Chương XVII Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
1. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này.
2. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
3. Nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
4. Trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm, bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới;
b) Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ không phải là sản phẩm mới nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn không thể xác định được quy trình do bị đơn sử dụng.
5. Trong trường hợp một bên trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chứng minh được chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình bị bên kia kiểm soát do đó không thể tiếp cận được thì có quyền yên cầu Toà án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó.
6. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật này.
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.
2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
1. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.
2. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi nghe ý kiến của bên bị áp dụng biện pháp đó.
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó:
a) Thu giữ;
b) Kê biên;
c) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
d) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật này bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;
b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
1. Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng.
2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét để trả lại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có căn cứ xác đáng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án buộc người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo quy định tại Chương VIII, Phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng dân sự.
APPLICATION OF CIVIL REMEDIES IN DEALING WITH INFRINGEMENTS OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS
Courts may apply the following civil remedies in dealing with organizations and individuals who have committed acts of infringement of intellectual property rights:
1. Compulsory termination of the infringing acts.
2. Compulsory public apology and rectification.
3. Compulsory performance of civil obligations.
4. Compulsory payment of damages for loss.
5. Compulsory destruction, distribution or use for non-commercial purposes of goods, raw materials and materials, and facilities used principally for the production or trading of goods which infringed intellectual property rights, provided that such destruction, distribution or use will not affect the exploitation of rights by intellectual property right holders.
Article 203. Burden of proof of litigants
1. The plaintiff and the defendant to a lawsuit regarding infringement of intellectual property rights shall bear the burden of proof stipulated in article 79 of the Civil Procedure Code and this article.
2. The plaintiff must prove that the plaintiff is the intellectual property right holder by leading one of the following forms of evidence:
(a) Copies of the copyright registration certificate, related right registration certificate or protection title; or an extract of the National Register of Copyright and Related Rights, the National Register of Industrial Property or the National Register of Protected Plant Varieties;
(b) Necessary evidence proving the basis for establishment of copyright or related rights in the absence of a copyright registration certificate, related right registration certificate; necessary evidence proving the right to a trade secret, trade name or well known mark;
(c) Copy of the license contract for an intellectual property object where the use right is licensed pursuant to a contract.
3. The plaintiff shall bear the burden of proving acts of infringement of intellectual property rights or acts of unfair competition.
4. In a lawsuit regarding infringement of the right to an invention which is a production process, the defendant shall bear the burden of proving that the product of the defendant was produced by a process other than the protected process in the following cases:
(a) The product made by the protected process is new;
(b) The product made by the protected process is not new, but the invention owner believes that the product of the defendant is made by the protected process and fails to identify the process used by the defendant in spite of having applied appropriate measures.
5. Where a party to a lawsuit regarding infringement of intellectual property rights can prove that appropriate evidence proving such party's claim is under the control of the other party and is therefore inaccessible, the former party shall have the right to request the court to compel the latter party to produce such evidence.
6. When making a claim for compensation for damages for loss, the plaintiff must prove the plaintiff's actual loss and damage and specify the basis for determining the amount of compensation for damages in accordance with article 205 of this Law.
Article 204. Principles for determining loss and damage caused by an infringement of intellectual property rights
1. Loss and damage caused by acts of infringement of industrial property rights shall comprise:
(a) Material loss and damage including property loss, decrease in income and profit, loss of business opportunity, and reasonable expenses for mitigating and remedying the material damage;
(b) Spiritual loss and damage including damage to honour, dignity, prestige, reputation and other spiritual loss caused to authors of literary, artistic and scientific works; to performers; to authors of inventions, industrial designs, layout designs; and to breeders of plant varieties.
2. The extent of damage shall be determined on the basis of actual losses suffered by intellectual property right holders due to acts of infringement of intellectual property rights.
Article 205. Bases for determining amount of damages for loss and damage caused by an infringement of intellectual property rights
1. Where the plaintiff proves that an act of infringement of intellectual property rights has caused the plaintiff material damage, the plaintiff shall have the right to request the court to decide the amount of damages on one of the following bases:
(a) Total material damage calculated in an amount of money plus profit derived by the defendant as a result of the act of infringement of intellectual property rights, where the reduced profit amount of the plaintiff has not yet been included in such total material damage;
(b) The price of the licensing of an intellectual property object on the assumption that the defendant was licensed by the plaintiff to use that object under a license contract within a scope corresponding to the act of infringement which was committed;
(c) Where it is impossible to determine the amount of damages for material damage on the bases stipulated in sub-clause (a) and (b) of this clause, such amount of damages shall be set by the court depending on the extent of loss but must not exceed five hundred million (500,000,000) dong.
2. Where a plaintiff proves that the act of infringement of intellectual property rights caused the plaintiff spiritual damage, the plaintiff shall have the right to request the court to decide on the amount of damages depending on the extent of loss, to range from five million (5,000,000) to fifty million (50,000,000) dong.
3. In addition to the amount of damages stipulated in clauses 1 and 2 of this article, an industrial property right holder shall also have the right to request the court to compel the organization or individual who have committed the act of infringement of industrial property rights to pay reasonable costs of engaging a lawyer.
Article 206. Right to request the court to apply provisional urgent measures
1. Upon or after the initiation of a lawsuit, an intellectual property right holder shall have the right to request the court to apply provisional measures in the following cases:
(a) There is a danger of irreparable damage to such intellectual property right holder;
(b) Goods suspected of infringement of intellectual property rights or evidence related to the act of infringement of industrial property rights are likely to be dispersed or destroyed unless they are protected in time.
2. A court may make a decision applying provisional urgent measures at the request of an industrial property right holder as stipulated in clause 1 of this article before hearing the party subject to such measures.
Article 207. Provisional urgent measures
1. The following provisional urgent measures may be applied to goods suspected of infringing intellectual property rights or to raw materials and materials, or facilities of production or trading of such goods:
(a) Retention;
(b) Seizure;
(c) Sealing; prohibiting any alteration of the original state; prohibiting any movement;
(d) Prohibiting transfer of ownership.
2. Other provisional urgent measures may be applied in accordance with the Civil Procedure Code.
Article 208. Obligations of applicants for provisional urgent measures
1. Applicants for provisional urgent measures shall bear the burden of proving their right provided for in clause 1 of article 206 of this Law by producing the documents and evidence stipulated in clause 2 of article 203 of this Law.
2. An applicant for provisional urgent measures shall be obliged to pay compensation for loss caused to a person subject to such measures in a case where the latter is found not to have infringed industrial property rights. To secure the performance of this obligation, an applicant for provisional urgent measures shall deposit security in one of the following forms:
(a) A sum of money equal to twenty (20) per cent of the value of the goods subject to the application of provisional urgent measures, or at least twenty million (20,000,000) dong where it is impossible to value such goods;
(b) A deed of guarantee issued by a bank or other credit institution.
Article 209. Cancellation of application of provisional urgent measures
1. The court shall issue a decision cancelling provisional urgent measures previously applied in the case stipulated in clause 1 of article 122 of the Civil Procedure Code or in a case where the person subject to such measures proves that such application was not well founded.
2. In a case of cancellation of a provisional urgent measure, the court shall consider refunding the applicant the security stipulated in clause 2 of article 208 of this Law. Where a request for the application of a provisional urgent measure was not well founded thus causing loss to the person subject to such measure, the court shall compel the applicant to pay compensation for such loss.
Article 210. Authority and procedures for application of provisional urgent measures
The authority and procedures for application of provisional urgent measures shall be implemented in accordance with the provisions of Chapter VIII, Part One of the Civil Procedure Code.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực