Chương VII Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014: Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Số hiệu: | 69/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1177 đến số 1178 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công khai thông tin hoạt động của DN có vốn nhà nước
Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, theo đó có một số nội dung quan trọng sau:
- Doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử các nội dung về hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 61 Luật này.
- Cấm cung cấp thông tin không trung thực; tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
- Điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2015.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy định tại Luật này.
3. Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
4. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
5. Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
6. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
2. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
3. Việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch.
4. Việc huy động và sử dụng vốn huy động, quản lý nợ phải thu, nợ phải trả, việc thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, bảo toàn, phát triển vốn của doanh nghiệp.
5. Việc ban hành quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
6. Hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
7. Việc chuyển nhượng, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
8. Quản lý vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
9. Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.
10. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Việc duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Việc cử, thực hiện quyền, trách nhiệm, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước.
5. Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện đề án cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định, của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
2. Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước.
3. Giữa hai kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ giải trình, trả lời chất vấn những vấn đề về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau đây:
a) Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính:
a) Kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Hằng năm tổng hợp, kiến nghị, đề xuất giải pháp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và báo cáo Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau:
a) Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
c) Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
d) Đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
đ) Thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra;
b) Yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Hằng năm tổng hợp, gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
1. Doanh nghiệp thực hiện giám sát nội bộ những nội dung sau đây:
a) Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp;
c) Việc đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
đ) Những nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo kết quả giám sát nội bộ; thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Chapter VII
SUPERVISION AND INSPECTION OF THE INVESTMENT, MANAGEMENT AND UTILIZATION OF STATE CAPITAL IN ENTERPRISES
Section 1: SUBJECT-MATTERS OF SUPERVISION AND INSPECTION OF THE INVESTMENT, MANAGEMENT AND UTILIZATION OF STATE CAPITAL IN ENTERPRISES
Article 51. Supervision and inspection of state investment in an enterprise
1. Issuance of policies and laws on state investment in an enterprise.
2. Investment of state capital in an enterprise that must adhere to objectives, principles and scopes stipulated by this Law.
3. Determination of invested capital, balancing of invested capital spending and revenue as well as utilization of capital sources as state investments in enterprises.
4. Economic and social efficiency in investment of state capital in enterprises.
5. Decision on investment intention, application process and procedure for the decision on investment of state capital in enterprises.
6. Exercising of powers or performance of duties of the owner's representative agency towards the state investment in enterprises.
Article 52. Supervision and inspection of the management and utilization of capital and assets of enterprises of which 100% charter capital is held by the State
1. Issuance of policies and laws on management and utilization of capital and assets in enterprises.
2. Exercise of powers or assumption of responsibilities of the owner's representative agency towards the management and utilization of capital and assets in enterprises.
3. Implementation of the plan for production, business, and the financial plan and strategy for corporate development, and performance of tasks in providing public products and services according to the purchase order placed by the State or as planned.
4. Capital mobilization and utilization of mobilized capital, management of receivables, payables, and implementation of projects for investment, purchase and sale of fixed assets, and preservation and development of corporate capital.
5. Introduction of internal rules and regulations of the enterprise.
6. External and outward investment activities of the enterprise.
7. Disposal and divestment of capital, and collection of distributable profit and dividends on the enterprise’s external investments.
8. Management of the enterprise’s paid-in capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
9. Implementation of regulations on salary, wage, remuneration, bonus, responsibility allowance, and other benefits paid to employees, managers, auditors and representatives of corporate capital share.
10. Fulfillment of obligations to the State budget, distribution of profits, setting up and utilization of corporate funds.
Article 53. Supervision and inspection of management of state capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies
1. Introduction of policies and laws on management of state capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
2. Exercise of powers and assumption of responsibilities of the owner’s representative agency for the state investment in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
3. Maintenance of the accepted ratio of stocks and contributed capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies, which must conform to criteria for rating enterprises as stipulated by laws.
4. Appointment, exercise of powers, assumption of responsibilities, payroll, remuneration, bonus, responsibility allowance and other benefits for a representative of state capital share.
5. Implementation of the plan for the divestment of state capital, collection of distributable profits and dividends from joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
Article 54. Supervision and inspection of restructuring of state capital in enterprises
1. Introduction of policies and laws on restructuring of state capital invested in an enterprise.
2. Exercise of powers or assumption of responsibilities of the owner's representative agency towards the restructuring of state capital invested in an enterprise.
3. Preparation, approval and implementation of the plan to restructure state capital invested in an enterprise.
Section 2: ARRANGEMENT FOR SUPERVISION AND INSPECTION OF THE INVESTMENT, MANAGEMENT AND UTILIZATION OF STATE CAPITAL IN ENTERPRISES
Article 55. Supervisory role of the National Assembly
1. The National Assembly, its Standing Committee, Ethnic Council, Committees of the National Assembly, Delegation of the National Assembly and its delegates shall take control of investment, management and utilization of state capital in enterprises in accordance with legal regulations and laws on the National Assembly's supervision activities.
2. The National Assembly must review the report of the Government on the current status of investment, management and utilization of state capital in enterprises that take place in the prior year at the National Assembly’s year-end plenary session.
3. For the interval between two plenary sessions, the Standing Committee of the National Assembly shall have the right to request the Government, Prime Minister and other governmental cadres to clarify and answer any question about investment, management and utilization of state capital invested in enterprises.
Article 56. The Government’s inspection and supervision
1. The Government and Prime Minister, within their powers and duties, shall organize the inspection and supervision of the following operations:
a) Formulation, issuance and implementation of policies and laws on investment, management and utilization of state capital in enterprises;
b) Exercise of powers and assumption of responsibilities of the owner’s representative agency;
c) Outcome of manufacturing, business activities, and preservation and development of state capital invested in enterprises.
2. The Ministry of Finance:
a) Advise the owner’s representative agency on solutions or measures to investment, management and utilization of state capital invested in enterprises;
b) Annually collect, propose and suggest solutions and measures to investment, management and utilization activities of state capital in enterprises throughout the country, which shall be then reported to the Government.
3. Ministries, ministerial-level bodies shall carry out the inspection and supervision of investment, management and utilization of state capital invested in enterprises within their powers and duties.
Article 57. Inspection and supervision carried out by the owner's representative agency
1. Inspection and supervision carried out by the owner's representative agency:
a) Investment, management and utilization of state capital invested in enterprises; efficiency in manufacturing, business activities, and preservation of development of state capital invested in enterprises;
b) Exercise of powers and assumption of responsibilities of managers, auditors and representatives of state capital share;
c) Compliance with the enterprise’s policies and laws;
d) Investment, capital divestment, collection of distributable profits and dividends in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies;
dd) Conformance to any requests and alerts from State management agencies, inspection and audit agencies, and the owner’s representative agency in relation to investment, management and utilization of state capital invested in enterprises.
2. Given the result of such supervision and inspection stipulated in Clause 1 of this Article, the owner’s representative agency shall take the following actions:
a) Warning of and handling any problem that has been detected during supervision, examination and inspection process;
b) Requesting the full implementation, and send the timely petition and warning pertaining to investment, management and utilization of state capital invested in enterprises to state management agencies, inspection and audit agencies;
c) Imposing or requesting, within its delegated authority, imposition of penalties for managers, auditors and representatives of state capital share, who have committed violations against regulations on investment, management and utilization of state capital invested in enterprises;
d) Submit to the Ministry of Finance annual summary reports on investment, management and utilization of state capital in enterprises established under their decision or managed under their delegated authority.
Article 58. Internal supervision of the enterprises of which 100% charter capital is held by the State
1. The enterprise shall carry out the internal supervision over the followings:
a) Outcome of manufacturing and business activities, and preservation and development of state capital invested in enterprises;
b) Exercise of powers and assumption of responsibilities of managers, auditors and representatives of corporate capital share;
c) Capital investment and divestment, and collection of distributable profits and dividends in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies;
d) Compliance with policies and laws on enterprises;
dd) Other contents as requested by the owner’s representative agency.
2. The Board of Members or the President of the enterprise shall timely take preventive measures against any risk to the safety of management of capital and assets in enterprises with reference to the result of internal supervision; strictly follow requests and warnings from supervision and inspection agencies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực