Chương IX Luật Xây dựng 2014: Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước
Số hiệu: | 50/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 16/07/2014 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi về Giấy phép xây dựng từ 01/01/2015
Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm đổi mới so với Luật Xây dựng 2003.
Luật đã bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
- Công trình XD tạm phục vụ cho công trình chính
- Công trình XD thuộc dự án KCN, KCX, Khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.
Về hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ, công trình không theo tuyến, công trình theo tuyến, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình quảng cáo.
Riêng công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức QT sẽ có hướng dẫn sau.
Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
4. Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.
5. Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
6. Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.
9. Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
10. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
11. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
12. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
2. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện pháp luật về xây dựng; phân công, phân cấp quản lý nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:
1. Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền.
3. Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng.
5. Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.
8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
9. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình.
10. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án.
11. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
12. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
13. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính phủ giao.
1. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của Luật này;
b) Nghiên cứu ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
c) Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện giám sát đánh giá đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Phối hợp với Bộ Xây dựng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý được phân công;
c) Tổng hợp tình hình, thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
d) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của mình gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
c) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
b) Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
c) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo dõi;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về xây dựng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng tại địa phương.
3. Thanh tra chuyên ngành trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
4. Chính phủ quy định chi tiết về thanh tra xây dựng.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES TO MANAGE CONSTRUCTION INVESTMENT ACTIVITIES
Article 160. Contents of state management of construction investment activities
1. Formulating, and directing the implementation of, strategies, schemes, master plans and plans on development of the construction market and capacity of the construction sector.
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on construction.
3. Formulating and promulgating construction standards and technical regulations.
4. Organizing and managing construction planning, project management and appraisal and construction designing; promulgating and announcing construction norms and prices;
5. Guiding, examining and assessing the quality management of construction works; managing construction investment costs and construction contracts; managing construction capabilities; managing bidding work in construction activities; managing occupational safety and sanitation and environmental protection in construction activities.
6. Granting and revoking permits and certificates in construction investment activities.
7. Examining, inspecting and settling complaints and denunciations and handling violations in construction investment activities.
8. Organizing scientific and technological research and application in construction and dissemination of knowledge and law about construction.
9. Training human resources for construction investment activities.
10. Managing and providing information to serve construction investment activities.
11. Managing and archiving construction work dossiers.
12. Carrying out international cooperation in construction activities.
Article 161. Responsibilities of the Government
1. To unify the state management of construction investment activities nationwide; to direct the formulation and implementation of strategies and plans; to promulgate legal documents on construction.
2. To direct ministries, sectors and localities in implementing the law on construction; to assign and decentralize the state management to ministries, sectors and localities; to direct the settlement of important issues, complicated problems and difficulties in the course of management of construction investment activities.
Article 162. Responsibilities of the Ministry of Construction
The Ministry of Construction shall take responsibility before the Government for performing the unified state management of construction investment activities and has the following responsibilities:
1. To assume the prime responsibility for formulating and submitting to the Government and the Prime Minister legal documents, strategies, schemes, master plans and plans on development of the construction market and capacity of the construction sector.
2. To promulgate, and organize the implementation of, legal documents on construction according to its competence; to promulgate national technical regulations on construction and documents on construction techniques according to its competence.
3. To organize and manage construction planning, project management activities and appraisal of construction projects and designs; to promulgate and publicize construction norms and prices.
4. To direct, guide, examine and assess the quality management of construction works; to monitor, examine and propose the handling of quality and safety of national important works, large works and technically complex works in the process of construction, operation and use; to manage construction investment costs and construction contracts; to manage construction capabilities; to manage bidding work in construction activities; to organize, consider and approve quality prizes for construction works.
5. To grant, re-grant, adjust, extend and withdraw licenses and certificates in construction investment activities according to its competence.
6. To examine, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations in construction investment activities.
7. To organize scientific and technological research and application in construction and dissemination of knowledge and law about construction.
8. To organize construction professional training and retraining for cadres and civil servants of state management agencies in charge of construction.
9. To guide, examine and assess the management of safety, labor sanitation and environment in the construction of works.
10. To coordinate with related ministries, sectors and localities in examining and evaluating the implementation of projects.
11. To manage and provide information to serve construction investment activities.
12. To manage and archive construction work dossiers.
13. To carry out international cooperation in construction activities.
14. To perform other tasks related to construction investment activities assigned by the Government.
Article 163. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
1. Within the scope of their powers, ministries managing specialized construction works shall:
a/ Coordinate with the Ministry of Construction in performing the state management of construction investment activities and take responsibility for managing the quality of specialized construction works in accordance with this Law;
b/ Study, promulgate, guide and examine the implementation of, specialized regulations, standards and economic-technical norms after consulting the Ministry of Construction; organizing professional training and retraining in construction investment for cadres and civil servants of attached agencies and units;
c/ Monitor, examine and summarize the supervision and assessment of the construction of specialized works under their management in accordance with law;
d/ Coordinate with and support ministries, agencies and related organizations and People’s Committees of all levels in the process of implementation of specialized construction investment projects in issues under their management.
2. Ministries and ministerial-level agencies shall:
a/ Perform the state management functions according to their assigned tasks and powers; promulgate documents according to their competence; direct the implementation of construction master plans and construction investment plans; organize the provision of guidance, examination and handling of violations in construction investment activities;
b/ Coordinate with the Ministry of Construction and other agencies and organizations and People’s Committees of all levels in the process of implementing construction investment activities in issues under their assigned management;
c/ Summarize the situation of, implementing, supervising and assessing construction investment activities and take responsibility for managing the quality of construction works under their assigned management;
d/ Send periodical and annual reports on the management of their construction investment activities to the Ministry of Construction for summarization and monitoring;
dd/ Perform other tasks prescribed by law.
Article 164. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Provincial-level People’s Committees shall:
a/ Perform the state management functions according to their assigned tasks and powers; promulgate documents according to their competence; direct the implementation of construction master plans and construction investment plans; organize the provision of guidance, examination and handling of violations in construction investment activities;
b/ Coordinate with and support ministries, agencies and related organizations and People’s Committees of all levels in the process of implementation of specialized construction investment projects in issues under their management;
c/ Send periodical and annual reports on the management of their construction investment activities to the Ministry of Construction for summarization and monitoring;
d/ Organize professional training and retraining in construction investment for cadres and civil servants of attached agencies and units;
dd/ Perform other tasks as prescribed by law.
2. District-and commune-level People’s Committees shall:
a/ Perform the state management of construction investment activities in their localities as decentralized; organize professional training and retraining in construction investment for cadres and civil servants of attached agencies and units;
b/ Coordinate with and support People’s Committees of higher levels in the implementation, monitoring, examination and supervision of construction investment projects in localities under their management. Take responsibility for managing the quality of construction works issues under their assigned management;
c/ Send periodical and annual reports on the management of construction investment activities in localities to People’s Committees of higher levels for summarization and monitoring;
dd/ Perform other tasks as prescribed by law.
Article 165. Construction inspectorates
1. The construction inspectorates of the Ministry of Construction and provincial-level Construction Departments shall perform the functions of administration inspection and specialized inspection of construction with regard to organizations and individuals conducting construction activities.
2. The Ministry of Construction shall direct and organize specialized inspection of construction investment activities nationwide. Provincial-level Construction Departments shall organize specialized inspection of construction investment activities in localities.
3. Specialized inspection of construction investment activities covers:
a/ Inspection of the observance of law by agencies, organizations and individuals in construction investment activities;
b/ Detection, stopping and handling of violations within their competence or propose competent state agencies to handling violations of the construction law.
4. The Government shall detail construction inspection.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
Điều 131. Xây dựng công trình tạm
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng
Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng