Thông tư 05/2016/TT-BYT kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Số hiệu: | 05/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 29/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 01/04/2016 | Số công báo: | Từ số 271 đến số 272 |
Lĩnh vực: | Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú quy định nguyên tắc kê đơn thuốc; hình thức kê đơn thuốc; yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc điều trị ngoại trú; kê đơn thuốc gây nghiện; kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất…
1. Nguyên tắc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
- Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp tại Điều 7, 8 và 9 Thông tư số 05.
- Y sỹ không được kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn.
- Thông tư 05/2016 Bộ Y tế quy định không được kê vào đơn thuốc:
+ Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
+ Thực phẩm chức năng;
+ Mỹ phẩm.
2. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong điều trị ngoại trú
- Theo Thông tư số 05/2016/BYT, đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
- Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
- Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt Điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 đến 03 ngày của mỗi đợt Điều trị.
3. Trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết
- Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định người bệnh hoặc người nhà của người bệnh phải trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết.
- Cơ sở cấp hoặc bán thuốc lập biên bản nhận lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất trả lại theo mẫu tại Phụ lục 08 Thông tư số 05 năm 2016 Bộ Y tế. Biên bản được lập thành 02 bản.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý theo đúng quy định pháp luật về dược.
Thông tư 05 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016 và thay thế Quyết định 04/2008/QĐ-BYT.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2016/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về kê đơn thuốc trong Điều trị ngoại trú.
1. Thông tư này quy định về kê đơn thuốc trong Điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược;
b) Kê đơn thuốc Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
1. Bác sỹ, y sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là bác sỹ, y sỹ).
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và cơ sở bán lẻ thuốc có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh thuốc (sau đây gọi tắt là cơ sở bán lẻ thuốc).
3. Người bệnh và người nhà của người bệnh có đơn thuốc Điều trị ngoại trú.
Điều 3. Quy định đối với người kê đơn thuốc
1. Bác sỹ.
2. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);
b) Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.
3. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.
4. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.
Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
4. Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
5. Không được kê vào đơn thuốc:
a) Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
Điều 5. Hình thức kê đơn thuốc
1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn thuốc cho người bệnh vào Đơn thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 hoặc Sổ khám bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, số ngày sử dụng vào Sổ khám bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh Điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định Điều trị bằng thuốc vào bệnh án Điều trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều trị) vào Sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải Điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc việc Điều trị nội trú:
a) Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định Điều trị) tiếp vào Bệnh án Điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều trị) vào Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
b) Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục Điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang Điều trị ngoại trú (làm bệnh án Điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc Điều trị nội trú, việc kê đơn thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
Điều 6. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ.
4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.
Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg.
- Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...)
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời Điểm dùng của mỗi loại thuốc.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10).
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
Điều 7. Kê đơn thuốc gây nghiện
1. Kê đơn vào Đơn thuốc “N” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Kê đơn thuốc Điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày.
3. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh (trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, được làm thành 02 bản như nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được biết.
Điều 8. Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS thì làm Bệnh án Điều trị ngoại trú cho người bệnh và cấp Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày cho người bệnh. Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh vào phần cam kết tại trang 2 Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày (nội dung cam kết quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Liều thuốc gây nghiện để giảm đau được kê đơn theo nhu cầu giảm đau của người bệnh, thời gian mỗi lần chỉ định thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, nhưng cùng lúc phải ghi 03 đơn cho 03 đợt Điều trị liên tiếp, mỗi đơn cho một đợt Điều trị kê đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt Điều trị).
3. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà (người bệnh không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh): Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc, mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.
Điều 9. Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất
1. Kê đơn vào Đơn thuốc “H” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn thuốc “H” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Đối với bệnh cấp tính: Kê đơn với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.
3. Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày.
4. Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:
a) Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của chuyên khoa;
b) Người nhà người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú chịu trách nhiệm cấp phát, lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của trạm y tế xã (mẫu sổ theo hướng dẫn của chuyên khoa);
c) Việc người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không do người kê đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp.
Điều 10. Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc
1. Đơn thuốc kê trên máy tính 01 lần, sau đó in ra và người kê đơn ký tên, trả cho người bệnh 01 bản để lưu trong Sổ khám bệnh hoặc trong Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Đơn thuốc “N” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này và Đơn thuốc “H” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này: Đơn thuốc được in ra 03 bản tương ứng để lưu đơn.
3. Đơn thuốc “N” theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này: Đơn thuốc được in ra 06 bản tương ứng cho 03 đợt Điều trị cho một lần khám bệnh, trong đó: 03 bản tương ứng 03 đợt Điều trị lưu tại Bệnh án Điều trị ngoại trú của người bệnh; 03 bản tương ứng 03 đợt Điều trị giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết.
Điều 11. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc
1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
2. Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
3. Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt Điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt Điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
Điều 12. Trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết
1. Người bệnh hoặc người nhà của người bệnh phải trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết cho cơ sở đã cấp hoặc bán thuốc.
2. Cơ sở cấp hoặc bán thuốc lập biên bản nhận lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do người bệnh hoặc người nhà của người bệnh trả lại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản được lập thành 02 bản (01 bản lưu tại nơi cấp hoặc bán thuốc, 01 bản giao cho người nộp lại thuốc).
3. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý theo đúng quy định của pháp luật về dược.
Điều 13. Lưu đơn, tài liệu về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu đơn thuốc, thời gian lưu 01 (một) năm kể từ ngày kê đơn.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu Đơn thuốc “N”, giấy Cam kết sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh và Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 (hai) năm, kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng.
3. Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất lưu toàn bộ Đơn thuốc “N”, Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 (hai) năm, kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng.
4. Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh trong thời gian 01 (một) năm, kể từ ngày kê đơn, việc lưu đơn có thể thực hiện một trong các hình thức sau đây:
a) Lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc;
b) Lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên thuốc kháng sinh, hàm lượng, số lượng.
5. Khi hết thời hạn lưu tài liệu về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất, cơ sở thành lập Hội đồng hủy tài liệu theo quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Tài liệu hủy bao gồm: Đơn thuốc “N”; Đơn thuốc “H”; Cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh; Biên bản nhận lại thuốc gây nghiện; Giấy xác nhận người bệnh cần tiếp tục Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện của Trạm y tế xã (nếu có).
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư trên địa bàn, đơn vị quản lý;
b) Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện Thông tư trong phạm vi địa bàn, đơn vị quản lý;
c) Chỉ đạo việc tổ chức các cơ sở bán thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú. Đối với những quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở bán thuốc gây nghiện thì khoa dược của bệnh viện trên địa bàn phải cung ứng (theo giá mua) thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú để bảo đảm cung cấp đủ thuốc cho người bệnh.
d) Thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn về danh sách các cơ sở cấp, bán thuốc gây nghiện.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại Thông tư này.
b) Nhận lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do người bệnh hoặc người nhà của người bệnh trả lại và tiến hành hủy thuốc theo quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
c) Đối với thuốc không thuộc Danh Mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành danh Mục thuốc không kê đơn, cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc khi người mua có đơn thuốc theo quy định tại Thông tư này;
d) Cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện phải bán thuốc gây nghiện cho người bệnh khi có đơn thuốc “N” được kê đơn theo quy định tại Điều 7 và 8 Thông tư này.
4. Người kê đơn thuốc có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh;
b) Hướng dẫn việc sử dụng thuốc, tư vấn chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh; hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải thông báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc.
5. Người bệnh và người nhà của người bệnh có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
2. Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong Điều trị ngoại trú hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám chữa bệnh) để được xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN THUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Đơn vị …………….. ĐƠN THUỐC Họ tên …………………………Tuổi ……………………nam/nữ …………. Địa chỉ…………………………………………………………………………. Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) ……………………………………………… Chẩn đoán …………………………………………………………………… Thuốc Điều trị: 1. 2.
|
HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 1 1. Kích thước: 1/2 giấy khổ A4 ngang (không để viền) 2. Giấy trắng, chữ Time New Roman cỡ 14, màu đen. 3. Mục y sĩ/bác sĩ khám bệnh: ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 4. Tuổi: ghi tuổi của người bệnh, với trẻ < 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi; 5. Đơn được sử dụng kê đơn thuốc (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất). |
Họ tên bố hoặc mẹ nếu người bệnh dưới 72 tháng tuổi:
Lời dặn: Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt làm việc:
Khám lại xin mang theo đơn này.
MẪU SỔ KHÁM BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Bìa 2) |
|
(Bìa 1) |
|
|
SỔ KHÁM BỆNH Họ tên: ………………………………………………..Tuổi…………… Địa chỉ:………………………………………………………………….. Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………
Năm: 20……. |
(Trang 1) |
|
(Trang 2 trở đi) |
||
SỔ KHÁM BỆNH Họ tên ………………………………………………………………….. Địa chỉ ………………………………………………………………….. Điện thoại ……………………………………………………………… Nghề nghiệp …………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế: (nếu có) ………………………………………. |
|
Chẩn đoán bệnh Thuốc Điều trị: (Từ ngày đến ngày tháng năm 20...)
Ngày hẹn khám lại:
|
Kích thước sổ 1/2 khổ giấy A4. Chữ Time New Roman, màu đen
MẪU SỔ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(Bìa 2) |
|
(Bìa 1) |
QUY ĐỊNH DÙNG SỔ 1. Không được cho người khác mượn sổ. 2. Giữ gìn sổ sạch sẽ, không rách nát. 3. Khi mất sổ phải báo ngay cho cơ quan cấp sổ biết. 4. Trẻ em, người không đủ năng lực hành vi dân sự phải có người nhà giữ sổ. 5. Sổ được sử dụng cho mỗi lần đi khám bệnh. |
|
Tên đơn vị. …………………. SỔ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY Số sổ/Mã người bệnh của bệnh viện: ……………………………….
Năm: 20……. |
(Trang 1) |
|
(Trang 2) (Đối với người sử dụng thuốc gây nghiện) |
||
SỔ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY Họ tên ………………………………………………………………….. Địa chỉ ……………………………………………………………….. Điện thoại ……………………………………………………………… Nghề nghiệp ………………………………………………………… Chẩn đoán …………………………………………………………….. Đã Điều trị nội trú tại ………………………………………………….. Từ ……………………………….…đến………………………………. |
|
BẢN CAM KẾT SỬ DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN CHO NGƯỜI BỆNH Tên tôi là: ………………………Chứng minh nhân dân số …………. Địa chỉ ………………………………………………………………….. Điện thoại ……………………………………………………………… Hiện đang được Điều trị ngoại trú tại địa chỉ: ………………………. …………………………………………………………………………… Tôi xin cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện 1. Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn. 2. Chỉ nhận đơn thuốc vào các buổi hẹn khám, hoặc khám lại vì lý do đau nặng hơn tại bệnh viện. Không nhận thêm đơn có kê thuốc giảm đau gây nghiện và không tìm thuốc từ bất kỳ nguồn nào khác. 3. Nộp lại thuốc thừa cho cơ sở đã cấp/bán thuốc khi không dùng hết. 4. Không bán thuốc đã được kê đơn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định về sử dụng thuốc gây nghiện
|
(Từ trang 3 trở đi) |
|
|
||||
KHÁM LẦN: Diễn biến bệnh
Chỉ định thuốc (Từ ngày đến ngày tháng năm 20...)
Ngày hẹn khám lại
|
|
KHÁM LẦN: Diễn biến bệnh
Chỉ định thuốc (Từ ngày đến ngày tháng năm 20...)
Ngày hẹn khám lại
|
HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 03
1. Kích thước sổ: 1/2 khổ giấy A4.
2. Số sổ tại bìa 1 do cơ quan phát hành sổ ghi và theo dõi.
3. Khi nhận sổ mới phải nộp sổ cũ cho nơi cấp sổ.
4. Với người bệnh ung thư và AIDS cần dùng thuốc gây nghiện để giảm đau: trang 2 có thêm cam kết của người bệnh về việc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện.
5. Giấy trắng, chữ Time - New Roman, cỡ 14, màu đen.
MẪU ĐƠN THUỐC “N”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐƠN THUỐC “N” (Bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) Họ tên: ………………………………………………………………………. Tuổi: ……………………………………nam/nữ ………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………….. Chẩn đoán: ………………………………………………………………… Đợt ……… (từ ngày …../…./20….. đến hết ngày …/…/20…)
|
ĐƠN THUỐC “N” (Bản lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc) Họ tên: ………………………………………………………………………. Tuổi: ……………………………………nam/nữ ………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………….. Chẩn đoán: ………………………………………………………………… Đợt ………… (từ ngày …../…./20….. đến hết ngày …/…/20…)
|
ĐƠN THUỐC “N” (Bản giao cho người bệnh) Họ tên: ………………………………………………………………………. Tuổi: ……………………………………nam/nữ ………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………….. Chẩn đoán: ………………………………………………………………… Đợt …… (từ ngày …../…./20….. đến hết ngày …/…/20…)
|
HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 4: ĐƠN THUỐC “N” 1. Sử dụng để kê đơn thuốc gây nghiện. 2. Kích thước: Đơn thuốc “N” đơn đều có kích thước 1/2 khổ giấy A4 (14,8cm x 20,9 cm); 3. Giấy trắng, chữ Time New Roman màu đen, cỡ 14. 4. Hạn sử dụng thuốc do cơ sở cấp, bán lẻ thuốc ghi. |
MẪU CAM KẾT
Về việc sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CAM KẾT
Về việc sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh
Tên tôi là: …………………………….Giấy chứng minh nhân dân số:…………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………
Hiện đang được Điều trị ngoại trú tại bệnh viện: …………………………………………………..
Tôi xin cam kết về sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện: ……………………………………
1. Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn.
2. Chỉ nhận đơn thuốc vào các buổi hẹn khám, hoặc khám lại vì lý do đau nặng hơn tại bệnh viện. Không nhận thêm đơn có kê thuốc giảm đau gây nghiện và không tìm thuốc từ bất kỳ nguồn nào khác.
3. Nộp lại thuốc thừa cho cơ sở đã cấp/bán thuốc khi không dùng hết.
4. Không bán thuốc đã được kê đơn.
5. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định về sử dụng thuốc gây nghiện.
|
…….., ngày tháng năm 20….. |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận người bệnh cần tiếp tục Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….., ngày ….. tháng ….. năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận người bệnh cần tiếp tục Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện
Tôi tên là (ghi rõ họ và tên) ……………………………………………………………………………
Là người bệnh/người nhà của người bệnh …………………………………………………………
Số CMND: ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………….
Bệnh viện đang Điều trị giảm đau cho người bệnh bằng thuốc gây nghiện (ghi tên bệnh viện và địa chỉ): ……………………………………………………………………………………………….
Tôi làm đơn này đề nghị Trạm trưởng Trạm y tế xã xác nhận tôi/người nhà của tôi cần tiếp tục Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện.
|
Người làm đơn |
XÁC NHẬN
Người bệnh cần tiếp tục Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện
- Căn cứ vào đơn đề nghị của người bệnh/người nhà người bệnh …………………………
- Số CMND: ……………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………….
- Tôi: ……………………………………………………………………………………………………
- Chức vụ: Trạm trưởng Trạm y tế xã ………………………, huyện………………………... ……………………………………………, tỉnh……………………………………………………..
- Xác nhận người bệnh …………………………………….Tuổi…………………………… cần tiếp tục được Điều trị giảm đau bằng thuốc ………………………………………………………
|
TRẠM TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN THUỐC “H"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐƠN THUỐC “H” (Bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) Họ tên: ………………………………………………………………………. Tuổi: ……………………………………nam/nữ ………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………….. Chẩn đoán: ………………………………………………………………… Đợt ……… (từ ngày …../…./20….. đến hết ngày …/…/20…)
|
ĐƠN THUỐC “H” (Bản lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc) Họ tên: ………………………………………………………………………. Tuổi: ……………………………………nam/nữ ………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………….. Chẩn đoán: ………………………………………………………………… Đợt ……… (từ ngày …../…./20….. đến hết ngày …/…/20…)
|
ĐƠN THUỐC “H” (Bản giao cho người bệnh) Họ tên: ………………………………………………………………………. Tuổi: ……………………………………nam/nữ ………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)…………………………………………….. Chẩn đoán: ………………………………………………………………… Đợt ……… (từ ngày …../…./20….. đến hết ngày …/…/20…)
|
HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 07: ĐƠN THUỐC “H” 1. Sử dụng để kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất. 2. Kích thước: Đơn thuốc “H” đơn đều có kích thước 1/2 khổ giấy A4 (14,8cm x 20,9 cm); 3. Giấy trắng, chữ Time New Roman màu đen, cỡ 14. 4. Hạn sử dụng của thuốc do cơ sở bán lẻ thuốc ghi. |
MẪU BIÊN BẢN
Nhận thuốc gây nghiện do người bệnh hoặc người nhà người bệnh nộp lại
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….., ngày ….. tháng ….. năm 20…
BIÊN BẢN
Nhận thuốc gây nghiện do người bệnh hoặc người nhà người bệnh nộp lại
Hôm nay ngày tháng năm 20
Họ và tên người nhà người bệnh ……………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….. nộp lại thuốc do người bệnh không dùng hết như sau:
1. Tên thuốc, hàm lượng:
2. Số lượng:
3. Hạn dùng:
4. Tình trạng của thuốc:
- Hình thức đóng gói của thuốc (vỉ, lọ, ống hay viên)
- Cảm quan về chất lượng:
(màu sắc của viên thuốc hoặc dung dịch, độ trong của dung dịch. Bao bì, nhãn).
Biên bản này được làm thành 02 bản, 01 bản nơi nhận lại thuốc lưu, 01 bản người nộp lại thuốc giữ.
|
………, ngày …..tháng …..năm 20 ……. |
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 05/2016/TT-BYT |
Hanoi, February 29, 2016 |
REGULATIONS ON PRESCRIPTION IN OUTPATIENT TREATMENT
Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Health;
At the request of Director General of Medical Examination and Treatment Administration;
Minister of Health promulgates this Circular to provide for the prescription in outpatient treatment.
1. This Circular provides regulations on prescription in outpatient treatment by State-owned and private health facilities.
2. The following cases are not governed by this Circular:
a) The prescription for traditional medicines and the prescription for traditional medicines integrated with modern medicines;
b) The prescription for substitute drugs in treatment of addicts to opioids.
1. Doctors and physicians who possess practicing certificates of medical examination and treatment (hereinafter referred to as doctors and physicians).
2. Health facilities with licenses for medical examination and treatment activities (hereinafter referred to as health facilities) and drug retailers with certificates of eligibility for sale of drugs (hereinafter referred to as drug retailers).
3. Patients and their relatives who have prescriptions for outpatient treatment.
Article 3. Regulations to be abided by prescribers
1. Prescribers must be doctors.
2. A physician may make up prescriptions if he/she meets all of the following conditions:
a) Possess a practicing certificate of medical examination and treatment, and work at a State-owned district health facility or a clinic of commune/ward/town or organization or school health facility (hereinafter referred to as communal clinic);
b) Have a letter of assignment on medical examination and treatment granted by the head of a district health facility in conformity with the division of levels for medical management in district area.
3. A doctor or a physician who works in a communal clinic may make up prescriptions for diseases of specialties corresponding to the scope of general medical examination and treatment decided in the professional scope of that communal clinic and his/her professional competence.
4. In case of emergency where hospitalization procedures are not completed, the prescriber of any specialty (including traditional medicine) may make up prescription for dealing with such emergency case according to medical state.
Article 4. Prescription principles
1. Prescriptions are made up after having results of medical examination and diagnosis.
2. The prescription must correspond with the medical diagnosis and the extent of disease.
3. The quantity of drugs to be dispensed shall comply with Guidelines for medical diagnosis and treatment adopted by Ministry of Health or be enough for use up to 30 (thirty) days, except for the cases referred to in Articles 7, 8 and 9 of this Circular.
4. A physician may not make up prescriptions for finished combined drugs containing narcotic ingredients, finished combined drugs containing psychoactive ingredients and finished combined drugs containing drug precursors which are not in the List of prescription drugs announced by Minister of Health.
5. The following drugs are not written out in a prescription:
a) Medicines or substances that are not used for medicinal purposes;
b) Medicines which are not licensed for sale in Vietnam;
c) Functional foods;
d) Cosmetics.
Article 5. Forms of making up prescription
1. Prescriptions given to patients who come under medical examination at health facilities:
A prescriber shall write prescription drugs for a patient in a printed prescription form according to the form stated in Annex No. 01 or medical book according to form stated in Annex No. 02 enclosed with this Circular and record names of drugs to be dispensed, their quantity and period of using drugs in health facility’s medical book.
2. Prescription for outpatients:
A prescriber writes a prescription in the outpatient medical record and in the patient’s medical book according to the form stated in Annex No. 02 or long-term treatment book according to the form stated in Annex No. 03 enclosed to this Circular.
3. Prescription for patients who must receive the outpatient treatment upon the completion of inpatient treatment:
a) If a prescriber anticipates that the patient needs taking medicines only from 01 (one) to 07 (seven) days, the prescriber shall continue writing out a prescription in the inpatient medical records and in the patient's medical book or long-term treatment book.
b) If a prescriber anticipates that the patient needs taking medicines for a period longer than 07 (seven) days, that patient shall be considered as an outpatient (the outpatient medical record shall be made) upon the end of his/her inpatient treatment, and the prescription for that patient shall follow regulations in Clause 2 of this Article.
4. The prescription for narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors shall follow regulations in Articles 7, 8 and 9 of this Circular.
Article 6. General requirements on prescription contents
1. Complete items printed in the prescription form or medical book or long-term treatment book of the patient in a clear and accurate manner.
2. Exactly specify the patient's permanent or temporary address, including house number, street, residential group or hamlet/village, commune/ward/town.
3. If patient is a child aged under 72 months: specify the child’s months of age and full name of the child's father or mother.
4. Write drug names according to the international nonproprietary names (INN, generic), except for the cases where the medicine contains several active ingredients. If a trade name of drug is added in the prescription, it must be specified in the brackets next to its international nonproprietary name.
E.g.: Paracetamol
- Drug name is specified according to the international nonproprietary name: Paracetamol 500mg.
- If its trade name is added: Paracetamol 500mg (Hapacol or Biragan or Efferalgan or Panadol,...) shall be specified.
5. Write drug name, strength/content, quantity, dosage, administration route and time for taking each type of drug.
6. The quantity of narcotic drugs must be specified in words, and the first letter must be capitalized.
7. The quantity of drugs: write “0” in front of the figure indicating the quantity of drug which has the only figure (i.e. smaller than 10).
8. If a prescription is adjusted, the prescriber must confirm by affixing his/her signature next to the adjusted contents.
9. Cross out the blank from the point under the prescription contents to the point above the prescriber’s signature; prescriber must sign and write his/her full name (or affix his/her name seal).
Article 7. Prescription for narcotic drugs
1. Make up the prescription by using “N” prescription form which is stated in Annex No. 04 enclosed to this Circular and made into 03 copies: 01 “N” prescription is retained at the health facility, 01 “N” prescription is included in the patient’s medical book or long-term treatment book and 01 other “N” prescription must be stamped by the health facility and retained at the facility where prescription drugs are dispensed or sold. If prescription drugs are dispensed/sold by the health facility, the prescription does not require the health facility’s stamp.
2. The quantity of drugs in a prescription for an acute disease shall not exceed 07 (seven) days.
3. In case of prescription for narcotic drugs, the prescriber must instruct the patient or the patient’s family (if the patient is unable to come the health facility or the patient is not capable of civil acts) to make a commitment on the use of narcotic drugs. The said commitment must be made according to the form stated in Annex No. 05 enclosed to this Circular and made into 02 copies of same contents, among which one copy is retained at the health facility and the other is given to the patient or the patient’s family.
4. The health facility must prepare a list of sample signatures of prescribers for narcotic drugs and send it to relevant departments inside the health facility.
Article 8. Prescription of narcotic drugs for pain relief in patients with cancer or AIDS
1. If a patient is diagnosed with cancer or AIDS, the health facility shall make outpatient medical record and issue a long-term treatment book to that patient. The prescriber shall instruct the patient or his/her family in completing the commitment on the use of narcotic drugs in page 2 of the long-term treatment book (committed contents are defined in Annex No. 05 enclosed to this Circular).
2. If narcotic drugs are prescribed for paint relief upon the patient’s need for pain relief, the maximum period of each indication for taking narcotic drugs shall be 30 (thirty) days provided that 03 prescriptions must be given for 03 consecutive treatment stages at the same time, in which the quantity of drugs in each prescription for each treatment stage shall not exceed 10 (ten) days (the dates of starting and ending each treatment stage must be specified).
3. In case of prescription for narcotic drugs for pain relief in a patient with terminal cancer or AIDS at home (the patient is unable to come to the health facility): The patient must have a certificate granted by the head of communal clinic where the patient resides to certify that he/she needs using narcotic drugs to relieve his/her pain by using the form stated in Annex No. 06 enclosed to this Circular. The health facility’s doctor shall base on that certificate to make up prescription for that patient. The quantity of narcotic drugs to be dispensed in each prescription shall not exceed 10 (ten) days.
Article 9. Prescription for psychotropic drugs and drug precursors
1. Make up the prescription by using “H” prescription form which is stated in Annex No. 07 enclosed to this Circular and made into 03 copies, among which 01 “H” prescription is retained at the health facility, 01 “H” prescription is included in the patient’s medical book or long-term treatment book and 01 other “H” prescription must be stamped by the health facility and retained at the facility where prescription drugs are dispensed or sold. If prescription drugs are dispensed/sold by the health facility, the prescription does not require the health facility’s stamp.
2. The quantity of drugs to be dispensed in a prescription for an acute disease shall not exceed 10 (ten) days.
3. With regard to diseases requiring long-term treatment (chronic diseases): The prescription shall be given in conformity with Ministry of Health’s guildelines for medical diagnosis and treatment or with the quantity of drugs enough for use up to 30 (thirty) days.
4. Patients with mental illness or epilepsy:
a) The prescription is made up according to the guidelines for medical diagnosis and treatment of relevant specialty;
b) The patient’s family or staff of communal clinic where the patient resides shall be responsible for dispensing/receiving prescription drugs with signature and full name are specified in the communal clinic's record of drug delivery (using the form regulated by relevant specialty);
c) The prescriber shall decide whether a patient with mental illness may himself/herself receive prescription drugs or not.
Article 10. Prescription in health facilities with information technology applications
1. The prescription shall be made up by computer aid, then printed and signed by the prescriber, one copy of which shall be given to the patient in order to keep in his/her medical book or long-term treatment book.
2. “N” prescriptions given as referred to in Clause 1 Article 7 of this Circular and "H" prescriptions given as referred to in Clause 1 Article 9 of this Circular: 03 copies of each prescription shall be printed out for retention.
3. “N” prescriptions given as referred to in Clause 2 Article 8 of this Circular: 06 copies of prescriptions shall be printed out in corresponding to 03 treatment stages in one time of medical examination, where: 03 copies corresponding to 03 treatment stages are retained in the patient's outpatient medical record and 03 other copies corresponding to 03 treatment stages are given to the patient or his/her family.
4. Health facilities that apply information technology to the prescription must guarantee the retention of given prescriptions for data retrieval in case of need.
Article 11. Prescription’s validity
1. A prescription shall be valid for buying/receiving drugs within 05 days from the prescription date.
2. Prescription drugs may be purchased at licensed drug retailers nationwide.
3. The period for buying/receiving prescription narcotic drugs shall correspond with the treatment stage specified in that prescription for narcotic drugs. Narcotic drugs of the second or third treatment stage of a patient with cancer or AIDS must be bought or received at least 01 (one) to 03 (three) days before each treatment stage (if such days fall into public holidays, new year days, Saturdays or Sundays, prescription drugs must be bought or received in days preceding or following the day off).
Article 12. Return of unused narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors
1. Patients or their families must return unused narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors to the facilities where drugs are dispensed or sold.
2. Facilities dispensing or selling drugs must make written records of receipt of narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors returned by patients or their families, using the form stated in Annex No. 08 enclosed to this Circular. The written record must be made in 02 copies (01 is retained at the facility dispensing/selling drugs and the other is deliver to the person returning drugs).
3. The returned narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors must be separately stored and handled in accordance with regulations of the law on pharmacy.
Article 13. Retention of prescriptions and documents relating to narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors, and prescriptions for antibiotics
1. Health facilities must retain prescriptions for 01 (one) years from the date on which a prescription is given.
2. “N” prescriptions, written commitments on use of narcotic drugs and “H” prescriptions must be retained at health facilities for 02 (two) years from the drug expiration date.
3. Facilities preparing/dispersing/retailing narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors must retain all “N” prescriptions and “H” prescriptions. The retention period is 02 (two) years from the drug expiration date.
4. Facilities preparing/dispersing/retailing drugs must retain prescriptions which contain antibiotics for 01 (one) year from the prescription date. The retention of prescriptions shall be made in one of the following forms:
a) Retain the original or copied prescriptions;
b) Retain information about each prescription, consisting of: health facility’s name and address, prescriber’s full name, the patient’s full name and permanent address, name, content and quantity of antibiotics.
5. When the retention period of documents about narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors, relevant facilities must establish document destruction councils as referred to in the Circular No. 19/2014/TT-BYT dated June 02, 2014 providing for the management of narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors. Documents to be destructed: “N” prescriptions, “H” prescriptions, written commitments on use of narcotic drugs, written records of receipt of returned narcotic drugs, Certificates certifying that patients needs using narcotic drugs for pain relief made by communal clinics (if any).
1. Medical Examination and Treatment Administration affiliated to Ministry of Health shall instruct and organize the implementation of this Circular as well as inspect and evaluate the implementation thereof.
2. Departments of health of central-affiliated cities or provinces, health agencies of Ministries/regulatory bodies shall assume the following responsibilities:
a) Instruct and organize the implementation of this Circular within their management regions;
b) Inspect and evaluate the implementation of this Circular within their management regions;
c) Instruct the organization of sellers of narcotic drugs to outpatients. With respect to provincial urban/suburban districts, towns and cities where sellers of narcotic drugs are not available, pharmacy departments of local hospitals must provide (according to buying price) narcotic drugs to outpatients in order to ensure that they can take enough narcotic drugs as prescribed.
d) Send notice to local health facilities and relevant agencies of lists of facilities dispensing/selling narcotic drugs.
3. Health facilities and drug retailers shall assume the following responsibilities:
a) Implement regulations in this Circular.
b) Receive narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors returned by patients or their families, and destruct drugs as referred to regulations in the Circular No. 19/2014/TT-BYT dated June 02, 2014 providing for the management of narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors.
c) Drug retailers are only allowed to sell drugs which are not in the list of OTC drugs enclosed to the Circular No. 23/2014/TT-BYT dated June 30, 2014 by Ministry of Health on the promulgation of the list of OTC drugs to buyers who are given with prescriptions as referred to in this Circular;
d) Narcotic drug retailers shall sell narcotic drugs to patients only when they have “N” prescriptions as referred to in Articles 7 and 8 of this Circular.
4. Responsibilities of prescribers:
a) Implement regulations on the prescription in this Circular and assume responsibility for their prescriptions given to patients;
b) Provide instructions for use of drugs, advice on diet and daily activities to patients or their families; request the patients or their families to immediately inform the prescribers or nearest health facilities when patients have any abnormal signs or symptoms after taking medicines.
5. Patients and their families must comply with regulations in this Circular.
1. This Circular takes effect as of May 01, 2016.
2. Decision No. 04/2008/QD-BYT dated February 01, 2008 by Minister of Health providing for the prescription in outpatient treatment shall be null and void as of the effective date of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (via Medical Examination and Treatment Administration) for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực