Chương XV Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.
2. Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
3. Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
4. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.
1. Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ ba.
2. Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
a) Chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba, nếu được bên giao quyền sử dụng cho phép;
b) Yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình;
c) Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm b khoản này.
1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
2. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
3. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 196 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng):
Nội dung về "Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội" tại Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 33 Nghị định 104/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11/2006" style="font-size: inherit;">a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;
c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng.
3. Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
a) Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;
b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.
4. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng và khung giá đền bù quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 của Luật này.
Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 của Luật này.
2. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải ấn định phạm vi và các điều kiện sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 195 của Luật này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải thông báo ngay cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về quyết định đó.
4. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng quy định tại Điều này.
Chủ bằng bảo hộ bị bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có các quyền sau đây:
1. Nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó hoặc tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng;
2. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực của việc chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao đó đã chấm dứt và việc sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc.
TRANSFER OF RIGHTS TO PLANT VARIETIES
Article 192. Licensing of plant varieties
1. Licensing of a plant variety means permission from the protection certificate holder to another person to conduct one or more acts within the holder's right to use the plant variety.
2. Where the right to use a plant variety is under co-ownership, the licensing of such plant variety to another person must be consented to by all co-owners.
3. The licensing of a plant variety must be effected in the form of a written contract.
4. A plant variety licensing contract must not contain terms which unreasonably restrict the rights of the licensee, particularly restrictions neither deriving from nor aimed at protecting the rights of the licensor to the licensed plant variety.
Article 193. Rights of parties to a licensing contract
1. The licensor shall have the right to permit or not permit the licensee to sub-license to a third party.
2. The licensee shall have the following rights:
(a) To license the use right to a third party if so permitted by the licensor;
(b) To request the licensor to take necessary and appropriate measures to prevent infringement by a third party causing loss and damage to the licensee;
(c) To take necessary measures to prevent a third party's infringements if, within a time-limit of three months from the date of receipt of the request stipulated in sub-clause (b) above, the licensor fails to act as requested.
Article 194. Assignment of rights to plant varieties
1. Assignment of rights to a plant variety means the transfer by the plant variety protection certificate holder to the assignee of all rights to such plant variety. The assignee shall become the plant variety protection certificate holder from the date of registration of the assignment contract with the State administrative body for rights to plant varieties in accordance with procedures stipulated by law.
2. Where rights to a plant variety are under joint ownership, the assignment of such rights to another person must be consented to by all co-owners.
3. The assignment of rights to a plant variety must be effected in the form of written contract.
Article 195. Bases and conditions for compulsory licensing of plant varieties
1. In the following cases, the rights to use a plant variety may be licensed to another organization or individual pursuant to a decision of the competent State body defined in clause 1 of article 196 of this Law without permission from the protection certificate holder or his or her exclusive licensee (hereinafter referred to as the holder of the exclusive right to use the plant variety):
(a) The use of such plant variety is for the public interest and non-commercial purposes, or in service of national defence and security, food security and nutrition of the people or to meet other urgent social needs;
(b) The persons having the need and capacity to use such plant variety fail to reach agreement with the holder of the exclusive right to use such plant variety on the entry into a licensing contract though they have made best efforts within a reasonable period of time to negotiate a satisfactory price and commercial conditions;
(c) The holder of the exclusive right to use such plant variety is deemed to have conducted anti- competitive practices prohibited by the law on competition.
2. The holder of the exclusive right to use a plant variety may request termination of the use right when the bases for licensing stipulated in clause 1 of this article cease to exist and are unlikely to recur, provided that termination of such use right will not be prejudicial to the licensee.
3. The right to use a plant variety licensed pursuant to a decision of a competent State body must satisfy the following conditions:
(a) Such licensed use right is non-exclusive;
(b) Such licensed use right is limited within a scope and duration sufficient to attain the licensing objective, and is largely for the domestic market except for the case stipulated in sub-clause (c) of clause 1 of this article;
(c) The licensee must not assign the use right to another person, except where the assignment is made together with the transfer of the business establishment of the licensee, and the licensee must not sub-license to others;
(d) The licensee must pay adequate compensation to the holder of the exclusive right to use the plant variety, taking into account the economic value of such use right in each specific case and in compliance with the compensation rate bracket promulgated by the Government.
4. The Government shall specify cases of compulsory licensing of plant varieties and the compensation rate bracket stipulated in sub-clause (d) of clause 3 of this article.
Article 196. Authority and procedures for licensing of plant varieties pursuant to compulsory decisions
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue decisions on licensing of plant varieties in the domains over which such Ministry exercises State management on the basis of considering licensing requests for the cases stipulated in clause 1 of article 195 of this Law.
Ministries and ministerial equivalent bodies shall, after consulting the opinion of the Ministry of Agriculture and Rural Development, issue decisions on licensing of plant varieties in domains under their respective management for the cases stipulated in clause 1 of article 195 of this Law.
2. Plant variety licensing decisions must set the use scope and conditions in compliance with the provisions of clause 3 of article 195 of this Law.
3. The State body competent to issue a decision licensing a plant variety must promptly notify such decision to the holder of the exclusive right to use the plant variety in question.
4. Decisions on licensing of plant varieties or refusal to license plant varieties may be the subject of complaints lodged or lawsuits instituted in accordance with law.
5. The Government shall provide detailed guidelines on the procedures for compulsory licensing of plant varieties as stipulated in this article.
Article 197. Rights of protection certificate holders in cases of compulsory licensing of plant varieties
A protection certificate holder subject to compulsorily licensing of the plant variety shall have the following rights:
1. To receive compensation corresponding to the economic value of the licensed use right or equivalent to the licensing price under a contract with an equivalent scope and term.
2. To request the State administrative body for rights to plant varieties to amend, terminate validity of or invalidate the compulsory licensing when the conditions for such compulsory licensing no longer exist and when such amendment, termination of validity or invalidation will not cause loss and damage to the licensees who derived their right from the compulsory licensing.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực