- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (73)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Thừa kế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?
1. Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Căn cứ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022) thì có thể hiểu văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
2. Đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp
2.1. Nhóm 1 - Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật được thể hiện bằng sản phẩm hoặc 1 quy trình nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc ứng dụng các quy luật tự nhiên;
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm hoặc một bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp. Kiểu dáng công nghiệp được thể hiện bằng đường nét, màu sắc, hình khối hoặc sự kết hợp các yếu tố này và nhìn quan sát được trong quá trình khai thác công năng của sản phẩm/sản phẩm phức hợp;
Thiết kế bố trí mạch tích hợp chính là cấu trúc không gian của các phần tử mạch bán dẫn và mối liên kết giữa các phần tử trong mạch tích hợp bán dẫn với nhau.
2.2. Nhóm 2 - Các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác;
Tên thương mại là tên gọi của cá nhân, tổ chức sử dụng trong kinh doanh, được dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh;
Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm như địa phương, khu vực, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể;
Bí mật kinh doanh là thông tin thu thập được từ hoạt động đầu tư trí tuệ, đầu tư tài chính, chưa được bộc lộ ra bên ngoài và có khả năng sử dụng trong kinh doanh để mang lại lợi thế cho người sử dụng hoặc nắm giữ bí mật kinh doanh.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp
Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Cục này chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và cấp văn bằng cho các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, và chỉ dẫn địa lý. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể nộp hồ sơ tại Cục để được xem xét và cấp văn bằng bảo hộ.
3. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
- Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
+ Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
+ Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
+ Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
- Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu đó chỉ định Việt Nam, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu được tính theo quy định của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid.
- Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn sáu tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo điện tử theo pháp luật hiện hành
Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành
Sử dụng nhạc bản quyền Youtube không xin phép có bị phạt?