Chương III Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014: Quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Số hiệu: | 69/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1177 đến số 1178 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công khai thông tin hoạt động của DN có vốn nhà nước
Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, theo đó có một số nội dung quan trọng sau:
- Doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử các nội dung về hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 61 Luật này.
- Cấm cung cấp thông tin không trung thực; tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
- Điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2015.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nguyên tắc xác định vốn điều lệ:
a) Không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt vốn điều lệ và đầu tư đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nguồn đầu tư vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp đang hoạt động từ các nguồn hình thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc huy động vốn:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
b) Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
c) Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
d) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con quy định tại khoản 4 Điều này không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
4. Doanh nghiệp được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm bảo lãnh;
b) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm bảo lãnh.
5. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn huy động không đúng mục đích, huy động vốn vượt mức quy định nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Người quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu quyết định không đúng thẩm quyền hoặc tài sản cố định được đầu tư, xây dựng, mua, bán không sử dụng được, sử dụng không hiệu quả.
1. Doanh nghiệp xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định.
2. Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn.
1. Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải thu như sau:
a) Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chế quản lý nợ phải thu phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ;
b) Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ;
c) Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
2. Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải trả như sau:
a) Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải trả. Quy chế quản lý nợ phải trả phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, đối chiếu, xác nhận, thanh toán nợ;
b) Theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại nợ; xây dựng kế hoạch thanh toán nợ, cân đối dòng tiền bảo đảm thanh toán nợ; thanh toán các khoản nợ theo đúng thời hạn đã cam kết.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn.
3. Trường hợp quản lý để phát sinh nợ phải trả quá hạn, nợ không có khả năng thanh toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
1. Việc sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài.
Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
3. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty:
a) Xây dựng dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả, có tính đến các yếu tố rủi ro và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt;
b) Ban hành quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại, bảo đảm quản lý chặt chẽ, chống thất thoát;
c) Giám sát, đánh giá thường xuyên và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp;
d) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu về tiến độ thực hiện đối với dự án đang trong quá trình đầu tư; về hiệu quả đầu tư đối với dự án đang hoạt động;
đ) Báo cáo kịp thời và đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp phát sinh vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp;
e) Việc chuyển lợi nhuận, thu nhập khác và thu hồi vốn khi kết thúc dự án đầu tư tại nước ngoài về nước hoặc tiếp tục đầu tư ở nước ngoài thực hiện theo điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp, quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ:
a) Quyết định thành lập, vốn điều lệ khi thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản công ty con;
b) Ban hành quy chế tài chính của công ty con;
c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kiểm soát viên của công ty con;
d) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của công ty con;
đ) Phê duyệt, sửa đổi điều lệ của công ty con;
e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty con tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại điều lệ của công ty con;
g) Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của công ty con.
2. Đối với phần vốn góp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
a) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng, giảm vốn, thu hồi vốn hoặc chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp;
b) Quy định tiêu chuẩn, cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định tại các điều 46, 47, 49 và 50 của Luật này;
c) Giao nhiệm vụ cho người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Giao người đại diện phần vốn của doanh nghiệp yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyển phần lợi nhuận, cổ tức được chia hoặc thu hồi vốn đầu tư về doanh nghiệp; giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được chia;
đ) Yêu cầu người đại diện phần vốn của doanh nghiệp báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện trong việc định hướng doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp;
e) Yêu cầu người đại diện phần vốn của doanh nghiệp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
g) Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời thiếu sót, yếu kém của người đại diện.
1. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn đầu tư:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Phản ánh đầy đủ giá trị thực tế doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.
2. Phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư:
a) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
c) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thực hiện đấu giá công khai. Trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương. Trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
1. Nguyên tắc xác định tiền lương của người lao động:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động;
b) Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Căn cứ vào năng suất lao động, hiệu quả công việc của người lao động.
2. Tiền thưởng cho người lao động được xác định trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của người lao động và được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty ban hành quy chế thưởng cho người lao động.
1. Nguyên tắc xác định tiền lương, thù lao của người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
c) Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp; thù lao của người quản lý doanh nghiệp không chuyên trách được xác định trên cơ sở công việc và thời gian làm việc nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý doanh nghiệp chuyên trách.
2. Tiền thưởng của người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp loại doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp và được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
1. Trích không quá 30% lợi nhuận sau thuế để lại doanh nghiệp sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.
2. Trích một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của người lao động và quỹ thưởng của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên trên cơ sở hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao.
3. Nhà nước thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để bảo đảm lợi ích của Nhà nước từ việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
1. Việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
a) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Mua bảo hiểm tài sản;
c) Xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả năng thu hồi;
d) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có trách nhiệm:
a) Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp;
b) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về biến động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Chapter III
MANAGEMENT AND UTILIZATION OF CAPITAL AND ASSETS IN THE ENTERPRISE OF WHICH 100% CHARTER CAPITAL IS HELD BY THE STATE
1. Rules for determining the charter capital:
a) The amount of charter capital must not be lower than the amount of legal capital required for manufacturing activities and business scope in accordance with laws;
b) The amount of charter capital must correspond to the size and output designed for the enterprise’s manufacturing activities and business scope;
c) The amount of charter capital must be appropriate for the strategy and proposal for the enterprise’s investment and development, and core business lines of the enterprise approved by the competent authority;
d) The amount of charter capital must accord with the manufacturing and business plan.
2. The owner’s representative agency shall assume responsibility for approving the charter capital and investing a sufficient amount of charter capital in an enterprise as prescribed in regulations laid down in Clause 1 of this Article.
3. Investments in charter capital for the purpose of business establishment and supplementary investments in the charter capital of an existing enterprise shall be funded by sources of state capital acquired by such enterprise.
Article 23. Capital mobilization
1. Enterprises have the right to take out loans granted by credit institutions, financial institutions, any organization or individual outside of such enterprises, and employees; issue corporate bonds and other types of capital mobilization permitted by laws.
2. Principles of capital mobilization:
a) This plan must rely on the 5-year strategy and plan for investment and development, and annual plan for production and business of an enterprise;
b) The plan for capital mobilization must ensure the solvency;
c) The approver of capital mobilization plan must bear full responsibility for carrying out supervision and inspection to ensure that the amount of mobilized capital is used for the right purpose and in an efficient manner;
d) Capital mobilization shall be performed in the form of a binding contract between domestic organizations and individuals as stipulated by laws; in case loans are derived from the State’s investment and development credit, legal regulations on investment and development credits and other relevant laws must be observed;
dd) Capital mobilization of foreign organizations and individuals, borrowing or issuance of Government-guaranteed bonds shall comply with legal regulations on public debt management and other relevant laws;
e) Capital mobilization performed in the form of corporate bond issuance shall comply with laws.
3. Authority over capital mobilization:
a) Board of Members or the President of an enterprise must decide on the capital mobilization plan for each project that requires the mobilization rate of less than 50% of equity capital recorded in quarterly or yearly financial statements at the latest period compared with the date on which the capital mobilization occurs, but is restricted to the amount of mobilization capital that does not exceed the amount of capital mobilization for Class-B projects in accordance with the Law on Public Investment.
The mobilization of capital used for production and business activities must ensure that total liabilities, inclusive of pledges given by the subsidiary companies in accordance with Clause 4 of this Article, are not allowed to be three times more than total equity capital recorded in quarterly or yearly financial statements of the enterprise at the latest period compared with the date on which the capital mobilization occurs.
Board of Members or the President of that enterprise must delegate the General Director or Director to make a decision on the capital mobilization plan in accordance with regulations laid down in the charter or internal financial rules of such enterprise;
b) In case the capital is mobilized in excess of the permitted amount stipulated at Point a of this Clause, or from foreign organizations and individuals, the Board of Members or the President of the enterprise must send a report to the owner's representative agency for their consideration and approval.
4. Enterprises are entitled to offer pledges for the subsidiary company's loans at credit institutions behind the following principles:
a) Total value of pledges on loans, given by a subsidiary company of which 100% charter capital is held by the enterprise, shall not be permitted to exceed the equity capital of such subsidiary company with reference to the quarterly or yearly financial statement released at the latest period compared with the date on which the offer of such pledges takes place;
b) Total value of pledges on loans, given by a subsidiary company of which 50% charter capital is held by the enterprise shall not be permitted to exceed the actual value of paid-in capital of the enterprise recorded at the date on which the offer of such pledges occurs;
5. In case that enterprise use mobilized capital to serve the wrong purpose, or the capital is mobilized in excess of the permitted amount, which is not approved by the competent authority, the owner’s representative agency shall consider, make a decision or send a report to the competent authority to identify which responsibility the Board of Members or the President of that enterprise must bear in accordance with legal regulations.
Article 24. Investment, construction, purchase and sale of fixed assets
1. Authority over investment, construction, purchase and sale of fixed assets in an enterprise:
a) Given the 5-year strategy and plan for investment and development as well as the annual plan for production and business of that enterprise, the Board of Members or the President of that enterprise shall have decision-making authority over each project for investment, construction, purchase and sale of fixed assets that are worth less than 50% of equity capital recorded in quarterly or yearly financial statements of such enterprise at the latest period compared with the date on which the decision on such projects is obtained, but are not permitted to exceed the amount of capital invested in Class-B projects in accordance with regulations laid down in the Law on Public Investment.
The Board of Members or the President of that enterprise shall delegate the General Director or Director to make a decision on projects for investment, construction, purchase, sale of fixed assets in accordance with regulations laid down in the charter or internal financial rules of such enterprise;
b) In respect of projects for investment, construction, purchase and sale of fixed assets of which the value is greater than the amount stipulated at Point a of this Clause, the Board of Members or the President of the enterprise shall submit a report to the owner's representative agency for their consideration and approval.
2. Procedures and processes for investment, construction, purchase and sale of fixed assets shall comply with legal regulations.
3. The decision maker of projects for investment, construction, purchase and sale of fixed assets must bear legal responsibility for granting decisions beyond their delegated authority or for any fixed asset therefrom that is unusable or may be used in an insufficient manner.
Article 25. Management and utilization of fixed assets
1. The enterprise can set, introduce and implement the rules and regulations on management and utilization of fixed assets.
2. The enterprise shall be vested the right to lease, mortgage and pawn fixed assets on principle that the capital derived therefrom must be preserved, developed and used in an efficient manner; sell or dispose of fixed assets that have been damaged, outdated, or have not been being used for some reasons, or have been used in an efficient manner to serve the purpose of capital recovery.
Article 26. Management of receivables
1. The enterprise shall manage receivables as follows:
a) Formulate, issue and implement the rules and regulations on management of receivables. The rules and regulations on management of receivables must identify responsibilities that a collective or individual must assume when carrying out the debt management and collection;
b) Manage receivables, depending on equivalent types of receivables;
c) Frequently classify debts and expedite debt collection.
2. The enterprise shall be entitled to sell overdue receivables, receivables difficult to collect, and uncollectible debts. The enterprise shall be only entitled to sell debts to economic institutions licensed to trade debts, and shall not be allowed to directly sell debts to indebted entities. The selling price shall be agreed by contracting parties and these parties shall be also held responsible for their decisions.
3. Where debt management possibly leads to losses on the equity capital, or debt sale results in the enterprise’s losses, capital loss, insolvency, dissolution or bankruptcy, the Board of Members or the President of the enterprise, or related persons, must make up for such losses and, shall be subject to penalties under the legal regulations and the enterprise’s charter, depending on the nature and severity of violations.
Article 27. Management of payables
1. The enterprise shall manage payables as follows:
a) Formulate, issue and implement the rules and regulations on management of payables. The rules and regulations on management of payables must identify responsibilities that a collective or individual must assume when carrying out the monitoring, collation, confirmation and payment of debts;
b) Monitor payables, depending on different types of payables; frequently classify debts; design the plan for debt repayment, cash flow balancing, which serves the purpose of debt repayment; make the debt repayment by the due date.
2. The Board of Members or the President of the enterprise, the General Director or Director shall be responsible for regularly considering, assessing and analyzing the debt repayment capability of the enterprise, early detecting difficulty in debt repayment in order to take remedial measures on time and prevent any overdue debts.
3. Where debt management possibly leads to overdue debts or uncollectible debts, depending on the nature and severity of violations, the Board of Members or the President of the enterprise, or related persons, must make up for losses and, shall be subject to penalties under the legal regulations and the enterprise’s charter.
Article 28. External investment of the enterprise
1. Utilization of capital, assets and land title of the enterprise as external investments must conform to regulations enshrined herein, the law on investment, legislation on land and other related legal regulations; 5-year strategy and plan for investment and development, and annual plan for production and trading of the enterprise.
2. Type of external investment of the enterprise:
a) Contribute capital to set up joint-stock companies and limited liability companies; make capital contribution through business cooperation contract without forming a new legal status;
b) Purchase stocks of joint-stock companies, and purchase a portion of contributed capital of limited liability companies and partnerships;
c) Purchase the whole of other enterprises;
d) Purchase bonds or government bonds.
3. Cases in which the external investment is prohibited shall include:
a) Contribute capital, purchase stocks, or the whole of other enterprises of which the manager or representative is the spouse, natural parent, foster parent, natural or adopted son or daughter, sibling or sibling-in-law of the Chairperson and members of the Board of Members, the President, Auditor, General Director or Director, Deputy Director General or Vice Director and Chief Accountant of that enterprise;
b) Contribute capital to subsidiary companies for the purpose of setting up joint-stock companies and limited liability companies or executing the business cooperation contract.
4. Decision-making authority over the enterprise’s external investment:
a) The Board of Members or the President of that enterprise shall have decision-making authority over each project for external investment that are worth less than 50% of equity capital recorded in quarterly or yearly financial statements of such enterprise at the latest period compared with the date on which the decision on such project is obtained, but are not permitted to exceed the amount of capital invested in Class-B projects in accordance with regulations laid down in the Law on Public Investment.
The Board of Members or the President of that enterprise shall delegate its General Director or Director to make a decision on external investment projects in accordance with regulations enshrined in the charter or internal financial rules of such enterprise;
b) In case the enterprise is running external investment projects of which the value is greater than the amount stipulated at Point a of this Clause, venture projects funded by the enterprise and foreign investors in Vietnam or those developed by means of making investment in other enterprises to serve the purpose of providing public products and services, the Board of Members or the President of the enterprise shall submit a report to the owner's representative agency for its consideration and approval.
Article 29. Outward investment of the enterprise
1. Utilization of capital or assets of the enterprise for the purpose of making outward investments must comply with provisions enshrined herein, regulations on investment, foreign exchange management as well as other relevant laws.
2. The Board of Members or the President of the enterprise shall submit a report to the owner's representative agency for their consideration and decision on the intention to carry out the outward investment projects.
In case these projects are subject to the consent to investment intention from the National Assembly within its delegated decision-making authority, the Prime Minister shall rely on such consent to make his decision on outward investment; in case these projects are subject to the consent to investment intention from the Prime Minister within his delegated decision-making authority, the owner’s representative agency shall rely on such consent to make its decision on outward investment.
3. Responsibility of the Board of Members or the President of the enterprise:
a) Ensure that outward investment projects are likely to achieve the pre-determined aim, prove the efficiency and take all potential risks or threats into account, all of which shall be submitted to the owner’s representative agency for its consideration and approval;
b) Issue the operation regulations, and manage, utilize capital and assets of the enterprise invested in overseas countries, which must comply with the governing laws enforced in the host country and pay close attention to strictly managing and preventing any loss on such capital and assets;
c) Regularly supervise, assess and assume their responsibility for the efficiency in the enterprise's outward investment activities;
d) Submit a periodic report every 06 months to the owner’s representative agency on the progress in executing projects under development, and on the investment efficiency that such investment projects may achieve;
dd) Timely report and propose solutions to any difficulty that can cause severe impacts on the enterprise's outward investment activities to the owner's representative agency;
e) Remittance of profits, other incomes and capital divestment upon completion of these projects from overseas countries to home countries, or continuation of such outward investment projects shall conform to the charter, financial rules of the enterprise, provisions enshrined in this Law, and legislation on investment and other relevant laws.
Article 30. The enterprise’s management of subsidiary companies of which 100% charter capital and paid-in capital in joint-stock companies and limited liability companies are held by that enterprise
1. With regard to subsidiary companies of which 100% charter capital is held by the enterprise, the enterprise shall manage them in the following manners
a) Make a decision on establishment and charter capital when establishing such subsidiary companies, objectives, tasks and business scope, and possible adjustments to the charter capital during their operations, restructuring, ownership transfer, dissolution and petition for bankruptcy;
b) Issue the financial rules of these subsidiary companies;
c) Decide on policies on appointing, reappointing, dismissing, commending, rewarding and imposing penalties on the Chairperson and members of the Board of Members or the President, General Director or Director, Auditor of subsidiary companies;
d) Approve the 5-year strategy and plan for investment and development, and annual plan for production and business of these subsidiary companies;
dd) Approve and revise the charter of these subsidiary companies;
e) Approve the capital mobilization plan, projects for investment, construction, purchase and sale of fixed assets that either are worth more than 50% of equity capital recorded in quarterly or yearly financial statements of these subsidiary companies at the latest period compared with the capital mobilization period, or else equal the rate lower than the one stipulated in their charter;
g) Approve financial statements, distribute profits and set up annual funds at these subsidiary companies.
2. With regard to the enterprise’s paid-in capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies, it shall be managed in the following manners:
a) Decide or request the competent management to decide on an increase or decrease in capital or capital divestment or disposal of the rights to purchase or contribute capital from/to joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in accordance with legal regulations and the charter of the enterprise;
b) Adopt regulations on requirements, appointment, dismissal, commendation, reward and punitive actions, and decide on salary, wage, allowance, bonus and other benefits that the representative of the enterprise's capital share is entitled to in accordance with regulations laid down in Article 46, 47, 49 and 50 hereof;
c) Assign the representative of the enterprise’s capital share with the task of protecting the enterprise’s lawful rights and interests in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies;
d) Assign the representative of the enterprise’s capital share to request joint-stock companies and multiple-member limited liability companies to transfer distributable profits and dividends or divest invested capital to the enterprise; monitor the divestment of invested capital and collection of distributable profits and dividends;
dd) Request the representative of the enterprise's capital share to report how the representative exercises their powers and performs their tasks to orientate enterprises of which stocks and paid-in capital shares make up more than 50% of charter capital in order to reach expected objectives and conform to the strategy of the enterprise;
e) Request the representative of the enterprise’s capital share to make periodic or on-demand reports on financial status, manufacturing and business performance of joint-stock companies and multiple-member limited liability companies;
g) Examine and manage the performance of the representative of the enterprise's capital share in order to prevent and handle any of the representative’s mistakes or faults.
Article 31. Transfer of invested capital out of the enterprise
1. Principles of invested capital transfer:
a) Comply with legal regulations on enterprises, securities and other relevant laws;
b) Comprehensively mirror the actual value of the enterprise, inclusive of the value of land title in accordance with the law on land;
c) Stick to the principles of market, disclosure and transparency.
2. Modalities of invested capital transfer:
a) Transfer of the enterprise’s invested capital in limited liability companies shall conform to legal regulations on enterprises;
b) Transfer of the enterprise’s invested capital in joint-stock companies whose stocks are listed on the stock exchange market shall conform to legal regulations on securities;
c) Transfer of the enterprise’s invested capital in joint-stock companies whose stocks have yet to be listed on the stock exchange market shall be carried out through the open auction. In case the open auction is not successful, the competitive bidding shall be in place. In case the competitive bidding is not successful, the method agreed by interested parties shall be in place.
3. The Board of Members or the President of the enterprise shall be vested with the decision-making authority over transfer of the enterprise’s invested capital in joint-stock companies and limited liability companies after obtaining the consent to investment intention from the owner's representative agency. In case the transferred value stays lower than the book value after making up or deducting provisions for any loss on invested capital, the Board of Members or the President of a company shall submit a report to the owner's representative agency for their consideration and decision.
Article 32. Salary and bonus paid to employees
1. Principles of determining employee’s salary and bonus:
a) Comply with legal regulations on employment;
b) Conform to agreements specified in employment contracts;
c) Adhere to the productivity and efficiency of employees.
2. Bonuses for employees shall be determined on the basis of their productivity and significant contribution, and shall be funded by the enterprise’s after-tax profit. The Board of Members or the President of the enterprise shall issue the scheme for employee rewards.
Article 33. Salary, remuneration and bonus paid to the enterprise’s managers
1. Principles of determining the salary and remuneration paid to the enterprise’s managers appointed by the competent management:
a) Comply with legal regulations on employment, officials and public officers;
b) Rely on the annual manufacturing and business outcome of the enterprise;
c) Adhere to the performance of such managers; remuneration paid to part-time managers shall be determined by workload and working time but is restricted to less than 20% of salary paid to full-time managers of the enterprise.
2. Bonuses for the enterprise's managers shall be approved by the owner's representative agency on the basis of the efficiency in manufacturing and business activities, enterprise rating, performance of managers, and shall be extracted from the enterprise's after-tax profit.
Article 34. Principles of the enterprise’s after-tax profit distribution
1. Set aside less than 30% of after-tax profit used for the purpose of developing core business sectors of the enterprise.
2. Set aside a part of the enterprise’s after-tax profit to establish the reward and welfare fund for employees and bonus fund for the enterprise’s managers, auditors on the basis of efficiency in the enterprise’s operating activities and performance of tasks assigned by the State.
3. The State shall collect the remaining portion of after-tax profits after setting up the above-mentioned funds as prescribed in Clause 1 and 2 of this Article in order to ensure that the State receives the benefit from the investment of state capital in the enterprise.
Article 35. Preservation and development of the corporate capital
1. Preservation and development of the corporate capital shall be carried out according to the following methods:
a) Manage, utilize capital and assets in compliance with this Law and other relevant regulations;
b) Purchase the asset insurance;
c) Handle any loss on assets and irrecoverable debts;
d) Set up provision against devaluation of inventories, bad debts, depreciation of long-term investments, warranty of products, goods and construction works.
2. The Board of Members or the President of the enterprise shall assume the following responsibilities:
a) Preserve the corporate capital;
b) Report on the change in the corporate equity capital to the owner’s representative agency.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực