Chương XIII Luật Dược 2016: Quản lý giá thuốc
Số hiệu: | 105/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 20/05/2016 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc;…
I. Hành nghề dược
Luật Dược 2016 quy định các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở KCB.
II. Kinh doanh dược
Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
- Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại Điều 33 và Điều 34 Luật Dược.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
- Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.
III. Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
- Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc tại Điều 61 Luật về Dược và pháp luật liên quan;
- Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc.
IV. Dược liệu và thuốc cổ truyền
Theo Luật Dược năm 2016, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, bốc thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.
V. Thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc
Nội dung thông tin thuốc, theo Luật số 105/2016/QH13 bao gồm:
- Thông tin cho người hành nghề KCB bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,…
- Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và vấn đề cần lưu ý;
- Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
VI. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng và việc kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Luật Dược quy định: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển Việt Nam.
Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng.
Chi tiết xem tại văn bản.
Luật Dược 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
4. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để quản lý giá thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
1. Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
4. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để quản lý giá thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
1. Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích.
3. Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai.
4. Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.
5. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
6. Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác.
7. Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá thuốc.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc tại địa phương.
Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc có các nhiệm vụ sau đây:
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giá thuốc;
2. Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý nhà nước về giá thuốc;
3. Chủ trì tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giá thuốc;
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của pháp luật về giá;
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc kê khai giá thuốc và nguyên tắc rà soát, công bố giá thuốc do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai;
6. Tổ chức tiếp nhận và rà soát giá thuốc nhập khẩu do cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở ủy quyền nhập khẩu kê khai, kê khai lại; giá thuốc sản xuất trong nước do cơ sở sản xuất kê khai;
7. Hướng dẫn thực hiện việc niêm yết giá thuốc tại các cơ sở kinh doanh thuốc;
8. Công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế về các thông tin sau đây:
a) Giá bán buôn, bán lẻ thuốc đã kê khai;
b) Giá thuốc trúng thầu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở y tế cung cấp;
c) Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội;
9. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc.
1. Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quy định cụ thể việc kê khai giá thuốc và nguyên tắc xem xét, công bố giá thuốc do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai;
b) Triển khai biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của pháp luật về giá;
c) Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc.
2. Quy định giá đối với mặt hàng thuốc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch từ nguồn ngân sách trung ương.
3. Cung cấp cho Bộ Y tế thông tin về giá nhập khẩu thực tế (giá CIF) của thuốc nhập khẩu vào Việt Nam.
1. Quản lý nhà nước về giá thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Theo dõi, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính thông tin về tình hình giá thuốc trên địa bàn khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức tiếp nhận và rà soát giá thuốc sản xuất trong nước do cơ sở sản xuất thuốc trên địa bàn kê khai lại và báo cáo Bộ Y tế để công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
4. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc trên địa bàn quản lý.
Công khai giá thuốc trúng thầu trên cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cung cấp giá thuốc trúng thầu đến Bộ Y tế chậm nhất 05 ngày kể từ ngày nhận được kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ sở thực hiện đấu thầu thuốc.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả trúng thầu, các cơ sở thực hiện đấu thầu thuốc thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi đến Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các cơ sở y tế khác có thực hiện đấu thầu thuốc gửi kết quả trúng thầu thuốc đến Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả trúng thầu thuốc đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức đấu thầu thuốc tập trung, Sở Y tế phải báo cáo kết quả trúng thầu thuốc đến Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
DRUG PRICE MANAGEMENT
Article 106. Rules of state management of drug prices
1. Drug price management shall comply with market mechanism; respect the right to pricing and price competition of drug-trading entities as prescribed by law.
2. Ensure transparency of prices of drugs being sold on the market.
3. Protect the lawful rights and interests of traders, consumers, and the State.
4. Take measures to stabilize prices and other measures for drug price management appropriate for socio-economic development.
Article 107. Measures for drug price management
1. Bidding for supply of drugs in national reserve shall comply with the Law on Bidding and regulations of law on national reserves; bidding for supply of drugs funded by state budget, health insurance fund, revenue from medical examination and treatment services, and other lawful sources of income of public health facilities shall comply with the Law on Bidding, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
2. Drugs procured through bidding or order placement or assignment to serve National Target Programs, national defense and security, prevention and elimination of epidemics, or disaster recovery shall comply with regulations of law on provision of public services and products.
3. Drug prices shall be declared before drugs are put on the market, and declared again whenever they are changed.
4. Wholesale prices and retail prices in VND of drugs shall be posted where drugs are sold; retail prices shall be printed, written, or attached on the primary or secondary packages of drugs, publicly posted on a board, paper, or otherwise posted.
5. Measures for stabilization of prices of drugs on the List of essential drugs shall be taken in accordance with the Law on pricing in case of unusual price fluctuation which affects socio-economic stability.
6. Price negotiation shall be carried out where bidding for supply of drugs or herbal ingredients is only participated by 1 – 2 manufacturers, bidding for supply of original brand name drugs, rare drugs, drugs whose patents are unexpired, drugs with uncommon contents, and other special cases.
7. Limits on retail surplus shall be imposed upon drug retailers within health facilities.
8. The Government shall elaborate this Article.
Article 108. Responsibility for state management of drug pricing
1. The Government shall uniform state management of drug pricing.
2. The Ministry of Health is responsible to the Government for state management of drug pricing.
3. Other Ministries and ministerial agencies shall ex officio cooperate with the Ministry of Health in state management of drug pricing.
4. The People’s Committees or provinces shall ex officio carry out state management of drug pricing within their provinces.
Article 109. Responsibility of the Ministry of Health for state management of drug pricing
Take charge and cooperate with the Ministry of Finance, other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and the People’s Committees of provinces in state management of drug pricing and:
1. Formulate, promulgate or propose policies and regulations of law on drug prices;
2. Request other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and the People’s Committees of provinces to submit periodic and ad hoc reports on drug prices;
3. Organize dissemination of drug pricing laws;
4. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in taking measures for drug price stabilization in accordance with pricing laws;
5. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in providing for declaration of drug prices, rules for reviewing and publishing drug prices declared by manufacturers and importers;
6. Organize review of prices of imported drugs declared by importers or import authorizers; prices of domestic drugs declared by manufacturers;
7. Provide guidelines for posting prices at medicine-trading establishments;
8. Publish the following information on the website of the Ministry of Health:
a) Declared wholesale prices and retail prices of drugs;
b) Successful bids provided by Social Insurance Office and health facilities;
c) Drugs on the List of essential drugs affected by unusual price fluctuation which affects socio-economic stability;
9. Carry out inspections and impose penalties for violations against regulations of law on drug pricing.
Article 110. Responsibility of the Ministry of Finance for state management of drug pricing
1. Cooperate with the Ministry of Health in:
a) Providing for declaration of drug prices, rules for reviewing and publishing drug prices declared by manufacturers and importers;
b) Taking measures for drug price stabilization in accordance with pricing laws;
c) Carrying out inspections and impose penalties for violations against regulations of law on drug pricing.
2. Fixing prices of drugs funded by central government budget ordered by competent authorities.
3. provide information about CIF prices of imported drugs for the Ministry of Health.
Article 111. Responsibility of the Ministry of Industry and Trade for state management of drug pricing
1. Provide information about prices of drugs and medicinal ingredients in other countries at the request of the Ministry of Health.
2. Cooperate with the Ministry of Health in carrying out inspections and impose penalties for violations against regulations of law on drug pricing.
Article 112. Responsibility of the People’s Committees of provinces for state management of drug pricing
1. Carry out state management of drug pricing within their provinces in accordance with this Law and relevant regulations of law.
2. Submit reports to the Ministry of Health and the Ministry of Finance on drug prices in their provinces in case of unusual price fluctuation which affects socio-economic stability.
3. Organize review of prices of domestic drugs declared by local manufacturers and submit reports to the Ministry of Health for publication on its website.
4. Carry out inspections and impose penalties for violations against regulations of law on drug pricing within their provinces.
Article 113. Responsibility of Social Insurance Office for state management of drug pricing
Publish successful bids on the website of Social Insurance Office and notify them to the Ministry of Health within 05 days from the day on which contractor selection result is received from bidding organizers.
Article 114. Responsibility of bidding organizers
1. Within 10 days from the day on which the bidding result is available, the bidding organizer under the management of the People’s Committee of a province shall send the result to the Provincial Department of Health and social insurance authority of the same province; other health facilities shall send the bidding results to the Ministry of Health and Social Insurance Office.
2. Within 10 days from the day on which the concentrated bidding result is available, the Provincial Department of Health shall send the result to the Ministry of Health and Social Insurance Office.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực