Chương II Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
Số hiệu: | 50/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 18/02/2006 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, gồm 6 phần 18 Chương và 222 Điều, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Luật này có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả...
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp...
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.Bổ sung
1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.
1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
b) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
c) Định hình chương trình phát sóng của mình;
d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
2. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
1. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:
a) Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
CONTENTS OF, LIMITATIONS ON AND TERM OF PROTECTION OF COPYRIGHT AND RELATED RIGHTS
Section 1. CONTENTS OF, LIMITATIONS ON AND TERM OF PROTECTION OF COPYRIGHT
Copyright in works regulated in this Law shall comprise moral rights and economic rights.
Moral rights [of authors] shall comprise the following rights:
1. To give titles to their works.
2. To attach their real names or pseudonyms to their works; to have their real names or pseudonyms acknowledged when their works are published or used.
3. To publish their works or to authorize other persons to publish their works.
4. To protect the integrity of their works; and to forbid other persons to modify, edit or distort their works in whatever form, causing harm to the honour and reputation of the author.
1. Economic rights [of authors] shall comprise the following rights:
(a) To make derivative works;
(b) To display their works to the public;
(c) To reproduce their works;
(d) To distribute or import the original or copies of their works;
(dd) To communicate their works to the public by wireless or landline means, electronic information networks or other technical means;
(e) To lease the original or copies of cinematographic works and computer programs.
2. Authors or copyright holders shall exclusively exercise the rights stipulated in clause 1 of this article or may grant other persons the right to exercise such rights pursuant to the provisions of this Law.
3. When any organization or individual exercises one, several or all of the rights stipulated in clause 1 of this article and in article 19.3 of this Law, such organization or individual must ask for permission from the copyright holder and must pay royalties, remuneration or other material benefits to the copyright holder.
Article 21. Copyright in cinematographic works and dramatic works
1. Persons who act as directors; screenwriters; cameramen; montage makers; music composers; art designers; studio sound, lighting and art designers; studio props and technical effects designers, and persons engaged in other creative jobs in making cinematographic works shall have the rights stipulated in clauses 1, 2 and 4 of article 19 of this Law and other rights as agreed.
Persons who act as directors, playwrights, choreographers, music composers, art designers, stage sound designers, lighting and art stage designers, stage props and technical effects designers, and persons engaged in other creative jobs in making stage works shall have the rights stipulated in clauses 1, 2 and 4 of article 19 of this Law and other rights as agreed.
2. Organizations and individuals who invest finance or material and technical facilities in the production of cinematographic works and stage works shall be holders of the rights stipulated in article 19.3 and article 20 of this Law.
3. The organizations and individuals stipulated in clause 2 of this article shall be obliged to pay royalties, remuneration or other material benefits as agreed with the persons stipulated in clause 1 of this article.
Article 22. Copyright in computer programs and data collections
1. Computer program means a set of instructions expressed in the form of commands, codes, diagrams and other forms which, when incorporated in a device readable by a computer, are capable of enabling such computer to perform a job or achieve a specific result.
Computer programs shall be protected the same as literary works, irrespective of whether the computer programs are expressed in the form of source codes or machine codes.
2. Data collection means a set of data selected or arranged in a creative way and expressed in electronic or other forms.
Copyright protection of data collections shall not extend to protection of the data itself, and must not be prejudicial to copyright in the data itself.
Article 23. Copyright in folklore and folk art works
1. Folklore and folk art work means a collective creation based on the traditions of a community or individuals reflecting the ambitions of such community and expressed in a form appropriate to the cultural and social characteristics, standards and values of such community which have been handed down by imitation or other modes. Folklore and folk art works shall comprise:
(a) Folk tales, lyrics and riddles;
(b) Folk songs and melodies;
(c) Folk dances, plays, rites and games;
(d) Folk art products including graphics, paintings, sculpture, musical instruments, architectural models and other artistic expressions in any material form.
2. Organizations and individuals using folklore and folk art works must cite the origins of the folklore and folk art works, and must ensure that the authentic value of such folklore and folk art works is preserved.
Article 24. Copyright in literary, artistic and scientific works
The Government shall issue specific regulations governing the protection of copyright in the literary, artistic and scientific works stipulated in article 14.1 of this Law.
Article 25. Cases when published works may be used without having to seek permission or pay royalties or remuneration
1. Published works may be used without having to seek permission or pay royalties or remuneration in the following cases:
(a) Making one copy of the work of an author for scientific research or teaching purposes;
(b) Reasonable quoting from a work in order to comment on or illustrate one's own works, without misrepresenting the author's views;
(c) Quoting from a work in order to write an article published in a newspaper or periodical, in a radio or television broadcast or in a documentary, without misrepresenting the author's views;
(d) Quoting from a work in school or university for lecturing purposes without misrepresenting the author's views and not for commercial purposes;
(dd) Copying of a work by a library for archival and research purposes;
(e) Performing a stage work or other art work in mass cultural, communication or mobilization activities without collecting fees in any form;
(g) Audio-visual recording of a performance in order to report current events or for teaching purposes;
(h) Photographing or televising plastic art; or an architectural, photographic, or applied art work displayed at a public place in order to present images of such work;
(i) Transcribing a work into braille or into characters of other languages for the blind;
(k) Importing copies of another's work for personal use.
2. Organizations and individuals who use the works stipulated in clause 1 of this article must neither affect the normal use of such works nor cause prejudice to the rights of the author or copyright holder, and must provide information being the author's name and the source and origin of the work.
3. The use of works in the cases stipulated in clause 1 of this article shall not apply to architectural works, plastic works and computer programs.
Article 26. Cases when published works may be used without having to seek permission but royalties or remuneration must be paid
1. A broadcasting organization which uses a published work to make a broadcast which is sponsored, contains an advertisement or which collects fees in any form shall not be required to seek permission but must pay royalties or remuneration to the copyright holder in accordance with regulations of the Government.
2. Organizations and individuals who use works stipulated in clause 1 of this article must neither affect the normal use of such works nor cause prejudice to the rights of the author or copyright holder, and must provide information being the author's name and the source and origin of the work.
3. The use of works in the cases stipulated in clause 1 of this article shall not apply to cinematographic works.
Article 27. Term of copyright protection
1. The moral rights stipulated in clauses 1, 2 and 4 of article 19 of this Law shall be protected for an indefinite term.
2. The moral rights stipulated in article 19.3 and the economic rights stipulated in article 20 of this Law shall enjoy the following terms of protection:
(a) Cinematographic works, photographic works, stage works, applied art works and anonymous works shall have a term of protection of fifty (50) years as from the date of first publication. If a cinematographic work or stage work has not been published within fifty (50) years from the date of its formulation, the term of protection shall be calculated from the date of its formulation. When information on the author of an anonymous work appears, the term of protection of such work shall be calculated pursuant to sub-clause (b) below;
(b) Any work not stipulated in sub-clause (a) above shall be protected for the whole life of the author and for fifty (50) years after his or her death. In the case of a work of joint authors, the term of protection shall expire in the fiftieth year after the death of the last surviving co-author;
(c) The term of protection stipulated in sub-clauses (a) and (b) of this clause shall expire at 24:00 hours on 31 December of the year of expiration of the copyright protection term.
Article 28. Conduct constituting infringement of copyright
1. Appropriating copyright in a literary, artistic or scientific work.
2. Impersonating an author.
3. Publishing or distributing a work without permission from the author.
4. Publishing or distributing a work of joint authors without permission from the co-authors.
5. Modifying, editing or distorting a work in any way which prejudices the honour and reputation of the author.
6. Copying a work without permission from the author or copyright holder, except in the cases stipulated in sub-clauses (a) and (dd) of article 25.1 of this Law.
7. Making a derivative work without permission from the author or copyright holder of the work used for making such derivative work, except in the case stipulated in sub-clause (i) of article 25.1 of this Law.
8. Using a work without permission from the copyright holder and without paying royalties, remuneration or other material benefits in accordance with law, except in the cases stipulated in article 25.1 of this Law.
9. Leasing out a work without paying royalties, remuneration or other material benefits to the author or copyright holder.
10. Duplicating, producing copies of, distributing, displaying or communicating a work to the public via a communications network or digital means without permission from the copyright holder.
11. Publishing a work without permission from the copyright holder.
12. Deliberately destroying or de-activating the technical solutions applied by the copyright holder to protect copyright in his or her work.
13. Deliberately deleting or modifying electronic information in a work regarding management of the rights to such work.
14. Manufacturing, assembling, transforming, distributing, importing, exporting, selling or leasing out equipment when knowing, or having grounds to know, that such equipment may de-activate technical solutions applied by the copyright holder to protect copyright in his or her work.
15. Making and selling a work with a forged signature of the author of such work.
16. Importing, exporting or distributing copies of a work without permission from the copyright holder.
Section 2. CONTENTS OF, LIMITATIONS ON AND TERM OF PROTECTION OF RELATED RIGHTS
Article 29. Rights of performers
1. Performers who are also the investors shall have the moral rights and economic rights to their performances. Where performers are not also the investors, the performers shall have the moral rights and the investors shall have the economic rights to performances.
2. Moral rights shall comprise the following rights:
(a) To have the name acknowledged when performing, when distributing audio and visual fixation or when broadcasting performances;
(b) To protect the integrity of the imagery of the performance, and to prevent others from modifying, editing or distorting the work in any way prejudicial to the honour and reputation of the performer.
3. Economic rights shall include the exclusive right to exercise or to authorize others to exercise the following rights:
(a) To formulate a live performance on audio and visual fixation;
(b) To directly or indirectly reproduce a performance which has been formulated on audio and visual fixation;
(c) To broadcast or to communicate to the public in other ways an unformulated performance so that it may be accessed by the public, except where such performance is intended to be broadcast;
(d) To distribute to the public an original performance and copies thereof by sale, rental or distribution by whatever technical means which are accessible by the public.
4. Any organization or individual who exploits or uses the rights stipulated in clause 3 of this article must pay remuneration to the performer in accordance with law or pursuant to an agreement if there is no relevant provision of law.
Article 30. Rights of producers of audio and visual fixation
1. Producers of audio and visual fixation shall have the exclusive right to exercise, or to authorize others to exercise, the following rights:
(a) To directly or indirectly copy their audio and visual fixation;
(b) To distribute to the public their original audio and visual fixation and copies thereof by sale, rent or distribution by whatever technical means which are accessible by the public.
2. Producers of audio and visual fixation shall be entitled to material benefits when such recording is distributed to the public.
Article 31. Rights of broadcasting organizations
1. Broadcasting organizations shall have the exclusive right to exercise, or to authorize others to exercise, the following rights:
(a) To broadcast or re-broadcast their broadcasts;
(b) To distribute their broadcasts to the public;
(c) To formulate [into a fixed form] their broadcasts;
(d) To reproduce formulated broadcasts.
2. Broadcasting organizations shall be entitled to material benefits when their broadcasts are recorded and distributed to the public.
Article 32. Cases when related rights may be exercised without having to seek permission or pay royalties or remuneration
1. Related rights may be exercised without having to seek permission or pay royalties or remuneration in the following cases:
(a) Making one copy of a work for personal scientific research purposes;
(b) Making one copy of a work for teaching purposes, except for performances, audio and visual fixation or broadcasts which have been published for teaching purposes;
(c) Reasonable quoting from a work in order to provide information;
(d) Making of provisional copies of a work by a broadcasting organization for broadcasting purposes when such organization has the broadcasting right.
2. Organizations and individuals who use works stipulated in clause 1 of this article must neither affect the normal use of performances, audio and visual fixation or broadcasts; nor cause prejudice to the rights of performers, producers of audio and visual fixation, or broadcasting organizations.
Article 33. Cases when related rights may be exercised without having to seek permission but when royalties or remuneration must be paid
1. Organizations and individuals who exercise related rights in the following cases shall not be required to seek permission but must pay agreed royalties or remuneration to performers, producers of audio and visual fixation, or to broadcasting organizations:
(a) They directly or indirectly use published audio and visual fixation for commercial purposes in making broadcasts which are sponsored, contain advertisements or which collect fees in any form;
(b) They use published audio and visual fixation in business or commercial activities.
2. Organizations and individuals who use works stipulated in clause 1 of this article must neither affect the normal use of performances, audio and visual fixation or broadcasts; nor cause prejudice to the rights of performers, producers of audio and visual fixation or broadcasting organizations.
Article 34. Term of protection of related rights
1. The rights of performers shall be protected for fifty (50) years calculated from the year following the year of formulation [into a fixed form] of a performance.
2. The rights of producers of audio and visual fixation shall be protected for fifty (50) years calculated from the year following the year of publication, or fifty (50) years calculated from the year following the year of formulation of any unpublished audio and visual fixation.
3. The rights of broadcasting organizations shall be protected for fifty (50) years calculated from the year following the year of the making of a broadcast.
4. The terms of protection stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article shall expire at 24:00 hrs on 31 December of the year of expiration of the term of protection of the related rights.
Article 35. Conduct constituting infringement of related rights
1. Appropriating the rights of a performer, producer of audio and visual fixation, or of a broadcasting organization.
2. Impersonating a performer, producer of audio and visual fixation, or a broadcasting organization.
3. Publishing, producing and distributing a formulated performance, audio and visual fixation or a broadcast without permission from the performer, producer of the audio and visual fixation or from the broadcasting organization.
4. Modifying, editing or distorting a performance in any way which prejudices the honour and reputation of the performer.
5. Copying or reciting from a formulated performance, audio and visual fixation or a broadcast without permission from the performer, producer of the audio and visual fixation or from the broadcasting organization.
6. Deliberately deleting or modifying electronic information regarding management of rights without permission from the related right holder.
7. Deliberately destroying or de-activating the technical solutions applied by the related right holder to protect his or her rights.
8. Publishing, distributing or importing for public distribution performances, copies of a fixed performance or audio and visual fixation knowing, or having grounds to know, that electronic information regarding management of rights has been deleted or modified without permission from the related right holder.
9. Manufacturing, assembling, transforming, distributing, importing, exporting, selling or leasing out equipment knowing, or having grounds to know, that such equipment helps to illegally decode satellite signals carrying coded programmes.
10. Deliberately receiving or relaying satellite signals carrying coded programmes without permission from the legal distributor.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 348. Đình chỉ xét xử phúc thẩm
Điều 365. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
Mục 1. NỘI DUNG, GIỚI HẠN QUYỀN, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Điều 29. Quyền của người biểu diễn
Điều 31. Quyền của tổ chức phát sóng
Điều 35. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả
Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng
Điều 44. Chủ sở hữu quyền liên quan
Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 52. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Điều 56. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 151. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 153. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 60. Tính mới của sáng chế
Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Điều 71. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Mục 1. ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP,THIẾT KẾ BỐ TRÍ, NHÃN HIỆU, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Điều 94. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 96. Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Điều 97. Sửa đổi văn bằng bảo hộ
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Điều 106. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Mục 3. THỦ TỤC XỬ LÝ ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Điều 114. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 116. Rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Điều 118. Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ
Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Mục 1. CHỦ SỞ HỮU VÀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 128. Nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm
Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Điều 131. Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Mục 2. GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 133. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Điều 147. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Điều 158. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Điều 159. Tính mới của giống cây trồng
Điều 163. Tên của giống cây trồng
Điều 164. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Điều 169. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 170. Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 171. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 172. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 176. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ
Điều 180. Rút đơn đăng ký bảo hộ
Điều 183. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 185. Quyền tác giả giống cây trồng
Điều 189. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
Mục 2. GIỚI HẠN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 191. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng
Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ
Điều 203. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Điều 209. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 210. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Điều 213. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
Điều 215. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
Điều 216. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 219. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng
Điều 163. Tên của giống cây trồng
Điều 165. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Điều 186. Quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 187. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 190. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ
Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
Điều 214. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Điều 60. Tính mới của sáng chế
Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Mục 4. ĐƠN QUỐC TẾ VÀ XỬ LÝ ĐƠN QUỐC TẾ
Điều 120. Đơn quốc tế và xử lý đơn quốc tế
Điều 136. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Điều 23. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng
Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay
Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng
Mục 1. XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 164. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
Điều 168. Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ
Điều 171. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 176. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ
Điều 178. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ
Điều 179. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ
Điều 182. Từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 187. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 195. Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Điều 196. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Điều 38. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
Mục 2. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 53. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Điều 56. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 57. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 203. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Điều 204. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
Điều 214. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Mục 2. KIỂM SOÁT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 352. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Điều 356. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 120. Đơn quốc tế và xử lý đơn quốc tế
Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Điều 133. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Điều 136. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
Điều 147. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Điều 149. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều 167. Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ
Điều 175. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ, ngày nộp đơn
Điều 178. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ
Điều 184. Khiếu nại việc cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 189. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Điều 195. Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Điều 12. Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ
Điều 98. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
Điều 99. Công bố các quyết định liên quan đến văn bằng bảo hộ
Điều 102. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
Điều 104. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Điều 107. Uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp