Chương I Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 69/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1177 đến số 1178 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công khai thông tin hoạt động của DN có vốn nhà nước
Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, theo đó có một số nội dung quan trọng sau:
- Doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử các nội dung về hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 61 Luật này.
- Cấm cung cấp thông tin không trung thực; tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
- Điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2015.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Cơ quan tài chính bao gồm Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
4. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp) là cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
5. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của doanh nghiệp) là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
6. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước) là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
7. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.
8. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
9. Vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động.
1. Thực hiện định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành.
3. Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
5. Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
7. Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
8. Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
3. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại các điều 41, 42 và 43 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 44 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành.
3. Xây dựng, lưu giữ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp; theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
4. Ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ công ích trong từng thời kỳ.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không đúng thẩm quyền, phạm vi, trình tự, thủ tục.
2. Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ, không kịp thời theo quy định của pháp luật.
7. Tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
Chapter I
Article 1. Scope of application
This Law shall govern the investment of state capital in an enterprise; the management and utilization of state investments in an enterprise's manufacturing and business activities as well as the supervision of investment, management and utilization of state capital used as financing for an enterprise.
Article 2. Applicable entities
1. Representatives of state ownership.
2. Enterprises of which 100% charter capital is held by the State shall comprise:
a) Single-member limited liability companies whose charter capital is wholly owned by the State are the parent companies of state-owned economic groups, state-owned corporations, and those that belong to parent - subsidiary group;
b) Independent single-member limited companies whose charter capital is wholly owned by the State.
3. Representative of a portion of state capital used as financing for joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
4. Other regulatory bodies, organizations and individuals relating to the investment, management and utilization of state capital used as financing for an enterprise.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the following terms shall be construed:
1. The owner’s representative agency refers to regulatory bodies or organizations that the Government has assigned to acquire the rights and become obligated to perform the duties of the representative of state ownership in the enterprise established under its decision, or to manage and accept the rights and assume the duties to a portion of the state capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
2. Financial regulatory authorities consist of the Ministry of Finance and the Department of Finance located in centrally-affiliated cities and provinces.
3. Investment of state capital in an enterprise refers to the use of such capital assets allocated from the State budget or those derived from funds managed by the State for the purpose of investing in financing for such enterprise.
4. Representative of direct ownership in an enterprise of which 100% charter capital is held by the State (hereinafter referred to as representative of direct ownership) refers to the person who competent authorities have appointed to the Board of Members or as the President of that enterprise in order to acquire the rights and perform the duties of a representative of state ownership retained in such enterprise.
5. Representative of the capital share of an enterprise of which 100% charter capital is held by the State in a joint-stock company or limited liability company (hereinafter referred to as the representative of an enterprise’s capital share) refers to the person delegated in writing by that enterprise in order to accept the rights and assume the duties of a representative of such enterprise's capital share invested in such a joint-stock company or limited liability company.
6. Representative of the capital share that the State invests in a joint-stock company or multiple-member limited liability company (hereinafter referred to as representative of state capital share) refers to the person delegated in writing by the owner’s representative agency in order to accept the rights and assume the duties of a representative of such enterprise's capital share invested in such a joint-stock company or limited liability company.
7. Management of an enterprise comprises the Chairperson and membership of the Board of Members, the President, General Director or Director, Deputy General Director or Vice Director, Chief Accountant of that enterprise.
8. State capital used as financing for an enterprise (hereinafter referred to as state capital in an enterprise or enterprises) consist of capital assets and grants derived from the state budget; the enterprise’s capital coming from the fund for investment, development, assistance in organizing an enterprise; loans guaranteed by the Government, and loans granted by the State for the purpose of investment and development as well as other types of capital asset invested by the State in an enterprise.
9. Capital share of the enterprise of which 100% charter capital is held by the State includes the equity capital of such enterprise and capital mobilized by that enterprise.
Article 4. Objectives for investment, management and utilization of state capital in an enterprise
1. Orientate, regulate and stabilize strategic macroeconomic matters for respective periods, and promote the socialist-oriented socio-economic growth.
2. Reform and improve investment, management and utilization of state capital in an enterprise.
3. Enhance the efficiency in manufacturing and business activities of an enterprise.
Article 5. Principles of investment, management and utilization of state capital in an enterprise
1. Comply with laws on investment, management and utilization of state capital in an enterprise.
2. Conform to the strategy and proposal for socio-economic growth as well as the planning for sector development.
3. Make state capital investment in creation and maintenance of important stages and processes of the enterprise getting involved in several sectors or domains that other economic entities are not involved in or of which 100% charter capital is held by the State, and sustain the proportion of stocks and paid-in capital in accordance with regulations laid down in Article 10 and 16 hereof.
4. The owner's representative agency and regulatory bodies shall not directly get involved in manufacturing and business activities of an enterprise, and administrative work of the enterprise’s management.
5. Management of state investments in an enterprise must be carried out through the representative of direct ownership or of state capital share; ensure that manufacturing and business activities of that enterprise adhere to principles of market, equality, cooperation and lawful competition.
6. The owner’s representative agency, representative of direct ownership and representative of state capital share shall be responsible for managing and using state capital in an enterprise, ensure the efficiency, safety and promote the value of state investments in that enterprise; prevent and combat mismanagement, misuse and loss of capital assets of the State and that enterprise.
7. Public disclosure and transparency in investment, management and utilization of state capital invested in an enterprise must be respected.
8. It must comply with the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 6. Form of state investment in an enterprise
1. Make state investment in establishment of the enterprise of which 100% charter capital is held by the State.
2. Make state investment in supplementation to the charter capital of the existing enterprise of which 100% charter capital is held by the State.
3. Make supplementary state investment for the purpose of sustaining the expected ratio of state shares and paid-in capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
4. Make state investment in repurchase of a part or the whole of an enterprise.
Article 7. Representative of state ownership
1. The Government shall unanimously accept the rights and perform the duties of a representative of state ownership for the investment of state capital in an enterprise and the management of state capital in that enterprise in accordance with regulations laid down in Article 40 hereof.
2. The Prime Minister and the owner’s representative agency shall acquire the rights and become obligated to perform the duties of the representative of state ownership in the enterprise established under their decision, or shall be assigned to manage and accept the rights and assume the duties to a share of the state capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in accordance with regulations set forth in Article 41, 42 and 43 hereof as well as other relevant laws.
3. The representative of direct ownership shall acquire the rights and become obligated to perform the duties of the representative of state ownership in an enterprise in accordance with regulations set out in Article 44 hereof and relevant laws.
Article 8. State administration of the investment, management and utilization of state capital in an enterprise
1. Introduce and implement the legislative documents on investment, management and utilization of state capital retained in an enterprise.
2. Draw up the strategy for corporate investment and development in conformity with the strategy for socio-economic development and the planning for sector development.
3. Set up and store basic information about an enterprise; monitor, supervise corporate activities.
4. Release the list and modality of financial management and incentive policy for public products and services for respective periods.
5. Supervise, examine and inspect the compliance of an enterprise with governmental policies and laws; handle any complaints and denunciations; offer rewards and handle violations.
Article 9. Prohibited acts of the investment, management and utilization of state capital in an enterprise
1. Make a decision to invest state capital assets in an enterprise, which falls outside of authority, scope, process and procedure.
2. Influence the management and utilization of capital assets of the enterprise of which 100% charter capital is held by the State, which stays beyond their delegated authority.
3. Falsely accept the rights and perform the duties of a representative of state ownership for the investment of state capital assets in an enterprise.
4. Falsely implement regulations on management and utilization of capital assets of the enterprise of which 100% charter capital is held by the State as well as management of state investments in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
5. Monitor, examine and inspect the enterprise in violation of assigned tasks, duties or delegated powers, which must conform to legal regulations.
6. Provide information and report in incorrect, insufficient and untimely manner as prescribed in laws.
7. Reveal and use illegal information that an enterprises or regulatory body provides.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực