Chương V Luật Xây dựng 2014: Giấy phép xây dựng
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
3. Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình.
4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng (nếu có).
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:
a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;
c) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
2. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.
4. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng có thời hạn.
5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;
b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.
7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình.
2. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.
4. Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
5. Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:
a) Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;
b) Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
3. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.
1. Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;
b) Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép xây dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
2. Quy trình gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng hoặc cấp lại giấy phép xây dựng.
3. Việc nhận kết quả, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
4. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
5. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng đối với từng loại giấy phép xây dựng, từng loại công trình.
6. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết mẫu đơn đề nghị, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.
1. Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng.
2. Theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
3. Cấp giấy phép xây dựng theo quy trình và trong thời hạn theo quy định tại Điều 102 của Luật này.
4. Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm nghiêm trọng.
5. Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 102 của Luật này.
2. Thực hiện các biện pháp cần thiết khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;
c) Được khởi công xây dựng công trình theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
c) Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.
Article 89. Works subject to, and types of, construction permits
1. Before starting construction of works, project owners shall obtain construction permits granted by competent state agencies in accordance with this Law, except the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Works exempted from construction permit include:
a/ Works involving state secrets, works constructed under emergency orders and works located in the territories of two or more provincial-level administrative units;
b/ Works of construction investment projects in which investment is decided by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies or chairpersons of People’s Committees at different levels;
c/ Makeshift construction works to serve the construction of main works;
d/ Works constructed in lines outside urban areas which conform to construction master plans approved by competent state agencies or in lines of which the direction has been approved by competent state agencies;
dd/ Construction works of projects on industrial parks, export processing zones or hi- tech parks with detailed 1:500-scale plans already approved by competent state agencies and construction designs already appraised in accordance with this Law;
e/ Houses of urban development projects or housing development projects with under 7 stories and a total floor area of under 500 m2 and detailed 1:500-scale plans already approved by competent state agencies;
g/ Works undergoing repair, renovation or installation of interior equipment which does not alter their force-bearing structure and utilities and affect the environment and safety of these works;
h/ Works undergoing repair and renovation to alter their external architecture not facing roads in urban centers subject to architecture management requirements;
i/ Technical infrastructure works in rural areas for which only construction investment economic-technical reports are required and in areas without approved detailed construction plans on rural residential points;
k/ Construction works in rural areas without approved urban development plans and detailed construction plans; separate houses in rural areas, except separate houses built in conservation zones or historical and cultural relic zones;
l/ Project owners of works exempted from construction permit prescribed at Points b, d, dd and i of this Clause shall send written notices of the time of construction commencement enclosed with construction design dossiers to local construction management agencies for monitoring and filing.
3. Construction permits include:
a/ New construction permit;
b/ Repair and renovation permit;
c/ Relocation permit.
4. Works of special grade and grade I shall be granted stage-based construction permits after having construction designs appraised in accordance with this Law.
5. For construction investment projects consisting of multiple works, construction permits may be granted for one, several or all of these works when the technical infrastructure in the construction site has been built according to construction master plans approved by competent state agencies.
Article 90. Major contents of a construction permit
1. Name of the work under the project.
2. Name and address of project owner.
3. Location and position for the work construction; the work construction line, for works built in lines.
4. Type and grade of the work.
5. Work construction level.
6. Red-line and construction boundaries.
7. Construction density (if any).
8. Land use coefficient (if any).
9. For civil works, industrial works and separate houses, in addition to the contents specified in Clauses 1 thru 8 of this Article, their construction permits must contain contents on total construction area, construction area of the first (ground) floor, number of stories (including basement, attic, technical story and staircase roof), and maximum elevation of the entire work.
10. The deadline for construction commencement, which must be within 12 months from the date of grant of the construction permit.
Article 91. Conditions for granting construction permits for works in urban areas
1. Being in line with approved construction detailed master plans. For construction works located in stable areas or street routes in urban centers which have no detailed construction master plan yet, they must be in line with regulations on management of planning, urban architecture or urban designs promulgated by competent state agencies.
2. Being conformable with land use purposes according to approved land use master plans.
3. Ensuring safety for the works and adjacent works and meeting requirements on environmental protection and fire and explosion prevention and fighting; ensuring safety for technical infrastructure and protection corridors of irrigation works, dikes, energy works, traffic works, cultural heritage zones, historical-cultural relics; ensuring safety distance to fire- or explosion-prone and hazardous facilities, and important works related to national defense and security.
4. Having their construction designs appraised and approved under Article 82 of this Law.
5. Having dossiers of application for construction permits suitable to each type of construction permit prescribed in Articles 95, 96 and 97 of this Law.
Article 92. Conditions for granting construction permits for works not built in lines outside urban areas
1. Being conformable with positions and total ground areas of projects already approved in writing by competent state agencies.
2. Meeting the conditions prescribed in Clauses 3, 4 and 5, Article 91 of this Law.
Article 93. Conditions for granting construction permits for separate houses
1. General conditions for the grant of construction permits for separate houses in urban areas include:
a/ Being conformable with land use purposes according to approved land use master plans;
b/ Ensuring safety for the works and adjacent works and meeting requirements on environmental protection and fire and explosion prevention and fighting; ensuring safety for technical infrastructure and protection corridors of irrigation works, dikes, energy works, traffic works, cultural heritage zones, historical-cultural relics; ensuring safety distance to fire- or explosion-prone and hazardous facilities, and important works related to national defense and security;
c/ Having their construction designs made under Clause 7, Article 79 of this Law;
d/ Having dossiers of application for construction made under Clause 1, Article 95, and Articles 96 and 97 of this Law.
2. Separate houses in urban areas must meet the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and conform with detailed construction plans. Separate houses located in stable areas or street routes in urban centers which have no detailed construction master plans, must comply with regulations on management of planning, urban architecture and urban designs promulgated by competent state agencies.
3. Separate houses in rural areas, when constructed, must conform with detailed construction master plans for rural residential points.
Article 94. Conditions for granting construction permits with definite terms
1. General conditions for the grant of construction permits with definite terms:
a/ Being located in areas with construction zoning plans approved and announced by competent state agencies but not yet implemented, for which there are no land recovery decisions of competent state agencies;
b/ Being suitable to the size of works prescribed by provincial-level People’s Committees for each area and the existence duration of works according to plans for implementation of approved construction zoning plans;
c/ Project owners undertake to dismantle the works by themselves at the expiration of the existence duration stated in the construction permits with definite terms; if failing to dismantle the works by themselves, the dismantlement shall be coerced and project owners shall bear all dismantlement costs.
2. Works to be granted construction permits with definite terms must meet the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and the conditions prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 91 of this Law.
3. Separate houses must meet the conditions prescribed in Clause 1 of this Article and the conditions prescribed in Clause 1, Article 93 of this Law.
4. For works or separate houses that are granted construction permits with definite terms, if, at the end of the terms, the plan for implementation of the construction plan has not been implemented, the agency that has granted construction permits shall inform owners or assigned users of the works of the adjustment of the construction plan and extend their construction permits with definite terms.
5. For works or separate houses located in areas with construction zoning plans approved by competent state agencies for which district-level annual land use plans have been issued, no new construction permits with definite terms but only construction permits with definite terms for repair and renovation shall be granted.
Article 95. Dossiers of application for new construction permits
1. A dossier of application for a new construction permit for a separate house must comprise:
a/ An application for a construction permit;
b/ A copy of one of the papers proving land use rights as prescribed by the land law;
c/ Construction designing drawings;
d/ A written commitment to ensure safety for adjacent works, for construction works adjacent to other works.
2. A dossier of application for a construction permit for a work to be built not in line must comprise:
a/ An application for a construction permit;
b/ A copy of one of the papers proving land use rights as prescribed by the land law;
c/ A copy of the project approval or investment decision;
d/ Construction designing drawings;
dd/ Declarations on the capabilities and experiences of designing organizations or individuals in charge of construction designing, enclosed with copies of practice certificates of design managers.
3. A dossier of application for a construction permit for a work to be built in line must comprise:
a/ Documents prescribed at Points a, c, d and dd, Clause 2 of this Article;
b/ Written approval of a competent State agency of the location and plan of the line;
c/ The land recovery decision of a competent state agency as prescribed by the land law.
4. A dossier of application for a construction permit for a religious work must comprise:
a/ Documents prescribed in Clause 2 of this Article;
b/ Written approval of a competent state agency in charge of religion of the necessity of construction and the size of the work.
5. A dossier of application for a construction permit for a monument or mural must comprise:
a/ Documents prescribed in Clause 2 of this Article;
b/ A copy of the permit or written approval of a state management agency in charge of culture of the necessity of construction and the size of the work.
6. A dossier of application for a construction permit for an advertisement work must comprise:
a/ Documents prescribed in Clause 2 of this Article; and a land or work lease contract, in case of lease of land or a work for advertisement;
b/ A copy of the permit or written approval of a state management agency in charge of advertisement of the necessity of construction and the size of the work.
7. Dossiers of application for construction permits for works of diplomatic missions and international organizations must comply with the Government’s regulations.
Article 96. Dossiers of application for construction permits for repair and renovation of works
1. An application for a permit for repair and renovation of a work.
2. A copy of one of the papers proving the right to own, manage or use the work or house in accordance with law.
3. Drawings or photos of the part or item of the work or house to be renovated.
4. A written approval of a state management agency in charge of culture of the necessity of construction and the size of the work, for ranked historical and cultural relics and scenic works and technical infrastructure works.
Article 97. Dossiers of application for construction permits for relocation of works
1. An application for a permit for relocation of a work.
2. Copies of papers proving the rights to use land to which the work is relocated and papers on lawful ownership of the work as prescribed by law.
3. Work completion drawings (if any) or design drawings describing the actual state of the work to be relocated, showing the ground, cross section of the foundation, and drawings of the main force-bearing structure; drawings of the total ground of the location to which the work is relocated; drawings of the ground and cross section of the foundation of the location to which the work is relocated to.
4. A report on results of the survey assessing the current quality of the work conducted by a fully capable organization or individual.
5. The relocation plan prepared by a fully capable organization or individual, covering:
a/ Description of the current state of the work and the area to which the work is relocated; relocation solution, plan on arrangement and use of means, equipment and labor; solutions to ensuring safety for the work, people, machinery, equipment and adjacent works; assurance of environmental sanitation; relocation schedule; organizations and individuals to relocate the work;
b/ Drawings showing construction measures to relocate the work.
Article 98. Adjustment of construction permits
1. In the course of construction, if there are adjustments to the design resulting in changes in one of the following contents, project owners shall request adjustment of construction permits:
a/ Change of the external architecture of the work, for works in urban centers or areas subject to architecture management requirements;
b/ Change of one of the following factors: construction location and area; size, height and number of stories of the work and other factors affecting its main force-bearing structure;
c/ Adjustment of the interior design of the work resulting in a change of its utility and affecting safety, fire and explosion prevention and fighting or environmental protection.
2. A dossier of request for adjustment of a construction permit must comprise:
a/ A written request for adjustment of a construction permit;
b/ The granted original construction permit;
c/ Design drawings related to the adjustment to the design permitted in the granted construction permit;
d/ A report on appraisal results and written approval of the adjusted design (except for separate houses) of the project owner, containing a content on assurance of force-bearing safety, fire and explosion prevention and fighting and environmental protection.
Article 99. Extension of construction permits
1. Before the expiration of the construction permit for construction commencement, if the construction of the work has not commenced yet, the project owner shall make a request for extension of the construction permit. A construction permit may be extended no more than twice, with each extension not exceeding 12 months. At the end of the extension period, if failing to commence construction, the project owner shall submit a new dossier of application for a construction permit.
2. A dossier of request for extension of a construction permit must comprise:
a/ A written request for extension of a construction permit;
b/ The granted original construction permit.
3. For works or separate houses for which construction permits with definite terms have been granted, at the end of the existence duration written in the permits, if the plan has not been implemented yet, owners or assigned users of the works may request the construction licensing agency to consider extending the existence duration until the plan is implemented. The existence duration of a work shall be written in its granted construction permit with a definite term.
Article 100. Re-grant of construction permits
1. A construction permit may be re-granted when it is tom, ragged or lost.
2. A dossier of request for re-grant of a construction permit must comprise:
a/ A written request for re-grant of construction permit;
b/ The granted original construction permit, which is tom or ragged.
Article 101. Withdrawal or cancellation of construction permits
1. A construction permit shall be withdrawn in the following cases:
a/ The construction permit is granted not in accordance with law;
b/ The project owner fails to remedy the construction in violation of the construction permit within the time limit written the violation handling document at the request of a competent state agency.
2. After 10 days from the date of issuance of the construction permit withdrawal decision by a competent state agency in the case prescribed in Clause 1 of this Article, if the project owner fails to return the construction permit to the granting agency, the latter or a competent agency shall decide to cancel the construction permit and notify it to the project owner and the commune-level People’s Committee of the locality where the construction work is located. The construction permit cancellation decision shall be posted on the website of the provincial- level Construction Department.
Article 102. Process of grant, re-grant, adjustment and extension of construction permits
1. The process of grant and adjustment of a construction permit is prescribed as follows:
a/ The project owner shall submit 2 sets of dossier of application for a construction permit or request for adjustment of construction permit to the agency competent to grant construction permits;
b/ The agency competent to grant construction permits shall receive the dossier, check the dossier and write a receipt if the dossier is valid as prescribed or guide the project owner to complete the dossier if it fails to meet prescribed requirements;
c/ Within 7 working days after receiving a dossier, the agency competent to grant construction permits shall organize appraisal of the dossier and conduct field inspection. During appraisal, the competent agency shall determine which documents are still missing, improper or untrue to reality and inform them once in writing to the project owner for supplementation and completion of the dossier. If the supplemented dossier still fails to meet the notified requirements, within 5 working days the competent agency shall issue a written notice to the project owner guiding the latter to further improve the dossier. The project owner shall supplement and complete the dossier according to the written notice. If the supplemented dossier still fails to satisfy the notified contents, within 3 working days, the competent agency shall notify the project owner of the reason for refusal to grant a permit;
d/ The agency competent to grant construction permits shall examine the size, characteristics and category of the work and site of construction stated in the dossier of application for a construction permit against the conditions prescribed in this Law and send written requests for opinions of state management agencies in charge of fields related to the construction work in accordance with law;
dd/ Within 12 days, for works or separate houses, after receiving a dossier, consulted state management agencies shall issue written replies on the contents under their respective management functions. After the above time limit, if they give no opinions, they shall be considered having agreed and shall take responsibility for the contents under their respective management functions; in pursuance to current regulations, the agency competent to grant construction permits shall decide to grant construction permits;
e/ From the date of receiving a valid dossier, the agency competent to grant construction permits shall examine the dossier for the grant of a permit within 30 days in the case of grant of construction permits, including also construction permits with definite terms, adjusted construction permits and relocation permits, and within 15 days, for separate houses. At the end of the time limit for the grant of a construction permit, if the agency competent to grant construction permits needs more time for examination, it shall notify in writing the reason to the project owner and at the same time report it to the direct management agency for consideration and direction, but within 10 days after the expiration of the time limit prescribed in this Clause.
2. The process of extension and re-grant of construction permits is prescribed as follows:
a/ The project owner shall submit 2 sets of dossier of request for extension or re-grant of construction permit to the agency competent to grant construction permits;
b/ Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier, the agency competent to grant construction permits shall consider and allow the extension of the construction permit or re-grant the construction permit.
3. The receipt of replies and payment of fees for the grant of construction permits are prescribed as follows:
a/ Project owners shall receive construction permits enclosed with design dossiers submitted for the application of construction permits bearing the stamp of the agency competent to grant construction permits at the place of receipt of the dossiers according to the time of appointment written in the receipts;
b/ Project owners shall pay a fee under regulations upon submission of dossiers of application for construction permits.
4. For cases ineligible for the grant of a construction permit, within the time limit prescribed in Clause 2 of this Article, the agency competent to grant construction permits shall issue a written notice clearly stating the reason to the project owner. Past the time limit written in the receipt, if the competent agency fails to reply, the project owner is entitled to construct the work according to the appraised and approved design dossier included in the dossier of application for a construction permit.
5. The Government shall issue detailed regulations on dossiers of application for construction permits, adjustment, extension, re-grant and withdrawal of construction permits for each type of construction permit and category of work.
6. The Minister of Construction shall issue detailed regulations on the form of application and design drawings in dossiers of application for construction permits.
Article 103. Competence to grant, adjust, extend, re-grant and withdraw construction permits
1. The Ministry of Construction shall grant construction permits for works of special grade.
2. Provincial-level People’s Committees grant construction permits for construction works of grades I and II; religious works; historical and cultural relic works, monuments and murals which have been ranked; works in main street lines and thoroughfares in urban centers; and works of foreign-invested projects. Provincial-level People’s Committees may decentralize powers to provincial-level Construction Departments, and management boards of economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks to grant construction permits under the scope of management and functions of these agencies.
3. District-level People’s Committees shall grant construction permits for works and separate houses in urban centers, centers of commune clusters and in conservation zones and historical and cultural relic areas in the territories under their management, except construction works prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Agencies competent to grant construction permits are competent to adjust, extend, re-grant and withdraw construction permits they have granted.
5. In case an agency competent to grant construction permits fails to withdraw a construction permit it has granted ultra vires, the provincial-level People’s Committee shall directly issue a decision to withdraw such construction permit.
Article 104. Responsibilities of agencies competent to grant construction permits
1. To publicly post up and explain and guide regulations on grant of construction permits.
2. To monitor, issue replies to or notify project owners of dossiers ineligible for the grant of construction permits.
3. To grant construction permits according to the process and within the time limit prescribed in Article 102 of this Law.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related functional agencies in inspecting the construction according to construction permits; to suspend the construction and withdraw construction permits according to their competence when project owners commit serious violations.
5. Persons competent to grant construction permits shall take responsibility before law and pay compensations in accordance with law for damage caused by their wrong or delayed grant of construction permits.
Article 105. Responsibilities of agencies and organizations related to the grant of construction permits
1. To perform the responsibilities prescribed at Point dd, Clause 1, Article 102 of this Law.
2. To take necessary measures when receiving notices of agencies competent to handle violations with regard to works constructed not according to planning, constructed without permits or in violation of granted construction permits.
Article 106. Rights and obligations of construction permit applicants
1. Construction permit applicants have the following rights:
a/ To request construction licensing agencies to explain, guide and comply with regulations on construction licensing;
b/ To file complaints about, lawsuits and denunciations against illegal acts in the grant of construction permits;
c/ To start construction of works in accordance with this Law.
2. Construction permit applicants have the following obligations:
a/ To submit complete dossiers and fully pay fees for the grant of construction permits;
b/ To bear responsibility for the accuracy and truthfulness of construction permit application dossiers;
c/ Seven working days before starting the construction, to notify in writing the construction starting date to the commune-level People’s Committees of places where works will be constructed;
d/ To observe strictly the contents of the construction permits.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực