Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 23/2011/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 10/06/2011 | Ngày hiệu lực: | 25/07/2011 |
Ngày công báo: | 22/07/2011 | Số công báo: | Từ số 413 đến số 414 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn sử dụng thuốc ở cơ sở y tế
Ngày 10/06, Bộ Y Tế đã ban hành thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Ngày 10/06, Bộ Y Tế đã ban hành thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Theo đó, khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ, ghi diễn biến lâm sàng vào hồ sơ bệnh án.
Tiến hành tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng.
Khoa dược có trách nhiệm tổ chức cấp phát thuốc đảm bảo chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Trách nhiệm của khoa lâm sàng trong việc cho người bệnh dùng thuốc:
- Trước khi dùng: Công khai thuốc dùng hàng ngày, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị, kiểm tra thuốc...
- Trong khi dùng: đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm khuẩn…
- Sau khi dùng: theo dõi người bệnh, ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/07/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2011/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2011 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÓ GIƯỜNG BỆNH
Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh như sau:
Thông tư này hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
1. Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh (gọi chung là Thầy thuốc) bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;
c) Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;
d) Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.
2. Hướng dẫn sử dụng thuốc
a) Dược sĩ khoa Dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho Thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng viên và người bệnh.
b) Thầy thuốc hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh) cách dùng thuốc.
c) Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh.
d) Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc.
1. Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
2. Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Không lạm dụng thuốc.
3. Cách ghi chỉ định thuốc
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác.
4. Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng
a) Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm:
- Thuốc phóng xạ;
- Thuốc gây nghiện;
- Thuốc hướng tâm thần;
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc điều trị lao;
- Thuốc corticoid.
b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày thì đánh số thứ tự ngày dựng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc.
5. Chỉ định thời gian dùng thuốc
a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh.
b) Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.
c) Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ).
6. Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm.
7. Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược ngay khi xảy ra (theo mẫu Phụ lục 5).
1. Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc, hóa chất từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày (theo mẫu Phụ lục 10), sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả khoa vào Phiếu lĩnh thuốc (theo mẫu Phụ lục 1), riêng Phiếu lĩnh hóa chất, Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao (theo mẫu Phụ lục 2, 3) tổng hợp hàng tuần.
2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ phải có phiếu lĩnh thuốc riêng theo quy định hiện hành.
3. Phiếu lĩnh thuốc phải được Trưởng khoa hoặc thầy thuốc được Trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản phê duyệt. Phiếu lĩnh thuốc vào ngày nghỉ và đối với các trường hợp đề nghị cấp thuốc đột xuất, bác sĩ, y sĩ trực được phép ký phiếu lĩnh thuốc.
4. Sổ tổng hợp và các phiếu lĩnh thuốc phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ nội dung, chính xác, không viết tắt, trường hợp sửa chữa phải ký xác nhận bên cạnh.
1. Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
2. Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
3. Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác hợp vệ sinh.
4. Tùy theo điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện pha chế thuốc theo y lệnh và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng.
5. Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận bên cạnh.
6. Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ.
7. Khoa Dược làm đầu mối trình Lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5) và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý.
1. Trước khi người bệnh dùng thuốc
a) Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc (theo mẫu Phụ lục 7). Phiếu công khai thuốc để ở kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh.
b) Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
c) Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc điều trị hoặc thầy thuốc trực.
d) Chuẩn bị phương tiện và thuốc:
- Chuẩn bị đủ phương tiện cho người bệnh dùng thuốc: khay thuốc, nước uống hợp vệ sinh đối với trường hợp người bệnh dùng thuốc uống, lọ đựng thuốc uống theo giờ cho từng người bệnh;
- Phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy;
- Chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc đối với thuốc phải dùng đường tiêm;
- Chuẩn bị dung dịch tiêm cho người bệnh phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo quy định của nhà sản xuất.
2. Trong khi người bệnh dùng thuốc
a) Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
b) Đảm bảo 5 đúng:
- Đúng người bệnh;
- Đúng thuốc;
- Đúng liều dùng;
- Đúng đường dùng;
- Đúng thời gian.
c) Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
3. Sau khi người bệnh dùng thuốc
a) Theo dõi người bệnh:
- Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của người bệnh. Ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5).
b) Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.
c) Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
d) Xử lý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho người bệnh theo đúng quy định.
1. Thuốc trong tủ trực thuốc cấp cứu phải theo đúng danh mục và cơ số đã được phê duyệt và được bảo quản theo đúng quy định và yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ cần quản lý, bảo quản theo quy định hiện hành.
3. Điều dưỡng viên được phân công kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, chất lượng, dạng bào chế của thuốc trong phiếu lĩnh thuốc khi nhận thuốc từ khoa Dược và khi bàn giao thuốc cho điều dưỡng viên chăm sóc.
4. Điều dưỡng viên khi phát hiện sử dụng nhầm thuốc, mất thuốc, thuốc hỏng cần báo cáo ngay cho người quản lý cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời và đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.
5. Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong (sau đây gọi chung là xuất viện) được tổng hợp (theo mẫu Phụ lục 4), có xác nhận của trưởng khoa lâm sàng hoặc người được trưởng khoa lâm sàng ủy quyền bằng văn bản và trả lại khoa Dược trong vòng 24 giờ. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ dư ra phải lập biên bản và trả thuốc theo quy định hiện hành.
6. Tổng hợp thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao của từng người bệnh trước khi ra viện chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh toán viện phí.
7. Thực hiện bàn giao số lượng thực tế về thuốc và dụng cụ cho kíp trực sau và ghi Sổ bàn giao thuốc thường trực và Sổ bàn giao dụng cụ thường trực (theo mẫu Phụ lục 8, 9).
8. Nghiêm cấm việc cá nhân vay, mượn, đổi thuốc.
1. Khi xảy ra các trường hợp đặc biệt (tai biến, nhầm lẫn) về sử dụng thuốc các bệnh viện cần xử lý ngay và báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
2. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5) về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
3. Báo cáo sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Thông tư này thay thế “Quy chế sử dụng thuốc” trong Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT- QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng các Cục, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 23/2011/TT-BYT |
Hanoi, June 10, 2011 |
CIRCULAR
ON DIRECTIONS FOR USE OF DRUGS IN HEALTH FACILITIES WITH BEDS FOR PATIENTS
Pursuant to the Pharmacy Law No.34/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Decree No.188/2007/ND-CP of December 27, 2007 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
The Ministry of Health guides the use of drugs in the health facilities with beds for patients as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of governing
This Circular guides the use of drugs in health facilities with beds for patients.
Article 2. Responsibility for the designation and direction for use of drugs
1. Persons who are responsible for designing the use of drugs for patients (referred to as physician) include:
a) Doctors;
b) Physicians at the health stations of communes, wards and townships (referred to as commune health stations) and hospitals of districts, towns and cities (hereinafter referred to as district hospitals) where have not got doctors in charge of designing the use of drugs for patients;
c) Physicians of traditional medicine at the commune health stations and district hospitals who are responsible for designing the use of traditional drugs, drugs from medicinal herbs to patients;
d) Midwifes at the commune health stations when having no doctors, physicians for designing the use of emergency drugs in case of midwifery.
2. Direction for use of drugs
a) Pharmacists of Department of Pharmacy are responsible for updating information on drugs and guiding use of drugs for Physicians, pharmacists, nurses and patients.
b) The physicians guide the patients (or relatives of patients) the use of drugs.
c) Nurses, midwives are responsible for patients’ taking medication or guiding the patients to take medication to ensure that drugs are used in a correct manner, on time, sufficient dose by physician order.
d) Patients must comply with treatment, not arbitrarily quit use of drugs or arbitrarily use drugs not in compliance with designation of the physicians. Patients or the patients’ relatives are responsible for all accidents caused by arbitrary use of drugs not in compliance with designation of the physicians.
Chapter II
INSTRUCTION OF USE OF DRUGS
Article 3. Physicians perform the designation of drugs
1. When conducting the medical examination, the physician must exploit history taking drugs, history of allergies, lists of drugs which patients had used before they are hospitalized within 24 hours and record the clinical happening of patients into the medical record (paper or electronically as prescribed by the Ministry of Health) to designate drug use or stop using drugs.
2. Drugs designated for patients should ensure the following requirements:
a) In accordance with diagnosis and happening of disease;
b) In accordance with state of pathology and the natural disposition of patient;
c) In accordance with the age and weight;
d) In accordance with treatment guidelines (if any);
đ) Not to abuse drugs.
3. The way to record drug designation
a) Designation of drug use must fully and clearly be recorded in the prescriptions, medical records, not to abbreviate name of drug, not to write notation. For the correction of any content, it must be signed next to the corrected one.
b) The contents of the designation of drug include drug name, concentration (content), dose, number of times for using drugs within 24 hours, the distance between doses, time of drug use, route of administration and the special attention when taking drug.
c) Recording designation of drug use in the order: injection, oral route, place, and external use and alternative routes.
4. Regulations on numbering on date of taking drugs for some groups of drugs required to be cautious when using.
a) Group of drugs required to be numbered on the date of taking drugs includes:
- The radioactive drugs;
- The addictive drugs;
- The psychotropic drugs;
- The antibiotics;
- The drugs for treatment of tuberculosis;
- The steroids.
b) For chronic patients need to use addictive drugs, psychotropic drugs, tuberculosis treatment drugs, steroids and long-term cancer treatment drugs, then write ordinal number for date of using drugs by batch of treatment, number of days of each treatment batch and it should clearly state the starting and ending dates of drug use.
5. Designation of the time to take drugs
a) In case of emergency patients, physicians designate drug use by the patient's happening.
b) In case patients need to be monitored for drug selection or selection of appropriate doses, physicians designate drug use every day.
c) In case patients have been selected drugs and the appropriate dose, maximum duration for drug designation is not more than 2 days (for working days) and 3 days (for holidays).
6. Selection of route of administration for patients
a) Based on the patient status and severity of disease, the use route of drugs to make physician order for the appropriate route of administration.
b) Only using injection route when the patients cannot take drugs by oral route or when using drugs by oral route does not meet requirements on treatment or with drugs only for injection route.
7. Physicians must inform the unwanted effects of drugs for nurse caring and monitoring patients (or relatives of patients). Tracking the response of patients as taking the drugs and timely handling drug use-related complications. Reporting adverse reactions of drugs to the Department of Pharmacy right after the reaction occurs (in Form of Appendix 5).
Article 4. Synthesis of drugs in the clinical Department
1. Nurses synthesize drugs and chemicals from case history into book of daily drugs synthesis (in Form of Appendix 10), then synthesize drugs of the Department into the Slip of receiving drugs (in form of Appendix 1) particularly, Slip of receiving chemicals, Slip of receiving consumed medical supplies (in form of Appendix 2, 3) shall be synthesized weekly.
2. Addictive drugs, psychotropic drugs, radioactive drugs are required to have separate Slip of receiving drugs under current regulations.
3. Slip of receiving drugs must be approved by head of department or the physicians authorized in writing by head of department. Slip of receiving drugs on the holidays and for the cases requesting for irregular supply of drugs, doctors, physicians who are on duty are allowed to sign on them.
4. Synthesis book and the Slip of receiving drugs must be recorded clearly, full content, accurately, not being abbreviated; in case of correction, it must be signed for certification next to the corrected one.
Article 5. Assurance of the quality and instruction of drug use of department of pharmacy organizing the supply and delivery of drugs
1. Inspecting the prescriptions; Slip of receiving drugs daily before delivering drugs.
2. Organizing the daily delivery of drugs and additional drugs in accordance with physician order; delivering drugs promptly to ensure patients’ taking the correct-time drugs.
3. Drugs distributed in retail no longer in packaging must be packed in airtight packaging and with label recorded drug name, concentration (content) and expiry date. The retail separation of drugs is required to ensure the clean environment and hygienic operation.
4. Depending on conditions, the hospital specialist, Department of Pharmacy prepares drugs by physician order and delivers under availably-prepared form of for use.
5. Department of Pharmacy shall refuse to supply and deliver drugs in case the Sip of receiving drugs or prescriptions are error. Sip of receiving drugs or prescriptions with drugs replacement after consulting the pharmacist of Department of Pharmacy must be signed for certification next to the replaced one by signer in Sip of receiving drugs (or prescriptions).
6. Notice of information on drugs: drug name, composition, pharmacological effects, unwanted effects, dosage, and application of treatment, cost, quantity of inventory.
7. Pharmacy Department to act as the contact agency to submit leader of hospital the report of adverse drug reactions (in Form of Appendix 5) and send to the National Center on drug information and monitor adverse drug reactions immediately after the handling.
Article 6. Responsibilities of clinical department for designating patients to use drugs
1. Before patients take drugs
a) To disclose drug used every day for each patient by informing them prior to administration, and require patient or his/her relative to sign in the Slip of drug publication (in form of Appendix 7). The Slip of drug publication is placed at top or bottom of patient’s bed.
b) To guide, explain for patient to observe the treatment.
c) To check the drugs (drug name, concentration, content, once dose, number of times of drug use within 24 hours, the distance between dosages, time of drug use and route of administration) compared with physician order, check the expiry date and organoleptic quality of the drugs. When detecting abnormalities in the physician order such as designation of prescribed overdose use, the irrational route of administration or use of many drugs at the same time causing interactions, nurses must report to the treating physician or physician on duty.
d) Preparation of facilities and drugs:
- To prepare the facilities for patients to use drugs: drug trays, sanitary drinking water in case of patients taking the drug by oral route, drug bottles per hour for each patient;
- Means of transport of drugs required to ensure clean, tidy, easy to find;
- To prepare availably first aid box and anti-shock therapy for drugs required to use injection route;
- Preparation of solution of injection for patients is required to properly mix solvent, sufficient volume and in accordance with provisions of the manufacturer.
2. When patients take drugs
a) It is required to ensure hygiene for infection control.
b) It is required to ensure 5 corrections:
- Correct patient;
- Correct medicines;
- Correct dosage;
- Correct route of administration;
- Right time.
c) It is required to directly witness the patients to take drugs and monitor for timely detection of abnormalities of patients when they take drugs.
3. After the patients take drugs
a) To monitor the patients:
- To monitor regularly for timely treatment of abnormalities of the patients. Fully record the clinical happening of patients in the case histories.
- Treating physician is responsible for monitoring drug’s effectiveness and timely handling drug use-related complications, recording the monitoring book of adverse drug reactions (in Form of Appendix 5).
b) To specify the number of drugs for each patient, every time a drug is done, it is required to stick on “Drug was made”.
c) To preserve the remaining drugs (if any) according to manufacturer's requirements.
d) To handle and store equipment related to designation of drug use to patient as prescribed.
Article 7. Management and preservation of drugs in clinical department
1. Drugs in emergency medicine cabinets must be complied with the correct items and the base approved and preserved in accordance with manufacturer's provisions and requirements.
2. Addictive drugs, psychotropic drugs, precursor substance and radioactive drugs need to be managed and preserved according to current regulations.
3. Nurses are assigned to check and compare drug name, concentration/content, quantity, quality, dosage forms of drugs in the Slip of receiving drugs when receiving drugs from the department of pharmacy and when handing drugs over caring nurses.
4. When the nurses detect drugs misuse, drugs loss, drugs damage, they should be reported immediately to the superior manager for taking timely handling measures and clarifying the causes and responsibilities.
5. Excess drugs due to changes in physician order, patients’ department transfer, discharge from hospital, referral or death (hereinafter collectively referred to as discharge) are synthesized (in Form of Appendix 4) with certification of head of clinical department or the person who is authorized in writing by head of clinical department and returned to the department of pharmacy within 24 hours. Addictive drugs, psychotropic drugs, radioactive drugs must be recorded and returned under the current regulations.
6. Synthesis of drugs, chemicals, and consumed medical supplies of each patient shall be made before discharge and send it to department of finance - accounting for payment of hospital fees.
7. Delivery of the actual number of drugs and equipment to the duty team of the next shift is made and record into standing books of drug delivery and standing books of equipment delivery (in Form of Appendix 8, 9).
8. Prohibited the loan, borrowing, change of drugs of individuals.
Article 8. Report
1. Upon the occurrence of special circumstances (accidents, confusion) on the use of drugs, the hospitals should handle immediately and report to upper direct management agency.
2. Report on adverse drug reactions (Form Appendix 5) to the upper direct management agencies and the National Center on drug information and monitoring of adverse drug reactions.
3. Report on the use of addictive drugs, psychotropic drugs, radioactive drugs under the current regulations of the Ministry of Health.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 9. Effect
This Circular takes effect from July 25, 2011. This Circular replaces the "Regulation on drug use" in the Regulations of hospitals issued together with Decision No.1895/1997/BYT- QD on 19/09/1997 of the Minister of Health.
Article 10. Responsibility for implementation
Mr. and Mss.: Chief Ministry Office, Director of Department of Medical Examination and Treatment Management, the chief inspector of the Ministry, the General Director, Directors of the Departments under the Ministry of Health, the hospitals’ directors, the Institute with beds for patients under the Ministry of Health, Departments of Health’s Directors of provinces, the centrally-run cities and the medical heads of branches are responsible for the implementation, monitoring and evaluation of the implementation of this Circular.
In the course of implementation should be any difficulties and obstacles, units, localities should promptly report to the Ministry of Health (Department of Medical Examination and Treatment Management) for guidance, review and settlement./.
|
FOR MINISTER |