Chương VII Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại lệ phí duy trì hiệu lực của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.Bổ sung
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính nguyên gốc;
2. Có tính mới thương mại.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
2. Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
1. Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
b) Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
2. Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
2. Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
3. Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.Bổ sung
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
CONDITIONS FOR PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Section 1. CONDITIONS FOR PROTECTION OF INVENTIONS
Article 58. General conditions for inventions to be eligible for protection
1. An invention shall be eligible for protection in the form of the grant of an invention patent when it satisfies the following conditions:
(a) It is novel;
(b) It is of an inventive nature;
(c) It is susceptible of industrial application.
2. Unless an invention is common knowledge, it shall be protected in the form of the grant of a utility solution patent when it satisfies the following conditions:
(a) It is novel;
(b) It is susceptible of industrial application.
Article 59. Objects ineligible for protection as inventions
The following objects shall be ineligible for protection as inventions:
1. Scientific discoveries or theories, mathematical methods.
2. Schemes, plans, rules and methods for performing mental acts, training domestic animals, playing games and doing business; computer programs.
3. Presentations of information.
4. Solutions of aesthetic characteristics only.
5. Plant varieties, animal breeds.
7. Processes of plant or animal production which are principally of a biological nature, other than microbiological processes.
8. Human and animal disease prevention methods, diagnostic and treatment methods.
Article 60. Novelty of inventions
1. An invention shall be deemed novel if it has not yet been publicly disclosed by use or by means of a written description or any other form either inside or outside Vietnam before the filing date or the priority date, as applicable, of the invention registration application.
2. An invention shall be deemed not yet publicly disclosed if it is known to only a limited number of persons who are obliged to keep it secret.
3. An invention shall not be deemed to have lost its novelty if it is published in the following cases, provided that the invention registration application is filed within six (6) months from the date of publication:
(a) It is published by another person without permission from the person having the right to register it as defined in article 86 of this Law;
(b) It is published in the form of a scientific presentation by the person having the right to register it as defined in article 86 of this Law;
(c) It is displayed at a national exhibition of Vietnam or at an official or officially recognized international exhibition by the person having the right to register it as defined in article 86 of this Law.
Article 61. Inventive nature of inventions
An invention shall be deemed to be of an inventive nature if, based on technical solutions already publicly disclosed by use or by means of a written description or any other form either inside or outside Vietnam prior to the filing date or the priority date as applicable of the application for registration of the invention, the invention constitutes inventive progress and cannot be easily created by a person with average knowledge in the art.
Article 62. Inventions which are susceptible of industrial application
An invention shall be deemed to be susceptible of industrial application if it is possible to realize mass manufacture or production of products or repeated application of the process which is the subject matter of the invention, and to achieve stable results.
Section 2. CONDITIONS FOR PROTECTION OF INDUSTRIAL DESIGNS
Article 63. General conditions for industrial designs to be eligible for protection
1. An industrial design shall be eligible for protection when it satisfies the following conditions:
(a) It is novel;
(b) It is of a creative nature;
(c) It is susceptible of industrial application.
Article 64. Objects ineligible for protection as industrial designs
The following items shall be ineligible for protection as industrial designs:
1. Outward appearance of a product which is necessarily due to the technical features of the product.
2. Outward appearance of civil or industrial construction works.
3. Shape of a product which is invisible during the use of the product.
Article 65. Novelty of industrial designs
1. An industrial design shall be deemed to be new if it significantly differs from other industrial designs which have been publicly disclosed by use or by means of written descriptions or in any other form either inside or outside Vietnam prior to the filing date or the priority date, as applicable, of the application for registration of the industrial design.
2. Two industrial designs shall not be deemed to be significantly different from each other if they are only different in features of appearance which are not easily noticeable and memorable and which cannot be used to distinguish such industrial designs overall.
3. An industrial design shall be deemed not yet publicly disclosed if it is known to only a limited number of persons who are obliged to keep it secret.
4. An industrial design shall be deemed not to have lost its novelty if it is published in the following cases, provided that the application for registration of the industrial design is filed within six (6) months from the date of publication:
(a) It is published by another person without permission from the person having the right to register it as defined in article 86 of this Law;
(b) It is published in the form of a scientific presentation by the person having the right to register it as defined in article 86 of this Law;
(c) It is displayed at a national exhibition of Vietnam or at an official or officially recognized international exhibition by the person having the right to register it as defined in article 86 of this Law.
Article 66. Creativity of industrial designs
An industrial design shall be deemed to be creative if, based on industrial designs already publicly disclosed through use or by means of written descriptions or in any other form either inside or outside Vietnam before the filing date or the priority date, as applicable, of the application for registration of the industrial design, the industrial design cannot be easily created by a person with average knowledge in the art.
Article 67. Industrial designs which are susceptible of industrial application
An industrial design shall be deemed to be susceptible of industrial application if it can be used as a model for mass manufacture of products with the outward appearance embodying such industrial design by industrial or handicraft methods.
Section 3. CONDITIONS FOR PROTECTION OF LAYOUT DESIGNS
Article 68 General conditions for layout designs to be eligible for protection
A layout design shall be eligible for protection when it satisfies the following conditions:
1. It is original.
2. It is commercially novel.
Article 69. Objects ineligible for protection as layout designs
The following items shall be ineligible for protection as layout designs:
1. Principles, processes, systems and methods operated by semiconductor integrated circuits.
2. Information or software contained in semiconductor integrated circuits.
Article 70. Originality of layout designs
1. A layout design shall be deemed to be original if it satisfies the following conditions:
(a) It is the result of its author's creative labour;
(b) It was not widely known among creators of layout designs or manufacturers of semi- conducting closed circuits at the time of its creation.
2. A layout design which is a combination of elements and common interconnections shall be deemed to be original only if such combination, taken overall, is original pursuant to the provisions of clause 1 of this article.
Article 71. Commercial novelty of layout designs
1. A layout design shall be deemed to be commercially novel if it has not yet been commercially exploited anywhere in the world prior to the filing date of the application for registration.
2. A layout design shall not be deemed to have lost its commercial novelty if the application for registration of the layout design is filed within two years from the date it was commercially exploited for the first time anywhere in the world by the person who has the right to register it as defined in article 86 of this Law or by his or her licensee.
3. Commercial exploitation of a layout design as stipulated in clause 2 of this article means any act of public distribution for commercial purposes of a semiconductor integrated circuit produced by incorporation of such layout design, or of a commodity containing such semiconductor integrated circuit.
Section 4. CONDITIONS FOR PROTECTION OF MARKS
Article 72. General conditions for marks to be eligible for protection
A mark shall be eligible for protection when it satisfies the following conditions:
1. It is a visible sign in the form of letters, words, drawings or images including holograms, or a combination thereof, represented in one or more colours.
2. It is capable of distinguishing goods or services of the mark owner from those of other subjects.
Article 73. Signs ineligible for protection as marks
The following signs shall be ineligible for protection as marks:
1. Signs identical with or confusingly similar to national flags or national emblems.
2. Signs identical with or confusingly similar to emblems, flags, armorial bearings, abbreviated names or full names of Vietnamese State bodies, political organizations, socio-political organizations, socio- politico-professional organizations, social organizations or socio-professional organizations or with international organizations, unless permitted by such bodies or organizations.
3. Signs identical with or confusingly similar to real names, aliases, pseudonyms or images of leaders, national heroes or famous personalities of Vietnam or foreign countries.
4. Signs identical with or confusingly similar to certification seals, check seals or warranty seals of international organizations which require that their signs must not be used, unless such seals are registered as certification marks by such organizations.
5. Signs which cause misunderstanding or confusion or which deceive consumers as to the origin, properties, use, quality, value or other characteristics of goods or services.
Article 74. Distinctiveness of marks
1. A mark shall be deemed to be distinctive if it consists of one or more easily noticeable and memorable elements, or of many elements forming an easily noticeable and memorable combination, and does not fall into the cases stipulated in clause 2 of this article.
2. A mark shall be deemed to be indistinctive if it is a sign falling into one of the following categories:
(a) Simple shapes and geometric figures, numerals, letters or scripts of uncommon languages, except where such sign has been widely used and recognized as a mark;
(b) Conventional signs or symbols, pictures or common names in any language of goods or services that have been widely and regularly used and known to many people;
(c) Signs indicating time, place and method of production; category, quantity, quality, properties, ingredients, use, value or other characteristics descriptive of goods or services, except where such sign has acquired distinctiveness by use before the filing of the application for registration of the mark;
(d) Signs describing the legal status and business sector of business entities;
(dd) Signs indicating the geographical origin of goods or services, except where such sign has been widely used and recognized as a mark or registered as a collective mark or certification mark as stipulated in this Law;
(e) Signs other than integrated marks which are identical with or confusingly similar to registered marks of identical or similar goods or services on the basis of applications for registration with earlier filing dates or priority dates, as applicable, including applications for registration of marks filed pursuant to a treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
(g) Signs identical with or confusingly similar to another person's mark which has been widely used and recognized for similar or identical goods or services before the filing date or the priority date, as applicable;
(h) Signs identical with or confusingly similar to another person's mark which has been registered for identical or similar goods or services, the registration certificate of which has been invalidated for no more than five years, except where the ground for such invalidation was non-use of the mark pursuant to sub-clause (d) of article 95.1 of this Law;
(i) Signs identical with or confusingly similar to another person's mark recognized as a well known mark which has been registered for goods or services which are identical with or similar to those bearing such well known mark, or for dissimilar goods or services if the use of such mark may affect the distinctiveness of the well known mark or the mark registration was aimed at taking advantage of the reputation of the well known mark;
(k) Signs identical with or similar to another person's trade name currently in use if the use of such sign may cause confusion to consumers as to the origin of goods or services;
(l) Signs identical with or similar to a protected geographical indication if the use of such sign may mislead consumers as to the geographical origin of goods;
(m) Signs identical with, containing or being translated or transcribed from protected geographical indications for wines or spirits if such sign has been registered for use with respect to wines and spirits not originating from the geographical areas bearing such geographical indications;
(n) Signs identical with or insignificantly different from another person's industrial design which has been protected on the basis of an application for registration of an industrial design with a filing date or priority date earlier than that of the application for registration of the mark.
Article 75. Criteria for evaluation of whether or not a mark is well known
The following criteria shall be taken into account when considering whether or not a mark is well known:
1. The number of relevant consumers who were aware of the mark by purchase or use of goods or services bearing the mark, or from advertising.
2. The territorial area in which goods or services bearing the mark are circulated.
3. Turnover of the sale of goods or provision of services bearing the mark or the quantity of goods sold or services provided.
4. Duration of continuous use of the mark.
5. Wide reputation of goods or services bearing the mark.
6. Number of countries protecting the mark.
7. Number of countries recognizing the mark as a well known mark.
8. Assignment price, licensing price, or investment capital contribution value of the mark.
Section 5. CONDITIONS FOR PROTECTION OF TRADE NAMES
Article 76. General conditions for trade names to be eligible for protection
A trade name shall be protected when it is capable of distinguishing the business entity bearing it from other business entities operating in the same business sector and locality.
Article 77. Objects ineligible for protection as trade names
Names of State bodies, political organizations, socio-political organizations, socio-politico-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations and other entities not involved in business activities shall not be protected as trade names.
Article 78. Distinctiveness of trade names
A trade name shall be deemed to be distinctive when it satisfies the following conditions:
1. It consists of a proper name, except where the proper name was widely known by use.
2. It is not identical with or confusingly similar to a trade name which was used earlier by another person in the same business sector and locality.
3. It is not identical with or confusingly similar to another person's mark or a geographical indication which was protected before the date of use of such trade name.
Section 6. CONDITIONS FOR PROTECTION OF GEOGRAPHICAL INDICATIONS
Article 79. General conditions for geographical indications to be eligible for protection
A geographical indication shall be eligible for protection when it satisfies the following conditions:
1. The product bearing the geographical indication originates from the area, locality, territory or country corresponding to such geographical indication.
2. The product bearing the geographical indication has a reputation, quality or characteristics mainly attributable to geographical conditions of the area, locality, territory or country corresponding to such geographical indication.
Article 80. Objects ineligible for protection as geographical indications
The following objects shall be ineligible for protection as geographical indications:
1. Names or indications which have become generic names of goods in Vietnam.
2. Geographical indications of foreign countries where they are not, or no longer, protected or used.
3. Geographical indications identical with or similar to a protected mark, where the use of such geographical indication is likely to cause confusion as to the origin of products.
4. Geographical indications which mislead consumers as to the true geographical origin of products bearing such geographical indications.
Article 81. Reputation, quality and characteristics of products bearing geographical indications
1. Reputation of products bearing a geographical indication shall be determined on the basis of the trust of consumers in such products to the extent such products are widely known to and selected by consumers.
2. Quality and characteristics of products bearing a geographical indication shall be determined by one or more qualitative, quantitative or physically, chemically, microbiologically perceptible criteria which can be tested by technical means or by experts with appropriate testing methods.
Article 82. Geographical conditions relevant to geographical indications
1. Geographical conditions relevant to a geographical indication means natural and human factors decisive to reputation, quality and characteristics of products bearing such geographical indication.
2. Natural factors shall include climatic, hydrological, geological, topographical and ecological factors and other natural conditions.
3. Human factors shall include skills and expertise of producers, and traditional production processes of localities.
Article 83. Geographical areas bearing geographical indications
Geographical areas bearing geographical indications must have their boundaries accurately determined by words and by maps.
Section 7. CONDITIONS FOR PROTECTION OF TRADE SECRETS
Article 84. General conditions for trade secrets to be eligible for protection
A trade secret shall be eligible for protection when it satisfies the following conditions:
1. It is neither common knowledge nor easily obtainable.
2. When used in business activities, the trade secret will create for its holder advantages over those who do not hold or use it.
3. The owner of the trade secret maintains its secrecy by necessary means so that the secret will not be disclosed nor be easily accessible.
Article 85. Objects ineligible for protection as trade secrets
The following confidential information shall be ineligible for protection as trade secrets:
1. Personal identification secrets.
2. State management secrets.
3. National defence and security secrets.
4. Other confidential information unrelated to business.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực