Chương XII Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.
1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.
2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;
c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối;
d) Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố.
Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.
1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cùng một tên như tên đã đăng ký ở bất kỳ quốc gia nào khi nộp đơn đăng ký bảo hộ.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Trùng hoặc tương tự với tên của sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó;
g) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.Bổ sung
CONDITIONS FOR PROTECTION OF RIGHTS TO PLANT VARIETIES
Article 157. Organizations and individuals whose rights to plant varieties are eligible for protection
1. Organizations and individuals whose rights to plant varieties are eligible for protection means those who select and breed or discover and develop plant varieties or who invest in the selection and breeding or the discovery and development of plant varieties or to whom rights to plant varieties are transferred.
2. Organizations and individuals defined in clause 1 of this Article shall include Vietnamese organizations and individuals; organizations and individuals of foreign countries which have concluded agreements on the protection of plant varieties with the Socialist Republic of Vietnam; and foreign organizations and individuals with permanent residential addresses in Vietnam or with establishments producing or trading in plant varieties in Vietnam.
Article 158. General conditions for plant varieties to be eligible for protection
Plant varieties eligible for protection means plant varieties which have been selected and bred or discovered and developed, are on the list of State protected plant species promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development; and are new, distinct, uniform, stable and designated by proper denominations.
Article 159. Novelty of a plant variety
A plant variety shall be deemed new if reproductive materials or harvested materials of such variety have not yet been sold or otherwise distributed for the purpose of exploitation in the territory of Vietnam by the registration right holder defined in article 164 of this Law or his or her licensee one (1) year before the filing date of the application for registration, or for exploitation outside the territory of Vietnam six (6) years before the filing date of the application for registration for timber trees or vines, or four (4) years for other plant varieties.
Article 160. Distinctness of a plant variety
1. A plant variety shall be deemed to be distinct if it is clearly distinguishable from any other variety whose existence is a matter of common knowledge at the time of filing the application or on the priority date, as the case may be.
2. Plant varieties whose existence is a matter of common knowledge defined in clause 1 of this article mean those falling into one of the following cases:
(a) Their reproductive materials or harvested materials have been widely used in the market of any country at the time of filing of the application for registration for protection;
(b) They have been protected or registered on the list of plant species in any country;
(c) They are the subject matter of an application for registration for protection or registration on the list of plant species in any country, provided that such application has not been rejected;
(d) Their detailed description has been published.
Article 161. Uniformity of a plant variety
A plant variety shall be deemed uniform if, subject to variation which may be expected from the particular features of its propagation, it is sufficiently uniform in its relevant characteristics.
Article 162. Stability of a plant variety
A plant variety shall be deemed stable if its relevant originally described characteristics remain unchanged after repeated propagation or, in the case of a particular cycle of propagation, at the end of each cycle.
Article 163. Denominations of plant varieties
1. The registrant must designate a proper denomination for a plant variety which must be the same as the denomination registered in any country where and when an application for registration for protection was filed.
2. The denomination of a plant variety shall be deemed proper if it is distinguishable from those of other plant varieties of common knowledge within the same or similar species.
3. Denominations of plant varieties shall be deemed improper in the following cases:
(a) They consist of numerals only, except where such numerals are relevant to characteristics or the breeding of such variety;
(b) They violate social ethics;
(c) They may easily mislead as to features or characteristics of such variety;
(d) They may easily mislead as to identification of the breeder;
(dd) They are identical or confusingly similar to marks, trade names or geographical indications protected before the date of publication of the application for registration for protection of such plant variety;
(e) They are identical or similar to the denomination of a harvested material of such plant variety;
(g) They affect prior rights of other organizations or individuals.
4. Organizations and individuals who offer for sale or bring onto the market reproductive materials of plant varieties must use the denominations of such plant varieties as stated in protection titles even after the expiration of the protection terms.
5. When denominations of plant varieties are combined with marks, trade names or indications similar to denominations of plant varieties already registered for offer for sale or brought onto the market, such denominations must still be distinguishable.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực