Chương IX Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này.
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;
b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;
c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;
d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.
2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;
c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.
3. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
4. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
6. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
7. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;
c) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;
đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;
e) Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ;
g) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó;
h) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
1. Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.
2. Kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này đến hết năm năm kể từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho bất kỳ người nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật này.
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
1. Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
2. Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.
3. Trong trường hợp đã được thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.Bổ sung
Theo quy định của Luật này, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:
1. Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
2. Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:
a) Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.
3. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế) theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.
2. Việc sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật này, trừ trường hợp sáng chế được tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.Bổ sung
1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
1. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.
2. Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
1. Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.
2. Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.
OWNERS OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS, CONTENTS OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS, AND LIMITATIONS ON INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Section 1. OWNERS OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS, CONTENTS OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Article 121. Owners of industrial property objects
1. The owner of an invention, industrial design or layout design means an organization or individual who is granted a protection title for the respective industrial property object by the competent body.
Owner of a mark means an organization or individual who is granted a protection title for such mark by the competent body or who has an internationally registered mark recognized by the competent body or who has a well known mark.
2. Owner of a trade name means an organization or individual who lawfully uses such trade name in business activities.
3. Owner of a trade secret means an organization or individual who has lawfully acquired such trade secret and kept it secret. A trade secret acquired by an employee or a performer of an assigned task during the performance of the hired job or assigned task shall be owned by the employer or the task assignor, unless otherwise agreed by the parties.
4. The State is the owner of geographical indications of Vietnam.
The State shall grant the right to use geographical indications to organizations or individuals who manufacture products bearing such geographical indications in relevant localities and put such products on the market. The State shall directly exercise the right to manage geographical indications or grant that right to organizations representing the interests of all organizations or individuals granted the right to use geographical indications.
Article 122. Authors of inventions, industrial designs and layout designs and their rights
1. The author of an invention, industrial design or layout design means the person who has personally created such industrial property object. Where two or more persons have jointly created an industrial property object, they shall be co-authors of it.
2. Moral rights of authors of inventions, industrial designs and layout designs shall include the following rights:
(a) To be named as authors in invention patents, utility solution patents, industrial design patents or certificates of registered design of semi-conducting closed circuits;
(b) To be acknowledged as authors in documents in which inventions, industrial designs or layout designs are published or introduced.
3. Economic rights of authors of inventions, industrial designs and layout designs are the rights to receive remuneration as stipulated in article 135 of this Law.
Article 123. Rights of owners of industrial property objects
1. Owners of industrial property objects shall have the following economic rights:
(a) To use or authorize others to use industrial property objects according to the provisions of article 124 and Chapter X of this Law;
(b) To prevent others from using industrial property objects according to the provisions of article 125 of this Law;
(c) To dispose of industrial property objects according to the provisions of Chapter X of this Law.
2. Organizations and individuals who are granted by the State the right to use or the right to manage geographical indications according to the provisions of clause 4 of article 121 of this Law shall have the following rights:
(a) Organizations which are granted the right to manage geographical indications may permit other persons to use such geographical indications according to the provisions of clause 1(a) of this article;
(b) Organizations and individuals who are granted the right to use or organizations which are granted the right to manage geographical indications may prevent other persons from using such geographical indications according to the provisions of clause 1(b) of this article.
Article 124. Use of industrial property objects
1. Use of an invention means the performance of the following acts:
(a) Manufacturing the protected product;
(b) Applying the protected process;
(c) Exploiting utilities of the protected product or the product manufactured under the protected process;
(d) Circulating, advertising, offering or stocking for circulation the products stipulated in sub-clause (c) of this clause;
(dd) Importing the products stipulated in sub-clause (c) of this clause.
2. Use of an industrial design means the performance of the following acts:
(a) Manufacturing products with an appearance embodying the protected industrial design;
(b) Circulating, advertising, offering or stocking for circulation products stipulated in sub-clause (c) of this clause;
(c) Importing products stipulated in sub-clause (c) of this clause.
3. Use of a layout design means the performance of the following acts:
(a) Reproducing the layout design; manufacturing semi-conducting closed circuits under the protected layout design;
(b) Selling, leasing, advertising, offering or stocking copies of the protected layout design, semi- conducting closed circuits manufactured under the protected layout design or articles containing such semi-conducting closed circuits;
(c) Importing copies of the protected layout design, semi-conducting closed circuits manufactured under the protected layout-design or articles containing such semi-conducting closed circuits.
4. Use of a trade secret means the performance of the following acts:
(a) Applying the trade secret to the manufacture of products, provision of services or trade in goods;
(b) Selling, advertising for sale, stocking for sale or importing products manufactured with the application of the trade secret.
5. Use of a mark means the performance of the following acts:
(a) Affixing the protected mark on goods, goods packages, business facilities, means of service provision or transaction documents in business activities;
(b) Circulating, offering, advertising for sale or stocking for sale goods bearing the protected mark;
(c) Importing goods or services bearing the protected mark.
6. Use of a trade name means the performance of acts for commercial purposes by using the trade name to name oneself in business activities, or expressing the trade name in or on transaction documents, signboards, products, goods, goods packages and means of service provision or advertisement.
7. Use of a geographical indication means the performance of the following acts:
(a) Affixing the protected geographical indication in or on goods or goods packages, business facilities, and transaction documents in business activities;
(b) Circulating, offering, advertising for sale or stocking for sale goods bearing the protected geographical indication;
(c) Importing goods bearing the protected geographical indication.
Article 125. Right to prevent others from using industrial property objects
1. Owners of industrial property objects as well as organizations and individuals granted the right to use or the right to manage geographical indications shall have the right to prevent others from using such industrial property objects unless such use falls into the cases stipulated in clauses 2 and 3 of this article.
2. Owners of industrial property objects as well as organizations and individuals granted the right to use or the right to manage geographical indications shall not have the right to prevent others from performing the following acts:
(a) Using inventions, industrial designs or layout designs in service of their personal needs or for non-commercial purposes, or for purposes of evaluation, analysis, research, teaching, testing, trial production or information collection for carrying out procedures of application for licences for production, importation or circulation of products;
(b) Circulating, importing, exploiting utilities of products which were lawfully put on the market including overseas markets, except for products put on the overseas markets not by the mark owners or their licensees;
(c) Using inventions, industrial designs or layout designs only for the purpose of maintaining the operation of foreign means of transport in transit or temporarily staying in the territory of Vietnam;
(d) Using inventions or industrial designs by persons with the prior use right according to the provisions of article 134 of this Law;
(dd) Using inventions by persons authorized by competent State bodies according to the provisions of articles 145 and 146 of this Law;
(e) Using layout designs without knowing or having the obligation to know that such layout designs are under protection;
(g) Using marks identical with or similar to protected geographical indications where such marks have acquired protection in an honest manner before the date of filing the application for registration of such geographical indication;
(h) Using in an honest manner people's names, descriptive marks of type, quantity, quality, utility, value, geographical origin and other properties of goods or services.
3. Owners of trade secrets shall not have the right to prevent others from performing the following acts:
(a) Disclosing or using trade secrets acquired without knowing or having the obligation to know that they were unlawfully acquired by others;
(b) Disclosing secret data in order to protect the public according to the provisions of clause 1 of article 128 of this Law;
(c) Using secret data stipulated in article 128 of this Law not for commercial purposes;
(d) Disclosing or using trade secrets obtained independently;
(dd) Disclosing or using trade secrets obtained by analyzing or evaluating lawfully distributed products, unless otherwise agreed upon by analyzers or evaluators and owners of such trade secrets or sellers of such products.
Article 126. Acts of infringement of rights to inventions, industrial designs and layout designs
The following acts shall be regarded as infringements of rights of owners of inventions, industrial designs and layout designs:
1. Using protected inventions, protected industrial designs or industrial designs insignificantly different from protected industrial designs, or protected layout designs or any original part thereof within the valid term of a protection title without permission from the owners.
2. Using inventions, industrial designs and layout designs without paying compensation according to the provisions on provisional rights in article 131 of this Law.
Article 127. Acts of infringement of the right to trade secrets
1. The following acts shall be deemed infringements of the right to trade secrets:
(a) Accessing or acquiring information pertaining to a trade secret by taking acts against secrecy- keeping measures applied by lawful controllers of such trade secret;
(b) Disclosing or using information pertaining to a trade secret without the permission of the owner of such trade secret;
(c) Breaching secrecy-keeping contracts or deceiving, inducing, buying off, forcing, seducing or abusing the trust of persons in charge of secrecy-keeping in order to access, acquire or disclose a trade secret;
(d) Accessing or acquiring information pertaining to the trade secret of an applicant for a licence for trading in or circulating products by taking acts against secrecy-keeping measures applied by competent bodies;
(dd) Using or disclosing trade secrets, while knowing or having the obligation to know that they have been acquired by others engaged in one of the acts stipulated in sub-clauses (a), (b), (c) or (d) of this clause;
(e) Failing to perform the secrecy-keeping obligation stipulated in article 128 of this Law.
2. Lawful controllers of trade secrets defined in clause 1 of this Article include owners of trade secrets, their lawful licensees and managers of trade secrets.
Article 128. Obligation to maintain secrecy of test data
1. Where the law requires applicants for licences for trading in or circulating pharmaceuticals or agro- chemical products to supply test results or any other data being trade secrets obtained by investment of considerable effort, and where applicants request such data to be kept secret, the competent licensing body shall be obliged to apply necessary measures so that such data is neither used for unfair commercial purposes nor disclosed, except where the disclosure is necessary to protect the public.
2. From the time of submission of secret data in applications to the competent body stipulated in clause 1 of this article to the end of a five year period as from the date the applicant is granted a licence, such body must not grant licences to any subsequent applicants in whose applications the said secret data is used without the consent of submitters of such data, except for the cases stipulated in clause 3(d) of article 125 of this Law.
Article 129. Acts of infringement of rights to marks, trade names and geographical indications
1. The following acts, if performed without the permission of mark owners, shall be deemed to be infringements of the right to a mark:
(a) Using signs identical with protected marks for goods or services identical with goods or services on the list registered together with such mark;
(b) Using signs identical with protected marks for goods or services similar or related to those goods or services on the list registered together with such mark, if such use is likely to cause confusion as to the origin of the goods or services;
(c) Using signs similar to protected marks for goods or services identical with, similar to or related to goods or services on the list registered together with such mark, if such use is likely to cause confusion as to the origin of the goods or services;
(d) Using signs identical with, or similar to, well known marks, or signs in the form of translations or transcriptions of well known marks for any goods or services, including those not identical with, dissimilar or unrelated to goods or services on the lists of those bearing well known marks, if such use is likely to cause confusion as to the origin of the goods or services or misleading impressions as to the relationship between users of such signs and well known mark owners.
2. All acts of using commercial indications identical with, or similar to, trade names of others which were used earlier for the same or similar type of goods or services, which cause confusion as to business entities, establishments or activities under such trade names shall be deemed to be infringements of the right to the trade name.
3. The following acts shall be deemed to be infringements of the right to protected geographical indications:
(a) Using protected geographical indications for products which do not satisfy the criteria of peculiar characteristics and quality of products bearing geographical indications, although such products originate from geographical areas bearing such geographical indication;
(b) Using protected geographical indications for products similar to products bearing geographical indications for the purpose of taking advantage of their reputation and popularity;
(c) Using any sign identical with, or similar to, a protected geographical indication for products not originating from geographical areas bearing such geographical indication, and therefore misleading consumers into believing such products originate from such geographical areas;
(d) Using protected geographical indications of wines or spirits for wines or spirits not originating from geographical areas bearing such geographical indication, even where the true origin of goods is indicated or geographical indications are used in the form of translations or transcriptions, or accompanied by such words as "category," "model," "type," "imitation" or the like.
Article 130. Acts of unfair competition
1. The following acts shall be deemed to be acts of unfair competition:
(a) Using commercial indications to cause confusion as to business entities, business activities or commercial origin of goods or services;
(b) Using commercial indications to cause confusion as to the origin, production method, utilities, quality, quantity or other characteristics of goods or services; or as to the conditions for provision of goods or services;
(c) Using marks protected in a country which is a contracting party to a treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member and under which representatives or agents of owners of such marks are prohibited from using such marks, if users are representatives or agents of the mark owners and such use is neither consented to by the mark owners nor justified;
(d) Registering or possessing the right to use or using domain names identical with, or confusingly similar to, protected trade names or marks of others, or geographical indications without having the right to use, for the purpose of possessing such domain name, benefiting from or prejudicing the reputation and popularity of the respective mark, trade name or geographical indication.
2. Commercial indications stipulated in clause 1 of this article mean signs and information serving as guidelines to trading of goods or services including marks, trade names, business symbols, business slogans, geographical indications, designs of packages and/or labels of goods.
3. Acts of using commercial indications stipulated in clause 1 of this article include acts of affixing such commercial indications on goods, goods packages, means of service provision, business transaction documents or advertising means; and selling, advertising for sale, stocking for sale and importing goods affixed with such commercial indications.
Article 131. Provisional rights to inventions, industrial designs and layout designs
1. Where an applicant for registration of an invention or industrial design knows that such invention or industrial design is being used by another person for commercial purposes without prior use right, the applicant may notify in writing the user of the filing of the latter's application, clearly specifying the filing date and the date of publication of the application in the Official Gazette of Industrial Property so that the user may either terminate or continue such use.
2. For a layout design which has, before the grant date of the certificate of registered design of semi- conducting closed circuits, been commercially exploited by the person with the registration right or his or her licensee, if such person knows that such layout design is being used by another person for commercial purposes, then he or she may notify in writing the user of his or her registration right so that the user may either terminate or continue such use.
3. Where the person notified of contents stipulated in clauses 1 and 2 of this article continues using such invention, industrial design or layout design, then as soon as an invention patent, utility solution patent, industrial design patent or certificate of registered design of semi-conducting closed circuits is granted, the owner of the object shall have the right to request the user to pay compensation equivalent to the price for licensing of such invention, industrial design or layout design within the corresponding scope and duration of use.
Section 2. LIMITATIONS ON INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Article 132. Factors limiting industrial property rights
Industrial property rights may be limited pursuant to this Law by the following factors:
1. Right of prior users to inventions or industrial designs.
2. Obligations of owners, including:
(a) To pay remuneration to the authors of inventions, industrial designs or layout designs;
(b) To use inventions or marks.
3. Licensing of inventions pursuant to decisions of competent State bodies.
Article 133. Right to use inventions on behalf of the State
1. Ministries and ministerial equivalent bodies shall have the right, on behalf of the State, to use or permit other organizations or individuals to use inventions in domains under their respective management for public and non-commercial purposes, national defence and security, disease prevention, and treatment and nutrition of the people, and to meet other urgent social needs without having to obtain permission of invention owners or their licensees under exclusive contracts (hereinafter referred to as holders of the exclusive right to use inventions) in accordance with articles 145 and 146 of this Law.
2. The use of inventions pursuant to clause 1 of this article shall be limited within the scope of and under the conditions for licensing provided for in clause 1 of article 146 of this Law, except where such inventions are created by using material and technical facilities and funds from the State Budget.
Article 134. Right of prior use of inventions and industrial designs
1. Where a person has, before the publication date of an application for registration of an invention or industrial design, used or prepared necessary conditions for use of an invention or industrial design identical with the protected invention or industrial design stated in such application for registration, but created independently (hereinafter referred to as the prior use right holder), then after a protection title is granted, such person shall be entitled to continue using such invention or industrial design within the scope and volume of use or use preparations without having to obtain permission or paying compensation to the owner of the protected invention or industrial design. The exercise of the right of prior users of inventions or industrial designs shall not be deemed an infringement of the right of the owner of the invention or industrial design.
2. Prior use right holders to inventions or industrial designs must not assign such right to others, except where such right is assigned together with the transfer of a business or production establishment which has used or has prepared to use the invention or industrial design. Prior use right holders must not expand the use scope and volume unless it is so permitted by the owner of the invention or industrial design.
Article 135. Obligation to pay remuneration to authors of inventions, industrial designs and layout designs
1. Owners of inventions, industrial designs and layout designs shall be obliged to pay remuneration to the authors of such inventions, industrial designs and layout designs in accordance with the provisions of clauses 2 and 3 of this article, unless otherwise agreed upon by the parties.
2. The minimum level of remuneration payable by an owner to an author shall be regulated as follows:
(a) Ten (10) per cent of the profit gained by the owner from the use of the invention, industrial design or layout design;
(b) Fifteen (15) per cent of the total amount received by the owner in each payment for licensing of the invention, industrial design or layout design.
3. Where an invention, industrial design or layout design is jointly created by more than one author, the remuneration level provided for in clause 2 of this article shall be applicable to all co-authors. The co- authors shall agree between themselves on the division of the remuneration paid by the owner.
4. The obligation to pay remuneration to authors of inventions, industrial designs and layout designs shall exist throughout the term of protection of such invention, industrial design or layout design.
Article 136. Obligation to use inventions and marks
1. Owners of inventions shall be obliged to manufacture protected products or apply protected processes to satisfy the requirements of national defence and security, disease prevention, and treatment and nutrition of the people or to meet other social urgent needs. When the needs stipulated in this clause arise but an invention owner fails to perform such obligation, the competent State body may license such invention to others without permission from the invention owner in accordance with the provisions of articles 145 and 146 of this Law.
2. Owners of marks shall be obliged to use such marks continuously. Where a mark has not been used for five consecutive years or more, the ownership right to such mark shall be invalidated in accordance with the provisions of article 95 of this Law.
Article 137. Obligation to authorize the use of principal inventions for the purpose of using dependent inventions
1. A dependent invention means an invention created based on another invention (hereinafter referred to as the principal invention) and may only be used on condition that the principal invention is also used.
2. Where the owner of a dependent invention can prove that his or her invention makes an important technical advance as compared with the principal invention and has great economic significance, he or she may request the owner of the principal invention to license such principal invention at a reasonably commercial price and conditions.
Where the owner of a principal invention fails to satisfy the request of the owner of a dependent invention without justifiable reason, the State body concerned may license such invention to the owner of the dependent invention without permission from the owner of the principal invention in accordance with the provisions of articles 145 and 146 of this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 348. Đình chỉ xét xử phúc thẩm
Điều 365. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
Mục 1. NỘI DUNG, GIỚI HẠN QUYỀN, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Điều 29. Quyền của người biểu diễn
Điều 31. Quyền của tổ chức phát sóng
Điều 35. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả
Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng
Điều 44. Chủ sở hữu quyền liên quan
Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 52. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Điều 56. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 151. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 153. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 60. Tính mới của sáng chế
Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Điều 71. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Mục 1. ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP,THIẾT KẾ BỐ TRÍ, NHÃN HIỆU, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Điều 94. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 96. Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 97. Sửa đổi văn bằng bảo hộ
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Điều 106. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Mục 3. THỦ TỤC XỬ LÝ ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Điều 114. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 116. Rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Điều 118. Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ
Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Mục 1. CHỦ SỞ HỮU VÀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 128. Nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm
Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Điều 131. Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Mục 2. GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 133. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Điều 147. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Điều 158. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Điều 159. Tính mới của giống cây trồng
Điều 163. Tên của giống cây trồng
Điều 164. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Điều 169. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 170. Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 171. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 172. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 176. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ
Điều 180. Rút đơn đăng ký bảo hộ
Điều 183. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 185. Quyền tác giả giống cây trồng
Điều 189. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
Mục 2. GIỚI HẠN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 191. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng
Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ
Điều 203. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Điều 209. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 210. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Điều 213. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
Điều 215. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
Điều 216. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 219. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng
Điều 163. Tên của giống cây trồng
Điều 165. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Điều 186. Quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 187. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 190. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ
Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
Điều 214. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Điều 60. Tính mới của sáng chế
Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Mục 4. ĐƠN QUỐC TẾ VÀ XỬ LÝ ĐƠN QUỐC TẾ
Điều 120. Đơn quốc tế và xử lý đơn quốc tế
Điều 136. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Điều 23. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng
Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay
Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng
Mục 1. XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 164. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Điều 168. Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ
Điều 171. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 176. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ
Điều 178. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ
Điều 179. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ
Điều 182. Từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 187. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 195. Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Điều 196. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Điều 38. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
Mục 2. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 53. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Điều 56. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 57. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 203. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Điều 204. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
Điều 214. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Mục 2. KIỂM SOÁT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 352. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Điều 356. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 120. Đơn quốc tế và xử lý đơn quốc tế
Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 133. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 136. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
Điều 147. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Điều 149. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 167. Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ
Điều 175. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ, ngày nộp đơn
Điều 178. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ
Điều 184. Khiếu nại việc cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 189. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Điều 195. Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Điều 12. Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ
Điều 98. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
Điều 99. Công bố các quyết định liên quan đến văn bằng bảo hộ
Điều 102. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
Điều 104. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Điều 107. Uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp