Chương II Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014: Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Số hiệu: | 69/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1177 đến số 1178 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công khai thông tin hoạt động của DN có vốn nhà nước
Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, theo đó có một số nội dung quan trọng sau:
- Doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử các nội dung về hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 61 Luật này.
- Cấm cung cấp thông tin không trung thực; tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
- Điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2015.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh, doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập đề án thành lập doanh nghiệp. Đề án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
b) Tên gọi, mô hình tổ chức và thời gian hoạt động; ngành, nghề kinh doanh chính;
c) Tổng mức vốn đầu tư; vốn điều lệ; các nguồn vốn huy động;
d) Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp đối với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;
đ) Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
2. Đề án thành lập doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
3. Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình đề án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập.
4. Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập doanh nghiệp;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương thành lập doanh nghiệp;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập doanh nghiệp.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp.
1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
1. Doanh nghiệp lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
c) Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
2. Doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
4. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
6. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí đánh giá hiệu quả, trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động.
1. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Kế hoạch tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước;
d) Mức vốn đầu tư bổ sung để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
3. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu tình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
1. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế;
b) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành trong từng thời kỳ.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Mua lại một phần doanh nghiệp có mức vốn đần tư tương đương với mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia;
b) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp;
c) Mức vốn đầu tư.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
3. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Chapter II
INVESTMENT OF STATE CAPITAL IN AN ENTERPRISE
Section 1: STATE INVESTMENT IN ESTABLISHMENT OF THE ENTERPRISE OF WHICH 100% CHARTER CAPITAL IS HELD BY THE STATE
Article 10. Scope of state investment in business establishment
1. State investment in business establishment shall be made within the following scopes:
a) Enterprise providing basic public products and services;
b) Enterprises operating in the direct auxiliary sector for the purpose of national defense and security;
c) Enterprises operating in the natural monopoly sector;
d) Hi-tech enterprises, and those making large-scale investment in and serving as the driving force behind the fast growth of different industries, sectors as well as the entire economy.
2. The Government shall provide specific regulations on state investment in business establishment and order placement mechanism of the State, applicable to the enterprise that plays its significant roles in regulating the national macro-economy and maintaining the social security in accordance with provisions laid down in Clause 1 of this Article.
Article 11. Decision-making authority over state investment in business establishment
1. The Prime Minister shall be vested with the authority to grant a decision to make state investment in business establishment as follows:
a) Enterprises having operating capital acquired from the implementation of national important projects approved under the decision on investment policies granted by the National Assembly;
b) Parent companies of state-owned economic corporations and enterprises specializing in the investment and trading of state capital.
2. The owner’s representative agency shall have the authority to decide to invest state capital in establishment of enterprises which are not governed by regulations enshrined in Clause 1 of this Article.
3. In case state investment in business establishment can meet requirements the same as those applied to national important projects, the Prime Minister shall grant an investment decision after the National Assembly's consent to investment policies.
Article 12. Procedure for state investment in business establishment
1. The owner’s representative agency shall prepare the proposal for business establishment. The proposal must comprise the main information as follows:
a) Objectives and necessity for business establishment;
b) Name, organization model and operational time; main scope of business;
c) Total investment sum; charter capital; mobilized capital sources;
d) Assessment of socio-economic impacts caused by the business establishment upon the planning and proposal for development of sectors, domains and economic regions;
dd) Economic and social efficiency.
2. The proposal for business establishment must be evaluated by the competent authorities.
3. In respect of business establishment stipulated in Clause 1 Article 11 hereof, the owner's representative agency shall submit their proposal to the Prime Minister for consideration and establishment decision.
4. In respect of business establishment stipulated in Clause 2 Article 11 hereof:
a) The owner’s representative agency shall submit the proposal for business establishment to the Prime Minister.
b) The Prime Minister shall consider and decide to approve the intention to establish an enterprise;
c) The owner’s representative agency shall decide to establish an enterprise.
5. The Government shall adopt specific regulations on procedures for state investment in business establishment.
Section 2: SUPPLEMENTARY INVESTMENT IN THE CHARTER CAPITAL OF EXISTING ENTERPRISES OF WHICH 100% CHARTER CAPITAL IS HELD BY THE STATE
Article 13. Scope of supplementary investment in the charter capital of an existing enterprise
1. Supplementary investment in charter capital shall be applied to enterprises specified in the cases stipulated in Clause 1 Article 10 hereof and classified as one of the cases stipulated in Clause 2 of this Article.
2. Cases in which supplementary investment in charter capital takes effect shall include:
a) Enterprises operating in an efficient manner but short of charter capital for their core business after obtaining the approval granted by the competent authorities;
b) Enterprises operating in the direct auxiliary sector for the purpose of national defense and security, but short of charter capital for the purpose of performing tasks assigned by the State.
Article 14. Decision-making authority over supplementary investment in charter capital for an existing enterprise
1. The Prime Minister shall grant the decision to make supplementary investment in the charter capital of the enterprise established under his establishment decision.
2. The owner’s representative agency shall decide to make supplementary investment in the charter capital of the enterprise established under their establishment decision or managed within their delegated authority in accordance with regulations laid down in this Law, except for those stipulated in Clause 1 of this Article.
3. In case the amount of supplementary investment in the charter capital of an existing enterprise is equivalent to the amount of operating capital of national important projects, the Prime Minister shall grant the decision on such supplementation after obtaining the National Assembly's consent to investment policies.
Article 15. Procedure for supplementary investment in the charter capital of an existing enterprise
1. The enterprise shall set up the plan for supplementary investment in charter capital. Such plan must consist of the major contents as follows:
a) Evaluate financial status and business outcome of the enterprise;
b) Objective, importance, economic and social efficiency of such supplementation to charter capital;
c) Determination of charter capital after capital supplementation.
2. The enterprise shall submit the plan for supplementary investment in charter capital to the owner’s representative agency.
3. The owner’s representative agency shall preside over and cooperate with regulatory finance bodies of the same level in carrying out the evaluation of such plan.
4. In respect of supplementary investment in charter capital stipulated in Clause 1 Article 14 hereof, the owner's representative agency shall submit their plan for such supplementation to the Prime Minister for his consideration and decision.
5. In respect of supplementary investment in charter capital stipulated in Clause 2 Article 14 hereof:
a) The owner’s representative agency shall submit the plan for supplementary investment in charter capital;
b) The Prime Minister shall consider and decide to approve the intention to make supplementary investment in charter capital;
c) The owner’s representative agency shall decide to make supplementary investment in charter capital.
6. The Government shall adopt specific regulations on evaluation criteria for outcome, necessary process of supplementary investment in charter capital of that existing enterprise.
Section 3: STATE SUPPLEMENTARY INVESTMENT IN JOINT-STOCK COMPANIES AND MULTIPLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Article 16. Scope of state supplementary investment in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies
1. The investment of state capital in supplement to charter capital for the purpose of sustaining the expected ratio of state shares and paid-in capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be carried out in two following cases:
a) Be incapable of attracting Vietnamese and foreign investors in enterprises providing basic public products and services;
b) Realize the necessity of maintaining that ratio for the purpose of national defense and security.
2. The Government shall adopt specific regulations on supplementary state investment for the purpose of sustaining the expected ratio of state shares and paid-in capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies as stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 17. Decision-making authority over supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies
1. Authority to grant a decision to make supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies transformed from the enterprise established under his establishment decision.
2. The owner’s representative agency shall decide to make supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member transformed from the enterprise established under his establishment decision or managed within his delegated authority in conformity with this Law, except for those stipulated in Clause 1 of this Article.
3. In case the amount of state supplementary capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies is equivalent to the amount of operating capital of national important projects, the Prime Minister shall grant the decision on such supplementation after obtaining the National Assembly's consent to investment policies.
Article 18. Procedure and process for supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies
1. The representative of state capital share shall report the plan to make supplementary investment of state capital for the purpose of sustaining the expected ratio of state shares and paid-in capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies. Such plan must consist of the major contents as follows:
a) Evaluate the financial status, operating and business outcome of these joint-stock companies and multiple-member limited liability companies;
b) Plan for an increase in the charter capital of joint-stock companies and multiple-member limited liability companies;
c) Objective, importance, economic and social efficiency of such supplementary investment;
d) The amount of supplementary investments used for sustaining the expected ratio of state shares and paid-in capital.
2. The owner’s representative agency shall preside over and cooperate with finance agencies of the same level in carrying out the assessment of supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member transformed from the enterprise established under the Prime Minister’s establishment decision or their own establishment or managed within their delegated authority.
3. In respect of supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies as prescribed in Clause 1 Article 17 hereof, the owner's representative agency shall submit their plan therefor to the Prime Minister for his consideration and decision.
4. In respect of supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies as prescribed in Clause 2 Article 17 hereof, the owner's representative agency shall be vested with the authority to consider and make their decision on this matter.
5. The Government shall introduce specific regulations on procedure and process for supplementary investment of state capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
Section 4: INVESTMENT OF STATE CAPITAL IN THE REPURCHARSE OF A PART OR THE WHOLE OF AN ENTERPRISE
Article 19: SCOPE OF INVESTMENT OF STATE CAPITAL IN THE REPURCHARSE OF A PART OR THE WHOLE OF AN ENTERPRISE
1. Investment of state capital in the repurchase of a part or the whole of an enterprise shall be made when the following cases occur:
a) Restructure the economy;
b) Directly serve the purpose of national defense and security;
c) Provide basic public products and services for the society.
2. The investment of state capital used for the repurchase of a part or the whole of an enterprise as stipulated in Clause 1 of this Article must conform to the strategy and proposal for socio-economic growth as well as the planning for sector development for respective periods.
Article 20: Decision-making authority over investment of state capital invested in repurcharse of a part or the whole of an enterprise
1. The Prime Minister shall have the authority to grant the decision to make investment of state capital in the repurchase of a part or the whole of an enterprise that adhere to criteria the same as those for national important projects and Class-A projects in accordance with the Law on Public Investment.
2. The owner’s representative agency shall have the authority to grant the decision to make investment of state capital in the repurchase of a part or the whole of an enterprise that adhere to criteria the same as those for Class-B and Class-C projects in accordance with the Law on Public Investment.
3. The Prime Minister shall have the authority to grant the decision to make investment of state capital after obtaining the National Assembly’s approval for investment policy in the following cases:
a) Repurchase a part or the whole of an enterprise of which the investment capital is equivalent to that of national important projects;
b) Repurchase the whole of enterprises that adhere to criteria similar to the ones for national important projects.
Article 21: Procedure and process for investment of state capital in repurchase of a part or the whole of an enterprise
1. The owner’s representative agency shall prepare the plan to make investment of state capital in repurchase of a part or the whole of an enterprise. Such plan must consist of the major contents as follows:
a) Evaluate financial status and business outcome of that enterprise;
b) Objective, necessity, economic and social efficiency of such investment in repurchase of a part or the whole of that enterprise;
c) Investment capital amount.
2. The owner’s representative agency shall preside over and cooperate with finance bodies of the same level in carrying out the assessment of the plan to make investment of state capital in repurchase of a part or the whole of an enterprise.
3. In respect of repurchase of a part or the whole of an enterprise as stipulated in Clause 1 Article 20 hereof, the owner's representative agency shall submit the aforementioned plan to the Prime Minister for his consideration and decision.
4. In respect of repurchase of a part or the whole of an enterprise as stipulated in Clause 2 Article 20 hereof, the owner's representative agency shall consider and make a decision on the plan.
5. The Government shall adopt specific regulations on procedure and process for investment of state capital in repurchase of a part or the whole of an enterprise.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực