Chương I Luật Xây dựng 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
4. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành là Bộ được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành xây dựng do mình quản lý.
5. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
6. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
7. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
8. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đồ án quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu được dự báo, xác định, lựa chọn làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp quy hoạch xây dựng bao gồm quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường.
9. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
10. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
11. Cốt xây dựng là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa.
12. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
13. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư là cơ quan, tổ chức có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án và được người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định.
15. Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.Bổ sung
16. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.
17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
18. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
19. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.
20. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
21. Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
22. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
23. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.
24. Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
25. Khu chức năng đặc thù là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục thể thao; cảng hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
26. Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
27. Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.
28. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
29. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
30. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
31. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
32. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
33. Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
34. Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.
35. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.
36. Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.
37. Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định.
38. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
39. Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
40. Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
41. Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
42. Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
43. Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
44. Thời hạn quy hoạch xây dựng là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
45. Vùng quy hoạch là không gian lãnh thổ được giới hạn bởi một hoặc nhiều đơn vị hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.Bổ sung
1. Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
6. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật này.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
8. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.Bổ sung
1. Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.
2. Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
3. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.
Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.
1. Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.
4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
5. Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
1. Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.
2. Tùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;
b) Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng;
c) Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật;
d) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;
b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.
2. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
3. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng mua các loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở xã hội, tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
2. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng; ưu tiên nhà thầu có công trình được Nhà nước trao tặng giải thưởng chất lượng công trình xây dựng khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng.
3. Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ khả năng, điều kiện đảm nhận.Bổ sung
1. Tổ chức, cá nhân trong nước được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vật liệu mới.
2. Nhà nước bảo hộ thương hiệu xây dựng Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Điều 4 của Luật này.
1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.
2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.
3. Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.
6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes the rights, obligations and responsibilities of agencies, organizations and individuals and the state management in construction investment activities.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to domestic agencies, organizations and individuals; foreign organizations and individuals conducting construction investment activities in the territory of Vietnam.
In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty will prevail.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Construction investment pre-feasibility study report means a document presenting the contents of preliminary study on the necessity for, feasibility and effectiveness of, construction investment, which serves as a basis for consideration of, and decision on, the construction investment policy.
2. Construction investment feasibility study report means a document presenting the contents of study on the necessity for, feasibility and effectiveness of, construction investment in accordance with the selected basic design plan, which serves as a basis for consideration of, and decision on, construction investment.
3. Construction investment economic-technical report means a document presenting the contents on the necessity for, feasibility and effectiveness of, construction investment in accordance with the construction drawing design plan for a small work, which serves as a basis for consideration of, and decision on, construction investment.
4. Specialized construction work-managing ministry means a ministry tasked to manage and conduct the construction of works in the construction sector under its management.
5. Red-line boundary means a boundary line drawn on the planning map and on the field for the purpose of demarcating land plots permitted for construction of works and land plots reserved for roads or technical infrastructure facilities and other public spaces.
6. Construction boundary means a limit line of a land parcel within which the main work is permitted to be constructed.
7. Construction-planned land use norms means the norms used for management of spatial and architectural development specifically identified for an area or a land lot, including the construction density, land use coefficient and maximum and minimum construction elevations of works.
8. Economic-technical norms of a construction plan means the norms forecasted, determined and selected for use as a basis for proposing options and solutions for construction planning, including population size, land, technical and social infrastructure and environmental norms.
9. Construction project owner (below referred to as project owner) means an agency, organization or individual that owns funds, borrows loans, or is assigned to directly manage and use funds, for construction investment activities.
10. Construction work means a product created by human labor and with building materials and equipment installed therein, affixed to land, which possibly includes underground and surface components, underwater and water surface components, and constructed according to design. Construction works include civil works, industrial works, traffic works, agricultural and rural development works, technical infrastructure works and other works.
11. Construction level means the compulsory minimum construction elevation selected in conformity with the master plan on the foundation and rainwater drainage height.
12. Construction state management agencies include the Ministry of Construction, People’s Committees of provinces or centrally run cities (below collectively rcĩcưed to as provincial- level People’s Committees) and People’s Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district-level People’s Committees).
13. Specialized construction agencies means specialized agencies of the Ministry of Construction or specialized construction work-managing ministries; provincial-level Construction Departments or specialized construction work-managing Departments; construction management sections of district-level People’s Committees.
14. Specialized agencies attached to an investment decider means agencies or organizations with expertise relevant to the characteristics and contents of projects, which are tasked by investment deciders to conduct appraisal.
15. Construction investment project means a collection of proposals concerning use of funds for construction, repair or renovation of a construction work with a view to developing, maintaining and raising the quality of the work or product or service within a given duration at specified costs. At the stage of investment construction project preparation, the project shall be demonstrated through the construction investment pre-feasibility study report, the construction investment feasibility study report or construction investment economic-technical report.
16. Rural residential quarter means an area where many households are bound together in their production, daily life and other social activities within a specific zone formed on the basis of natural conditions, socio-economic conditions, culture and other factors.
17. Construction permit means a legal document granted by a competent state agency to a project owner for construction, repair, renovation or relocation of a work.
18. Construction permit with a definite period means a construction permit granted for construction of a work or separate house within a given duration under the plan for implementation of the construction master plan.
19. Phased construction permit means a construction permit granted for every part of a work or every work of a project when the construction design of the work or project is not yet completely implemented.
20. Construction investment activities means a process of conducting construction activities including construction, repair and renovation of a construction work.
21. Construction activities cover construction planning, formulation of a investment project to construct a work, construction survey, construction design, construction, construction supervision, project management, selection of contractors, pre-acceptance test, handover of the work for exploitation or use, its warranty and maintenance and other activities related to its construction.
22. Technical infrastructure system includes traffic, information and communication, energy supply, public lighting, water supply, wastewater and solid waste collection and treatment facilities, cemeteries and other works.
23. Social infrastructure system includes health care, cultural, educational, sports, commercial and public service works, trees, parks and other works.
24. Construction investment consultancy activities cover construction planning, formulation of an investment project to construct a work, construction survey, design, verification, inspection, experimentation, project management, construction supervision and other counseling jobs related to construction investment activities.
25. Particular-function zone means an area developed according to an exclusive function or mixed functions such as economic zone, industrial park, export processing zone, hi-tech park; tourist resort, ecological zone, conservation zone, historical-cultural relic zone; research and training zone; physical training and sports zone; airport, seaport, technical infrastructure key zone; and another particular-function zone identified under the approved regional construction master plan or formed under decision of a competent state agency.
26. Formulation of a construction investment project covers formulation of a construction investment pre-feasibility study report (if any), construction investment feasibility study report or construction investment economic-technical report and the performance of necessary jobs to prepare the construction investment.
27. Investment decider means a person or at-law representative of an agency, organization or enterprise who is competent to approve the project and decide on construction investment.
28. Contractor in construction investment activities (below referred to as contractor) means an organization or individual that has full construction capacity or practice capacity when participating in contractual relations in construction investment activities.
29. Separate house means a work constructed within a residential land area under the use rights of a household or an individual in accordance with law.
30. Construction planning means the organization of spaces of urban and rural areas and particular-function zones; the organization of technical and social infrastructure systems; the establishment of an environment suitable to people residing in territorial areas, ensuring the harmony between national interests and community interests, attaining the socio-economic development, national defense, security, environmental protection and climate change response objectives. Construction planning is demonstrated through a construction plan consisting of diagrams, drawings, mock-ups and explanations.
31. Regional construction planning means the organization of systems of urban and rural areas and particular-function zones and systems of technical and social infrastructure works within the administrative boundaries of a province or a district, inter-provinces or inter-districts, which meets the socio-economic development requirements in each period.
32. Particular-function zone construction planning means the organization of space, architecture and landscape, systems of technical and social infrastructure works within a particular-function zone. The particular-function zone construction planning covers general construction planning, construction sub-zone planning and construction detailed planning.
33. Rural construction planning means the organization of space, land use, systems of technical infrastructure and social infrastructure works of a rural area. The rural construction planning covers commune general construction planning and rural residential quarter construction detailed planning.
34. Construction work incident mean a breakdown beyond the allowable safety limit which puts the construction work or its construction supporting structures in danger of collapse or has caused the collapse of part or whole of the work in the course of construction or exploitation and use.
35. Construction general contractor means a contractor signing a contract directly with a project owner to undertake one job, some jobs or all jobs of a construction investment project.
36. Appraisal means the examination and assessment of the investment decider, project owner and specialized construction agency of necessary contents in the course of preparing and implementing a construction investment project, which serve as a basis for consideration and approval.
37. Verification means the professional examination and assessment by an organization or individual with full construction and practice capacity of necessary contents in the course of preparing and implementing a construction investment project, which serve as a basis for appraisal work.
38. Construction of a work means the construction of, and installation of equipment for, a newly built, repaired, renovated, relocated, embellished or restored work; dismantlement of a work; warranty and maintenance of a construction work.
39. Equipment installed in a work includes work equipment and technological equipment. Work equipment means equipment installed in a construction work according to its construction design. Technological equipment means equipment included in the technological chain installed in a work according to its technological design.
40. Preliminary design means a design made in the construction investment pre-feasibility study report, demonstrating the initial ideas on the design of a construction work, preliminary selection of technological lines and equipment, which serves as a basis for determining the construction investment policy.
41. Basic design means a design made in the construction investment feasibility study report, based on the selected design plan, demonstrating the principal technical parameters suitable to applied standards and technical regulations, which serves as a basis for proceeding with subsequent designing steps.
42. Technical design means a design detailing the basic design after the work construction investment project is approved in order to fully demonstrate solutions, technical parameters and to be-used materials conforming with the applied standards and technical regulations, which serves as a basis for making the construction drawing design.
43. Construction drawing design means a design fully demonstrating the technical parameters, to be-used materials and structural details conforming with the applied standards and technical regulations, fully meeting the conditions for construction of a work.
44. Construction planning time limit means a duration identified to be the basis for forecast and calculation of economic-technical norms for formulation of a construction plan.
45. Planning region means the territorial space demarcated by one or many administrative units and decided by a competent state agency.
Article 4. Basic principles of construction investment activities
1. Ensuring the compliance of work construction investment with master plans and designs, the protection of scenery and environment; the suitability to natural and social conditions and cultural characteristics of each locality; ensuring the stable life of people; combining socio-economic development with national defense and security and response to climate change.
2. Rationally using resources and natural resources in project areas, ensuring proper purposes, proper subjects and process of construction investment.
3. Complying with standards and technical regulations, regulations on the use of building materials; ensuring convenient and safe access for people with disabilities, the elderly and children to public facilities and high-rises; ensuring scientific and technological application and information system application to construction investment activities.
4. Ensuring the quality, schedule and safety of works, human lives and health and property; fire and explosion prevention and fighting; and environmental protection.
5. Ensuring synchronous construction within each work and synchronism with technical and social infrastructure facilities.
6. Organizations and individuals involved in construction activities must have full capacity conditions suitable to types of projects, types and grades of construction works and jobs as prescribed by this Law.
7. Ensuring the publicity, transparency, thrift and efficiency; preventing and combating corruption, waste, loss and other negative practices in construction investment activities.
8. Clearly defining the function of state management in construction investment activities from the function of management of project owners suitable to each type of to used funding sources.
Article 5. Types and grades of construction works
1. Construction works shall be classified by type and grade.
2. Types of construction works determined by utility include civil works, industrial works, traffic works, agricultural and rural development works, technical infrastructure and national defense or security works.
3. Grades of construction works shall be determined according to types of works and based on their sizes, purposes, importance, lifetime, used materials and technical requirements on construction.
The grades of works include special grade, grade I, grade II, grade III, grade IV and other grades stipulated by the Government.
Article 6. Application of standards and technical regulations in construction investment activities
1. Construction investment activities must comply with national technical regulations.
2. Standards shall be applied in construction investment activities on the principle of voluntariness, excluding standards referred in technical regulations or other relevant legal documents.
3. Standards applicable to works shall be considered and approved by investment deciders when deciding the investment.
4. The application of standards must satisfy the following requirements:
a/ Meeting the requirements of national technical regulations and relevant laws;
b/ Ensuring synchronism and feasibility of the applied standard system.
5. The application of technical solutions, technologies and new materials in construction investment activities must satisfy national technical regulations and relevant laws.
6. The Ministry of Construction and specialized construction work-managing ministries shall formulate standards and national technical regulations applicable to specialized construction works in accordance with the law on standards and technical regulations.
1. The project owner shall be decided by the investment decider before the formulation or approval of a project.
2. Depending on funding sources used for projects, project owners shall be specifically determined as follows:
a/ For a project using state budget funds or non-budget state funds, the project owner is the agency or organization assigned by the investment decider to manage and use the funds for construction investment;
b/ For a project financed by a loan, the project owner is the agency, organization or individual that borrows the loan for construction investment;
c/ For a project to be implemented under project contract or public-private partnership contract, the project owner is the project enterprise established with the investors’ agreement in accordance with law;
d/ For projects other than those prescribed at Points a, b and c of this Clause, the owners of funds shall act as project owners.
3. Based on the specific conditions of projects using state budget funds, the investment deciders shall assign the specialized construction investment project management units or regional construction investment project management units to be project owners; if the project management units are not available, investment deciders shall select fully qualified agencies or organizations to be project owners.
4. Project owners shall take responsibility before law and investment deciders within the limits of their rights and obligations prescribed in this Law and relevant laws.
Article 8. Monitoring and evaluation of construction investment projects
1. Construction investment projects shall be monitored and evaluated as suitable to each type of funding source as follows:
a/ For projects using state funds, competent state agencies shall conduct the monitoring and evaluation in accordance with the law on public investment and law on construction according to the approved evaluation contents and criteria;
b/ For projects using other funding sources, competent state agencies shall conduct the monitoring and evaluation of objectives, conformity with relevant master plans, land use, construction investment schedule and environmental protection.
2. Infrastructure construction investment projects using state funds or community- contributed funds and financial assistance of domestic organizations and individuals are subject to community supervision.
Within the ambit of their tasks and powers, the Vietnam Fatherland Front Committees in construction areas shall organize the community supervision.
3. The Government shall detail this Article.
Article 9. Insurance in construction investment activities
1. Insurance in construction investment activities covers:
a/ Work insurance during the construction;
b/ Construction investment consultancy professional liability insurance;
c/ Insurance for construction supplies, materials, means, equipment and laborers;
d/ Civil liability insurance for third party;
dd/ Construction work warranty insurance.
2. Responsibility to buy compulsory insurance in construction investment activities is prescribed as follows:
a/ Project owners shall buy work insurance during the construction for works affecting the community safety, environment, works with particular technical requirements and complicated construction conditions;
b/ Consultancy contractors shall buy construction investment consultancy professional liability insurance for construction survey and construction design of construction works of grade II or higher grade;
c/ Construction contractors shall buy insurance for construction workers working on the construction sites.
3. Project owners, consultancy contractors and construction contractors are encouraged to buy types of insurance in construction investment activities, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
4. The Government shall detail the responsibility to buy compulsory insurance, the conditions, premium levels and minimum insurance money which the insured and insurers are obliged to comply with.
Article 10. Encouragement policies in construction investment activities
1. Domestic and foreign organizations and individuals shall be encouraged and given conditions to research and apply advanced construction science and technology, use new materials, conserve energy and resources, protect the environment and respond to climate change; to conserve, embellish and promote the value of historical relics, cultural heritages, beliefs and religion; organizations and individuals shall be given conditions to build social houses, participate in construction investment under planning in mountainous areas, areas facing exceptionally difficult socio-economic conditions and areas prone to climate change.
2. Stakeholders of all economic sectors in construction investment activities shall be treated equal before law, encouraged and given favorable conditions in construction investment activities; contractors with works conferred by the State with the construction work quality awards shall be given priority when they participate in bidding in construction activities.
3. A number of public services provided by state management agencies in construction investment activities shall be gradually transferred to fully capable and qualified socio- professional organizations for provision.
Article 11. International cooperation in construction investment activities
1. Domestic organizations and individuals shall be encouraged to expand international cooperation in construction investment activities, transfer of technologies, techniques, managerial experiences and use of new materials.
2. The State shall protect Vietnamese construction brands overseas; create conditions to support and work out measures to promote the conclusion and implementation of treaties and international agreements in construction investment activities between domestic organizations and individuals and foreign organizations and individuals on the basis of ensuring the fundamental principles in construction investment activities prescribed in Article 4 of this Law.
1. Deciding on construction investment in contravention of this Law.
2. Starting construction when the conditions therefor prescribed in this Law are not fully met.
3. Constructing works in non-construction zones ; constructing works in encroachment upon the protection corridors of national defense, security, traffic or irrigation works, dykes, energy facilities, historical-cultural relic areas and protection zones of other works prescribed by law; constructing works in areas prone to landslide, sweeping flood or flash flood, except works built to overcome these phenomena.
4. Constructing works at variance with construction master plan, except cases with construction permits with a definite term; in encroachment of construction boundaries or construction levels; constructing works at variance with granted construction permits.
5. Formulating, appraising and approving designs and cost estimates of construction works using state funds in contravention of this Law.
6. Contractors participating in construction activities when failing to fully satisfy the capacity conditions for carrying out construction activities.
7. Project owners selecting contractors that fail to fully meet the capacity conditions for conducting construction activities.
8. Constructing works not in compliance with the selected standards and technical regulations to be applied to works.
9. Manufacturing and using building materials which cause harms to community health and environment.
10. Violating regulations on labor safety and assets, fire and explosion prevention and fighting, security, order and environmental protection in construction.
11. Using works against their purposes and utility; building annexes or lean-tos encroaching upon areas and spaces lawfully managed or used by other organizations or individuals or upon public areas and common-use areas.
12. Giving and taking bribe in construction investment activities; abusing other legal persons to participate in construction activities; committing manipulation and collusion to falsify the results of project formulation, surveys, designs or supervision of construction.
13. Abusing positions and powers to violate the law on construction; covering up and handling late acts in violation the law on construction.
14. Obstructing lawful construction investment activities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Điều 131. Xây dựng công trình tạm
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng
Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng