Chương XVIII Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự; kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.
Chính phủ quy định cụ thể cách xác định giá trị hàng hóa vi phạm.
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
3. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
4. Trong quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này.Bổ sung
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
c) Nộp đơn cho cơ quan hải quan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó;
b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
1. Khi người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 217 của Luật này thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng.
2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không được quá hai mươi ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 217 của Luật này.
3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng;
b) Buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải bồi thường cho chủ lô hàng toàn bộ thiệt hại do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanh toán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác cho cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
c) Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí quy định tại điểm b khoản này.Bổ sung
Trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đề nghị kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho người đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
DEALING WITH INFRINGEMENTS OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS BY APPLICATION OF ADMINISTRATIVE AND CRIMINAL MEASURES; CONTROL OF INTELLECTUAL PROPERTY RELATED IMPORTS AND EXPORTS
Section 1. DEALING WITH INFRINGEMENTS OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS BY APPLICATION OF ADMINISTRATIVE AND CRIMINAL MEASURES
Article 211. Acts of infringement of industrial property rights which shall be subject to administrative penalties
1. The following acts of infringement of industrial property rights shall be subject to administrative penalties:
(a) Acts of infringement of intellectual property rights which cause loss and damage to consumers or society;
(b) Failure to terminate an act of infringement of intellectual property rights although the intellectual property right holder has issued a written notice requesting termination of such act;
(c) Producing, importing, transporting or trading in intellectual property counterfeit goods stipulated in article 213 of this Law, or assigning others to do so;
(d) Producing, importing, transporting or trading in articles bearing a mark or geographical indication which is identical or confusingly similar to a protected mark or geographical indication, or assigning others to do so.
2. The Government shall specify acts of infringement of intellectual property rights which shall be subject to administrative penalties, the forms and levels of penalties, and the procedures for applying same.
3. Any organization or individual who commits an act of unfair competition in intellectual property shall be subject to an administrative penalty in accordance with the law on competition.
Article 212. Acts of infringement of industrial property rights which shall be subject to criminal penalties
Any individual who commits an act of infringement of intellectual property rights involving a criminal element shall be criminally prosecuted in accordance with the criminal law.
Article 213. Intellectual property counterfeit goods
1. Intellectual property counterfeit goods regulated in this Law comprise goods bearing counterfeit marks and goods bearing counterfeit geographical indications (hereinafter referred to as counterfeit mark goods) defined in clause 2 of this article and pirated goods defined in clause 3 of this article.
2. Counterfeit mark goods means goods or their packages bearing a mark or sign which is identical with or indistinguishable from a mark or geographical indication currently protected for those very goods, without permission from the mark owner or organization managing the geographical indication.
3. Pirated goods means copies made without permission from the copyright holder or related right holder.
Article 214. Forms of administrative penalty and measures for remedying consequences
Any organization or individual who commits an act of infringement of intellectual property rights defined in clause 1 of article 211 of this Law shall be compelled to terminate such act and shall be subject to one of the following principal penalties:
(a) A caution;
(b) A monetary fine.
2. Any organization or individual who infringes intellectual property rights may, depending on the nature and seriousness of the infringement, also be subject to one of the following additional penalties:
(a) Confiscation of intellectual property counterfeit goods, raw materials and materials, and facilities used mainly for production or trading of such intellectual property counterfeit goods;
(b) Suspension of business activities for a fixed period in the sector in which the infringement was committed.
3. In addition to the penalties stipulated in clauses 1 and 2 of this article, any organization or individual who infringes intellectual property rights may also be subject to one or more of the following measures for remedying consequences:
(a) Compulsory destruction, distribution or use for non-commercial purposes of intellectual property counterfeit goods as well as raw materials and materials, and facilities used mainly for production or trading of such intellectual property counterfeit goods, provided that such destruction, distribution or use will not affect the exploitation of rights by intellectual property right holders;
(b) Compulsory transportation out of the territory of Vietnam of transit goods infringing intellectual property rights or compulsory re-export of intellectual property counterfeit goods and imported materials and raw materials, and facilities used mainly for production or trading of such intellectual property counterfeit goods after the infringing elements have been removed from such goods.
4. The amount of the monetary fine stipulated in sub-clause (b) of clause 1 of this article shall be set at least equal to the value of the detected infringing goods but shall not exceed five times such value.
The Government shall issue detailed regulations on the method of determining the value of infringing goods.
Article 215. Preventive measures and/or measures to secure enforcement of administrative penalties
1. In the following cases, organizations and individuals shall have the right to request the competent body to apply preventive measures and/or measures to secure enforcement of the administrative penalties stipulated in clause 2 of this article:
(a) An act of infringement of intellectual property rights is likely to cause serious loss and damage to consumers or society;
(b) Material evidence of the infringement is likely to be dispersed or there are indications that the offender will evade responsibility;
(c) In order to secure enforcement of a decision imposing an administrative penalty.
2. Preventive measures and/or measures to secure enforcement of administrative penalties which may be applied in accordance with administrative procedures to acts of infringement of intellectual property rights shall comprise:
(a) Temporary detention of persons;
(b) Temporary custody of infringing goods, material evidence and facilities;
(c) Body searches;
(d) Searches of means of transport and objects; searches of places where infringing goods, material evidence and facilities are hidden;
(dd) Other administrative preventive measures in accordance with the law on dealing with administrative breaches.
Section 2. CONTROL OF INTELLECTUAL PROPERTY RELATED IMPORTS AND EXPORTS
Article 216. Measures to control intellectual property related imports and exports
1. Measures to control intellectual property related imports and exports shall comprise:
(a) Suspension of customs procedures for goods suspected of infringing intellectual property rights;
(b) Inspection and supervision to detect goods showing signs of infringing intellectual property rights.
2. Suspension of customs procedures for goods suspected of infringing intellectual property rights means a measure taken at the request of an intellectual property right holder in order to collect information and evidence on the goods consignment in question so that the intellectual property right holder may exercise the right to request that the infringing act be dealt with and to request the application of provisional urgent measures, preventive measures and/or measures to secure enforcement of administrative penalties.
3. Inspection and supervision to detect goods showing signs of infringing intellectual property rights means a measure taken at the request of an intellectual property right holder in order to collect information for the exercise of the right to request suspension of customs procedures.
4. If any intellectual property counterfeit goods within the meaning of article 213 of this Law are found during the course of application of the measures stipulated in clauses 2 and 3 of this article, the customs office shall have the right and responsibility to apply administrative remedies to deal with such goods in accordance with articles 214 and 215 of this Law.
Article 217. Obligations of applicants for measures to control intellectual property related imports and exports
1. An applicant for application of a measure to control intellectual property related imports or exports shall have the following obligations:
(a) To prove that the applicant is an intellectual property right holder by producing the documents and evidence stipulated in clause 2 of article 203 of this Law;
(b) To supply information sufficient to identify goods suspected of infringing intellectual property rights or to detect goods showing signs of infringing intellectual property rights;
(c) To file a written request with the customs office and to the pay fees and charges stipulated by law;
(d) To pay damages and other expenses incurred to persons subject to control measures in a case where the controlled goods are found not to have infringed industrial property rights.
2. In order to secure the performance of the obligation stipulated in sub-clause (d) of clause 1 of this article, an applicant shall deposit security in one of the following forms:
(a) A sum of money equal to twenty (20) per cent of the value of the goods consignment subject to the application of the measure of suspension of customs procedures, or at least twenty million (20,000,000) dong where it is impossible to value such goods;
(b) A deed of guarantee issued by a bank or other credit institution.
Article 218. Procedures for application of the measure of suspension of customs procedures
1. When an applicant for the suspension of customs procedures has fulfilled the obligations stipulated in article 217 of this Law, the customs office shall issue a decision suspending customs procedures with regard to the goods consignment in question.
2. The duration of suspension of customs procedures shall be ten (10) working days from the date of issuance of the suspension decision. Where the applicant has justifiable reasons, this duration may be extended but must not exceed twenty (20) working days, provided that the applicant deposits the security stipulated in clause 2 of article 217 of this Law.
3. Upon expiry of the duration stipulated in clause 2 of this article, if the applicant does not initiate civil proceedings and the customs office does not issue a decision accepting jurisdiction to deal with the case in accordance with administrative procedures as an administrative breach by the importer or exporter of the goods, then the customs office shall have the following responsibilities:
(a) To continue customs procedures for the goods consignment in question;
(b) To compel the applicant to compensate for all loss and damage caused to the owner of the goods consignment due to the unreasonable request for suspension of customs procedures, and to pay expenses for warehousing and preservation of goods as well as other expenses incurred by the customs office and any related body, organization or individual in accordance with the law on customs;
(c) To refund to the applicant the remaining security amount after the obligation to pay compensation and expenses stipulated in sub-clause (b) above has been fulfilled.
Article 219. Inspection and supervision to detect goods showing signs of infringement of intellectual property rights
Where an intellectual property right holder requests inspection and supervision to detect goods showing signs of infringement of intellectual property rights and the customs office then finds such a goods consignment, the customs office shall promptly notify the applicant thereof. If the applicant does not request the suspension of customs procedures with regard to the offending goods consignment and the customs office does not issue a decision on consideration of application of the administrative penalties stipulated in articles 214 and 215 of this Law within three working days from the date of notification, then the customs office must continue carrying out customs procedures for the goods consignment in question.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực