Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược 54/2017/NĐ-CP thuốc nguyên liệu làm thuốc
Số hiệu: | 20/2017/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trương Quốc Cường |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 31/08/2017 | Số công báo: | Từ số 645 đến số 646 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược
Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, ban hành kèm theo là các Danh mục liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm:
- Danh mục dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Phụ lục I, II, III;
- Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc trong thuốc dạng phối hợp tại Phụ lục IV, V, VI;
- Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực tại Phụ lục VII.
Ngoài ra, Thông tư 20/2017/TT-BYT (có hiệu lực ngày 01/7/2017) cũng quy định một số nội dung khác nổi bật như:
- Hoạt động bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng, hủy, giao nhận, vận chuyển, báo cáo về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
- Hoạt động cung cấp thuốc phóng xạ đối với cơ sở KCB có sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2017/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DƯỢC VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2017/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 về dược;
Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Thông tư này quy định về:
1. Các danh mục liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm:
a) Danh mục dược chất gây nghiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
b) Danh mục dược chất hướng thần theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
c) Danh mục tiền chất dùng làm thuốc theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này và Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc trong thuốc dạng phối hợp theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
d) Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.
2. Hoạt động bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng, hủy, giao nhận, vận chuyển, báo cáo về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
3. Hoạt động cung cấp thuốc phóng xạ.
4. Hồ sơ, sổ sách và lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
1. Các quy định về danh mục liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt và hồ sơ, sổ sách và lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt quy định tại Thông tư này áp dụng đối với tất cả các cơ sở kinh doanh dược và các cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về hoạt động bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng, hủy, giao nhận, vận chuyển, báo cáo về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với cơ sở sau đây:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược;
d) Cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác.
3. Quy định về hoạt động cung cấp thuốc phóng xạ tại Thông tư này chỉ áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ.
1. Thuốc gây nghiện bao gồm các loại sau đây:
a) Chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần và có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục I, II và III kèm theo Thông tư này.
b) Chứa dược chất gây nghiện (có hoặc không có dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
2. Thuốc hướng thần bao gồm các loại sau đây:
a) Chứa một hoặc nhiều dược chất hướng thần hoặc thuốc có chứa dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc được quy định tại Phụ lục II và III kèm theo Thông tư này.
b) Chứa dược chất hướng thần (có hoặc không có dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V của Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
3. Thuốc tiền chất bao gồm các loại thuốc sau đây:
a) Chứa một hoặc nhiều tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
b) Chứa tiền chất dùng làm thuốc (có hoặc không có dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
4. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Chứa dược chất gây nghiện; hoặc dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng của dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV, V và VI kèm theo Thông tư này;
b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
5. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Chứa dược chất hướng thần hoặc dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V và VI kèm theo Thông tư này;
b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
6. Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Chứa tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
7. Thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực:
Các thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được lựa chọn theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây gọi tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP).
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải tuân thủ yêu cầu về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong đó:
a) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải được bảo quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và không được để cùng các thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây nghiện có thể để cùng tủ, giá, kệ chung với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn; Thuốc hướng thần sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế cấp xã, trạm xá phải có khóa chắc chắn và có phân công người quản lý, cấp phát, theo dõi sổ sách;
b) Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác;
c) Thuốc phóng xạ phải được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử;
d) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát trong khu vực bảo quản;
đ) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng, không được để cùng các thuốc khác và do điều dưỡng viên trực giữ, cấp phát theo y lệnh. Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu có khóa chắc chắn, số lượng, chủng loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao số lượng thuốc và sổ theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau. Khi bàn giao, người giao và người nhận phải ký nhận đầy đủ trên sổ theo dõi thuốc.
2. Người quản lý thuốc phải có trình độ đào tạo phù hợp với loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cụ thể như sau:
a) Đối với thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, người quản lý tại khoa dược bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, người quản lý tại các cơ sở khác quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên;
b) Đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.
Trường hợp trạm y tế cấp xã, trạm xá không có nhân sự đáp ứng quy định tại khoản này thì người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản cho người có trình độ từ y sỹ trở lên;
c) Đối với thuốc phóng xạ, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên hoặc bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, đã qua đào tạo về an toàn bức xạ và được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản.
Việc sản xuất, pha chế các thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm thuốc phóng xạ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: việc cấp phát, sử dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2011/TT-BYT).
2. Đối với cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: việc cấp phát, sử dụng các thuốc phải kiểm soát đặc biệt được thực hiện như sau:
a) Khoa điều trị, phòng khám tổng hợp và lập Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT cho khoa, phòng mình;
b) Bộ phận dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, phòng khám theo Phiếu lĩnh thuốc và phải theo dõi, ghi chép đầy đủ số lượng xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất vào sổ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
c) Tại các khoa điều trị, phòng khám, sau khi nhận thuốc, người được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát, hướng dẫn sử dụng và trực tiếp cấp phát cho người bệnh;
d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển cơ sở hoặc bị tử vong, khoa điều trị, phòng khám phải làm giấy trả lại bộ phận dược. Trưởng bộ phận dược phải căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định tái sử dụng hoặc hủy theo quy định và lập biên bản lưu tại cơ sở;
đ) Trưởng bộ phận dược hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất của khoa điều trị, phòng khám;
e) Trưởng khoa điều trị hoặc phó khoa điều trị được trưởng khoa giao nhiệm vụ bằng văn bản, trưởng phòng khám hoặc phó phòng khám được trưởng phòng khám giao nhiệm vụ bằng văn bản ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất cho khoa, phòng mình.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải lập hồ sơ đề nghị mua thuốc theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và gửi đến Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở để xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP trước khi mua các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất và thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc đối tượng phải đấu thầu để phục vụ cho nhu cầu điều trị, nghiên cứu, kiểm nghiệm của cơ sở.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác chỉ được hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ sau khi có công văn cho phép của Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
1. Yêu cầu đối với cơ sở và người vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a) Cơ sở tham gia quá trình giao, nhận thuốc phóng xạ phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ, phạm vi vận chuyển nguồn phóng xạ, người giao, người nhận, người vận chuyển thuốc phóng xạ phải có chứng chỉ an toàn bức xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Người vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc khi làm nhiệm vụ phải mang theo văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở, giấy tờ tùy thân hợp lệ, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho.
2. Yêu cầu đối với việc giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a) Khi tiến hành giao, nhận các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải có Biên bản giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này;
b) Khi giao, nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, người giao, người nhận thuốc phải tiến hành kiểm tra đối chiếu tên thuốc, tên nguyên liệu, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc về mặt cảm quan; phải ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho;
c) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong quá trình vận chuyển phải bảo đảm an ninh, tránh thất thoát.
1. Báo cáo định kỳ:
a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư này;
b) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm: Sở Y tế báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất hàng năm của các cơ sở trên địa bàn mình, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất hàng năm của các cơ sở của ngành mình về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất:
Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác lập báo cáo bằng văn bản và gửi về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XII kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải được thực hiện trực tuyến khi Bộ Y tế triển khai phần mềm, dữ liệu quản lý chung trên toàn quốc.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phép sản xuất, pha chế được cung cấp thuốc phóng xạ cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Số lượng thuốc sản xuất, pha chế phục vụ cho công tác điều trị tại cơ sở nhiều hơn nhu cầu sử dụng thực tế.
2. Được Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế) đồng ý bằng văn bản.
1. Đơn đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo việc sản xuất, pha chế, sử dụng thuốc phóng xạ đề nghị cung cấp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế, trong đó nêu cụ thể các thông tin về công suất máy, khả năng sản xuất, số lượng thuốc sản xuất, số lượng bệnh nhân sử dụng, số lượng thuốc đã sản xuất nhưng không sử dụng có đóng dấu xác nhận của cơ sở đề nghị theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XIV kèm theo Thông tư này.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ sơ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có văn bản chấp thuận việc cung cấp thuốc của cơ sở; trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
4. Sau khi cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có văn bản chấp thuận việc cung cấp thuốc của cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
1. Cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi pha chế, sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu số quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo mẫu số quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
c) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
d) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
2. Cơ sở sản xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
3. Cơ sở sản xuất thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi pha chế, sản xuất thuốc phóng xạ theo theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XIX kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc phóng xạ theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
c) Phiếu xuất kho thuốc phóng xạ theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
d) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc phóng xạ.
1. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải lập và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất.
2. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực khi theo dõi bằng hồ sơ, sổ sách phải lập và ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVIII kèm theo Thông tư này;
b) Chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
3. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc phóng xạ thực hiện theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc phóng xạ theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc phóng xạ.
1. Cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải lập và ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất.
2. Cơ sở bán buôn thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực khi theo dõi bằng hồ sơ sổ sách phải lập và ghi chép đầy đủ các hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVIII kèm theo Thông tư này;
b) Chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
3. Cơ sở bán buôn thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc phóng xạ thực hiện theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc phóng xạ theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;
c) Các chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc phóng xạ.
1. Nhà thuốc bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải lập và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất của nơi cung cấp thuốc;
c) Đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần lưu tại cơ sở sau khi bán;
d) Biên bản nhận thuốc gây nghiện theo mẫu biên bản quy định tại Phụ lục XX kèm theo Thông tư này;
đ) Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XXI kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở bán lẻ thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải lập và ghi chép đầy đủ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XXI kèm theo Thông tư này.
1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc: phải lập và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi sau đây:
a) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
b) Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu phiếu quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này.
2. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc, dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải lập và ghi chép đầy đủ sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVIII kèm theo Thông tư này.
3. Thuốc phóng xạ phải lập và ghi chép đầy đủ sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.
1. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, phải lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ theo dõi sau đây:
a) Sổ pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục XVI và Phụ lục XIX kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ theo mẫu sổ quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải lập và ghi chép đầy đủ sổ sách được quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.
1. Cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác có các hoạt động liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt dưới dạng hồ sơ, sổ sách hoặc phần mềm theo dõi trong thời gian ít nhất hai (02) năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng. Đơn thuốc gây nghiện, đơn thuốc hướng thần lưu giữ theo quy định tại Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
2. Hết thời hạn lưu trữ trên, người đứng đầu cơ sở lập hội đồng để hủy, lập biên bản hủy và lưu hồ sơ tại cơ sở.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược hiện đang cung cấp thuốc phóng xạ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục cung cấp đến hết thời hạn hợp đồng và chậm nhất là hết ngày 01 tháng 07 năm 2019. Sau thời hạn này, cơ sở muốn tiếp tục cung cấp thuốc phóng xạ phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi sản xuất thuốc phóng xạ theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
2. Hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho thuốc phải kiểm soát đặc biệt của các cơ sở quy định tại Điều 43 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP phải được thực hiện kết nối trực tuyến khi Bộ Y tế triển khai phần mềm, dữ liệu quản lý chung trên toàn quốc.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Tổng cục trưởng Tổng cục dân số thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế) để nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TT |
SỐ PHỤ LỤC |
TÊN PHỤ LỤC |
1 |
Phụ lục I |
Danh mục dược chất gây nghiện |
2 |
Phụ lục II |
Danh mục dược chất hướng thần |
3 |
Phụ lục III |
Danh mục tiền chất dùng làm thuốc |
4 |
Phụ lục IV |
Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện trong thuốc dạng phối hợp |
5 |
Phụ lục V |
Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần trong thuốc dạng phối hợp |
6 |
Phụ lục VI |
Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc trong thuốc dạng phối hợp |
7 |
Phụ lục VII |
Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực |
8 |
Phụ lục VIII |
Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ |
9 |
Phụ lục IX |
Biên bản giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc |
10 |
Phụ lục X |
Báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất |
11 |
Phụ lục XI |
Báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất |
12 |
Phụ lục XII |
Báo cáo trong trường hợp thất thoát, nhầm lẫn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc |
13 |
Phụ lục XIII |
Đơn đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ |
14 |
Phụ lục XIV |
Báo cáo sản xuất, sử dụng thuốc phóng xạ |
15 |
Phụ lục XV |
Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ |
16 |
Phụ lục XVI |
Sổ theo dõi sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất |
17 |
Phụ lục XVII |
Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc |
18 |
Phụ lục XVIII |
Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực |
19 |
Phụ lục XIX |
Sổ theo dõi sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ |
20 |
Phụ lục XX |
Biên bản nhận thuốc gây nghiện |
21 |
Phụ lục XXI |
Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng |
DANH MỤC DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
TÊN QUỐC TẾ |
TÊN KHOA HỌC |
1 |
ACETYLDIHYDROCODEIN |
(5 α, 6 α) - 4,5 - epoxy - 3 - methoxy - 17 methyl - morphinan - 6 - yl - acetat |
2 |
ALFENTANIL |
N - [1 - [2 - (4 - ethyl - 4,5 - dihydro - 5 - oxo - 1 H - tetrazol - 1 - yl) ethyl] - 4 - (methoxymethyl) - 4 - piperidinyl] - N - Phenylpropanamide |
3 |
ALPHAPRODINE |
α - 1,3 - dimethyl - 4 - phenyl - 4 - propionoxypiperidine |
4 |
ANILERIDINE |
1 - para-aminophenethyl - 4 - phenylpiperidine - 4 - carboxylic acid ethyl ester) |
5 |
BEZITRAMIDE |
(1 - (3 - cyano - 3, 3 - diphenylpropyl) - 4 (2 - oxo - 3 - propionyl - 1 - benzimidazolinyl) - piperidine) |
6 |
BUTORPHANOL |
(-) - 17 - (cyclobutylmethyl) morphinan - 3,14 diol |
7 |
CIRAMADOL |
(-) - 2 - (α - Dimethylamino - 3 - hydroxybenzyl) Cyclohexanol |
8 |
COCAINE |
Methyl ester của benzoylecgonine |
9 |
CODEINE |
(3 - methylmorphine) |
10 |
DEXTROMORAMIDE |
((+) - 4 [2 - methyl - 4 - oxo -3,3 - diphnyl - 4 (1 - pyrrolidinyl) - butyl] - morpholine) |
11 |
DEZOCIN |
(-)- 13 β- Amino- 5,6,7,8,9,10,11 α, 12 octahydro- 5α- methyl-5, 11- methanobenzo- cyclodecen-3- ol |
12 |
DIFENOXIN |
(1- (3 cyano- 3,3- Diphenylpropyl)- 4- Phenylisonipecotic acid |
13 |
DIHYDROCODEIN |
6- hydroxy- 3- methoxy-N- methyl-4,5-epoxy- morphinan |
14 |
DIPHENOXYLATE |
1-(3-cyano-3,3-diphenylpropyl)-4- phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
15 |
DIPIPANONE |
4,4- Diphenyl-6- Piperidino-3- heptanone. |
16 |
DROTEBANOL |
(3,4- Dimethoxy- 17- Methyl morphinan-6 β, 14 diol) |
17 |
ETHYL MORPHIN |
3- Ethylmorphine |
18 |
FENTANYL |
(1- Phenethyl-4-N- Propionylanilinopiperidine) |
19 |
HYDROMORPHONE |
(Dihydromorphinone) |
20 |
KETOBEMIDON |
(4- meta- hydroxyphenyl-1- methyl-4- propionylpiperidine) |
21 |
LEVOMETHADON |
(3- Heptanone, 6- (dimethylamino)-4,4- Diphenyl, (R) |
22 |
LEVORPHANOL |
((-)- 3- hydroxy- N- methylmorphinan) |
23 |
MEPTAZINOL |
(3(3- Ethyl-1- methylperhydroazepin-3- yl) phenol |
24 |
METHADONE |
(6- dimethylamino- 4,4- diphenyl-3- heptanone) |
25 |
MORPHINE |
Morphinan-3,6 diol, 7,8-didehydro- 4,5- epoxy- 17 methyl - (5 α, 6 α) |
26 |
MYROPHINE |
MyristylBenzylmorphine |
27 |
NALBUPHIN |
17- Cyclobutylmethyl- 7,8- dihydro- 14- hydroxy- 17- normorphine |
28 |
NICOCODINE |
Morphinan- 6- ol, 7,8- Dihydrro- 4,5- epoxy- 3- methoxy- 17- methyl- 3- pyridin mecarboxxylate (ester), (5α, 6α) |
29 |
NICODICODINE |
6- Nicotinyldihydrocodeine |
30 |
NICOMORPHINE |
3,6- Dinicotinylmorphine) |
31 |
NORCODEINE |
N- Dimethylcodein |
32 |
OXYCODONE |
(14- hydroxydihydrocodeinone) |
33 |
OXYMORPHONE |
(14- hydroxydihydromorphinone) |
34 |
PETHIDINE |
(1- methyl-4- phenylpiperidine-4- carboxylic acid ethyl ester) |
35 |
PHENAZOCINE |
(2’- Hydroxy-5,9- Dimethyl-2- Phenethyl-6,7- Benzomorphan) |
36 |
PHOLCODIN |
(Morpholinylethylmorphine) |
37 |
PIRITRAMIDE |
(1-(3- cyano-3,3- diphenylpropyl-4-(1- piperidino)- piperidine- 4- carboxylic acid amide) |
38 |
PROPIRAM |
(N- (1- Methyl- 2 piperidinoethyl- N- 2- pyridyl Propionamide) |
39 |
REMIFENTANIL |
1-(2-methoxy carbonylethyl)-4- (phenylpropionylamino)piperidine-4- carboxylic acid methyl ester |
40 |
SUFENTANIL |
(N-[4- (methoxymethyl)-1- [2- (2- thienyl)- ethyl]-4- piperidyl]- propionanilide) |
41 |
THEBACON |
(Acetyldihydrocodeinone) |
42 |
TONAZOCIN MESYLAT |
(±)-1-[(2R*,6S*,11S*)- 1,2,3,4,5,6- hexahydro- 8- hydroxy- 3,6,11- trimethyl- 2,6- methano-3- Benzazocin- 11- yl]-3-one-methanesulphonate |
43 |
TRAMADOL |
(±)- Trans- 2- Dimethylaminomethyl-1- (3- methoxy phenyl) cyclohexan-1-ol |
Danh mục này bao gồm:
- Đồng phân của các chất trên nếu nó tồn tại dưới dạng tên của một chất hóa học cụ thể.
- Các ester và ether của các chất trên nếu chúng tồn tại trừ trường hợp chúng xuất hiện ở các danh mục khác.
- Muối của các chất trên, bao gồm cả các muối của ester, ether và những đồng phân của các chất trên nếu tồn tại.
DANH MỤC DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
TÊN QUỐC TẾ |
TÊN THÔNG DỤNG KHÁC |
TÊN KHOA HỌC |
1 |
ALLOBARBITAL |
|
5,5-diallylbarbituric acid |
2 |
ALPRAZOLAM |
|
8- chloro -1- methy -6- phenyl - 4H -s- triazolo [4,3-a] [1,4] benzodiazepine |
3 |
AMFEPRAMONE |
Diethylpropion |
2-(diethylamino) propiophenone |
4 |
AMINOREX |
|
2- amino-5- phenyl- 2-oxazoline |
5 |
AMOBARBITAL |
|
5 -ethyl-5 -isopentylbarbituric acid |
6 |
BARBITAL |
|
5,5-diethylbarbituric acid |
7 |
BENZFETAMINE |
Benzphetamine |
N-benzyl-N, α- dimethylphenethylamine |
8 |
BROMAZEPAM |
|
7-bromo-1,3-dihydro-5-(2- pyridyl)-2H-1,4-benzodiazepine-one |
9 |
BROTIZOLAM |
|
2- bromo-4-(o-chlorophenyl)-9 methyl-6H-thieno(3,2-f)-s- triazolo(4,3- α)(1,4) diazepine |
10 |
BUPRENORPHINE |
|
21 -cyclopropyl-7-a[(S)-1 - hydroxy-1,2,2-trimethylpropyl]- 6,14-endo-ethano-6,7,8,14- tetrahydro oripavine |
11 |
BUTALBITAL |
|
5-allyl-5-isobutylbarbituric acid |
12 |
BUTOBARBITAL |
|
5-butyl-5- ethylbarbituric acid |
13 |
CAMAZEPAM |
|
7-chloro-1,3-dihydro-3-hydroxy- 1 -methyl-5-phenyl-2H-1,4- benzodiazepin-2-one dimethylcarbamate (ester) |
14 |
CHLODIAZEPOXID |
|
7-chloro-2-(methylamino)-5- phenyl-3H-1,4-benzodiazepine- 4-oxide |
15 |
CATHINE |
(+)-norpseudo- ephedrine |
(+)-(R)-α-[(R)-1- aminoethyl]benzyl alcohol |
16 |
CLOBAZAM |
|
7-chloro-1 -methyl-5-phenyl-1H-1,5-benzodiazepin-2,4 (3H,5H) dione |
17 |
CLONAZEPAM |
|
5- (o-chlorophenyl)-1,3-dihydro- 7- nitro- 2H -1,4 - benzodiazepine-2 -one |
18 |
CLORAZEPATE |
|
7- chloro - 2,3 - dihydro - 2 - oxo -5-phenyl-1H-1,4- benzodiazepine -3-carbocilic acid |
19 |
CLOTIAZEPAM |
|
5-(o-chlorophenyl)-7-ethyl-1,3 dihydro-1 methyl-2H- thieno[2,3e]-1,4 -diazepin -2- one |
20 |
CLOXAZOLAM |
|
10-chloro-11b-(o- chlorophenyl)2,3,7,11b- tetrahydrooxazolo- [3,2-d] [1,4]benzodiazepin-6(5H) -one |
21 |
DELORAZEPAM |
|
7-chloro-5- (o-chlorophenyl)-1,3 dihydro-2H-1,4 benzodiazepin-2 - one |
22 |
DIAZEPAM |
|
7-chloro-1,3-dihydro-1 -methyl- 5-phenyl-2H-1,4 benzodiazepin- 2 - one |
23 |
ESTAZOLAM |
|
8-chloro-6-phenyl-4H-s-triazolo[4,3-α] [1,4]benzodiazepin |
24 |
ETHCHLORVYNOL |
|
1 - chloro -3- ethyl -1- penten -4 - yn -3-ol |
25 |
ETHINAMATE |
|
1- ethynylcyclohexanol carbamate |
26 |
ETHYLLOFLAZEPATE |
|
ethyl -7- chloro -5- (0- fluorophenyl) -2,3 - dihydro -2 - oxo -1H-1,4 -benzodiazepine -3- carboxylate |
27 |
ETILAMFETAMINE |
N-ethylamphetamine |
N-ethyl-α-methylphenethylamine |
28 |
FENCAMFAMIN |
|
N- ethyl-3- phenyl-2- norbornanamine |
29 |
FENPROPOREX |
|
(±) -3- [(α- methylphenethyl) amino] propionitrile |
30 |
FLUDIAZEPAM |
|
7-chloro -5- (o-fluorophenyl) - 1,3-dihydro -1- methyl- 2H - 1,4- benzodiazepin -2- one |
31 |
FLUNITRAZEPAM |
|
5-(o-fluorophenyl) -1,3 -dihydro- 1- methyl -7- nitro-2H-1,4 benzodiazepin -2- one |
32 |
FLURAZEPAM |
|
7-chloro-1-[2- (diethylamino)ethyl] -5-(o- fluorophenyl)-1,3-dihydro-2H- 1,4-benzodiazepin -2 - one |
33 |
GLUTETHIMID |
|
2-ethyl-2-phenylglutarimide |
34 |
HALAZEPAM |
|
7-chloro-1,3- dihydro -5- phenyl- 1-(2,2,2 -trifluoroethyl)-2H-1,4- benzodiazepin -2 - one |
35 |
HALOXAZOLAM |
|
10-bromo-11b -(o-fluorophenyl)- 2,3,7,11b tetrahydrooxazolo [3,2-d] [1,4] benzodiazepin -6 (5H) -one |
36 |
KETAZOLAM |
|
11-chloro -8,12b - (dihydro - 2,8 - dimethyl - 12b - phenyl - 4H - [1,3] oxazino[3,2-d] [l,4] benzodiazepin-4,7 (6H)-dione |
37 |
KETAMIN |
|
(±) -2- (2-Clorophenyl)-2- methylaminocyclohexanone. |
38 |
LEFETAMIN |
SPA |
(-)-N,N-dimethyl-1,2- diphenylethylamine |
39 |
LISDEXAMFETAMINE |
|
(2S)-2,6-diamino-N-[(1S)-1- methyl-2-phenylethyl] hexanamide dimethanesulfonate |
40 |
LOPRAZOLAM |
|
6-(o-chlorophenyl)-2,4-dihydro- 2-[(4-methyl-1 -piperazinyl) methylene] -8-nitro- 1H-imidazol[1,2-α] [1,4] benzodiazepin -1 -one |
41 |
LORAZEPAM |
|
7-chloro-5-(o-chlorophenyl)-1,3- dihydro-3-hydroxy-2H-1,4 benzodiazepin -2 - one |
42 |
LORMETAZEPAM |
|
7-chloro-5-(o-chlorophenyl)-1,3- dihydro-3-hydroxy-1-methyl- 2H-1,4 benzodiazepin -2 - one |
43 |
MAZINDOL |
|
5-(p-chlorophenyl)- 2,5-dihydro-3H-imidazo[2,1-a] isoindol-5-ol |
44 |
MEDAZEPAM |
|
7-chloro-2,3-dihydro-1-methyl- 5-phenyl-1H-1,4 benzodiazepine |
45 |
MEFENOREX |
|
N-(3- chloropropyl)- α - methylphenethylamine |
46 |
MEPROBAMAT |
|
2-methyl-2-propyl - 1,3- propanediol, dicarbamate |
47 |
MESOCARB |
|
3- (α methylphenethyl)- N- (phenylcarbamoyl) sydnone imine |
48 |
METHYLPHENIDATE |
|
Methyl α -phenyl-2- piperidineacetate |
49 |
METHYLPHENO-BARBITAL |
|
5-ethyl-1 -methyl -5- phenylbarbituric acid |
50 |
METHYPRYLON |
|
3,3 diethyl-5- methyl-2,4 piperydine- dione |
51 |
MIDAZOLAM |
|
8- chloro- -6- (o-fluorophenyl) - 1-methyl-4H-imidazol[1,5-a] [1,4] benzodiazepine |
52 |
NIMETAZEPAM |
|
1,3 dihydro -1- methyl-7-nitro-5- phenyl-2H-1,4 benzodiazepin-2- one |
53 |
NITRAZEPAM |
|
1,3 dihydro -7-nitro-5-phenyl- 2H-1,4 benzodiazepin-2-one |
54 |
NORDAZEPAM |
|
7-chloro- 1,3 dihydro-5- phenyl- 2H-1,4 benzodiazepin-2-one |
55 |
OXAZEPAM |
|
7-chloro- 1,3 dihydro- 3 hydroxy-5- phenyl-2H-1,4 benzodiazepin- 2-one |
56 |
OXAZOLAM |
|
10-chloro--2,3,7,11b- tetrahydro- 2-methyl-11b- phenyloxazolo[3,2-d] [1,4] benzodiazepin-6(5H) -one |
57 |
PENTAZOCIN |
|
(2R*,6R*,11R*)-1,2,3,4,5,6- hexahydro-6,11-dimethyl-3-(3- methyl-2-butenyl)-2,6-methano- 3-benzazocin-8-ol |
58 |
PENTOBARBITAL |
|
5-ethyl-5-(1-methylbutyl) barbituric acid |
59 |
PHENDIMETRAZIN |
|
(+)-(2S,3S)-3,4-dimethyl-2-phenylmorpholine |
60 |
PHENOBARBITAL |
|
5-ethyl-5-phenylbarbituric acid |
61 |
PHENTERMIN |
|
α,α- dimethylphenethylamine |
62 |
PINAZEPAM |
|
7-chloro-1,3-dihydro-5-phenyl-1-(2-propynyl)-2H-1,4- benzodiazepin-2-one |
63 |
PRAZEPAM |
|
7-chloro -1- (cyclopylmethyl) - 1,3 - dihydro -5- phenyl -2H- 1,4-benzodiazepin-2-one |
64 |
PYROVALERONE |
|
4’-methyl-2-(1-pyrrolidinyl) valerophenone |
65 |
SECBUTABARBITAL |
|
5-sec-butyl-5-ethylbarbituric acid |
66 |
TEMAZEPAM |
|
7- chloro - 1,3 - dihydro -3- hydroxy-1 -methyl-5-phenyl - 2H- 1,4-benzodiazepin -2- one |
67 |
TETRAZEPAM |
|
7-chloro-5-(1 -cyclohexen-1 -yl)- 1,3 dihydro-1 -methy1-2H-1,4 benzodiazepin -2- one |
68 |
TRIAZOLAM |
|
8-chloro-6-(o-chlorophenyl)-1 - methyl-4H-s-triazolo[4,3-α] [1,4] benzodiazepin |
69 |
VINYLBITAL |
|
5-(1-methylbutyl)-5- vinylbarbituric acid |
70 |
ZOLPIDEM |
|
N,N,6- trimethyl-2-p- tolylimidazol [1,2-α] pyridine- 3- acetamide |
Danh mục này bao gồm các muối của các chất ghi trong Bảng này, khi các muối đó có thể hình thành và tồn tại.
DANH MỤC TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
TÊN QUỐC TẾ |
TÊN KHOA HỌC |
1 |
EPHEDRINE |
([R-(R*, S*)]--[1- (methylamino)ethyl]- Benzenemethanol |
2 |
N-ETHYLEPHEDRIN |
1 -Ethylephedrin |
3 |
N-METHYLEPHEDRIN/ METHYLEPHEDRIN/ |
(1R, 2S)-2- (dimethylamino)-1 - phenyl- propanol |
4 |
PSEUDOEPHEDRINE |
[S-(R*,R*)]--[1- (methylamino)ethyl]- Benzenemethanol |
5 |
ERGOMETRINE |
Ergoline-8-carboxamide,9,10- didehydro-N-(2-hydroxy-1 - methylethyl)-6-methy- [8 β(s)]. |
6 |
ERGOTAMINE |
Ergotaman-3’, 6’, 18 ’-trione, 12’- hydroxy-2 ’ -methyl- 5’ - (phenylmethyl)-(5) |
7 |
N-ETHYLPSEUDOEPHEDRIN |
Ethyl methyl amino - phenyl - propane - 1 - ol |
8 |
N-METHYLPSEUDOEPHEDRIN |
Dimethylamino - phenyl - propane - 1 - ol |
Danh mục này bao gồm các muối của các chất ghi trong Bảng này, khi các muối đó có thể hình thành và tồn tại.
BẢNG GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ, HÀM LƯỢNG DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN TRONG THUỐC DẠNG PHỐI HỢP
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
TÊN DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN |
HÀM LƯỢNG DƯỢC CHẤT TÍNH THEO DẠNG BAZƠ TRONG MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM ĐÃ CHIA LIỀU |
NỒNG ĐỘ DƯỢC CHẤT TÍNH THEO DẠNG BAZƠ TRONG SẢN PHẨM CHƯA CHIA LIỀU |
1 |
ACETYLDIHYDROCODEIN |
100 |
2,5 |
2 |
COCAINE |
|
0,1 |
3 |
CODEINE |
100 |
2,5 |
4 |
DIFENOXIN |
Không quá 0,5 mg Difenoxin và với ít nhất 0,025 mg Atropin Sulfat trong một đơn vị sản phẩm đã chia liều. |
|
5 |
DIPHENOXYLATE |
Không quá 2,5 mg Difenoxylat và với ít nhất 0,025 mg Atropin Sulfat trong một đơn vị sản phẩm đã chia liều. |
|
6 |
DIHYDROCODEIN |
100 |
2,5 |
7 |
ETHYL MORPHIN |
100 |
2,5 |
8 |
NICODICODIN |
100 |
2,5 |
9 |
NORCODEIN |
100 |
2,5 |
10 |
PHOLCODIN |
100 |
2,5 |
11 |
PROPIRAM |
100 |
2,5 |
12 |
MORPHINE |
|
0,2 morphin tính theo morphin base tinh khiết |
13 |
TRAMADOL |
37,5 |
|
BẢNG GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ, HÀM LƯỢNG DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN TRONG THUỐC DẠNG PHỐI HỢP
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
TÊN DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN |
HÀM LƯỢNG TỐI ĐA CÓ TRONG MỘT ĐƠN VỊ ĐÃ CHIA LIỀU (mg) |
1 |
ALLOBARBITAL |
10 |
2 |
ALPRAZOLAM |
0,25 |
3 |
AMOBARBITAL |
10 |
4 |
BARBITAL |
10 |
5 |
BROMAZEPAM |
1 |
6 |
BROTIZOLAM |
0,25 |
7 |
BUTOBARBITAL |
10 |
8 |
CAMAZEPAM |
5 |
9 |
CHLODIAZEPOXID |
5 |
10 |
CLOBAZAM |
5 |
11 |
CLONAZEPAM |
0,5 |
12 |
CLORAZEPAT |
10 |
13 |
CLOTIAZEPAM |
5 |
14 |
DIAZEPAM |
5 |
15 |
ESTAZOLAM |
0,5 |
16 |
FLUDIAZEPAM |
0,5 |
17 |
FLUNITRAZEPAM |
0,5 |
18 |
FLURAZEPAM |
5 |
19 |
HALAZEPAM |
5 |
20 |
KETAZOLAM |
5 |
21 |
LOPRAZOLAM |
0,25 |
22 |
LORAZEPAM |
0,5 |
23 |
LORMETAZEPAM |
0,25 |
24 |
MEPROBAMAT |
100 |
25 |
MEDAZEPAM |
5 |
26 |
METHYLPHENOBARBITAL |
10 |
27 |
MIDAZOLAM |
5 |
28 |
NITRAZEPAM |
5 |
29 |
NORDRAZEPAM |
0,25 |
30 |
OXAZEPAM |
10 |
31 |
PARAZEPAM |
5 |
32 |
PENTOBARBITAL |
10 |
33 |
PHENOBARBITAL |
25 |
34 |
SECBUTABARBITAL |
10 |
35 |
TEMAZEPAM |
25 |
36 |
TETRAZEPAM |
5 |
37 |
VINYLBITAL |
10 |
38 |
CLOXAZOLAM |
1 |
39 |
DELORAZEPAM |
0,25 |
40 |
ETHYLCLOFLAZEPAT |
0,25 |
41 |
NIMETAZEPAM |
0,25 |
42 |
OXAZOLAM |
5 |
43 |
PINAZEPAM |
1 |
BẢNG GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ, HÀM LƯỢNG TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC TRONG THUỐC DẠNG PHỐI HỢP
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
TÊN TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC |
HÀM LƯỢNG TỐI ĐA CÓ TRONG MỘT ĐƠN VỊ ĐÃ CHIA LIỀU (mg) |
NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CÓ TRONG MỘT ĐƠN VỊ CHƯA CHIA LIỀU |
1 |
EPHEDRINE |
50 |
1,5% |
2 |
ERGOMETRINE |
0,125 |
|
3 |
N-ETHYLEPHEDRIN |
12,5 |
|
4 |
N-METHYLEPHEDRIN/ METHYLEPHEDRIN/ |
31,1 |
0,0625% |
5 |
ERGOTAMINE |
01 |
|
6 |
PSEUDOEPHEDRINE |
120 |
0,5% |
DANH MỤC THUỐC, DƯỢC CHẤT THUỘC DANH MỤC CHẤT BỊ CẤM SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
Dược chất |
1 |
19 Nor-testosterone (tên gọi khác là Nandrolone) |
2 |
Amifloxacin |
3 |
Aristolochia |
4 |
Azathioprine |
5 |
Bacitracin Zn |
6 |
Balofloxacin |
7 |
Benznidazole |
8 |
Besifloxacin |
9 |
Bleomycin |
10 |
Carbuterol |
11 |
Chloramphenicol |
12 |
Chloroform |
13 |
Chlorpromazine |
14 |
Ciprofloxacin |
15 |
Colchicine |
16 |
Dalbavancin |
17 |
Dapsone |
18 |
Diethylstilbestrol (DES) |
19 |
Enoxacin |
20 |
Fenoterol |
21 |
Fleroxacin |
22 |
Furazidin |
23 |
Furazolidon |
24 |
Garenoxacin |
25 |
Gatifloxacin |
26 |
Gemifloxacin |
27 |
Isoxsuprine |
28 |
Levofloxacin |
29 |
Lomefloxacin |
30 |
Methyl-testosterone |
31 |
Metronidazole |
32 |
Moxifloxacin |
33 |
Nadifloxacin |
34 |
Nifuratel |
35 |
Nifuroxime |
36 |
Nifurtimox |
37 |
Nifurtoinol |
38 |
Nimorazole |
39 |
Nitrofurantoin |
40 |
Nitrofurazone |
41 |
Norfloxacin |
42 |
Norvancomycin |
43 |
Ofloxacin |
44 |
Oritavancin |
45 |
Ornidazole |
46 |
Pazufloxacin |
47 |
Pefloxacin |
48 |
Prulifloxacin |
49 |
Ramoplanin |
50 |
Rufloxacin |
51 |
Salbutamol |
52 |
Secnidazole |
53 |
Sitafloxacin |
54 |
Sparfloxacin |
55 |
Teicoplanin |
56 |
Terbutaline |
57 |
Tinidazole |
58 |
Tosufloxacin |
59 |
Trovafloxacin |
60 |
Vancomycin |
*Áp dụng trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản, thú y, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
MẪU SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC, THUỐC PHÓNG XẠ
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở: ..................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại:...................................................................................................................
SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC, THUỐC PHÓNG XẠ
(Bắt đầu sử dụng từ.... đến…..)
SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC,THUỐC PHÓNG XẠ
Tên nguyên liệu/Tên thuốc, nồng độ/ hàm lượng: ..........................................................
Đơn vị tính: .................................................................................................................
Ngày tháng |
Nơi xuất, nhập |
Số chứng từ xuất, nhập |
Số lượng |
Số lô, hạn dùng |
Ghi chú |
||
Nhập |
Xuất |
Còn lại |
|
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai
* Mỗi thuốc phải dành một số trang riêng, số trang nhiều hay ít tùy loại thuốc xuất, nhập nhiều hay ít.
* Đối với thuốc phóng xạ không cần ghi hạn dùng
MẪU BIÊN BẢN GIAO NHẬN THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BIÊN BẢN GIAO NHẬN THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
1. Tên cơ sở giao:
- Địa chỉ:
- Người giao:
- Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu/Các giấy tờ tương đương khác:
Nơi cấp: Ngày cấp:
2. Tên cơ sở nhận:
- Địa chỉ:
- Người nhận:
- Số CMND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu/ Các giấy tờ tương đương khác:
Nơi cấp: Ngày cấp:
3. Danh mục mặt hàng giao nhận:
TT |
Nguyên liệu/Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Số hóa đơn/số phiếu xuất kho |
Số Giấy đăng ký lưu hành/số giấy phép nhập khẩu/Công văn hoặc đơn hàng duyệt mua |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
4. Thời gian giao nhận: (Các) mặt hàng trên được giao, nhận vào...giờ...phút ngày …..tháng .... năm ………..
5. Địa điểm giao nhận (Ghi chi tiết địa chỉ thực tế giao nhận):
6. Cam kết:
Các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được giao nhận đầy đủ theo Danh mục mặt hàng ghi tại Biên Bản này.
Biên bản này được hai bên thống nhất và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
|
….1…..ngày tháng năm……. |
_________________
1 Địa danh bên nhận đóng trụ sở
MẪU BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN KHO, SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở: .................................................................................................................
Số: .............................................................................................................................
BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN KHO, SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT
(Từ ngày……... đến ngày.……….)
Kính gửi:………………………………………………….
TT |
Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang |
Số lượng nhập trong kỳ |
Tổng số |
Số lượng xuất trong kỳ |
Số lượng hao hụt |
Tồn kho cuối kỳ |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8)* |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, ngày tháng năm |
* Số lượng hao hụt bao gồm cả hỏng, vỡ, hết hạn dùng... nếu có, cần báo cáo chi tiết
** Người đại diện pháp luật hoặc người phụ trách chuyên môn được ủy quyền hoặc cấp phó của người đại diện pháp luật được ủy quyền
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Sở Y tế/ Cục Quân Y |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………, Ngày tháng năm |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT
Năm: ……………..
Kính gửi: Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế
STT |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế |
Hoạt chất |
Quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng tồn kho năm trước |
Số lượng nhập |
Số lượng sử dụng |
Số lượng tồn kho |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện đơn vị* |
* Người đại diện pháp luật hoặc người phụ trách chuyên môn được ủy quyền hoặc cấp phó của người đại diện pháp luật được ủy quyền
MẪU BÁO CÁO TRONG TRƯỜNG HỢP THẤT THOÁT, NHẦM LẪN THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC CHỨA DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở:
Số:
BÁO CÁO TRONG TRƯỜNG HỢP THÁT THOÁT, NHẦM LẪN THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
Kính gửi:
TT |
Nguyên liệu/Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng thất thoát, nhầm lẫn |
Lý do |
Biện pháp xử lý |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
………, ngày tháng năm |
* Người đại diện pháp luật hoặc người phụ trách chuyên môn được ủy quyền hoặc cấp phó của người đại diện pháp luật được ủy quyền
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THUỐC PHÓNG XẠ
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…..(1)….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v đề nghị cung cấp thuốc phóng xạ |
……2…., ngày …. tháng …. năm |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THUỐC PHÓNG XẠ
Kính gửi: Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế
I. Thông tin chung:
1. Tên cơ sở: ………………….(1) ..................................................................................
2. Địa chỉ: ………………………(3) .................................................................................
3. Tên người đại diện pháp luật/ người được ủy quyền: ................................................
4. Điện thoại: …………………………………….Fax: .........................................................
5. Hình thức sản xuất: ……………………………..(4) .......................................................
II. Nội dung đề nghị:
Cơ sở...(1)……. đề nghị được cung cấp thuốc phóng xạ do cơ sở sản xuất cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ……..(5)……… Địa chỉ ……………(3)………… để phục vụ cho nhu cầu điều trị cho người bệnh của cơ sở …………..(5)………….. , cụ thể:
STT |
Tên thuốc phóng xạ |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá cung cấp |
|
|
|
|
|
II. Tài liệu kèm theo
1. Công văn đề nghị được cung cấp thuốc phóng xạ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhu cầu nhận thuốc để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân của cơ sở
2. Văn bản chấp thuận của Bộ Y tế cho phép cơ sở sản xuất thuốc phóng xạ
3. Báo cáo sản xuất, sử dụng thuốc phóng xạ đề nghị cung cấp tại cơ sở cung cấp.
IV. Cam kết của cơ sở:
Chúng tôi cam kết mọi thông tin, số liệu đưa ra tại hồ sơ là hoàn toàn trung thực. Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Đề nghị Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chấp thuận việc cung cấp thuốc phóng xạ trên.
Xin trân trọng cảm ơn./.
CƠ SỞ NHẬN |
CƠ SỞ CUNG CẤP |
Ghi chú:
(1) Tên cơ sở đề nghị.
(2) Địa danh nơi cơ sở đề nghị đặt trụ sở
(3) Địa chỉ có thể gửi qua bưu điện.
(4) Hình thức sản xuất: bằng máy cyclotron hay lò hạt nhân phóng xạ ………….
(5) Cơ sở nhận thuốc phóng xạ
(6) Người đại diện pháp luật hoặc người phụ trách chuyên môn được ủy quyền hoặc cấp phó của người đại diện pháp luật được ủy quyền
MẪU BÁO CÁO SẢN XUẤT, SỬ DỤNG THUỐC PHÓNG XẠ
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở
BÁO CÁO SẢN XUẤT, SỬ DỤNG THUỐC PHÓNG XẠ
Tháng |
Công suất máy dự kiến |
Tên thuốc sản xuất - nồng độ, hàm lượng |
Số lượng sản xuất |
Số lượng sử dụng cho bệnh nhân |
Số lượng tồn kho |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng.... năm.... |
* Số liệu thống kê cho từng tháng sử dụng trong năm gần nhất của cơ sở
** Người đại diện pháp luật hoặc người phụ trách chuyên môn được ủy quyền hoặc cấp phó của người đại diện pháp luật được ủy quyền
MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THUỐC PHÓNG XẠ
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…….., ngày tháng năm ……… |
PHIẾU TIẾP NHẬN
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THUỐC PHÓNG XẠ
1. Đơn vị nộp: ……………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ đơn vị nộp hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện):
2. Hình thức nộp: |
Trực tiếp |
□ |
Bưu điện |
□ |
|
Nộp lần đầu |
□ |
Nộp bổ sung lần…(2)… |
□ |
3. Số, ngày tháng năm văn bản của đơn vị (nếu có): …………………………………………
4. Danh mục tài liệu (3): ……………………………………………………………………………
Ghi chú: Phiếu tiếp nhận này chỉ có giá trị xác nhận cơ sở đã nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ
|
NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ |
Ghi chú:
(1) Số tiếp nhận hồ sơ
(2) Ghi lần bổ sung hồ sơ.
(3) Các tài liệu tương ứng theo thủ tục hành chính được quy định tại Thông tư này (liệt kê chi tiết hoặc danh mục kèm theo).
MẪU SỔTHEO DÕI SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở
SỔ THEO DÕI SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT
(Bắt đầu sử dụng từ…… đến………)
SỔ THEO DÕI SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT
Ngày tháng |
Số thứ tự |
Tên thuốc - nồng độ, hàm lượng |
Công thức pha chế (cho 01 lô sản phẩm) |
Số lượng thuốc thành phẩm thu được theo lý thuyết |
Số lượng thuốc thành phẩm thu được trên thực tế |
Họ và tên người pha chế |
Ho và tên người kiểm soát |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai giữa các trang.
MẪU PHIẾU XUẤT KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở:
Địa chỉ:
PHIẾU XUẤT KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN, THUỐC TIỀN CHẤT, THUỐC PHÓNG XẠ, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
Xuất cho cơ sở*:
Địa chỉ:
STT |
Tên nguyên liệu/Tên thuốc, nồng độ/ hàm lượng |
Đơn vị tính |
Số lượng xuất |
Số lô sản xuất, hạn dùng** |
Tên nhà sản xuất, nước sản xuất |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng.... năm.... |
*Mẫu này có thể sử dụng để:
1. Xuất nội bộ cơ sở.
2. Xuất cho đơn vị khác:
- Ghi rõ tên người nhận thuốc, số chứng minh thư nhân dân
- Cơ sở có thể dùng hóa đơn tài chính thay cho mẫu số 8 nhưng tối thiểu phải có đủ các thông tin quy định tại mẫu này hoặc kèm theo Phiếu báo lô.
** Thuốc phóng xạ không cần ghi thông tin về hạn dùng
*** Người đại diện pháp luật hoặc người phụ trách chuyên môn được ủy quyền hoặc cấp phó của người đại diện pháp luật được ủy quyền
MẪU SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT, THUỐC ĐỘC, NGUYÊN LIỆU ĐỘC LÀM THUỐC, THUỐC VÀ DƯỢC CHẤT THUỘC DANH MỤC CHẤT BỊ CẤM SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN, THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT, THUỐC ĐỘC, NGUYÊN LIỆU ĐỘC LÀM THUỐC, THUỐC VÀ DƯỢC CHẤT THUỘC DANH MỤC CHẤT BỊ CẤM SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC
Tên nguyên liệu/Tên thuốc, nồng độ/ hàm lượng............................................................
Đơn vị tính: .................................................................................................................
Nhà sản xuất: ..............................................................................................................
Ngày tháng |
Nơi xuất, nhập |
Số chứng từ xuất, nhập |
Số lượng |
Số lô, hạn dùng |
Ghi chú |
||
Nhập |
Xuất |
Còn lại |
|
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết.
MẪU SỔ THEO DÕI SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC PHÓNG XẠ
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở
SỔ THEO DÕI SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC PHÓNG XẠ
(Bắt đầu sử dụng từ……….. đến ……….)
SỔ THEO DÕI SẢN XUẤT, PHA CHẾ THUỐC PHÓNG XẠ
Ngày tháng |
Số thứ tự |
Tên thuốc |
Hoạt độ |
Số lượng thuốc thành phẩm thu được theo lý thuyết |
Số lượng thuốc thành phẩm thu được trên thực tế |
Họ và tên người pha chế |
Họ và tên người kiểm soát |
Chất lượng thuốc pha chế |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai giữa các trang.
MẪU BIÊN BẢN NHẬN THUỐC GÂY NGHIỆN
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN NHẬN THUỐC GÂY NGHIỆN
1. Tên người giao:
- Địa chỉ:
- Số CMTND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu/ Các giấy tờ tương đương khác:
Nơi cấp: Ngày cấp:
2. Tên cơ sở bán lẻ:
- Chủ nhà thuốc:
- Địa chỉ:
3. Danh mục mặt hàng nhận:
TT |
Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ/ hàm lượng, quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Lý do nhận lại |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
4. Thời gian giao nhận: (Các) mặt hàng trên được giao, nhận vào….giờ….phút ngày……tháng…..năm….
5. Địa điểm giao nhận (Ghi chi tiết địa chỉ thực tế giao nhận):
Biên bản này được hai bên thống nhất và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
|
…….., ngày tháng năm….. |
MẪU SỔ THEO DÕI THÔNG TIN CHI TIẾT KHÁCH HÀNG
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở
SỔ THEO DÕI THÔNG TIN CHI TIẾT KHÁCH HÀNG
(Bắt đầu sử dụng từ…… đến ……...)
SỔ THEO DÕI THÔNG TIN CHI TIẾT KHÁCH HÀNG
Ngày tháng |
Số thứ tự |
Tên thuốc. Quy cách đóng gói |
Hoạt chất, nồng độ/ hàm lượng |
Đơn vị tính |
Số lượng bán |
Tên khách hàng |
Địa chỉ |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 20/2017/TT-BYT |
Hanoi, May 10, 2017 |
ELABORATING SOME ARTICLES ON CONTROLLED DRUGS AND MEDICINAL INGREDIENTS OF THE LAW ON PHARMACY AND THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 54/2017/ND-CP
Pursuant to the Law No. 105/2016/QH13 on Pharmacy dated April 06, 2016;
Pursuant to the Government's Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 elaborating the Law on Pharmacy (hereinafter referred to as “Decree No. 54/2017/ND-CP”);
Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director of the Drug administration of Vietnam,
The Minister of Health promulgates a Circular to elaborate some Articles on drugs and medicinal ingredients subject to special control of the Law on Pharmacy and the Government's Decree No. 54/2017/ND-CP.
This Circular provides for:
1. Lists of drugs and medicinal ingredients subject to special control, including:
a) The List of narcotic active ingredients in Appendix I hereof; maximum permissible concentrations of narcotic active ingredients in combined drugs in Appendix IV hereof;
b) The List of psychotropic active ingredients in Appendix II hereof; maximum permissible concentrations of psychotropic active ingredients in combined drugs in Appendix V hereof;
c) The List of drug precursors in Appendix III hereof; maximum permissible concentrations of drug precursors in combined drugs in Appendix VI hereof;
d) The List of drugs and active ingredients banned from certain fields in Appendix VII hereof.
2. Storage, production, concoction, dispensing, use, destruction, delivery, transport, reporting of drugs and medicinal ingredients subject to special control.
3. Supply of radiopharmaceuticals.
4. Documents about drugs and medicinal ingredients subject to special control, and retention thereof.
1. Regulations of this Circular on lists of controlled drugs and medicinal ingredients, documents about controlled drugs/medicinal ingredients apply to all pharmacy business establishments and the entities specified in Clause 2 of this Article.
2. Regulations of this Circular on storage, production, concoction, dispensing, use, destruction, delivery, transport, reporting of controlled drugs and medicinal ingredients only apply to the following entities:
a) Health facilities;
b) Rehabilitation centers;
c) Pharmacy research and training institutions;
d) Organizations having non-commercial pharmacy-related activities.
3. Regulations of this Circular on supply of radiopharmaceuticals only apply to health facilities that produce radiopharmaceuticals.
Article 3. Classification of controlled drugs
1. Narcotic drugs include:
a) Any drug that contains one or some narcotic active ingredients; any drug that contains both active ingredients and psychotropic active ingredients regardless of availability of drug precursors specified in Appendices I, II, III hereof.
b) Any drug that contains active ingredients (regardless of availability of psychotropic active ingredients or drug precursors) combined with active ingredients other than narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors where the concentration of the narcotic active ingredient exceeds the limits specified in Appendix IV hereof.
2. Psychotropic drugs include:
a) Any drug that contains one or some psychotropic active ingredients; any drug that contains both psychotropic active ingredients and drug precursors specified in Appendices II and III hereof.
b) Any drug that contains psychotropic active ingredients (regardless of availability of narcotic active ingredients or drug precursors) combined with active ingredients other than narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors where the concentration of the narcotic active ingredient (if any) does not exceed the limits specified in Appendix IV hereof.
3. Precursor drugs include:
a) Any drug that contains one or some drug precursors specified in Appendix III hereof;
b) Any drug that contains drug precursors (regardless of availability of narcotic active ingredients or psychotropic active ingredients) combined with active ingredients other than narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors with where the concentration of the drug precursor exceeds the limits specified in Appendix VI hereof, the concentration of the narcotic active ingredient (if any) does not exceed the limits specified in Appendix IV hereof and the concentration of the psychotropic active ingredient (if any) does not exceed the limits specified in Appendix V hereof.
4. A combined drug that contains narcotic active ingredients is a drug that:
b) contains narcotic active ingredients or both narcotic active ingredients and psychotropic active ingredients, regardless of availability of drug precursors, where the concentrations of the narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors do not exceed the limits specified in Appendix IV, V and VI hereof; and
b) contains active ingredients other than narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors.
5. A combined drug that contains psychotropic active ingredients is a drug that:
a) contains psychotropic active ingredients or both psychotropic active ingredients and drug precursors where the concentrations of psychotropic active ingredients and drug precursors do not exceed the limits specified in Appendix V and VI hereof; and
b) contains active ingredients other than narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors.
6. A combined drug that contains precursors is a drug that:
a) contains drug precursors where the concentrations of drug precursors do not exceed the limits specified in Appendix VI hereof; and
b) contains active ingredients other than narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients and drug precursors.
7. Drugs and active ingredients banned from certain fields:
Drugs and active ingredients banned from certain fields are identified according to the criteria specified in Clause 2 Article 41 of Decree No. 54/2017/ND-CP.
STORAGE, PRODUCTION, CONCOCTION, DISPENSING, USE, DESTRUCTION, DELIVERY, TRANSPORT, REPORTING OF CONTROLLED DRUGS AND MEDICINAL INGREDIENTS
1. Health facilities, rehabilitation centers, pharmacy research or training institutions, organizations having non-commercial pharmacy-related activities shall comply with Good Storage Practice standards. To be specific:
a) Narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors must be stored in separated and locked warehouses or cabinet. If separate warehouses or cabinets are not available, narcotic drugs may be stored in the same cabinet as psychotropic drugs and precursor drugs but they must be marked and separated from each other; Psychotropic drugs of a local medical station must be stored in locked cabinet and monitored by a specific person;
b) Combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors must be stored in a separate area;
c) Radiopharmaceuticals must be stored in a locked warehouse or cabinet which ensures radiation safety, prevention of environmental radiation exposure in accordance with atomic energy laws;
d) Toxic drugs and toxic medicinal ingredients must be stored in a separate area and arranged to avoid confusion;
dd) Narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs in the emergency drug cabinet must be placed in a separate slot and dispensed by the nurse on watch according to prescriptions. The emergency drug cabinet must be safely locked; The quantities and categories of controlled drugs therein shall be specified in writing by the head of the facility. When changing shift, the person working the previous shift must inform the person working the next shift of the quantities of drugs and the drug logbook, which has to bear their signatures.
2. The drug manager's qualifications must be suitable for the controlled drugs under his/her management. To be specific:
a) Regarding narcotic drugs and narcotic active ingredients, the manager of the hospital pharmacy shall have a bachelor’s degree in pharmacy or a higher degree, the managers of other facilities specified in Clause 2 Article 2 of this Circular shall have an associate degree in pharmacy or a higher degree;
b) Regarding psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are psychotropic active ingredients and drug precursors, the manager shall have an associate degree in pharmacy or a higher degree.
If no one in a local medical station has the required qualification, the head of the medical station shall assign, in writing, a person who has a medical assistant qualification or higher;
c) Regarding radiopharmaceuticals, the manager shall have at least an associate degree in pharmacy or a higher degree, or be a physician, technician or nurse who has been trained in radiation safety and assigned in writing by the head of the facility.
Article 5. Production and concoction
The production and concoction of controlled drugs, including radiopharmaceuticals, shall comply with Circular No. 22/2011/TT-BYT dated June 10, 2011 of the Minister of Health on organization and operation of hospital pharmacies.
Article 6. Dispensing, use and destruction
1. In health facilities other than facilities providing opium replacement therapy, controlled drugs shall be dispensed and used in accordance with Circular No. 23/2011/TT-BYT dated June 10, 2011 of the Minister of Health (hereinafter referred to as “Circular No. 23/2011/TT-BYT").
2. In rehabilitation centers and facilities providing opium replacement therapy:
a) The treating and diagnosing departments shall complete the medication request form (MRF) according to the specimen No. 1 enclosed with Circular No. 23/2011/TT-BYT;
b) The dispensary shall dispend drugs to treating and diagnosing departments according to the MRFs, log the quantities of dispensed, received and remaining narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs according to the specimen in Appendix VIII hereof;
c) After receiving the drugs, the persons in charge of the treating and diagnosing departments shall check the drug names, concentrations, expiry dates and quantities before and after administering or give the drugs to the patients;
d) Unused narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs shall be returned to the dispensary. Such return must be recorded in writing. The dispensary manager shall decide whether to reuse or destroy the drugs, prepare and retain a record;
dd) The dispensary manager shall have at least an associate degree in pharmacy and be assigned in writing the be head of the facility to sign the MRFs;
e) The managers or deputy managers, if authorized in writing by the managers, of treating departments and diagnosing departments shall sign the MRFs.
3. A health facility, rehabilitation center, pharmacy research or training institution or an organization having non-commercial pharmacy-related activities, before buying narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, combined drugs that contain precursors, shall prepare an application for supply of drugs in accordance with Article 53 of Decree No. 54/2017/ND-CP and send it to Department of Health of the same province, provided an auction is not mandatory.
4. A health facility, rehabilitation center, pharmacy research or training institution or an organization having non-commercial pharmacy-related activities, may only destroy narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, and radiopharmaceuticals after a written consent is issued by the Department of Health of the same province according to Article 48 of Decree No. 54/2017/ND-CP.
Article 7. Delivery and transport
1. Requirements to be satisfied by the deliverer of controlled drugs and medicinal ingredients:
a) Facilities participating in the delivery of radiopharmaceuticals shall have the license to do radiological works; the persons who send, deliver and receipt radiopharmaceuticals shall have the certificate of training in radiation safety in accordance with regulations of the Ministry of Science and Technology;
b) The deliverer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors must bring the assignment letter of the head of the facility, identification paper, the sale invoice or delivery note.
2. Requirements for delivery of controlled drugs and medicinal ingredients:
a) A delivery record made according to the specimen in Appendix IX hereof must be prepared when delivering narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors;
b) The deliverer and the recipient shall check the name, ingredients, concentrations, quantity, batch number, expiry date and quality of the drug or medicinal ingredient, and sign the delivery note;
a) It is required to ensure security during the transport of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors.
1. Periodic reports:
a) Before January 15, every health facility, rehabilitation center, pharmacy research or training institution and organization having non-commercial pharmacy-related activities shall prepare a report on sale, purchase, inventory and use of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors to the Department of Health of the same province according to the specimen in Appendix X hereof;
b) Before February 15, the Department of Health of each province shall submit a report on use of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors by the facilities in their province to the Ministry of Health according to the specimen in Appendix XI hereof.
2. Unscheduled reports:
Within 48 hours from the discovery of a mistake or loss of a narcotic drug, psychotropic drug, precursor drug or a medicinal ingredient that is a narcotic active ingredient, psychotropic active ingredient or drug precursor, the facility shall submit a report to the Ministry of Health according to the specimen in Appendix XII hereof.
3. The reports mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be submitted only as soon as the management system of the Ministry of Health is available.
SUPPLY OF RADIOPHARMACEUTICALS
Article 9. Supply of radiopharmaceuticals
A health facility permitted to produce radiopharmaceuticals may supply radiopharmaceuticals for other health facilities if the following requirements are satisfied:
1. The quantity of radiopharmaceuticals produced exceeds the demand of the producing facility.
2. The Ministry of Health (Drug Administration of Vietnam) has issued a written consent.
Article 10. Composition of the application for permission to supply radiopharmaceuticals
1. An application form in Appendix XIII hereof.
2. A report on production and use of radiopharmaceuticals to be supplied, including information about productivity, production, quantity of patients, quantity of unused drugs according to the specimen in Appendix XIV hereof (the report must bear the seal of the applying facility).
Article 11. Procedures for granting permission to supply radiopharmaceuticals
1. 01 application shall be submitted to Drug Administration of Vietnam in person or by post.
2. After receiving the application, Drug Administration of Vietnam shall give the applicant a confirmation of application receipt according to the specimen in Appendix XV hereof.
3. If the application is satisfactory, Drug Administration of Vietnam shall issue a written permission for supply of radiopharmaceuticals within 15 days from the date written on the confirmation of application receipt. If the application is not satisfactory, Drug Administration of Vietnam shall request the applicant to complete it.
4. After the applicant submits the supplemented application, Drug Administration of Vietnam shall give the applicant a confirmation of application receipt according to the specimen in Appendix XV hereof.
a) If the supplemented application is still unsatisfactory, Drug Administration of Vietnam shall inform the applicant in writing according to Clause 3 of this Article;
b) If the supplemented application is satisfactory, Drug Administration of Vietnam shall issue a written permission for supply of radiopharmaceuticals according to Clause 3 of this Article.
5. The applicant shall submit the supplemented application within 60 days from the day on which the receiving authority sends a request. If the applicant fails to submit a supplemented application or the satisfactory application is not submitted within 90 days from the day on which the first application is submitted, it will be invalidated.
RETENTION OF DOCUMENTS ABOUT CONTROLLED DRUGS AND MEDICINAL INGREDIENTS
Article 12. Documents prepared by manufacturers
1. A manufacturer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall prepare the following documents:
a) Records of production of the narcotic drugs, procedures and precursor drugs according to the specimen in Appendix XVI hereof;
b) Records of sale, purchase, inventory of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors according to the specimen in Appendix VIII hereof;
c) Notes of delivery of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors according to the specimen in Appendix XVII hereof;
d) Documents about sale and purchase of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors.
2. A manufacturer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of drugs according to the specimen in Appendix XVIII hereof;
b) Notes of delivery of medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors according to the specimen in Appendix XVII hereof;
c) Documents about sale and purchase of medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients and active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields.
3. A manufacturer of radiopharmaceuticals shall prepare the following documents:
a) Records of production of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix XIX hereof;
b) Records of sale, purchase and inventory of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix VIII hereof;
c) Notes of deliver of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix XVII hereof;
d) Documents about sale and purchase of radiopharmaceuticals.
Article 13. Documents prepared by exporters and importers
1. An exporter or importer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase, inventory of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors according to the specimen in Appendix VIII hereof;
b) Notes of delivery of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs according to the specimen in Appendix XVII hereof;
c) Documents about export, import, sale and purchase of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs.
2. An exporter or importer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields according to the specimen in Appendix XVIII hereof;
b) Documents about the export, import, sale and purchase of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients and active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields.
3. An exporter or importer of radiopharmaceuticals shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix VIII hereof;
b) Notes of delivery of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix XVII hereof;
c) Documents about export, import, sale and purchase of radiopharmaceuticals.
Article 14. Documents prepared by wholesalers
1. A wholesaler of narcotic drugs, psychotropic drugs or precursor drugs shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of the narcotic drugs, procedures and precursor drugs according to the specimen in Appendix VIII hereof;
b) Notes of delivery of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs according to the specimen in Appendix XVII hereof;
c) Documents about sale and purchase of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs.
2. A wholesaler of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields according to the specimen in Appendix XVIII hereof;
b) Documents about sale and purchase of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients and active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields.
3. A wholesaler of radiopharmaceuticals shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix VIII hereof;
b) Notes of delivery of radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix XVII hereof;
c) Documents about sale and purchase of radiopharmaceuticals.
Article 15. Documents prepared by retailers
1. A retailer of narcotic drugs, psychotropic drugs or precursor drugs shall prepare the following documents:
a) Records of sale, purchase and inventory of the narcotic drugs, procedures and precursor drugs according to the specimen in Appendix VIII hereof;
b) Notes of delivery of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs from the suppliers;
c) Prescriptions for narcotic drugs and psychotropic drugs that are sold;
d) Records of receipt of narcotic drugs according to the specimen in Appendix XX hereof;
dd) Records of buyers according to the specimen in Appendix XXI hereof;
2. A retailer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, shall prepare records of buyers according to the specimen in Appendix XXI hereof.
Article 16. Documents prepared by providers of drug storage services, clinical trial services, bioequivalence study services and testing services
1. Regarding narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors:
a) Records of sale, purchase, inventory of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors according to the specimen in Appendix VIII hereof;
b) Notes of delivery of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs according to the specimen in Appendix XVII hereof.
2. Regarding combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors, toxic drugs, toxic medicinal ingredients or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields: inventory records according to the specimen in Appendix XVIII hereof.
3. Regarding radiopharmaceuticals: inventory records according to the specimen in Appendix VIII hereof.
Article 17. Documents prepared by health facilities, rehabilitation centers, pharmacy research or training institutions, organizations having non-commercial pharmacy-related activities
1. Health facilities, pharmacy research or training institutions and organizations having non-commercial pharmacy-related activities, except for facilities providing opium replacement therapy, shall prepare the following documents:
a) Records of production of the narcotic drugs, procedures, precursor drugs and radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix XVI and Appendix XIX hereof;
b) Records of inventory of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and radiopharmaceuticals according to the specimen in Appendix VIII hereof.
2. Rehabilitation centers and facilities providing opium replacement therapy shall prepare the documents specified in Clause 1b of this Article.
Article 18. Document retention
1. Pharmaceutical-trading establishments, health facilities, rehabilitation centers, pharmacy research or training institutions, organizations having non-commercial pharmacy-related activities shall retain physical or electronic documents about controlled drugs/medicinal ingredients for at least 02 years since the expiry dates of drugs. Prescriptions for narcotic drugs and psychotropic drugs shall be retained in accordance with Circular No. 05/2016/TT-BYT.
2. At the end of the retention period, the head of the facility shall establish a council to destroy the documents, issue a document destruction record and retain it.
1. This Circular comes into force from July 01, 2017.
2. Circular No. 19/2014/TT-BYT dated June 02, 2014 of the Minister of Health on management of narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors is annulled from the effective date of this Circular.
Article 20. Transition clauses
1. Pharmacy research or training institutions that are supplying radiopharmaceuticals for health facilities may keep supplying radiopharmaceuticals until the end of their contracts or July 01, 2019, whichever is sooner. After that, they have to obtain the certificate of eligibility to produce radiopharmaceuticals specified in Section 4 Chapter III of Decree No. 54/2017/ND-CP.
2. The software system for monitoring inventory of controlled drugs of the facilities specified in Article 43 of Decree No. 54/2017/ND-CP must be connected to the Internet after the Ministry of Health launches the national management system.
In the cases where a legislative document or a regulation referred to in this Circular is amended or replaced, the newer one shall apply.
Article 22. Responsibility for implementation
The Chief of the Ministry Office, the Director of the Drug administration of Vietnam, Directors of Departments of the Ministry of Health, Director of General Office for Population and Family Planning, heads of affiliates of the Ministry of Health, Directors of Departments of Health of provinces, heads of health authorities of relevant ministries are responsible for implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (Drug Administration of Vietnam) for consideration./.
|
PP MINISTER |