Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi nghị định 100/2006/NĐ-CP
Số hiệu: | 85/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/09/2011 | Ngày hiệu lực: | 10/11/2011 |
Ngày công báo: | 26/09/2011 | Số công báo: | Từ số 511 đến số 512 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều chỉnh một số quyền về sở hữu trí tuệ
Ngày 20/09/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP liên quan đến vấn đề dân sự, SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan.Theo đó, tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói do tự mình thực hiện dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình.
Kể từ ngày 01/01/2010, nếu tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ sẽ tiếp tục hưởng thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi công bố lần đầu; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật chưa được công bố trong thời hạn 25 năm thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi định hình tác phẩm; riêng tác phẩm sân khấu, thời hạn bảo hộ là suốt đời và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm đến khi xác định được danh tính tác giả. Ngoài ra, NĐ còn hướng dẫn cụ thể cách thức quản lý, thanh toán tiền nhuận bút, quyền lợi vật chất, chế độ báo cáo…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/11/2011
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2006/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan:
1. Bổ sung các khoản 11, 12, 13, 14 và 15 Điều 4 như sau:
“11. Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam là tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.
12. Công bố đồng thời là việc công bố tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.
13. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng tác phẩm.
14. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn thực hiện các hoạt động sáng tạo để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng.
15. Quyền lợi vật chất là khoản tiền do bên sử dụng bản ghi âm, ghi hình trả cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bên sử dụng chương trình phát sóng trả cho tổ chức phát sóng.
Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác.”
2. Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
2. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
3. Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19:
“Điều 19a. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
1. Tác giả chương trình máy tính quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14, Điều 22 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính và tác giả chương trình máy tính có thể thỏa thuận khi ký hợp đồng sáng tạo về quyền đặt tên chương trình máy tính quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, về việc chỉnh sửa, nâng cấp chương trình máy tính quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền công bố quy định tại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản độc quyền quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tác giả chương trình máy tính được hưởng tiền nhuận bút và quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
4. Bổ sung Điều 20a vào sau Điều 20:
“Điều 20a. Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân gian
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác.
2. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiện tương tự khác.
3. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.”
5. Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.”
6. Điều 26 được sửa đổi như sau:
“1. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
2. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung thực hiện như sau:
Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.”
7. Điều 28 được sửa đổi như sau:
“Điều 28. Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
Việc hưởng quyền của chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.”
8. Điều 36 được sửa đổi như sau:
“Điều 36. Sử dụng chương trình phát sóng
1. Chủ sở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng.
2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tiếp sóng, tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.”
9. Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi như sau:
“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
10. Điểm a khoản 1 Điều 39 được sửa đổi như sau:
“1. Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Đơn và hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
11. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền.
b) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể.
c) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và hợp đồng ủy quyền.
2. Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diện cho các quyền, nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thỏa thuận để một tổ chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện.
3. Việc quản lý, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định sau:
a) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
b) Tổ chức đại diện tập thể được giữ lại một khoản tiền phù hợp trên tổng số tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được để chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền. Mức tiền giữ lại được điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của hoạt động đại diện tập thể trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được.
c) Việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối.
4. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng, một năm hoặc đột xuất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
a) Báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bao gồm các nội dung: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động; thay đổi nhân sự lãnh đạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; chương trình kế hoạch dài hạn và hàng năm; tình hình hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cấp phép sử dụng; hoạt động thu, mức thu, phương thức phân phối; cách thức thực hiện việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt động liên quan khác.
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.”
12. Bổ sung Điều 45a vào sau Điều 45:
“Điều 45a. Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
1. Nhuận bút, thù lao quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo các nguyên tắc sau:
a) Việc trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước.
b) Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.
c) Các đồng tác giả, tập thể tác giả thỏa thuận về tỷ lệ phân chia nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo thể hiện trong tác phẩm, phù hợp với hình thức sử dụng.
d) Tác giả của tác phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; người Việt Nam thực hiện sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khuyến khích.
đ) Việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
e) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lập dự trù kinh phí chi nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất trong phạm vi ngân sách và các nguồn thu khác theo quy định pháp luật.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.”
13. Bổ sung khoản 4 Điều 46 như sau:
“4. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản có hiệu lực trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.
Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm nộp đơn.
Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc vi phạm hợp đồng trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.”
14. Thay cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Thay cụm từ “Sở Văn hóa - Thông tin” bằng cụm từ “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Thay cụm từ “Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật” bằng cụm từ “Cục Bản quyền tác giả”.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 85/2011/ND-CP |
Hanoi, September 20, 2011 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 100/ 2006/ND-CP OF SEPTEMBER 21, 2006, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CIVIL CODE AND THE INTELLECTUAL PROPERTY LAW REGARDING COPYRIGHT AND RELATED RIGHTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Intellectual Property;
Pursuant to the June 19, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Intellectual Property;
At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,
DECREES:
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 100/2006/ND-CP of September 21, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Civil Code and the Intellectual Property Law regarding copyright and related rights:
1. To add the following Clauses 11, 12, 13, 14 and 15 to Article 4:
"11. Work of a foreign organization or individual first published in Vietnam means a work which is not yet published elsewhere prior to its publication in Vietnam.
12. Simultaneous publication means the publication of a foreign organization's or individual's work in Vietnam within 30 days after it is first published elsewhere.
13. Royalty means a sum of money paid by a party that uses a work to its author or copyright holder in order to acquire the authority to use such work.
14. Remuneration means a sum of money paid by a party that uses a work to its author or copyright holder; or by a party that uses a performance to performers who carry out creative activities to convey a copyrighted work to the public.
15. Material benefits means a sum of money paid by a party that uses a phonogram or video recording to its producer or by a party that uses a broadcast to the broadcasting organization.
Other material benefits mean economic advantages which authors, copyright holders and related right holders are entitled to, in addition to royalty, remuneration, and material benefits, such as prizes, gift books, invitation tickets to performances, public presentation of cinematographic works, work displays or exhibitions and interests in other related material forms."
2. To amend Article 10 as follows:
"1. Lectures, addresses and other sermons specified at Point b, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law constitute a genre of work presented in spoken languages and must be fixed in a certain material form.
2. In case authors fix their lectures, addresses and other sermons in the form of phonogram or video recording, they are entitled to copyright to such lectures, addresses and sermons and, at the same time, hold rights to such phonograms or video recordings according to Clause 2, Article 44 of the Intellectual Property Law."
3. To add the following Article 19a below Article 19:
"Article 19a. Copyright to computer programs
1. Authors of computer programs defined at Point m, Clause 1, Article 14, and Article 22 of the Intellectual Property Law are entitled to moral rights specified in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
When signing contracts on creation of computer programs, organizations or persons that provide funds and physical and technical foundations for creation of computer programs, and authors of such programs may reach agreement on the right to title such programs specified in Clause 1, Article 19 of the Intellectual Property Law and the modification and upgrading of such programs specified in Clause 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
2. Organizations or persons that provide funds and physical and technical foundations for creation of computer programs are copyright holders and entitled to the publication right and exclusive economic rights specified respectively in Article 19 and Article 20 of the Intellectual Property Law.
Authors of computer programs are entitled to royalty and other material benefits as agreed with copyright holders.
3. Organizations or persons that have the lawful use right to a copy of a computer program may make at most one back-up copy for replacement in case the copy currently in use is lost, damaged or unusable."
4. To add the following Article 20a below Article 20:
"Article 20a. Folk literary and artistic works
To-be-protected folk literary and artistic works defined in Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law include:
1. Folk literary and artistic works defined at Point a, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law, which are works in different genres of the art of words such as humorous story, fable, epic, mythology, legend, anecdote, poem, folk song, proverb, riddle and other similar forms of expression.
2. Folk literary and artistic works defined at Points b and c, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law, which are works in different genres of the art of performance such as classical drama (tuong), traditional operetta (cheo), reformed opera (cai luong), theme song, music melody; dance, performance, folk game, village festival, folk ritual and other similar forms of expression.
3. Folk literary and artistic works defined at Point d, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law, which are works in different genres of plastic arts such as graphics, paintings, sculpture, musical instrument; architectural models and other similar forms of expression."
5. To amend Clause 2, Article 23 as follows:
"2. The right to reproduce works provided at Point c, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means one of exclusive economic rights under copyright which are performed by copyright holders or their authorized persons to make copies of works by any means or in any form, including electronic ones."
6. To amend Article 26 as follows:
"1. The term of protection of economic rights and moral rights specified in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law for a posthumous work is fifty years as from the date of first publication.
The term of protection of economic rights and moral rights specified in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law for a photographic work or a work of applied arts specified at Point a, Clause 2, Article 27 of the Intellectual Property Law is fifty years as from the date of first publication. For a work which remains unpublished within fifty years after fixation, the term of protection is fifty years from the date of fixation.
2. The term of protection of a cinematographic or photographic work, a work of applied art or an anonymous work specified at Point a, Clause 2, Article 27 of the amended Intellectual Property Law is as follows:
As from the effective date of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Intellectual Property Law, the term of protection for cinematographic or photographic works, works of applied art and anonymous works for which the term of protection under Intellectual Property Law has not yet expired complies with Point a, Clause 2, Article 27 of the amended Intellectual Property Law; for a dramatic work for which the term of protection under the Intellectual Property Law has not yet expired, the term of protection complies with Point b, Clause 2, Article 27 of the amended Intellectual Property Law, which is the lifetime of its authors plus fifty years after his/her death."
7. To amend Article 28 as follows:
"Article 28. Transfer of rights to anonymous works
The exercise of rights of owners of anonymous works specified in Clause 2, Article 41, and Point a, Clause 1, Article 42 of the amended Intellectual Property Law is specified as follows:
1. Organizations or persons managing anonymous works may transfer rights to such works to others and are entitled to remuneration from such transfer.
2. Organizations or persons that are transferred rights under Clause 1 of this Article are entitled to rights of owners until work authors are identified."
8. To amend Article 36 as follows:
"Article 36. Use of broadcasts
1. Owners of broadcasts specified in Clause 3, Article 44 of the Intellectual Property Law are broadcasting organizations which provide funds and physical and technical foundations for broadcasting activities.
2. When using works, phonograms and video recordings to produce broadcasts, broadcasting organizations shall perform obligations toward holders of copyright and related rights according to law.
3. Organizations or persons that relay, re-broadcast or transmit via telecommunications or electronic communication networks or in any technical media broadcasts of other broadcasting organizations under Points a and b, Clause 1, Article 31 of the Intellectual Property Law shall comply with relevant agreements and laws. Any modification, mutilation or supplementation of broadcasts of other broadcasting organizations for re-broadcasting or transmission via telecommunications or electric communication networks or in any technical media must be agreed by owners of such broadcasts."
9. To amend Clause 1, Article 37 as follows:
"1. Authors and holders of copyright and related rights specified in Article 50 of the Intellectual Property Law may directly or authorize other organizations or persons to submit dossiers of application for registration of copyright or related rights to the headquarters of the Copyright Office of Vietnam, representatives offices of the Copyright Office of Vietnam in Ho Chi Minh City or Da Nang city or provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments of localities in which they reside or are headquartered. Dossiers may be sent by post."
10. To amend Point a, Clause 1, Article 39 as follows:
"1. The Copyright Office of Vietnam is competent to grant, re-grant, renew and invalidate copyright registration certificates and related rights registration certificates specified in Clauses 1 and 2, Article 51 of the Intellectual Property Law.
a/ Authors and holders of copyright and related rights that wish to have their copyright registration certificates or related rights registration certificates re-granted or renewed shall file applications clearly stating the reason and one dossier specified in Article 50 of the Intellectual Property Law at the headquarters of the Copyright Office of Vietnam, representatives offices of the Copyright Office of Vietnam in Ho Chi Minh City or Da Nang city or provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments of localities in which they reside or are headquartered. Dossiers may be sent by post."
11. To amend Article 41 as follows:
"1. Organizations acting as collective representatives of copyright or related rights specified in Clause 1, Article 56 of the Intellectual Property Law must satisfy the following conditions:
a/ They are authorized by authors or holders of copyright or related rights;
b/ They have signed authorization contracts on management of a specific right or group of rights with holders of these rights;
c/ The collection and division of royalty, remuneration and material benefits generated from the utilization of rights or groups of rights are specified in their operation charters and authorization contracts.
2. In case a work, phonogram, video recording or broadcast is related to the rights and interests of many organizations which are authorized to act as collective representatives of different rights or groups of rights, the involved parties may agree to designate one of them to negotiate on their behalf on the grant of use licenses, collect and divide money, and make reports to the Ministry of Culture, Sports and Tourism before doing so.
3. The management, collection and division of royalty, remuneration and material benefits under Point a, Clause 2, Article 56 of the Intellectual Property Law is specified as follows:
a/ The collection and division of royalty, remuneration and material benefits by organizations acting as collective representatives of copyright and related rights must adhere to the principle of publicity and transparency.
b/ Organizations acting as collective representatives may retain an appropriate portion of collected amounts of royalty, remuneration and material benefits to cover expenses for the performance of their tasks as agreed with authorizers. The money amount to be retained shall be adjusted in conformity with the effectiveness of collective representation activities as agreed with authorizers and may be determined as a percentage of the total collected amount.
c/ The collection and division of royalty, remuneration and material benefits from corresponding foreign or international organizations comply with foreign exchange management regulations.
4. Organizations acting as collective representatives of copyright or related rights shall make biannual, annual or extraordinary reports under Point c, Clause 3, Article 56 of the Intellectual Property Law as follows:
a/ Reports to be sent to the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Finance have the following details: amendments or supplementations to the operation charters or regulations; changes in the leadership; participation in international organizations; other external activities; rates and modes of payment of royalty, remuneration and material benefits; long-term and annual programs and plans; operations, conclusion of authorization contracts and use licensing contracts; collection, levels, modes and methods of dividing royalty, remuneration and material benefits; and other related activities.
b/ Any modifications to charters must be reported to competent authorities for approval before realization."
12. To add the following Article 45a below Article 45:
"Article 45a. Principles and methods of payment of royalty, remuneration and material benefits
1. Royalty and remuneration specified in Clause 3, Article 20, Clause 4, Article 29 and material benefits specified in Clause 2, Article 30. and Clause 2. Article 31 of the Intellectual Property Law shall be determined as follows:
a/ Payment of royalty, remuneration and material benefits must assure the interests of authors, users and the public and suit national realities.
b/ The level of royalty, remuneration and material benefits depends on the category, form, quality, quantity or use frequency of works.
c/ Co-authors or collectives of authors shall reach agreement on specific rates for division of royalty and remuneration based on their creative contributions to the works in conformity with the form of use.
d/ Authors of works and organizations or persons that carry out performances or make phonograms, video recordings or broadcasts for children or ethnic minority people; Vietnamese creating works in foreign languages, Kinh persons creating works in ethnic minority their mother tongues; persons creating works under difficult or dangerous conditions or in other special cases are entitled to additional royalty, remuneration or material benefits as consolation.
e/ The use of copyright and related rights and payment of royalties, remuneration and material benefits must be carried out under written contracts according to law.
f/ Agencies and organizations funded with the state budget and state enterprises shall estimate expenses for payment of royally, remuneration and material benefits within state budget allocations and other revenues according to law.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Information and Communications in. specifying levels and modes of payment of royalty, remuneration and material benefits according to Clause 1, Article 26, and Clauses 1 and 2, Article 33 of the amended Intellectual Property Law."
13. To add the following Clause 4 to Article 46:
"4. Copyright and related rights protected under documents which look effect before the effective date of the amended Intellectual Property Law shall be further protected under the amended Intellectual Properly Law, if their term of protection has not yet expired.
Copyright and related rights registration applications already submitted to competent processed according to the provisions of law applicable at the time of submission of applications.
All acts of infringing upon copyrights and related rights or breaching contracts committed before the effective date of the amended Intellectual Property Law shall be handled according to the provisions of law applicable at the time of commitment."
14. To replace the phrase "Ministry of Culture and Information" with the phrase "Ministry of Culture, Sports and Tourism."
To replace the phrase "provincial-level Culture and Information Department" with the phrase "provincial-level Culture, Sports and Tourism Department."
Article 2. Effect
This Decree takes effect on November 10, 2011.
Article 3. Implementation responsibilities
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and organizations and persons with related rights and obligations shall implement this Decree.
2. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall guide and organize the implementation of this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |