- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (224)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thừa kế (47)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Nghỉ phép (23)
- VNeID (23)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Nhận con nuôi (21)
- Nghỉ việc (21)
- Định danh (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
Trường hợp nào người lao động nghỉ việc mà không cần phải báo trước?
1. Trường hợp nào người lao động nghỉ việc mà không cần phải báo trước?
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ không cần phải báo trước. Cụ thể gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
2. Nghỉ ngang thì quyền lợi người lao động ảnh hưởng như thế nào?
Theo quy định Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo đó, trường hợp người lao động tự ý nghỉ ngang công việc không báo trước hoặc báo không đúng thời hạn và không thuộc trường hợp nghỉ việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định pháp luật thì đây được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Do đó, trong trường hợp này, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng như sau:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo đối với hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019
3. Nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng sao cho đúng quy định mới nhất 2025?
Theo Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, tuy nhiên để đảm bảo nghỉ việc trước thời hạn đúng quy định thì phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
(2) Nếu làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
(3) Nếu người lao động làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của hợp đồng lao động.
Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
(4) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không cần phải báo trước:
- Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019);
- Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019);
- Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động 2019;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Nghỉ ngang được lấy sổ BHXH, có được chốt sổ không?
Có. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi người lao động nghỉ việc, dù là nghỉ ngang thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại tờ rời bảo hiểm xã hội cho NLĐ.
4.2. Người lao động nghỉ ngang có được công ty trả lương không?
Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019 người lao động nghỉ ngang vẫn được trả lương cho những ngày đã làm việc, nhưng phải chịu trách nhiệm bồi thường và không được hưởng trợ cấp thôi việc.
4.3. Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động, theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- 03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi mới nhất 2025
-
Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu, có bị phạt không?
-
Người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc cần báo trước không?
-
Nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng sao cho đúng quy định mới nhất 2025?