh, thị xã |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số……………….. |
…………, ngày …. tháng …. năm …. |
GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
Số: /GPQH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung)
1. Cấp cho chủ đầu tư: ....................................................................................................
- Địa chỉ: .........................................................................................................................
- Số nhà: ……………. Đường ……………………. Phường (xã): ……………………. Tỉnh, thành phố: …………..
2. Nội dung cấp phép:
- Tên dự án: ....................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: .......................................................................................................
- Phạm vi ranh giới: .........................................................................................................
- Quy mô đất đai: ......................................................................................................... ha
- Quy mô dân số (nếu có): ...................................................................................... người
- Cơ cấu sử dụng đất: ................................................................................................. %.
(tỷ lệ đất giao thông, cây xanh, công trình công cộng)
(Trang 2)
- Mật độ xây dựng toàn khu vực: .................................................................................. %
- Chiều cao tối đa xây dựng công trình: ........................................................................ m.
- Hệ số sử dụng đất: .......................................................................................................
- Các yêu cầu về không gian, kiến trúc, cảnh quan: ...........................................................
- Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, môi trường: .................................................................
3. Thời hạn giấy phép quy hoạch: ....................................................................................
Nơi nhận: |
….., ngày …. tháng …. năm …. |
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)
Kính gửi: ……………………………
1. Chủ đầu tư: .................................................................................................................
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ: ................................................
- Địa chỉ liên hệ:................................................................................................................
- Số nhà: ……. Đường …………………….. Phường (xã) ....................................................
- Tỉnh, thành phố..............................................................................................................
- Số điện thoại: ...............................................................................................................
2. Vị trí, quy mô xây dựng công trình: ..............................................................................
- Phường (xã) ………………………. Quận (huyện)...............................................................
- Tỉnh, thành phố: ............................................................................................................
- Phạm vi ranh giới: .........................................................................................................
- Quy mô, diện tích: .................................................................................................. (ha).
- Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................................
3. Nội dung đầu tư: .........................................................................................................
- Chức năng công trình: ...................................................................................................
- Mật độ xây dựng: ...................................................................................................... %
- Chiều cao công trình: ................................................................................................. m.
- Số tầng: .......................................................................................................................
- Hệ số sử dụng đất: .......................................................................................................
- Dự kiến tổng diện tích sàn: ....................................................................................... m2.
4. Tổng mức đầu tư dự kiến: ...........................................................................................
5. Cam kết: Tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
……., ngày …. tháng …. năm …. |
Mẫu số 04
(Trang 1)
(Màu xanh - khổ A4)
UBND tỉnh, TP trực thuộc TW hoặc UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
………….., ngày ... tháng ... năm ……… |
GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
Số: /GPQH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)
1. Cấp cho chủ đầu tư: ....................................................................................................
- Địa chỉ: .........................................................................................................................
- Số nhà: ………………. Đường …………..………………. Phường (xã): …………………… Tỉnh, thành phố:
2. Nội dung cấp phép:
- Tên dự án: ....................................................................................................................
- Địa điểm xây dựng: .......................................................................................................
- Phạm vi ranh giới: .........................................................................................................
- Diện tích lô đất: ......................................................................................................... m2
- Mật độ xây dựng đối với lô đất: ................................................................................. %
- Chiều cao công trình: ................................................................................................. m.
- Hệ số sử dụng đất đối với lô đất: ..................................................................................
(Trang 2)
- Khoảng lùi công trình: ................................................................................................. m
- Các yêu cầu về kiến trúc công trình: ...............................................................................
- Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường: .............................................................
3. Thời hạn giấy phép quy hoạch: ....................................................................................
Nơi nhận: |
….., ngày …. tháng …. năm …. |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 44/2015/NĐ-CP |
Hanoi, May 06, 2015 |
DETAILED REGULATIONS ON CONSTRUCTION PLANNING
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;
At the request of the Minister of Construction;
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles on construction planning.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree details a number of articles of the Law on Construction No. 50/2014/QH13 including formulation, assessment and approval of construction planning; management and implementation of construction planning; planning permit.
2. This Decree applies to organizations and individuals at home and abroad involved in construction planning within the territory of Vietnam.
Article 2. Checks on construction planning
1. Carrying out checks on construction planning is to control and evaluate the implementation of approved planning and is one of the foundations for decision on making adjustment to the planning.
2. Reports on checks on construction planning include:
a) Check the formulation and development of related planning, construction projects under the approved construction planning and planning implementation plan.
b) Assess implemented targets, impacts and efficiency of implementation under the approved planning;
c) Analyze new elements during the implementation of construction planning and socio-economic development in the planned area;
dd) Petitions and proposals
dd) Reports on checks on construction planning include: Written report, scale drawings (color drawings) and other relevant documents.
Article 3. Maps serving formulation of construction planning project
1. The map serving formulation of construction planning project is the terrain map at the time the construction planning is formulated.
a) In case the terrain map is not available, survey and measurement must be conducted to formulate the map under requirements of each specific construction planning project.
b) In case the terrain map is available but not in conformity with current conditions at the time the construction planning is formulated, or only the cadastral map is available, additional survey and measurement must be conducted to ensure the formulation of construction planning project and land marking comply with construction planning.
2. The terrain map is formulated by an agency of legal capacity on the basis of scope of the area under direct study for planning and in reliance on planning tasks, survey budget estimates approved by competent agencies.
Article 4. State budget for construction planning
1. Budgets from the state budget shall be balanced in annual plan for the formulation and implementation:
a) Regional construction planning
b) General construction planning and special purpose zone planning (if any)
c) Detailed planning of special purpose zones that does not fall within construction projects in the form of business.
d) General planning for communes and detailed planning for rural residential quarters not falling within construction projects in the form of business;
2. Budget from state budget for construction planning shall be used for the following tasks:
a) Establish documentation, carry out survey of the terrain for the formulation of construction planning, technical infrastructure planning;
- Carry out establishment, assessment and approval of tasks, cost estimates for the formulation of terrain map serving the formulation of construction planning
- Conduct collection of figures, survey, measurement and formulation of terrain map;
b) Carry out establishment, assessment and approval of construction planning, technical infrastructure planning;
- Carry out establishment, assessment and approval of tasks and planning project;
- Collect suggestions from state management agencies about construction planning project;
- Organize collecting suggestions from residential community during the formulation of planning;
- Management of planning tasks
c) Organize the implementation of construction planning, technical infrastructure planning;
- Make public announcement of the planning and establish plan for construction planning implementation;
- Set up landmarks under the approved construction planning; The Ministry of Construction shall provide specific guidance on setting up landmarks under the construction planning.
Article 5. Management of budget from state budget for construction planning
1. Heads of agencies shall be responsible for the management of budget from state budget for construction planning; controlling advance payment, payment and final settlement by quantity under an economic contract. Relevant agencies shall be responsible for cooperation in inspection and overseeing.
2. Responsibilities for planning budget from state budget for construction planning
a) The Ministry of Construction shall make a list of construction planning projects and annual budget plan for construction planning initiated by the Ministry of Construction and other planning assigned by the Prime Minister.
b) People’s committees at all levels shall make a list of construction planning projects and annual budget plan for construction planning within administrative management except construction planning as prescribed in Point a, b, Clause 2 of this Article.
3. The Ministry of Construction shall make public announcement of limit, unit price or cost determination method for construction planning.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance on advance payment, payment and final settlement for construction planning.
REGULATIONS ON FORMULATION, ASSESSMENT AND APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNING
Section 1. REGIONAL CONSTRUCTION PLANNING
Article 6. Principles of formulation of regional construction planning
1. Inter-provincial regions (including large urban regions), special purpose zones, areas along highways, inter-provincial economic corridors shall be put into construction planning under the Prime Minister’s decision on the basis of the Ministry of Construction's proposals in accordance with strategy and comprehensive planning for socio-economic development meeting requirements for management and ensuring effective allocation of national resources.
2. Provincial areas shall be put into regional construction planning as foundations for construction planning of districts, communes, inter-district areas, for general planning of urban areas, and construction planning of special purpose zones in the province.
3. Inter-district areas in a province, district areas shall be put into regional construction planning under the decision by People’s committees of provinces on the basis of the Services of Construction’s proposals (Hanoi City and Ho Chi Minh City departments of Planning and Architecture) meeting requirements for management, and as foundations for planning special purpose zones, general planning for communes and district-affiliated urban.
4. Technical infrastructure planning of inter-provincial areas, provincial areas is to realize the construction planning of inter-provincial, provincial areas. Establishment, assessment and approval of technical infrastructure planning shall be carried out under applicable regulations.
Article 7. Tasks of regional construction planning
1. Requirements for tasks of regional construction planning:
a) Arguments for determination of regional borderlines; planning targets and planning; As for inter-provincial, inter-district areas, special purpose zones, areas along highways, inter-provincial economic corridors, planning must be based on arguments and grounds for regional borderlines to take shape.
b) Summary of areas under construction planning and development forecasts made by relevant industries;
c) Preliminary forecasts about size of population, land, urbanization, potentialities and driving force in ten-year, 20-year periods; proposals for economic-technical criteria to be applied;
d) Requirements for collection of figures, analysis and assessment of natural conditions and current conditions; vision for development of space, regional social and technical infrastructure system; strategic environment assessment; regional planning management; programs and projects of priority;
As for special purpose zones, areas along highways, inter-provincial economic corridors, requirements consistent with professional orientation and development goals must be determined.
dd) Lists, quantity of documentation, products, progress and implementation;
e) Other requirements relating to characteristics of each area
g) Total cost estimates for formulation of regional construction planning
2. Time for the formulation of construction planning for inter-provincial, provincial areas is from three months and under, and for other areas is from two months and under.
Article 8. Regional construction planning project
1. Regional construction planning project must ensure to meet approved planning tasks and specific requirements as follows:
a) Analyze and assess natural conditions, current socio-economic conditions, urban system and rural residential quarters, use of land, social, technical and environmental infrastructure system, and other elements of regional characteristics;
b) Conduct assessment and checks on the implementation of unexpired planning;
c) Determine development goals, speed of urbanization, nature, potentialities and driving force of regional development;
d) Make forecasts about development of economy, population, labor, demands for land, rate of urbanization in ten-year, 20-year periods; determine technical criteria on the basis of development goals;
dd) Regional space development orientation:
- Propose regional space development model;
- Determine zoning for development control and management; As for areas along highways, inter-provincial economic corridors, zoning is determined by line section and arrangements for connection to the areas along the line.
- Allocate and determine size of development space: industry, agriculture, forestry, tourism, commerce and services, preservation; determine size and nature of special purpose zones;
- Determine and organize urban and rural system: Development model, structure of urban and rural system must be appropriate for economic, cultural and social characteristics; decentralize and classify urban by territory and administrative management; determine size of population and land for urban construction;
- Allocate and determine size of social infrastructure systems including educational, training, cultural, medical and sporting centers of large size and regional significance; commercial and service centers of regional level; tourist resorts, conservation areas of natural landscapes, environment and valuable cultural and historical remains; For special purpose zones, functional centers by peculiar function must be determined. As for areas along highways, inter-provincial economic corridors, a system of centers along the line must be determined;
- Allocate and determine size of conservation areas of landscapes in the region.
e) Orientation of regional technical infrastructure system:
- Determine network, position and size of regional or inter-regional technical infrastructure connection works including technical preparation, traffic, electricity development, supply of energy (gas, fuel, and petroleum), water supply, drainage and wastewater treatment, solid waste management, burial-grounds and passive telecom infrastructure;
- For areas along highways, inter-provincial economic corridors, concerning traffic orientation, connection must be determined between central line of highway and urban traffic system and non-urban functional areas; position and size of transport hub along the line, arrangement of inter-provincial public transport along the line.
g) Strategic environment assessment
- Environmental issues of major impacts;
- Current conditions of large sources of pollution, areas of environmental degradation and areas of landscape ecosystem; Determine environmental protection at regional level;
- Forecasts about environmental trends resulting from formulation and implementation of planning;
- Measures to prevent and minimize environmental issues;
2. Time for the formulation of planning for inter-provincial areas, provincial areas, other areas is from 18, 15, 12 months and under respectively.
Article 9. Regulations on management of regional construction planning project
Regulations on management of regional construction planning project include:
1. Scope, borderlines, size of population, land
2. Regulations on development region, economic development space;
3. Regulations on management of urban and rural system
4. Regulations on position, role, function and size of social and technical infrastructure works of provincial and inter-provincial nature;
5. Regulations on scope of protection and safety corridors with respect to head works, main linear technical infrastructure works of regional, inter-provincial nature and environmental protection measures;
6. Regulations on preservation of natural heritage, valuable architectural works, scenic beauty sites, historical and cultural remains in the region;
7. Assign and define responsibilities for planning management among local authorities in the region under regional construction planning project;
8. Other regulations on regional peculiar functions;
Section 2. SPECIAL PURPOSE ZONE PLANNING
Article 10. Principles of formulation of special purpose zone planning
1. Special purpose zones inside and outside urban area shall be put into planning as prescribed hereof;
2. Special purpose zones of over 500 ha shall be put into general planning ensuring suitability for provincial planning, urban planning; as foundations for zoning planning and detailed planning;
3. Special purpose zones of over 500 ha shall be put into general planning ensuring suitability for provincial planning, urban planning; to serve as foundations for zoning planning and detailed planning;
4. Areas inside special purpose zones upon construction shall be put into detailed planning in order to realize general planning, zoning plan and to serve as foundations for issuance of construction permit.
5. In case a construction project of less than 5 ha is executed by one single investor (under 2 ha in case it is an apartment building project), a construction project must be formulated without formulation of detailed construction planning. Drawing of general site plan, architectural plan, solutions of technical infrastructure in fundamental design must conform to zoning plan or planning permit ensuring connection of technical infrastructure and conformity with architectural space in the area.
Article 11. Tasks of special purpose zone planning
1. Requirements for special purpose zone planning:
a) Arguments, scope and borderlines for general planning of special purpose zones; foundations for planning; objectives and tasks of planning;
b) Determine characteristics and role of special purpose zones in the region; formulate a vision. Make preliminary forecasts about size of population, economic-technical criteria according to regional development goals; determine basic criteria about land and technical infrastructure;
c) Basic principles of analysis and assessment of natural conditions and current conditions; research and exploitation of potentiality and driving force; orientation of space arrangement, social and technical infrastructure system; strategic environment assessment and other requirements for peculiar development goals in the area.
d) Lists, quantity of documentation, products, progress and implementation;
dd) Total budget estimates for planning of special purpose zones
2. Requirements for special purpose zone planning:
a) Give arguments, determine scope, borderlines, area and characteristics of the areas to be put into zoning;
b) Determine basic criteria about population, use of land, social and technical infrastructure on the basis of approved general planning, zone planning;
c) Requirements and basic principles of analysis and assessment of natural conditions and current conditions; requirements for functional zoning, space and technical infrastructure to ensure conformity with approved general planning, zoning plan and surrounding area;
d) Requirements for strategic environment assessment and other requirements in conformity with peculiar development goals in the area;
dd) Lists, quantity of documentation, products, progress and implementation;
e) Total budget estimates for the formulation of special purpose zone planning;
3. Requirements for tasks of detailed construction planning:
a) Determine borderlines and space of the area subject to detailed planning; criteria for use of land and technical infrastructure;
b) Basic principles of analysis and assessment of natural conditions and current conditions; requirements for landscape architecture and technical infrastructure ensuring conformity with approved zoning plan and general planning; requirements for strategic environment assessment;
c) Lists, quantity of documentation, products, progress and implementation;
d) Total budget estimates for detailed planning of special purpose zones;
4. Time for establishing tasks of general planning of special purpose zones, special purpose zoning plan, detailed planning is from two months, one month, one month and under respectively;
Article 12. Special purpose zone planning project
1. Depending on each special purpose zone, content of special purpose zone planning project must satisfy approved planning tasks and other specific requirements as follows:
a) Analyze and assess natural conditions, current socio-economic conditions, urban system and rural residential quarters, use of land, social and technical infrastructure system, environment and elements of regional characteristics;
b) Assess implementation of unexpired planning, projects; determine and clarify orientations in planning of related industries;
c) Determine goals and driving force of special purpose zone; make forecasts about population, labor, construction land, criteria of social and technical infrastructure in each stage
c) Orient land use planning, determine scope and criteria of land use in special purpose zones under requirements for development in each phase;
dd) Space development orientation:
- Determine development model and development of special purpose zones; orientation and principles of development with respect to functional zones;
- Organize central system in conformity with development of residential areas and functional areas; determine architectural, landscape areas, main space, square system, border gate areas, prominent works of special purpose zone;
- Propose illustrations of main space of special purpose zones, solutions to arrangement of space of key areas, and regulations on control of architecture and landscape;
e) Technical infrastructure orientation:
- Arrange major drainage basin; drainage direction; position and size of drainage works; determine elevation for the entire area and individual functional areas;
- Determine external, internal traffic network; position and size of traffic head works; organize public traffic system, terminal system; property boundaries of main axles, technical tunnel system (if any);
- Determine demands and supply sources of water, energy (electricity, gas); make forecasts about total volume of wastewater, solid waste; determine position and size of head works and main distribution networks of water, energy and lighting supply systems, passive telecom infrastructure, drainage and wastewater treatment works;
- Determine position and size of solid treatment facilities, burial-grounds, and other technical infrastructure works;
g) Strategic environment assessment:
- Determine key environmental issues, inadequacies inside and outside the planned area;
- Current conditions of pollution sources imposing direct effects on the environment;
- Make forecasts about environmental development during the formulation and implementation of general planning of special purpose zones;
- Propose prevention measures and order of priority for implementation; propose separation and environmental protection areas;
h) Propose prioritized investment items, demands for capital and human force for implementation;
2. Time for establishment of general planning of special purpose zone is from 12 months and under.
Article 13. Special purpose zoning planning project
1. Special purpose zoning planning project must clarify nature, functions and requirements of the areas under planning, meeting tasks of approved planning and other requirements as follows:
a) Analyze and assess natural conditions, current conditions of construction land, population, landscape architecture, technical infrastructure; analyze regulations of general planning in relation to the areas under planning; assess projects, planning that have been developed in the areas;
b) Determine population, criteria about use of land, social and technical infrastructure for the entire area; economic and technical criteria by peculiar function;
c) Planning general site plan of land use: Determine zones in the area under planning; determine criteria about land use in terms of construction density, land use coefficient, height of works in each parcel of land; setbacks from road central lines of roads; position and size of underground works (if any);
d) Arrangement of landscape architectural space: Determine principles and requirements for arrangement of landscape architectural space for each zone, main roads, open space and prominent point;
dd) Technical infrastructure orientations: Technical infrastructure system is arranged to road network including:
- Determine elevation of each city zone;
- Determine traffic network, cross section, property boundaries and construction boundaries; determine and realize general planning of position and size of terminal system (above, on the ground and underground); public traffic routes; technical tunnels (if any);
- Determine demands and supply source of water; position and size of factory works, water pump plants; water supply pipe network and specific technical specifications;
- Determine demands and supply sources of energy (electricity, gas…); position and size of distribution stations, gas stations; medium-voltage line network and lighting system;
- Determine demands and passive telecom infrastructure;
- Determine total volume of wastewater and waste; drainage network; position and size of wastewater and waste treatment works and burial-grounds;
e) Strategic environment assessment
- Determine key environmental issues, inadequacies in the area under planning;
- Assess environmental development during the formulation and implementation of general planning of special purpose zones;
- Propose prevention measures and order of priority for implementation; propose separation and environmental protection areas for functional zones;
g) Planned prioritized investment projects, demands for capital and human force for implementation;
2. Time for formulation of special purpose zoning planning project is from 09 months and under.
Article 14. Detailed special purpose zone planning project
1. Detailed special purpose zone planning project must meet tasks of approved planning and other specific requirements as follows:
a) Analyze and assess natural conditions, current conditions of construction land, population, landscape architecture, technical infrastructure; regulations of general planning and zoning plan in relation to the areas under planning;
b) Determine size of population, criteria for use of land, social and technical infrastructure for the entire area under planning;
c) Planning general site plan of land use: Determine functions, criteria about land use in terms of construction density, land use coefficient, height of works, setbacks from each parcel of land; position and size of underground works (if any);
d) Determine height of works, floor level and height of first floor; architectural form, fence, color, key materials of works and other architectural objects; arrangement of public green trees, garden landscape, city street green trees and water surface in the area under planning;
dd) Planning technical infrastructure system: Technical infrastructure system is arranged to internal road network including:
- Determine elevation of each land parcel;
- Determine traffic network, cross section, property boundaries and construction boundaries; determine and realize general planning and zoning plan for position and size of terminal system (above, on the ground and underground) (if any);
- Determine demands and supply source of water; position and size of factory works, water pump plants; water supply pipe network and specific technical specifications;
- Determine demands and supply sources of energy (electricity, gas…); position and size of distribution stations, gas stations; transmission line and lighting system;
- Determine demands and telecom infrastructural works;
- Determine volume of wastewater, solid waste; drainage network; position and size of wastewater and solid waste treatment works and burial-grounds;
e) Strategic environment assessment
- Assess current conditions, determine key environmental issues in the area under planning;
- Forecasts, environmental impact assessment of planning methods;
- Propose prevention measures and order of priority for implementation;
g) Conduct preliminary determination of capital and human force for implementation;
2. Time for formulation of detailed planning project is from 06 months and under.
Article 15. Regulations on management of special purpose zoning project
1. For general special purpose zoning plan, regulations on management of the planning project include the following information:
a) Borderlines, scope and nature of special purpose zone;
b) Criteria about area, construction density, land use coefficient, maximum and minimum height of works in each functional zone;
c) Regulations on control of space and architecture of each area;
d) Property boundaries of main street routes, controlled elevation of each zone;
dd) Position, size and scope of protection, safety corridors for underground works;
e) No construction area; scope of protection, safety corridors for technical infrastructural works;
g) Conservation areas of architectural works, historical and cultural remains, scenic beauty sites, landscape topography;
h) Requirements and measures for environmental protection as prescribed by the Law on Environmental Protection;
2. For special purpose zoning plan, regulations on management of the planning project include the following information:
a) Scope and size of planned area;
b) Position, borderlines, nature and size of functional zones in the planned area; Criteria about construction density, land use coefficient, maximum and minimum height of works, elevation of each land parcel;
e) Property boundaries, construction boundaries, elevation and specific technical requirements for each route, area; scope of protection, safety corridors of technical infrastructural works;
d) Main space axles, prominent points of the area;
dd) Position, size and scope of protection, safety corridors for works of peculiar functions; underground works;
e) Areas of conservation, renovation and development of historical and cultural remains, scenic beauty sites, landscape topography;
g) Requirements and measures for environmental protection as prescribed by the Law on Environmental Protection;
3. For detailed special purpose zoning plan, regulations on management of the planning project include the following information:
a) Borderlines, scope and nature of planned area;
b) Position, borderlines, function and size of land parcels in the planned area;
c) Determine criteria about construction density, land use coefficient, elevation of each land parcel; height of works, floor level; architectural form, fence, building materials for the works;
d) Property boundaries, construction boundaries and specific technical requirements for each internal road route, scope of protection, safety corridors of technical infrastructural works;
dd) Position, size and scope of protection, safety corridors for works of peculiar function, underground works;
e) Lists and regulations on conservation, renovation and development of architectural works, historical and cultural remains, scenic beauty sites, landscape topography;
g) Requirements and measures for environmental protection as prescribed by the Law on Environmental Protection;
Section 3. RURAL CONSTRUCTION PLANNING
Article 16. Principles of formulation of rural construction planning
1. Communes shall be put into general planning in order to realize the construction planning at provincial and district levels, to serve as foundations for determination of investment projects and formulation of detailed planning of rural residential quarters;
2. Rural residential quarters determined in the general urban planning shall be put into rural planning as prescribed hereof.
3. Rural residential quarters upon investment and construction shall be put into detailed planning to realize general planning and serve as foundations for issuance of construction permit.
Article 17. Tasks of rural construction planning
1. Requirements for general commune planning:
a) Position, scope and borderlines of communes; planning goals and period;
b) Preliminary forecasts about size of population, labor and land;
c) Basic principles of analysis and assessment of current conditions; check unexpired projects and planning in the administrative division of communes; determine elements imposing effects on communes’ socio-economic development; requirements for arrangement of overall space for communes, allocation of functional zones (production, residential), social and technical infrastructure;
d) Lists, quantity of documentation, products, progress and implementation;
dd) Total budget estimates for general commune planning;
2. Requirements for detailed rural residential planning:
a) Determine scope and borderlines for planning, size of population;
b) Basic principles of analysis and assessment of natural conditions, current conditions; criteria about land use and work construction; requirements for arrangement of landscape architectural space, technical and environmental infrastructure, ensuring conformity with approved general commune planning;
c) Lists, quantity of documentation, products, progress and implementation;
d) Total budget estimates for the formulation of detailed rural residential planning;
3. Time for establishing tasks of general commune planning, detailed rural residential planning is from one month and under.
Article 18. General commune planning project
1. General commune planning project must ensure to meet the tasks of approved planning and specific requirements as follows:
a) Analyze and assess natural conditions, current socio-economic conditions, land use, landscape architecture, social, technical and environmental infrastructure; current construction and use of works;
b) Determine potentialities, driving force; forecasts about economic development, size of population, construction land; criteria about land and technical infrastructure of the entire commune;
c) Planning of overall space of commune
- Determine zoning mechanism (agricultural production, industrial production, small scale industry, new residential quarters, renovated villages, central areas) and orient development of areas;
- Orient arrangement of architectural landscape, determine scale and criteria about use of land for each village, trade village, industrial and home craft production;
- Orient public work system, housing construction, conservation of cultural and historical works;
d) Planned use of land for the construction under requirements for development in each phase
dd) Planning of technical infrastructure system serving residents and technical infrastructure head works serving production including technical preparations, traffic, supply of energy (electricity, gas…), lighting, passive telecom infrastructure, supply of water, wastewater drainage, solid waste management and burial-grounds;
e) Strategic environment assessment
- Assess current conditions, determine key environmental issues in planned area;
- Make forecasts about impacts and environmental development during the implementation of general commune planning;
- Propose prevention measures and order of priority for implementation;
g) Planned prioritized investment projects, demands for capital and human force for implementation;
2. Time for formulation of general commune project is from 06 months and under.
Article 19. Detailed project for rural residential planning
1. Content of detailed project for rural residential planning must ensure to meet the tasks of approved planning and other specific requirements as follows:
a) Analyze and assess natural conditions, current conditions of construction land, residents, society, landscape architecture, technical infrastructure; regulations of general commune planning concerning rural residential quarters;
b) Determine scale of population, criteria about use of land, social and technical infrastructure for rural residential quarters;
c) Planning general site plan of land use: Determine functions, area, criteria about land use in terms of construction density, land use coefficient, height of works, setbacks from each parcel of land;
d) Determine architectural form, fence, color, key materials of works and other architectural objects; determine the works in need of conservation and renovation in the area;
dd) Planning technical infrastructure system: Technical infrastructure system is arranged to the land parcel including:
- Determine elevation of each land parcel;
- Determine traffic network, cross section, property boundaries and construction boundaries; determine and realize general planning for position and scale of terminal system, turning position;
- Determine demands and supply source of water; position and scale of water supply works; water piping network and specific technical specifications;
- Determine demands and supply sources of energy (electricity, gas…); position and scale of distribution stations; transmission line and lighting system;
- Determine demands for passive telecom infrastructure works;
- Determine volume of wastewater, solid waste; drainage network; position and size of wastewater and solid waste treatment works in rural residential quarters;
e) Strategic environment assessment
- Assess current conditions, determine key environmental issues in planned area;
- Forecasts, environmental impact assessment of planning methods;
- Propose prevention measures and order of priority for implementation;
g) Planned demand for capital and human force for implementation;
2. Time for formulation of detailed rural residential planning is from 04 months and under.
Article 20. Regulations on management of rural construction planning project
1. For general commune planning, management of rural construction planning project includes:
a) Borderlines, scope and nature of commune
b) Control space, architecture of functional zones and key works: Commune administrative agencies, education, health, sports and commercial services;
c) Property boundaries of main street routes of communes, inter-villages, village backbone, controlled elevation;
d) No construction area; scope of protection, safety corridors for technical infrastructural works; environmental protection measures;
dd) Conservation and renovation of architectural works, historical and cultural remains, scenic beauty sites, landscape topography;
2. For detailed rural residential planning, regulations on management of the planning project include the following information:
a) Borderlines, scope of rural residential quarters
c) Position, borderlines, function and size of land parcels in rural residential quarters; criteria about construction density, land use coefficient, elevation of each land parcel; height of works, floor level; architectural form, fence, building materials of the works;
c) Property boundaries, construction boundaries and specific technical requirements for each road route, scope of protection, safety corridors of technical infrastructural works;
dd) Regulations on conservation, renovation and development of architectural works, historical and cultural remains, scenic beauty sites, landscape topography;
dd) Requirements and measures for environmental protection as prescribed by the Law on Environmental Protection;
Section 4. Collecting suggestions during formulation of construction planning
Article 21. Collecting suggestions on regional construction planning project
1. The Ministry of Construction shall be responsible for collecting suggestions on planning projects from the Ministries, departments, agencies, organizations at central level and People’s committees of relevant provinces during the formulation of inter-provincial construction planning project within the competence of the Prime Minister;
2. Organizer of construction planning shall cooperate with People’s committees at all levels in collecting suggestions from relevant agencies, organizations during the formulation of construction planning of provincial zones, inter-district zones, district zones, special purpose zones within the competence of People’s committees of provinces.
Section 22. Collecting suggestions from special purpose zone planning
1. Organizer of construction planning shall cooperate with People’s committees at all levels in collecting suggestions from agencies, organizations and representatives of relevant residential communities during the formulation of special purpose zone planning.
2. In case general planning project for special purpose zones is formulated by the Ministry of Construction within the approval competence of the Prime Minister, People’s committees of relevant provinces shall coordinate collection of suggestions from agencies, organizations and representatives of residential communities in the locality during the formulation of construction planning.
Article 23. Collecting suggestions on rural construction planning
Organizer of construction planning shall cooperate with People’s committees at all levels in collecting suggestions from agencies, organizations and representatives of relevant residential communities during the formulation of rural planning project.
During the formulation of construction planning project, contributive comments from agencies, organizations and representatives of residential communities shall by summarized and explained in writing by advisory organizations in combination with organizers of general planning.
Contributive comments must be analyzed, fully explained and serve as foundations for completion of planning methods towards ensuring suitability, feasibility and harmony among interests of the government and communities.
Reports on collection of comments shall be part of the document submitted for approval of construction planning.
Section 5. SEQUENCE AND PROCEDURES FOR ASSESSMENT AND APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNING
Article 25. Sequence and procedures for assessment and approval of tasks and construction planning project
1. Assessment and approval agencies:
a) The Ministry of Construction, People’s committees of provinces shall be responsible for making submission of the tasks and construction planning project to the Prime Minister for approval.
b) Organizer of construction planning shall be responsible for making submission of the tasks and construction planning to People’s committees at all levels for approval.
2. Collect suggestions from state management agencies on the construction planning project during the assessment;
a) People’s committees of provinces shall be responsible for collecting suggestions from the Ministry of Construction before approval of general planning projects of special purpose zones; zoning projects for special purpose zone with size of over 200 ha
a) People’s committees of districts shall be responsible for collecting suggestions from Department of Construction Works Management before approval of construction planning projects within competence.
3. During assessment of the tasks and construction planning projects, the assessment agencies shall be responsible for collecting suggestions from line management agencies at the same level, professional associations and relevant specialists.
4. Result of assessment of the tasks and construction planning shall be dispatched to organizers of construction planning as foundations for completion of the project before submission to competent authority for approval.
Section 26. Time for assessment and approval of construction planning project
1. Time for assessment and approval of regional construction planning project
a) For inter-provincial, provincial construction planning, time for the assessment of the tasks is from 25 days and under, for approval from 20 days and under; time for assessment of the project is from 30 days and under, for approval from 25 days and under since receipt of eligible document as prescribed;
b) For planning of other zones, time for the assessment of the tasks is from 20 days and under, for approval from 15 days and under; time for assessment of the project is from 25 days and under, for approval from 20 days and under since receipt of eligible document as prescribed;
2. Time for assessment and approval of the tasks and special purpose zone construction planning project:
a) For general planning of special purpose zones, time for the assessment of the tasks is from 20 days and under, for approval from 15 days and under; time for assessment of the project is from 25 days and under, for approval from 15 days and under since receipt of eligible document as prescribed;
b) For zoning plan, detailed planning of special purpose zones, time for assessment of the tasks is from 15 days and under, for approval from 10 days and under; time for assessment of the project is from 25 days and under, for approval from 15 days and under since receipt of eligible document as prescribed;
3. Time for assessment and approval of the tasks and rural construction planning project
a) For general commune construction planning, time for assessment of the tasks is from 15 days and under, for approval from 10 days and under; time for assessment of the project is from 20 days and under, for approval from 15 days and under since receipt of eligible document as prescribed;
b) For detailed construction planning of rural residential quarters, time for assessment of the tasks is from 15 days and under, for approval from 10 days and under; time for assessment of the project is from 25 days and under, for approval from 15 days and under since receipt of eligible document as prescribed;
Section 27. Documentation submitted for assessment and approval of tasks and construction planning project
1. Documentation submitted for assessment and approval of planning tasks consists of a written request for assessment and approval; explanation of planning tasks including color drawings; draft decision on approval of the tasks; relevant legal documents; written explanation of comments from agencies, organizations and residential communities on planning tasks; legal and qualification records of construction planning consultant.
2. Documentation submitted for assessment and approval, and documentation of collection of suggestions on the construction planning consist of a written request for assessment and approval of the project; general explanation including color drawings; regulations on management of approved construction planning project; draft decision on approval of the project; scale color drawings; relevant legal documents; written explanation of comments from agencies, organizations and residential communities on planning project; legal and qualification records of construction planning consultant; CD disk of the entire project content;
3. Documentation of construction planning project must be stamped with a seal of the assessment agency (agency that conducts assessment of construction planning) when the approval decision is issued.
4. The approval decision and a CD disk of the entire approved documentation must be dispatched to the construction planning management agency, the Ministry of Construction for filing.
5. The Ministry of Construction shall provide specific guidance on manners and regulations on documentation of the tasks and construction planning project.
MANAGEMENT OF CONSTRUCTION PLANNING IMPLEMENTATION
Article 28. Responsibilities for planning construction planning implementation
1. Regional construction planning project, general construction planning, zoning plan and general construction planning shall be planned for the implementation after they are approved by competent authorities.
2. The Ministry of Construction shall take the initiative in the formulation and approval of the plan for inter-provincial construction planning implementation within its competence, direct and inspect the implementation of the planning within the Prime Minister’s authority to give approval.
3. People’s committees of provinces shall actively cooperate with the Ministry of Construction in the formulation and approval of the plan for construction planning implementation within their management with respect to the projects within the Prime Minister’s authority to give approval .
4. People’s committees at all levels shall be responsible for carrying out formulation and approval of the plan for the implementation of the projects within their competence.
5. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance shall be responsible for balancing source of capital for construction projects of social and technical infrastructure works at regional level in accordance with the provisions set out in the Law on Investment and the Law on State Budget.
Article 29. Content of the plan for construction planning implementation
Based on the approved construction planning, technical infrastructure planning, content of the plan for construction planning implementation includes:
1. Lists and sequence of formulation of construction planning by level under 10-year, five-year and annual plans; lists and sequence of investment in social and technical infrastructure works based on long-term, medium-term and annual planning phase;
2. Planned demand for capital for the implementation of annual construction planning;
3. Proposals for policies to determine resources under the plan and capacity to mobilize resources for the implementation of annual plans;
4. Proposals for models of management and supervision of planning implementation;
5. Other relevant matters;
Article 30. Responsibilities of People’s committees of provinces for implementation of inter-provincial construction planning
1. To take part in the formulation of the plan for the implementation of inter-provincial planning after the planning is approved by the Prime Minister;
2. Organize the implementation of inter-provincial, provincial construction planning within management;
3. Control the implementation of construction planning within administrative division under management, ensuring conformity with approved inter-provincial construction planning;
4. Check and make regular six-month reports to the Ministry of Construction for the planning tasks within management;
5. Study and propose policies creating favorable conditions for the implementation of inter-provincial, provincial construction planning and investment for regional development;
6. Cooperate with the Ministry of Construction and relevant Ministries, departments in calling for investment in regional development;
Article 31. General provisions
1. Planning permit shall be issued to any investor who is qualified for making investment in project construction.
2. Maximum period of validity of a planning permit with respect to a construction project is 24 months from the date of issuance till the detailed planning is approved.
3. Maximum period of validity of a planning permit with respect to a private construction project is 12 months from the date of issuance till the construction project is approved.
4. The Ministry of Finance shall detail collection of fees and charges for the issuance of planning permit.
Section 32. Cases to issue planning permit for special purpose zones
1. Construction projects in the area without zoning plan;
2. Concentrated, private construction projects in the area that is currently under zoning but not eligible for detailed planning;
3. Concentrated, private construction projects in the area with a detailed planning approved but in need of adjustments to borderlines or criteria about land use;
Article 33. Sequence of issuance of planning permit
1. Based on particular demands, the investor shall document and submit request for issuance of planning permit as prescribed in Article 35 hereof to competent agencies.
2. Based on demands for management, control and development of special purpose zones, regulations on management under general planning, proposals made by the investor, construction planning management agencies at all levels shall be responsible for looking into the documentation, organizing collection of suggestions from relevant agencies and making the report to competent agencies. Time for assessment of the documentation and collection of suggestions is from 30 days and under since receipt of adequate documentation.
3. Competent agencies shall carry out consideration and issuance of planning permit within 15 days since receipt of assessment documentation prepared by construction planning management agencies at all levels.
4. For construction projects as prescribed in Clause 3, Article 35 hereof, during the assessment of the documented request for issuance of planning permit, construction planning management agencies at all levels must collect suggestions from relevant communities on relevant issues. Representatives of residential communities shall be responsible for collecting suggestions from the communities as prescribed by the law on exercising of grass-root democracy.
Article 34. Documentation of requests for issuance of planning permit
Documented requests for issuance of planning permit include:
1. Application form
2. Chart of land parcel proposed for issuance of planning permit
3. Planned scope and borderlines of the land parcel, criteria about use of planned land;
4. Planned investment matters, project size and total investment;
5. Reports on legal and financial qualifications for project implementation;
Article 35. Content of planning permit
1. Content of a planning permit for a concentrated construction project is instructed in Clauses 1, 2, Article 35 hereof, including:
a) The investor
a) Scope, borderlines and size of land, population in the area under planning;
c) Criteria about use of land for housing and commercial services; social infrastructural works, green trees, traffic; criteria about use of land for the entire area under planning; requirements for arrangement of architectural, landscaping and environmental space; requirements for criteria and technical infrastructural head works as foundations for the formulation of tasks and detailed construction planning project;
d) Period of validity of planning permit
2. Content of planning permit with respect to a private construction project is instructed in Clauses 2, 3, Article 35 hereof, including:
a) The investor
b) Scope, borderlines and area of the land parcel in the area under planning;
c) Criteria about use of land for high-level construction, land use coefficient, construction density; requirements for architectural and environmental space, criteria about technical infrastructure and other requirements as foundations for the formulation of construction project;
d) Period of validity of planning permit
3. Application form and specimen planning permit are represented in the appendices enclosed herewith;
Article 36. Transitional clause
1. For any construction planning project with the planning tasks being approved before the effective date of this Decree, the formulation, assessment and approval shall be carried out under the Government’s Decree No. 08/2005/NĐ-CP dated January 24, 2005 on construction planning.
2. For any provincial construction planning project with the planning tasks being approved before the effective date of this Decree, suggestions from the Ministry of Construction must be asked for before approval of the project is made.
This Decree takes effect since June 30, 2015 and replaces the Government’s Decree No. 08/2005/NĐ-CP dated January 24, 2005 on construction planning;
1. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People’s committees of central-affiliated cities and provinces within their duties and authorities shall be responsible for executing this Decree.
2. The Ministry of Construction shall actively cooperate with relevant Ministries, departments in instructing, overseeing and inspecting the implementation of this Decree./.
|
PP THE GOVERNMENT |
APPLICATION FORM FOR ISSUANCE OF PLANNING PERMIT AND SPECIMEN PLANNING PERMIT
(Enclosed with the Prime Minister’s Decree No. 44/2015/NĐ-CP dated May 06, 2015)
Form 01 |
Application form |
Form 02 |
Planning permit |
Form 03 |
Application form |
Form 04 |
Planning permit |
Form 01
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
-----------------
Application form (used for concentrated work construction project)
Respectfully addressed to:……………………………………..
1. The investor:………………………………..
- Representative:………………………………………..Title:
- Contact address:……………………….
- Street number:………………….. Street name…………………….Ward ......................................
- Province, city:………….
- Phone:…
2. Position, size of the area planned for investment:………..
- Ward…………………….District....
- Province, city:………….
- Scope planned for investment:………………………………..
- Size, area:……….. (ha).
- Current conditions of land use…..
3. Investment matters:………………………………..
- Planned functions:
- Current conditions of land use…..
4. Planned total investment:…
5. We hereby undertake to comply strictly with the permit and shall take full responsibility to the law for any violation committed.
|
...., dated..... |
Form 02
(Page 1)
(Green – Size A4)
People’s committees of central-affiliated provinces and cities or People’s committees of provinces, districts, cities, communes |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No....... |
...., dated..... |
Planning permit
No…………../GPQH
(Used for concentrated construction projects)
1. Issued to the investor:………………………………..
- Contact address:……………………….
- Street number:………………….. Ward ...................................... Province, city:………….
2. Information of the planning permit:………………………………..
- Project name:…
- Construction site:…
- Scope and borderlines:…
- Land area:…........................ha;
- Population size (if any):……………………………………….people
- Structure of land use….. %.
(Proportion of land for traffic, green trees and public works)
(Page 2)
- Construction density in the entire area :………..(%)- Maximum height of works:...........................m
- Land use coefficient:…..
- Requirements for space, architecture and landscape:………………..
- Requirements for technical and environmental infrastructure:………………..
3. Period of validity of planning permit:……………………
|
...., dated..... |
Form 03
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
-----------------
Application form (used for private work construction project)
Respectfully addressed to:……………………………………..
1. The investor:………………………………..
- Representative:………………………………………..Title:
- Contact address:……………………….
- Street number:…………………..
Ward ......................................
- Province, city:………….
- Phone:…
2. Location, size of construction works:..........................
- Ward ...................................... District………..
- Province, city:………….
- Scope and borderlines:…
- Size, area:……….. (ha).
- Current conditions of land use…..
3. Investment matters:………………………………..
- Purpose of works:..........................
- Construction density:…% %
- Height of works:...........................m
- Number of stories:…
- Land use coefficient:…..
- Planned total floor area:………..m2
4. Planned total investment:…
5. We hereby undertake to comply strictly with the permit and shall take full responsibility to the law for any violation committed.
|
...., dated..... |
Form 04
(Page 1)
(Green – Size A4)
People’s committees of central-affiliated provinces and cities or People’s committees of provinces, districts, cities, communes |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.:………………….. |
...., dated..... |
Planning permit No…./GPQH (used for private work construction projects)
1. Issued to the investor:………………………………..
- Contact address:……………………….
- Street number:…………………..Ward ......................................Province, city:…….
2. Information of the planning permit:………………………………..
- Project name:…
- Construction site:…
- Scope and borderlines:…
- Area of land parcel:…..m2
- Construction density:…%
- Height of works:...........................m
- Land use coefficient:…..
(Page 2)
- Setback of works:...........................m
- Requirements for architecture:………………..
- Requirements for technical and environmental infrastructure:………………..
3. Period of validity of planning permit:……………………
|
...., dated..... |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực