- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (73)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Thừa kế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép có bị phạt?
1. Nhạc bản quyền Youtube có phải là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả không?
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi tại khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định cụ thể các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định theo khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Các tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, theo quy định trên thì nhạc bản quyền Youtube là loại hình tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả.
2. Sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép có bị phạt?
Theo quy tắc về bản quyền trên Youtube như sau:
“Nhà sáng tạo chỉ được đăng tải những video mà mình sản xuất hoặc có quyền sử dụng. Điều đó có nghĩa là họ không được phép đăng tải video mà họ không sản xuất hoặc sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của người khác trong video của mình, chẳng hạn như các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền hoặc video do người dùng khác sản xuất, khi chưa có sự cho phép cần thiết.”
Theo đó, Youtube không cho phép người khác đăng tải video mà họ không sản xuất hoặc sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của tác giả như các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền hoặc video do người dùng khác sản xuất, khi chưa có sự cho phép cần thiết.
Trường hợp người nào vi phạm bản quyền nếu chủ sở hữu bản quyền gửi đơn khiếu nại hợp lệ theo DMCA (Luật bản quyền năm 1998 của Hoa Kỳ) thông qua biểu mẫu web, Youtube sẽ gỡ bỏ video đó và đưa ra cảnh cáo vi phạm bản quyền. Nếu một người dùng phải nhận 3 cảnh cáo vi phạm bản quyền trong 90 ngày, tài khoản của họ cùng với mọi kênh liên kết đều sẽ bị chấm dứt.
Như vậy, người sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép có thể chịu các hình thức cảnh cáo vi phạm bản quyền của Youtube.
3. Hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc bị xử lý thế nào?
Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm tác phẩm âm nhạc như sau:
Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả:
Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại:
Theo Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
+ Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;
+ Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
+ Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định.
Ngoài ra, theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 52 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Như vậy, hành vi sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép ngoài việc chịu các hình thức cảnh cáo vi phạm bản quyền còn có thể bị xử phạt hành chính và nặng hơn là bị xử lý hình sự.
4. Cover nhạc của người khác có phải là vi phạm bản quyền?
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nêu rõ, âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.
Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…
Ngoài ra, cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh.
Do đó, nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp không phải xin phép như:
- Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;
- Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;
- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…
Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:
- Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;
- Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.
Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó. Ngoại trừ các trường hợp nêu trên thì các trường hợp khác đều là hành vi vi phạm pháp luật.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Vì sao phải đăng ký bản quyền nhạc trên Youtube?
Bởi Youtube là một trong những nền tảng lớn, có chứa nhiều video được tải lên nên nếu không đăng ký bản quyền nhạc trên Youtube, rất dễ dàng cho người “ăn cắp” và bật kiếm tiền trên chính những tác phẩm âm nhạc của mình.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tác phẩm âm nhạc do trực tiếp tác giả sáng tạo bằng lao động trí óc mà không sao chép từ tác phẩm của người khác là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả.
Đây là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc ký tự âm nhạc hoặc định hình trong bản ghi âm, ghi hình hoặc không lời. Đặc biệt, nó sẽ không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không (theo Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Do đó, nhạc trên Youtube nếu do tự tác giả sáng tạo, không sao chép từ người khác thì là loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, để được bảo hộ thì tác giả phải thực hiện đăng ký bảo hộ, nếu không thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Mất quyền đăng ký nhãn hiệu: Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 nêu rõ, nguyên tắc để tác phẩm được bảo hộ là căn cứ vào ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong các đơn hợp lệ trùng hoặc tương đương nhau hoặc không khác biệt đáng kể so với nhau.
Do đó, nếu không đăng ký mà có cá nhân, tổ chức khác thực hiện đăng ký trước thì tác phẩm âm nhạc đó sẽ không được bảo hộ.
- Khó cấm người khác sử dụng bài hát của mình: Chủ sở hữu bài hát không được cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ khó cấm người khác hát bài hát của mình (Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ).
- Có thể bị phạt hành chính: Do chưa đăng ký bảo hộ nên bài hát đăng trên Youtube không thuộc quyền sở hữu của tác giả hoặc ca sĩ đó. Do đó, nếu người khác đã đăng ký bảo hộ thì họ sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc khởi kiện đòi bồi thường vì hát bài hát đó trái phép…
Do đó, dù đăng ký bản quyền nhạc trên Youtube hay trên bất cứ nền tảng nào thì người có quyền cũng cần phải thực hiện ngay khi sáng tạo nên một tác phẩm và chia sẻ.
5.2. Thủ tục đăng ký bản quyền nhạc trên Youtube thế nào?
5.2.1. Hồ sơ
- Tờ khai đăng ký nhạc trên Youtube bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp, tác giả, chủ sở hữu, thời gian hoàn thành, tóm tắt nội dung, bản ghi âm, ghi hình; tên tác giả, cam đoan trách nhiệm… Tờ khai này có thể do chính tác giả hoặc chủ sử hữu quyền tác giả/quyền liên quan ký tên, điểm chỉ.
- Đĩa CD thể hiện bài hát đăng ký hoặc bản sao tác phẩm dưới dạng khác.
- Giấy uỷ quyền (nếu có).
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu do tự sáng tác bài hát hoặc hợp đồng sáng tác bài hát hoặc tài liệu chứng minh được chuyển giao quyền.
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu có).
- Văn bản đồng ý của đồng sở hữu (nếu có).
(Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022)
5.2.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan, tổ chức có thể đăng ký thông qua việc nộp trực tiếp hoặc uỷ quyền hoặc nộp qua đường bưu điện. Trong đó, nếu nộp trực tiếp thì có thể gửi đến Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ phận một cửa Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện:
- Cục Bản quyền tác giả tại địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Văn phòng tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
(Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
5.2.3 Thời gian giải quyết
- 15 ngày làm việc theo Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2022.
- Giấy chứng nhận quyền tác giả này có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
5.2.4. Chi phí
Theo Thông tư 211/2016/TT-BTC, chi phí đăng ký quyền tác giả là 100.000 đồng/giấy chứng nhận.
5.3. Cách đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube
Dưới đây là các bước để đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube.
Bước 01: Lựa chọn hình thức bảo vệ bản quyền
Việc đăng ký bản quyền cho các video bài hát đăng tải trên Youtube có thể được thực hiện theo 02 hình thức sau:
- Đăng ký dưới dạng một tác phẩm thông thường tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đăng ký theo chính sách của Youtube dưới dạng Content ID.
Bước 02: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Tùy theo hình thức đăng ký, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
- Đối với hình thức đăng ký theo chính sách của Youtube: Đăng ký theo mẫu có sẵn Content ID;
- Đối với hình thức đăng ký thông thường, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai đăng ký bài hát trên Youtube bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp, tác giả, chủ sở hữu, thời gian hoàn thành, tóm tắt nội dung, bản ghi âm, ghi hình; tên tác giả, cam đoan trách nhiệm… Tờ khai này có thể do chính tác giả hoặc chủ sử hữu quyền tác giả/quyền liên quan ký tên, điểm chỉ;
+ Đĩa CD có chứa nội dung video cần đăng ký;
+ Giấy uỷ quyền (nếu có) và giấy tờ đồng ý của chủ sở hữu;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu do tự sáng tác bài hát hoặc hợp đồng sáng tác bài hát hoặc tài liệu chứng minh được chuyển giao quyền.
Bước 03: Nộp hồ sơ
- Trường hợp đăng ký theo dạng Content ID: Sau khi điền đầy đủ các thông tin theo mẫu, chỉ cần thao tác nhấn phím “Gửi” để yêu cầu xét duyệt.
Điều kiện để xét duyệt là kênh đăng tải phải có khoảng 10 video và đạt được một số lượng người đăng ký nhất định. Trong đó, thời gian phê duyệt sẽ theo đúng chính sách của Youtube.
- Trường hợp hồ sơ được nộp đến Cục bản quyền tác giả để được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan. Thời gian giải quyết thường sẽ khoảng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Bước 04: Nhận kết quả
Nếu được Youtube xét duyệt thì ngay bên cạnh tên kênh của kênh có dấu tích kèm dòng mô tả (Đã xác minh). Khi đó các video khác đăng tải có sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh không được cho phép thì sẽ bị Youtube gỡ bỏ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo điện tử theo pháp luật hiện hành