Luật Dược 2005 số 34/2005/QH11
Số hiệu: | 34/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2005 |
Ngày công báo: | 14/08/2005 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005 |
DƯỢC CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 34/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động trong lĩnh vực dược.
1. Luật này quy định việc kinh doanh thuốc; đăng ký, lưu hành thuốc; sử dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dược là thuốc và hoạt động liên quan đến thuốc.
2. Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
3. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.
4. Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.
5. Nguyên liệu làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc.
6. Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất có hoạt tính điều trị được sử dụng trong sản xuất thuốc.
7. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn.
8. Thuốc từ dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất.
Thuốc có hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có sự kết hợp dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp không gọi là thuốc từ dược liệu.
9. Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền của các nước phương Đông.
10. Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn.
11. Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn thuốc.
12. Thuốc gây nghiện là thuốc nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới nghiện, được quy định tại danh mục thuốc gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
13. Thuốc hướng tâm thần là thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương, nếu sử dụng không đúng có khả năng lệ thuộc vào thuốc, được quy định tại danh mục thuốc hướng tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
14. Tiền chất dùng làm thuốc là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, là thành phần tham gia vào công thức của chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, được quy định tại danh mục tiền chất do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
15. Thuốc phóng xạ là thuốc có chứa một hoặc nhiều chất phóng xạ, dùng để chẩn đoán hay điều trị bệnh.
16. Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đại đa số nhân dân, được quy định tại danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
17. Thuốc chủ yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam được quy định tại danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
18. Thuốc mới là thuốc chứa dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành.
19. Biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế.
20. Phản ứng có hại của thuốc là những tác dụng không mong muốn có hại đến sức khỏe, có thể xuất hiện ở liều dùng bình thường.
21. Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng.
22. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc.
Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được thể hiện dưới hình thức văn bản kỹ thuật.
23. Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
24. Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất;
b) Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký;
c) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;
d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.
25. Kinh doanh thuốc là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ thuốc hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
26. Hành nghề dược là việc cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn dược của mình để kinh doanh thuốc.
27. Thực hành tốt là những bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu do Bộ Y tế ban hành.
28. Thử thuốc tiền lâm sàng là hoạt động khoa học nghiên cứu tác dụng của thuốc nhằm đánh giá, chứng minh hiệu quả và tính an toàn của thuốc trên súc vật để làm thủ tục cho việc thử lâm sàng.
29. Thử thuốc trên lâm sàng là hoạt động khoa học nghiên cứu thuốc một cách có hệ thống trên người, nhằm xác minh hiệu quả lâm sàng, nhận biết, phát hiện phản ứng có hại do tác động của sản phẩm nghiên cứu; khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của sản phẩm đó với mục tiêu xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc.
30. Thông tin thuốc là hoạt động thu thập và cung cấp các tin tức có liên quan đến thuốc cho tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động y, dược hoặc người sử dụng thuốc.
31. Kiểm nghiệm thuốc là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó.
32. Kê khai giá thuốc là việc cơ sở kinh doanh thuốc báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến theo quy định của pháp luật về giá.
Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây về lĩnh vực dược:
1. Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển công nghiệp dược.
Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thay thế thuốc nhập khẩu, thuốc phòng chống các bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phát triển nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các thuốc mới; đầu tư sản xuất nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm phù hợp với cơ cấu bệnh tật và nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân;
3. Khuyến khích nghiên cứu, kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm của đông y, kết hợp hài hòa đông y với y dược học hiện đại; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu; thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ nuôi trồng dược liệu, khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý, bảo đảm lưu giữ và phát triển nguồn gen dược liệu; hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu;
4. Hỗ trợ về thuốc bằng những hình thức thích hợp cho các đối tượng thuộc diện chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
5. Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc, bảo đảm đủ thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân;
6. Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu, kinh doanh và sử dụng thuốc tại Việt Nam.
1. Nhà nước thực hiện việc dự trữ quốc gia về thuốc để sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Tham gia bình ổn thị trường thuốc.
2. Việc xây dựng, tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước quản lý về giá thuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
2. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý giá thuốc phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể theo các nguyên tắc sau đây:
a) Thuốc trước khi lưu hành trên thị trường phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu kê khai giá và khi thay đổi giá thuốc phải được kê khai lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam;
b) Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá kê khai;
c) Giá bán buôn thuốc, giá bán lẻ thuốc phải được niêm yết;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo công khai giá thuốc được kê khai; định kỳ công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả;
đ) Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước hữu quan khác thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc theo sự phân công của Chính phủ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dược.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về dược theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dược trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Thanh tra dược thuộc thanh tra Bộ Y tế có chức năng thanh tra chuyên ngành về dược.
Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra dược được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Hội và hiệp hội về dược là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của dược sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực dược.
2. Dược sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực dược có quyền tham gia và thành lập hội, hiệp hội về dược.
3. Tổ chức và hoạt động của hội, hiệp hội về dược được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Kinh doanh thuốc mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
2. Hành nghề dược mà không có Chứng chỉ hành nghề dược.
3. Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký hoặc giới thiệu cho thầy thuốc.
4. Giả mạo, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
5. Thông tin, quảng cáo thuốc sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo thuốc trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
6. Bán thuốc tại những nơi không phải là cơ sở bán thuốc hợp pháp.
7. Lợi dụng độc quyền trong kinh doanh thuốc để thu lợi bất chính, bán phá giá thuốc, tăng giá thuốc trái quy định của pháp luật.
8. Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
9. Bán thuốc thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ mà quy định không được bán; thuốc viện trợ nhân đạo và thuốc nhập khẩu phi mậu dịch.
10. Bán lẻ thuốc kê đơn không có đơn thuốc.
11. Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
12. Huỷ hoại các nguồn dược liệu quý.
13. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động về dược theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh thuốc bao gồm các hình thức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
1. Kinh doanh thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc (sau đây gọi chung là cơ sở kinh doanh thuốc) phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
2. Cơ sở kinh doanh thuốc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng hình thức kinh doanh thuốc;
b) Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh.
3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được quy định như sau:
a) Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở sản xuất thuốc, làm dịch vụ bảo quản thuốc, làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;
b) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh thuốc trong các hình thức kinh doanh khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định điều kiện cụ thể đối với từng hình thức kinh doanh thuốc; thời hạn, hồ sơ, thủ tục cấp, bổ sung, đổi, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải ghi rõ tên, địa điểm, người quản lý chuyên môn, hình thức kinh doanh, phạm vi kinh doanh của cơ sở kinh doanh và thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hoạt động đúng địa điểm đã đăng ký và phạm vi kinh doanh đã ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; trường hợp mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh thì phải làm thủ tục bổ sung hoặc đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức kinh doanh thuốc;
b) Đã qua thực hành ít nhất từ hai năm đến năm năm tại cơ sở dược hợp pháp đối với từng hình thức kinh doanh;
c) Có đạo đức nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khoẻ để hành nghề dược.
2. Người sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề dược:
a) Bị cấm hành nghề dược theo bản án, quyết định của Toà án;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án, hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính;
d) Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược;
đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký hành nghề dược có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Giám đốc Sở Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký hành nghề dược, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
4. Chính phủ quy định cụ thể về văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, thời gian thực hành ở cơ sở dược đối với từng hình thức kinh doanh thuốc; hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, gia hạn, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược.
Cơ sở kinh doanh thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Hưởng ưu đãi về vốn, đất đai, thuế và các ưu đãi khác để sản xuất thuốc thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật về quảng cáo để giới thiệu, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm do cơ sở sản xuất.
3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ quy định về thực hành tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc và các quy định về chuyên môn có liên quan.
2. Sản xuất thuốc theo đúng quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký; báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi trong quy trình sản xuất.
3. Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc do cơ sở sản xuất và chỉ được phép xuất xưởng thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
4. Có phương tiện kỹ thuật và cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng thuốc và quản lý thuốc do cơ sở sản xuất.
5. Lưu giữ mẫu thuốc theo từng lô sản xuất trong thời hạn ít nhất là một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng; các tài liệu về sản xuất và các tài liệu khác cần thiết cho việc kiểm tra và đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất thuốc theo quy định của pháp luật.
6. Theo dõi chất lượng thuốc do cơ sở sản xuất lưu hành trên thị trường và thu hồi thuốc theo các quy định của Luật này.
7. Đăng ký thuốc; kê khai giá thuốc trước khi lưu hành thuốc trên thị trường.
8. Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại do lỗi của cơ sở sản xuất.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, thuốc pha chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải đăng ký thuốc, chỉ được cấp phát hoặc bán lẻ tại cơ sở đó. Hồ sơ pha chế thuốc phải được lưu giữ trong thời gian một năm kể từ ngày thuốc được pha chế.
2. Chủ nhà thuốc, người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc pha chế tại cơ sở; bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại do lỗi pha chế thuốc.
1. Được xuất khẩu, nhập khẩu, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc do Bộ y tế quy định.
2. Tuân thủ quy định về thực hành tốt trong bảo quản, phân phối thuốc, kê khai giá thuốc.
3. Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu những thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo dõi và chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường do doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở kinh doanh thuốc có quyền uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.
2. Việc uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu thuốc được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thuốc có số đăng ký tại Việt Nam được nhập khẩu không hạn chế về số lượng, trừ vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
2. Thuốc chưa có số đăng ký được nhập khẩu với số lượng nhất định trong những trường hợp sau:
a) Có chứa dược chất chưa có số đăng ký hoặc đã có số đăng ký nhưng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị;
b) Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và nhu cầu điều trị đặc biệt;
c) Phục vụ cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia;
d) Viện trợ, viện trợ nhân đạo;
đ) Thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ;
e) Mang theo để chữa bệnh cho bản thân;
g) Các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc nhập khẩu đối với các loại thuốc quy định tại khoản 2 Điều này.
Cơ sở bán buôn thuốc gồm có:
1. Doanh nghiệp kinh doanh thuốc;
2. Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất, buôn bán dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;
3. Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế.
1. Mua nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế từ các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở bán buôn thuốc.
2. Bán nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế cho các cơ sở có chức năng kinh doanh thuốc và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Bảo quản thuốc theo đúng các điều kiện ghi trên nhãn thuốc.
2. Giữ nguyên vẹn bao bì của thuốc, không được thay đổi bao bì và nhãn của thuốc. Trường hợp thay đổi nhãn, bao bì của thuốc đã được đăng ký thì phải được cơ sở sản xuất thuốc uỷ quyền và được Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản.
3. Bảo đảm việc giao, nhận, bảo quản thuốc phải do người có trình độ chuyên môn về dược đảm nhận.
4. Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc trong thời hạn ít nhất là một năm, kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
5. Niêm yết giá bán buôn thuốc và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc.
6. Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại do lỗi của cơ sở bán buôn thuốc.
7. Tuân thủ các quy định về thực hành tốt trong bảo quản, phân phối thuốc, thu hồi thuốc và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cơ sở bán lẻ thuốc gồm có:
a) Nhà thuốc;
b) Quầy thuốc;
c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp;
d) Tủ thuốc của trạm y tế.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở bán buôn thuốc muốn bán lẻ thuốc phải thành lập cơ sở bán lẻ thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về địa bàn được mở cơ sở bán lẻ thuốc theo các hình thức quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và tủ thuốc của trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ y tế và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong từng giai đoạn.
1. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
a) Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
b) Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên chủ cơ sở;
c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
d) Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
2. Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên; tại điểm d khoản 1 Điều này phải có chuyên môn về y, dược.
1. Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
a) Nhà thuốc được bán lẻ thuốc thành phẩm; pha chế thuốc theo đơn;
b) Quầy thuốc được bán lẻ thuốc thành phẩm;
c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu;
d) Tủ thuốc của trạm y tế được bán thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu sử dụng cho tuyến y tế cấp xã;
đ) Các cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
2. Cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được bán thuốc gây nghiện, thuốc phóng xạ.
Cơ sở bán lẻ thuốc không được bán nguyên liệu hóa dược làm thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện của nhà thuốc được pha chế thuốc theo đơn.
1. Người bán lẻ thuốc có các quyền sau đây:
a) Được bán lẻ thuốc cho người sử dụng;
b) Từ chối bán thuốc khi đơn thuốc kê không đúng quy định hoặc người mua thuốc không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết;
c) Người bán lẻ thuốc là dược sỹ có trình độ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua;
d) Thực hiện các quyền của chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong phạm vi được ủy quyền.
2. Chủ cơ sở bán lẻ thuốc có các quyền sau đây:
a) Có các quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Mua thuốc từ cơ sở bán buôn thuốc để bán lẻ, mua nguyên liệu để pha chế thuốc theo đơn;
c) Uỷ quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành công việc khi vắng mặt.
1. Người bán lẻ thuốc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán;
b) Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc khi thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc;
c) Bán đúng thuốc ghi trong đơn thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 của Luật này;
d) Trường hợp thay thế thuốc theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 của Luật này thì phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc, cách thức sử dụng thuốc đã thay thế vào đơn và chịu trách nhiệm về việc thay thế thuốc đó;
đ) Chịu trách nhiệm trước chủ cơ sở bán lẻ thuốc về hành vi của mình trong phạm vi được ủy quyền.
2. Chủ cơ sở bán lẻ thuốc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở;
b) Niêm yết thời gian bán thuốc; niêm yết giá bán lẻ trên sản phẩm, trừ trường hợp giá bán lẻ được in trên sản phẩm; không được bán cao hơn giá niêm yết;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, kể cả trong trường hợp uỷ quyền.
3. Người bán lẻ, chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc phải đạt tiêu chuẩn về thực hành tốt trong bảo quản thuốc.
1. Nhận bảo quản thuốc cho các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng bảo quản.
2. Vận chuyển và giao thuốc cho tổ chức, cá nhân khi bên thuê dịch vụ bảo quản ủy quyền.
3. Được hưởng tiền thù lao làm dịch vụ bảo quản thuốc.
1. Bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản được ghi trên nhãn thuốc và hợp đồng giữa hai bên.
2. Bồi thường thiệt hại gây ra do vi phạm quy định trong quá trình bảo quản và vận chuyển thuốc.
Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải đạt tiêu chuẩn về thực hành tốt trong kiểm nghiệm thuốc. Trường hợp phòng kiểm nghiệm của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc muốn làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung chức năng làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc, thuốc bán thành phẩm, thuốc thành phẩm.
2. Trả lời kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc đã kiểm nghiệm.
3. Được hưởng tiền thù lao làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
1. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc đã kiểm nghiệm.
2. Bồi thường theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do kết quả kiểm nghiệm sai.
1. Căn cứ để đăng ký thuốc bao gồm:
a) Kết quả thử lâm sàng về hiệu lực và độ an toàn của thuốc, trừ thuốc được miễn thử lâm sàng quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Tài liệu kỹ thuật về thuốc;
c) Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.
2. Cơ sở đăng ký thuốc phải nộp lệ phí khi nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế cấp số đăng ký thuốc; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thủ tục, hồ sơ đăng ký thuốc, thời hạn hiệu lực của số đăng ký thuốc và việc thu hồi số đăng ký thuốc.
1. Thuốc lưu hành trên thị trường phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký;
b) Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá của thuốc theo quy định tại Điều 37 của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
c) Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc;
d) Có số đăng ký hoặc chưa có số đăng ký nhưng được nhập khẩu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 của Luật này;
đ) Phải được kê khai giá thuốc theo quy định của Luật này; nếu là thuốc nhập khẩu thì giá thuốc nhập khẩu không được cao hơn giá thuốc nhập khẩu vào các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam tại cùng thời điểm.
2. Thuốc sản xuất trong nước cho chương trình y tế quốc gia, thuốc nhập khẩu theo quy định tại điểm các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 20 của Luật này phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng; nhãn thuốc phải đáp ứng quy định tại Điều 37 của Luật này; trên bao bì lẻ của thuốc phải in dòng chữ “Không được bán”, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 của Luật này.
1. Nhãn thuốc lưu hành trên thị trường phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Dạng bào chế;
c) Thành phần cấu tạo của thuốc;
d) Quy cách đóng gói;
đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
e) Số đăng ký, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng;
g) Điều kiện bảo quản thuốc và các thông tin cần thiết khác.
Trong trường hợp biệt dược là đơn chất thì phải ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế dưới tên biệt dược.
2. Thuốc phải có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
1. Thuốc lưu hành trên thị trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận;
b) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 của Luật này;
c) Có thông báo thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam hoặc nước ngoài.
2. Trường hợp thu hồi thuốc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì trước khi thu hồi phải có quyết định đình chỉ lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam.
3. Khi nhận được thông báo thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất hoặc quyết định đình chỉ lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người kê đơn và người sử dụng thuốc đó phải lập tức đình chỉ việc kinh doanh, thông tin, quảng cáo, kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc bị thông báo thu hồi.
4. Cơ sở nhập khẩu, sản xuất, đăng ký, cung ứng thuốc có trách nhiệm tổ chức thu hồi thuốc bị đình chỉ lưu hành và bồi thường thiệt hại về những hậu quả gây ra theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước về dược có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thu hồi thuốc.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi thuốc, phân loại mức độ thu hồi, phạm vi đình chỉ lưu hành thuốc và xử lý thuốc thu hồi.
Việc trồng cây thuốc, chăn nuôi động vật làm thuốc và quá trình thu hoạch, khai thác sản phẩm của chúng để làm thuốc phải tuân thủ tiêu chuẩn về thực hành tốt trong nuôi trồng, thu hoạch dược liệu.
Dược liệu đưa vào sản xuất, chế biến hoặc cân thuốc theo thang phải bảo đảm chất lượng theo đúng quy định. Tổ chức, cá nhân cung ứng phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chất lượng của dược liệu do mình cung ứng.
1. Dược liệu phải được chế biến và bảo quản đúng quy định sau khi khai thác, thu hoạch. Mức tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản không được vượt quá mức cho phép.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định các điều kiện về chế biến, bảo quản dược liệu, mức tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản cho phép trong dược liệu.
2. Khi vận chuyển, dược liệu phải được đóng gói. Trên bao bì dược liệu phải có nhãn ghi tên dược liệu, nơi sản xuất, chất lượng, ngày đóng gói.
Bác sĩ đông y, y sĩ đông y, lương y đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bán lẻ thuốc đông y và thuốc từ dược liệu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Việc đăng ký thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Thuốc đông y và thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu hành trên thị trường đều phải đăng ký;
b) Thuốc thang cân theo đơn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đông y, dược liệu thô, thuốc phiến không phải đăng ký. Chủ cơ sở bán lẻ, chủ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về chất lượng các loại thuốc đó.
2. Việc lưu hành, thu hồi thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật này.
3. Thuốc có sự kết hợp giữa dược liệu với hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc với hoạt chất hóa học tổng hợp thực hiện theo quy định của Luật này và không được đăng ký là thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
1. Cơ sở sản xuất thuốc đông y và thuốc từ dược liệu từ công đoạn bào chế thành phẩm đến công đoạn đóng gói phải tuân thủ các quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và thực hiện theo quy định tại Mục II Chương II của Luật này.
2. Thuốc đông y và thuốc từ dược liệu có chứa dược liệu có chất độc, chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất phải ghi rõ nồng độ, hàm lượng, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm những dược liệu đó trong hồ sơ kỹ thuật.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục và quy chế quản lý các dược liệu có chứa chất độc, chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được thực hiện theo quy định tại Mục III, Mục IV và Mục V Chương II của Luật này.
1. Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân thuốc theo đơn và sử dụng thuốc. Tên thuốc ghi trong đơn phải ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế, trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về đơn thuốc, nhóm thuốc kê đơn và việc bán thuốc theo đơn.
1. Người sử dụng thuốc có quyền lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc.
2. Khi sử dụng thuốc theo đơn thuốc, người sử dụng thuốc phải thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc. Khi sử dụng thuốc không kê đơn, người sử dụng phải thực hiện theo đúng tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn của người bán lẻ thuốc.
3. Khi sử dụng thuốc, nếu cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, người sử dụng thuốc cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất, người kê đơn thuốc hoặc người bán lẻ thuốc biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Người kê đơn thuốc, chủ cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm thông báo với cơ quan y tế có thẩm quyền về những dấu hiệu không bình thường của người sử dụng thuốc. Người kê đơn thuốc phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc đã kê.
1. Việc cung ứng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các quy định về thực hành tốt trong phân phối, bảo quản thuốc và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người cấp phát thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện cấp phát thuốc theo đúng y lệnh hoặc đơn thuốc, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc và có hướng dẫn cho người sử dụng.
3. Bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, điều dưỡng viên không được bán thuốc cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục và cơ số thuốc cấp cứu, danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và việc cung ứng thuốc tại cơ sở y tế nhà nước, trừ việc mua thuốc quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu của các cơ sở y tế nhà nước và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước có cùng chủng loại, chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu;
b) Giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kì công bố theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Bộ trưởng Bộ y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua thuốc theo quy định tại khoản này.
1. Thông tin thuốc nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và người sử dụng thuốc.
2. Thông tin thuốc phải đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực, dễ hiểu, không được gây hiểu lầm.
3. Trách nhiệm thông tin thuốc được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, mua bán và cung ứng thuốc có trách nhiệm thông tin thuốc cho cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng;
b) Cơ sở y tế có trách nhiệm phổ biến và quản lý các thông tin thuốc trong phạm vi đơn vị mình;
c) Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm thông tin thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về dược có trách nhiệm công khai thông tin về thuốc.
4. Trách nhiệm theo dõi phản ứng có hại của thuốc được quy định như sau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm theo dõi và báo cáo cho người phụ trách cơ sở, cơ quan có thẩm quyền quản lý thuốc về các phản ứng có hại của thuốc;
b) Trong quá trình lưu hành thuốc, cơ sở sản xuất, phân phối thuốc phải theo dõi, báo cáo cho người phụ trách cơ sở và cơ quan có thẩm quyền quản lý thuốc các phản ứng có hại của thuốc do cơ sở mình sản xuất, phân phối.
5. Tổ chức, cá nhân thông tin thuốc phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc nhằm bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho nhân dân; quy định về hoạt động thông tin thuốc tại các cơ sở y tế.
1. Việc quảng cáo thuốc do cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện và phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Không được sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại thư tín, kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận và các hình thức tương tự để quảng cáo thuốc.
1. Thuốc kê đơn không được quảng cáo cho công chúng dưới mọi hình thức.
2. Thuốc không kê đơn được quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo; trường hợp quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hoạt chất thuộc danh mục được phép quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành;
b) Có số đăng ký tại Việt Nam đang còn hiệu lực.
1. Thuốc mới phải được thử lâm sàng.
2. Thuốc thử lâm sàng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đã được nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng;
b) Có dạng bào chế ổn định;
c) Đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký thử lâm sàng.
3. Nhãn thuốc thử lâm sàng phải ghi dòng chữ: “Sản phẩm dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”.
1. Thuốc mang tên gốc.
2. Thuốc nước ngoài chưa được cấp số đăng ký tại Việt Nam nhưng đã được lưu hành hợp pháp ít nhất năm năm tại nước đó; đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều bệnh nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất thuốc xác nhận là an toàn và hiệu quả; có cùng đường dùng, hàm lượng và có chỉ định ở Việt Nam giống như chỉ định ở nước đó.
3. Các bài thuốc đông y đã được Bộ y tế công nhận.
4. Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể những trường hợp thuốc được miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng.
1. Người tham gia thử lâm sàng phải là người tình nguyện, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và phải ký hợp đồng với tổ chức nhận thử lâm sàng, trừ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự.
2. Trường hợp người thử lâm sàng chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đối với trường hợp người thử lâm sàng là phụ nữ đang mang thai.
1. Được cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực trước khi thử lâm sàng về cuộc thử nghiệm và những rủi ro có thể xảy ra.
2. Được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng bồi thường thiệt hại nếu do thử lâm sàng gây ra.
3. Được giữ bí mật về những thông tin cá nhân có liên quan.
4. Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng tham gia thử lâm sàng.
5. Khiếu nại, tố cáo về những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và nhận thử lâm sàng.
1. Lựa chọn tổ chức đáp ứng quy định về cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn để thử thuốc trên lâm sàng.
2. Được sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu của thuốc thử lâm sàng.
1. Phải xin phép và được Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản trước khi thử lâm sàng.
2. Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử lâm sàng nếu có rủi ro xảy ra do thử lâm sàng theo quy định của pháp luật.
3. Ký kết hợp đồng về việc thử thuốc trên lâm sàng với tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng.
1. Được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng cung cấp thuốc, kinh phí để tiến hành thử lâm sàng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Được sử dụng kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo thoả thuận với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
1. Tuân thủ các quy định thực hành tốt trong thử thuốc trên lâm sàng; báo cáo về quá trình, kết quả thử lâm sàng và báo cáo khẩn trong trường hợp cần thiết với Bộ Y tế.
2. Ký kết hợp đồng về việc thử thuốc trên lâm sàng với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và với người tham gia thử lâm sàng.
1. Thử thuốc trên lâm sàng phải được thực hiện theo các giai đoạn và phải tuân theo các quy định về thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự và các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng.
1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ là những loại thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Cơ sở kinh doanh, pha chế, cấp phát thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Chính phủ.
2. Việc nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt được sử dụng cho mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể và nghiên cứu khoa học và không được sử dụng cho mục đích khác.
1. Cơ sở kinh doanh, pha chế và cấp phát thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:
a) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan cho từng loại thuốc sau khi thuốc hết hạn sử dụng ít nhất là hai năm.
2. Việc huỷ thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định và tuân theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc của Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở.
2. Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thuốc và các phương pháp kiểm nghiệm thuốc được quy định tại Dược điển Việt Nam.
Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc xây dựng và công bố. Tiêu chuẩn cơ sở không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thuốc.
3. Chính phủ quy định việc ban hành Dược điển Việt Nam, việc áp dụng dược điển nước ngoài, dược điển quốc tế tại Việt Nam.
1. Việc kiểm nghiệm thuốc phải tiến hành theo đúng tiêu chuẩn chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất đã đăng ký. Trường hợp áp dụng phương pháp khác không theo phương pháp trong tiêu chuẩn đã đăng ký thì phải được sự chấp thuận của Bộ Y tế.
2. Trường hợp có nghi ngờ về thành phần hoặc chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc được áp dụng các phương pháp khác với các phương pháp trong tiêu chuẩn đã đăng ký để kiểm tra và đưa ra kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trình tự, thủ tục lấy mẫu, lưu mẫu thuốc và nội dung kiểm nghiệm chất lượng thuốc.
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc bao gồm cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc, doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, phòng kiểm nghiệm thuốc của cơ sở kinh doanh thuốc.
1. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc giúp cơ quan quản lý nhà nước về dược trong việc xác định chất lượng thuốc.
2. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc được quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này.
3. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc.
1. Các cơ sở kinh doanh thuốc có quyền khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc của cơ quan quản lý nhà nước về dược.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, cơ quan giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược trước ngày Luật này có hiệu lực mà vẫn còn thời hạn thì không phải xin cấp phép lại.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.
Các quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 34/2005/QH11 |
Hanoi, June 14, 2005 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the X th National Assembly, the 10 th session;
This Law provides for activities in the domain of pharmacy.
Article 1.- Governing scope and subjects of application
1. This Law provides for drug trading; drug registration and circulation; drug use; drug supply; drug information and advertisement; clinical trial of drugs; management of habit-forming drugs, psychotrops, pre-substances used as drugs and radioactive drugs; drug quality standards and drug assay.
2. This Law applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam.
Where international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting member contain provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Pharmacy means drugs and drug-related activities.
2. Drugs mean substances or mixtures of substances for human use for purposes of prophylaxis, therapy or diagnosis of disease or modification of physiological functions of human bodies, and consist of finished drugs, raw materials for drug manufacture, vaccines and medical biological products other than functional foods.
3. Vaccines mean preparations containing antigens that provoke immune responses of human bodies, and used for the purpose of prophylaxis.
4. Medical biological products mean products of biological origin used for the purposes of prophylaxis, therapy and diagnosis of human diseases.
5. Raw materials for drug manufacture means substances constituting products in the process of drug manufacture.
6. Pharmaceutical ingredients (also called active ingredients) mean substances or mixture of substances with therapeutic activity, which are used in drug manufacture.
7. Finished drugs mean medicinal product forms that have undergone all stages of manufacture, including packaging in their final containers and labeling.
8. Drugs from materia medica mean those manufactured from raw materials of natural animal, plant or mineral origin.
Drugs containing pure active ingredients extracted from materia medica, drugs being a combination of materia medica and synthetic chemical active ingredients are not called drugs from materia medica.
9. Traditional medicaments mean drugs prepared from materia medica under theories and by methods of traditional medicine of oriental countries.
10. Prescription drugs mean those which may cause hazards to human life or health if they are used not in accordance with indications of prescribers; require specific prescriptions when being dispensed, retailed or used; and are included in the list of prescription drug groups.
11. Non-prescription drugs mean those which, when being dispensed, sold or used, require no specific prescription.
12. Habit-forming drugs means those which, when being used for a prolonged period, may form bad habits, and are included in the list of habit-forming drugs promulgated by the Health Minister and compliant with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
13. Psychotrops mean drugs which have effects on the central nervous system, may lead to users’ dependence if not used properly, and are included in the list of psychotrops promulgated by the Health Minister and compliant with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
14. Pre-substances used as drugs mean chemicals which are indispensable to the process of preparation and manufacture of habit-forming drugs or psychotrops, are used as formula components of habit-forming drugs or psychotrops, and included in the list of pre-substances promulgated by the Health Minister and compliant with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
15. Radioactive drugs mean those containing one or more radioactive substances, and used for diagnosis or treatment of disease.
16. Essential drugs mean those satisfying healthcare demands of a vast majority of people, and included in the list of essential drugs promulgated by the Health Minister.
17. Main drugs mean those satisfying treatment demands of medical examination and treatment establishments, compatible with the disease structure in Vietnam, and included in the list of main drugs for use in medical examination and treatment establishments promulgated by the Health Minister.
18. New drugs means those containing new pharmaceutical ingredients or those with a new combination of pharmaceutical ingredients already in circulation.
19. Specifics mean drugs having trade names given by manufacturing establishments and different from original names or international generic names.
20. Adverse reactions of drugs mean undesirable effects of drugs harmful to health, which may appear at normal doses.
21. Expiry date of drugs means use duration fixed for a specific lot of drug, after which such drug is no longer permitted for use.
22. Drug quality standards include regulations on criteria, technical requirements, assay methods, packaging, labeling, transportation, preservation and other requirements related to quality of drugs.
Drug quality standards are expressed in the form of technical documents.
23. Drugs of inferior quality mean those which are not up to quality standards already registered with competent agencies.
24. Counterfeit drugs mean products manufactured in any form of drug with a deceitful intention, and falling into one of the following cases:
a/ They have no pharmaceutical ingredients;
b/ They have pharmaceutical ingredients, which are, however, not at registered contents;
c/ They have pharmaceutical ingredients different from those listed in their labels;
d/ They imitate names and industrial designs of drugs which have been registered for industrial property protection of other manufacturing establishments.
25. Drug trading means the performance of one, a number or all of the stages of the investment process, from manufacture to sale of drugs or provision of drug-related services in the market for profit-making purposes.
26. Pharmacy practice means the use of pharmaceutical qualifications of individuals for drug trading.
27. Good practice means sets of principles and standards promulgated by the Health Ministry for manufacture, preservation, assay and circulation of drugs, and culture, cultivation, harvest and processing of materia medica.
28. Pre-clinical drug trial means scientific activities of studying the effects of drugs in order to evaluate and prove the effectiveness and safety of drugs on animals, as a procedural step for clinical trial.
29. Clinical drug trial means scientific activities of systematically studying the effects of drugs on human beings for the purpose of determining clinical effectiveness, recognizing and detecting adverse reactions of studied products; the absorption, distribution, metabolism and excretion of such products for the purpose of ascertaining the safety and effectiveness of drugs.
30. Drug information means activities of gathering and supplying information related to drugs to organizations or individuals directly engaged in medical or pharmaceutical activities or drug users.
31. Drug assay means the sampling and examination of technical standards, performance of corresponding and necessary tests for the purpose of determining whether or not raw materials, semi-finished products or finished products meet the technical standards before deciding to accept or reject such drugs.
32. Drug price declaration means reporting by drug-trading establishments to competent state agencies on expected import prices, wholesale prices and retail prices according to the provisions of law on prices.
Article 3.- State policies on pharmacy
The State shall materialize the following policies on pharmacy:
1. To develop pharmacy into a spearhead techno-economic branch, and prioritize the development of the pharmaceutical industry.
Projects on application of advanced technologies to manufacture of drugs, raw materials for drug manufacture, main drugs, drugs as substitutes for imported drugs, drugs for prevention and treatment of social diseases, vaccines, medical biological products, drugs from materia medica and traditional medicaments shall enjoy the investment preferences provided for by law;
2. To encourage organizations and individuals at home and broad as well as overseas Vietnamese to conduct scientific research into preparation technologies and biotechnologies for manufacturing new drugs; to invest in production of raw materials for drug manufacture and finished drugs suitable to the disease structure and drug use demands of people;
3. To encourage research into and inheritance of traditional medicine recipes and experiences, and harmoniously combine traditional medicine and modern medicine as well as pharmacy; to explore, exploit and use new materia medica and export materia medica; to materialize policies on preferences and supports for culture and planting of materia medica, rational exploitation of natural materia medica, thus ensuring the preservation and development of genetic sources of materia medica; to modernize the manufacture of drugs from materia medica;
4. To provide drug-related supports in appropriate forms to social policy beneficiaries, areas inhabited by ethnic minority people, areas being under particularly difficult socio-economic conditions and areas under difficult socio-economic conditions;
5. To develop a network of circulation, distribution and supply of drugs, thus ensuring sufficient quality drugs to meet the people's drug use demands;
6. To protect lawful rights and interests of organizations and individuals in drug research, trading and use in Vietnam.
Article 4.- National drug reserve
1. The State sets up a national reserve of drugs for use for the following purposes:
a/ Preventing and combating diseases and epidemics, and overcoming consequences of natural calamities or catastrophes;
b/ Maintaining defense and security;
c/ Contributing to stabilizing the drug market.
2. The setting up, organization, management, administration and use of the national drug reserve shall comply with the provisions of law.
Article 5.- State management over drug prices
1. The State manages drug prices on the principle that drug-manufacturing, exporting, importing or trading establishments shall fix prices by themselves, compete with one another in price and bear responsibility therefor before law; and takes measures to stabilize market prices of drugs in service of public healthcare.
2. The Government stipulates in detail the management of drug prices suitable to the socio-economic situation in each period on the following principles:
a/ Drugs, before being circulated in the market, must have their prices declared or re-declared in case of any change thereof by manufacturing or importing establishments with competent state agencies, ensuring that drug prices at home are not higher than drug prices in regional countries which have healthcare and commercial conditions similar to Vietnam's;
b/ Drug-manufacturing or -importing establishments must be responsible before law for their declared prices;
c/ Drug wholesale or retail prices must be posted up;
d/ Competent state agencies shall publicly announce declared drug prices; and periodically announce ceiling prices of drugs paid with the state budget and medical insurance;
e/ The Health Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Industry Ministry, the Trade Ministry, the Planning and Investment Ministry and other concerned state agencies in, performing the state management over drug prices as assigned by the Government.
Article 6.- Agencies in charge of state management over pharmacy
1. The Government performs the unified state management over pharmacy.
2. The Health Ministry is answerable to the Government for performing the state management over pharmacy.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall have to coordinate with the Health Ministry in performing the state management over pharmacy under the Government's assignment.
4. People's Committees at all levels perform the state management over pharmacy within their respective localities, as decentralized by Government.
Article 7.- Pharmacy inspectorate
The pharmacy inspectorate under the Health Ministry's Inspectorate has the function of specialized inspection of pharmacy.
The organization, functions, tasks and powers of the pharmacy inspectorate shall comply with the provisions of law on inspection.
Article 8.- Pharmaceutical societies and associations
1. Pharmaceutical societies and associations are socio-professional organizations of pharmacists and persons engaged in pharmacy.
2. Pharmacists and persons engaged in pharmacy have the right to join and found pharmaceutical societies and associations.
3. The organization and operation of pharmaceutical societies and associations shall comply with the provisions of law.
1. Trading in drugs without certificates of satisfaction of drug trading conditions.
2. Practicing pharmacy without pharmacy practice certificates.
3. Trading in drugs of unidentified origins, counterfeit drugs, drugs of inferior quality, expired drugs, drugs on the list of drugs banned from import, drugs subject to clinical trials, drugs not yet permitted for circulation, sample drugs used for registration or introduction to medical doctors.
4. Forging, renting, borrowing, leasing or lending pharmacy practice certificates or certificates of satisfaction of drug trading conditions.
5. Supplying untruthful information on or making untruthful advertisements for drugs, causing consumers' confusion; advertising drugs in contravention of historical and cultural traditions, ethics, fine traditions and customs of the Vietnamese nation.
6. Selling drugs at places which are not lawful drug-selling establishments.
7. Taking advantage of monopoly in drug trading to earn illicit profits, dumping drugs, raising drug prices in contravention of law.
8. Conducting drug sale promotion in contravention of law.
9. Selling drugs belonging to national target programs and aid drugs which are not for sale according to regulations; drugs supplied as humanitarian aid and non-commercially imported drugs.
10. Retailing prescription drugs without prescription.
11. Taking advantage of drug prescription to seek personal benefits.
12. Destroying precious materia medica sources.
13. Other acts which are strictly prohibited in pharmaceutical activities according to the provisions of law.
Section I. DRUG TRADING CONDITIONS
Article 10.- Forms of drug trading
Drug trading covers drug manufacture, export, import, wholesale, retail, preservation service and assay service.
Article 11.- Conditions and competence for granting certificates of satisfaction of drug trading conditions
1. Drug trading is a conditional business line. Drug-trading agencies, organizations and individuals (hereinafter referred collectively to as drug-trading establishments) must have certificates of satisfaction of drug-trading conditions.
2. To be granted certificates of satisfaction of drug-trading conditions, drug-trading establishments must fully satisfy the following conditions:
a/ Having material and technical foundations and personnel with professional qualifications necessary for each form of drug trading;
b/ Having pharmaceutically professional managers who have been granted pharmacy practice certificates suitable to their trading forms.
3. Competence to grant certificates of satisfaction of drug-trading conditions is stipulated as follows:
a/ The Health Ministry shall grant certificates of satisfaction of drug-trading conditions to establishments manufacturing drugs, providing drug preservation services or drug assay services;
b/ Provincial/municipal Health Services shall grant certificates of satisfaction of drug-trading conditions to establishments conducting drug trading in other business forms, except for the cases specified at Point a of this Clause.
4. Competent state agencies defined in Clause 3 of this Article shall have to grant certificates of satisfaction of drug-trading conditions within thirty days after receiving complete and valid dossiers. In case of refusal to grant certificates, they must issue written replies clearly stating the reasons therefor.
5. The Government shall specify conditions for each form of drug trading; time limit, dossiers, procedures for granting, supplementing, renewing, extending or withdrawing certificates of satisfaction of drug-trading conditions.
Article 12.- Certificates of satisfaction of drug-trading conditions
1. A certificate of satisfaction of drug-trading conditions must clearly state the name, address, professional manager, trading form and scope of the trading establishment, and its valid term.
2. Drug trading establishments may operate only at the already registered places and within the trading scope already stated in their certificates of satisfaction of drug-trading conditions. Where their trading scope is broadened or their trading place is changed, they shall have to carry out procedures for supplementing or renewing their certificates of satisfaction of trading conditions.
Article 13.- Pharmacy practice certificates
1. To be granted a pharmacy practice certificate, applicants must fully satisfy the following conditions:
a/ Possessing professional diplomas and certificates suitable to requirements of each drug-trading form;
b/ Having practiced for at least between two and five years at a lawful pharmaceutical establishment for each trading form;
c/ Possessing professional ethics;
d/ Being physically fit for practicing pharmacy.
2. The following persons shall not be granted a pharmacy practice certificate:
a/ Those who are banned from practicing pharmacy under court judgments or rulings;
b/ Those who are being examined for penal liability;
c/ Those who are serving criminal sentences or rulings of courts, or executing decisions on application of administrative handling measures such as consignment into a reformatory or medical treatment establishment, or administrative probation;
d/ Those who are in the period of being disciplined in the form of caution or serving a severer disciplining form for their violations related to the medical or pharmaceutical profession;
e/ Those who have lost civil act capacity or restricted civil act capacity.
3. Competence to grant pharmacy practice certificates is provided for as follows:
a/ The Health Minister shall grant pharmacy practice certificates to individuals who register to practice pharmacy with foreign investment capital;
b/ Directors of provincial/municipal Health Services shall grant pharmacy practice certificates to individuals who register to practice pharmacy, except for the cases specified at Point a of this Clause;
4. The Government shall specify professional diplomas and certificates and duration of practice at pharmaceutical establishments for each form of drug trading; dossiers and procedures for granting, renewing, extending and withdrawing pharmacy practice certificates.
Article 14.- Fees for grant of certificates of satisfaction of drug trading conditions and pharmacy practice certificates
Drug-trading establishments applying for certificates of satisfaction of drug trading conditions, and individuals applying for pharmacy practice certificates must pay fees therefor according to the provisions of law.
Article 15.- Rights of drug-manufacturing establishments
1. To enjoy capital, land and tax preferences and other preferences for manufacture of drugs in the domains specified in Article 3 of this Law and other relevant provisions of law.
2. To supply information on and/or make advertisements for drugs according to the provisions of law on advertising for the purpose of introducing and promoting sale of their products.
3. Other rights provided for by law.
Article 16.- Obligations of drug-manufacturing establishments
1. To comply with regulations on good practice in drug manufacture, distribution, preservation and assay, and relevant professional regulations.
2. To manufacture drugs in strict accordance with the registered manufacture process and quality standards; to report to competent state agencies on changes in the manufacture process.
3. To bear responsibility for the quality of drugs they manufacture and deliver from their factories only drugs up to the registered quality standards.
4. To have technical facilities and professional personnel satisfying requirements of inspection of quality and management of drugs they manufacture.
5. To keep samples of drugs in each manufacture lot for at least one year after the expiry date of such drugs; documents on manufacture and other documents necessary for the inspection and evaluation of all drug-manufacturing activities according to the provisions of law.
6. To monitor the quality of drugs they have manufactured and circulated in the market, and to recover drugs according to the provisions of this Law.
7. To register drugs; to declare drug prices before circulating such drugs in the market.
8. To pay damages to drug users in cases where damage is caused by their faults.
9. Other obligations provided for by law.
Article 17.- Drugs prepared at drugstores, medical examination and treatment establishments
1. Drugs prepared according to prescriptions at drugstores and drugs prepared at medical examination and treatment establishments shall not be subject to drug registration but shall only be dispensed or retailed at such establishments. Files on drug preparation must be kept for one year after such drugs are prepared.
2. Owners of drugstores, pharmaceutically professional managers of medical examination and treatment establishments shall bear responsibility for the quality of drugs prepared at their establishments; pay damages to drug users in case of damage caused by errors in drug preparation.
Section III. DRUG EXPORT AND IMPORT
Article 18.- Rights and obligations of drug-exporting or importing enterprises
1. To export, import, entrust the export or import and undertake entrusted export or import of drugs of types specified by the Health Ministry.
2. To comply with regulations on good practice in drug preservation and distribution, and declaration of drug prices.
3. To export or import only drugs satisfying the quality standards; to monitor and bear responsibility for the quality of drugs they have exported or imported for circulation in the market.
4. To pay damages to drug users in case of damage caused by their faults.
5. Other rights and obligations provided for by law.
Article 19.- Entrusted export or import of drugs
1. Drug-trading establishments have the right to entrust export or import of drugs.
2. The entrustment of export or import of drugs shall comply with the provisions of the Commercial Law and other relevant provisions of law.
Article 20.- Scope of import of drugs
1. Drugs with registration numbers in Vietnam may be imported without quantity limitations, except for vaccines, medical biological products and drugs on the list of drugs subject to special control, as provided for in Article 63 of this Law.
2. Drugs without registration numbers may be imported in specified quantities in the following cases:
a/ They contain pharmaceutical ingredients with or without registration numbers, which are, however, insufficient to fully meet treatment needs;
b/ They are imported to meet urgent needs of disease or epidemic prevention and combat, overcoming of consequences of natural calamities or catastrophes, and special treatment needs;
c/ They are imported in service of national health programs;
d/ They are donations or humanitarian donations;
e/ They are imported for clinical trials, for use as registration samples or for exhibitions or trade fairs;
f/ They are carried along for personal treatment;
g/ They are imported in other non-commercial forms.
3. The Prime Minister shall specify the import of drugs of types defined in Clause 2 of this Article.
Section IV. WHOLESALE OF DRUGS
Article 21.- Drug wholesale establishments
Drug wholesale establishments include:
1. Drug-trading enterprises;
2. Cooperatives or individual business households manufacturing or trading in materia medica, traditional medicaments and/or drugs from materia medica;
3. Sale agents for vaccines and medical biological products.
Article 22.- Rights of drug wholesale establishments
1. To purchase raw materials for drug manufacture, finished drugs, vaccines or medical biological products from drug-manufacturing or drug wholesale establishments.
2. To sell raw materials for drug manufacture, finished drugs, vaccines or medical biological products to establishments with drug-trading functions and to medical examination and treatment establishments.
Article 23.- Obligations of drug wholesale establishments
1. To preserve drugs under the conditions stated in drug labels.
2. To keep intact drug packing, not to change drug packing and labels. In cases where they change labels or packing of drugs already registered, written authorization of drug-manufacturing establishments and written approval of the Health Ministry are required.
3. To assure that the delivery, receipt and preservation of drugs are conducted by professionally qualified persons.
4. To keep vouchers and documents relating to each drug lot for at least one year after the expiry date of drugs.
5. To post up drug wholesale prices and comply with other regulations on drug price management.
6. To pay damages to drug users in case of damage caused by faults of drug-manufacturing establishments.
7. To comply with regulations on good practice in preservation, distribution or withdrawal of drugs and other relevant provisions of law.
Article 24.- Drug-retailing establishments
1. Drug-retailing establishments include:
a/ Drugstores;
b/ Dispensaries;
c/ Drug sale agents of enterprises;
d/ Drug cabinets of health stations.
2. Medical examination and treatment establishments and drug wholesale establishments which wish to retail drugs must set up drug-retailing establishments.
3. The Health Minister shall specify geographical areas where drug-retailing establishments are allowed to be set up in the form of dispensaries, drug sale agents of enterprises or drug cabinets of health stations in suitability with their socio-economic conditions, actual capability of medical workers and the people's medical examination and treatment demands in each period.
Article 25.- Professional qualifications of owners of drug-retailing establishments or drug retailers
1. Professional qualifications of owners of drug-retailing establishments are stipulated as follows:
a/ Drugstores must be owned by pharmacists of university degree;
b/ Dispensaries must be owned by pharmacists of intermediate or higher degree;
c/ Drug sale agents of enterprises must be owned by persons having professional qualifications of assistant pharmacist or higher qualifications;
d/ Drug cabinets of health stations must be owned by persons having professional qualifications of assistant pharmacist or higher qualifications; in the absence of such a person, drug cabinets of health stations must be owned by persons having professional qualifications of assistant doctor or higher qualifications;
e/ Drug-retailing establishments, which are specialized in selling traditional medicaments or drugs from materia medica, must be owned by pharmacists of intermediate or higher degree or persons having diplomas or certificates of traditional medicine or traditional pharmacy.
2. Drug retailers at drug-retailing establishments defined at Points a, b, c and e, Clause 1 of this Article must have professional qualifications of assistant pharmacist or higher qualifications; drug retailers at those defined at Point d, Clause 1 of this Article must be professionally qualified in medicine or pharmacy.
Article 26.- Operation scope of drug-retailing establishments
1. The operation scope of drug-retailing establishments is provided for as follows:
a/ Drugstores are allowed to retail finished drugs and prepare drugs according to prescriptions;
b/ Dispensaries are allowed to retail finished drugs;
c/ Drug sale agents of enterprises are allowed to retail drugs on the list of essential drugs;
d/ Drug cabinets of health stations are allowed to sell drugs on the list of essential drugs used for commune-level healthcare establishments;
e/ Traditional medicament- and herbal drug-retailing establishments are allowed to sell traditional medicaments and drugs from materia medica.
2. Drug-retailing establishments defined at Points b, c, d and e, Clause 1 of this Article are not allowed to sell habit-forming drugs and radioactive drugs.
Drug-retailing establishments are not allowed to sell pharmaco-chemical raw materials for drug manufacture.
3. The Health Minister shall provide for conditions for drugstores to prepare drugs according to prescriptions.
Article 27.- Rights of drug retailers and owners of drug-retailing establishments
1. Drug retailers shall have the following rights:
a/ To retail drugs to users;
b/ To refuse to sell drugs when prescriptions are improperly made or drug buyers are incapable of following necessary instructions;
c/ Drug retailers who are pharmacists of university degree shall have the right to substitute one drug with another having the same active ingredients, preparation form and dose when buyers so agree;
d/ To exercise the rights of an owner of a drug-retailing establishment within the ambit of authorization.
2. Owners of drug-retailing establishments shall have the following rights:
a/ The rights defined at Points a and b, Clause 1 of this Article;
b/ To buy drugs from drug wholesale establishments for retail, and to buy raw materials for preparation of drugs according to prescriptions;
c/ To authorize their staffs who have the equivalent or higher professional qualifications to administer their establishments in their absence.
Article 28.- Obligations of drug retailers and owners of drug-retailing establishments
1. Drug retailers shall have the following obligations:
a/ To check prescriptions before selling drugs;
b/ To clearly write the names and concentrations of drugs on their packing when retailed drugs are not contained in their outer packing;
c/ To sell only drugs indicated in prescriptions, except for cases specified at Point c, Clause 1, Article 27 of this Law;
d/ In cases where drugs are substituted under the provisions at Point c, Clause 1, Article 27 of this Law, they are obliged to clearly write the names, contents, concentrations, quantities and use methods of substitute drugs in prescriptions and bear responsibility for such substitution;
e/ To be answerable to owners of drug-retailing establishments for their acts within the ambit of authorization.
2. Owners of drug-retailing establishments shall have the following obligations:
a/ To personally manage and administer all activities of their establishments;
b/ To post up the time of selling drugs; to affix retail prices on products, except where retail prices have been printed on products; not to sell drugs at prices higher than posted-up prices;
c/ To be responsible before law for all activities of their establishments, even in case of authorization.
3. Drug retailers and owners of drug-retailing establishments shall have to pay damages to drug users in case of damage caused by their faults.
Section VI. DRUG PRESERVATION SERVICES
Article 29.- Conditions on enterprises providing drug preservation services
Enterprises providing drug preservation services must attain the standards on good practice in drug preservation.
Article 30.- Rights of enterprises providing drug preservation services
1. To undertake to preserve drugs for organizations and individuals under preservation contracts.
2. To transport and deliver drugs to organizations and individuals when so authorized by service hirers.
3. To enjoy charges for drug preservation services.
Article 31.- Obligations of enterprises providing drug preservation services
1. To preserve drugs according to preservation requirements inscribed on drug labels and in contracts between parties.
2. To pay compensations for damage caused by breach of regulations in the course of drug preservation and transportation.
Section VII. DRUG ASSAY SERVICES
Article 32.- Conditions on enterprises providing drug assay services
Enterprises providing drug assay services must meet the standards on good practice in drug assay. In cases where assay laboratories of drug-trading enterprises wish to provide drug assay services, such enterprises shall have to carry out procedures for adding the function of providing drug assay services to their certificates of satisfaction of drug trading conditions as provided for by law.
Article 33.- Rights of enterprises providing drug assay services
1. To assay raw materials for drug manufacture, semi-finished drugs and finished drugs.
2. To notify assay results of assayed drug samples.
3. To enjoy charges for drug assay services.
Article 34.- Obligations of enterprises providing drug assay services
1. To bear responsibility for assay results of assayed drug samples.
2. To pay compensations according to the provisions of law to organizations or individuals for damage caused by wrong assay results.
DRUG REGISTRATION AND CIRCULATION
Article 35.- Drug registration
1. Bases for drug registration includes:
a/ Results of clinical trials of the effectiveness and safety of drugs, except for those exempt from clinical trials defined in Article 55 of this Law;
b/ Technical documents on drugs;
c/ Vietnam's national policies on drugs.
2. Establishments registering drugs must pay registration fee upon filing of dossiers according to the provisions of law.
3. Within six months after receiving complete and valid dossiers, the Health Minister shall grant drug registration numbers. In case of refusal to grant registration numbers, he/she shall have to reply in writing, clearly stating the reasons therefor.
4. The Health Minister shall specify procedures and dossiers for drug registration, the valid duration of drug registration numbers and the withdrawal of drug registration numbers.
1. Drugs circulated in the market must fully satisfy the following conditions:
a/ Being up to the registered quality standards;
b/ Fully satisfying requirements on labeling of drugs according to the provisions of Article 37 of this Law and other provisions of law;
c/ Being packed with materials and in a form as required to ensure drug quality;
d/ Having a registration number, or having no registration number but being imported according to the provisions at Points a and b, Clause 2, Article 20 of this Law;
e/ Having their prices declared according to the provisions of this Law; for imported drugs, their prices must not be higher than those of drugs imported into regional countries with the healthcare and commercial conditions similar to those of Vietnam at the same time.
2. Home-made drugs for national health programs and imported drugs specified at Points c, d, e and f, Clause 2, Article 20 of this Law must be used for proper purposes and objects; drug labels must comply with the provisions of Article 37 of this Law; and retail packing of such drugs must be printed with the words "Not for sale" except for cases defined at Point e, Clause 2, Article 20 of this Law.
Article 37.- Labels of drugs circulated in the market
1. A label of a drug circulated in the market must fully have the following contents:
a/ The names of the drug;
b/ The preparation form;
c/ The composition of the drug;
d/ Packing specifications;
e/ The name and address of the manufacturing establishment;
f/ The registration number, serial number of the manufacture lot, date of manufacture, expiry date.
g/ Conditions for drug preservation and other necessary information.
For specifics which are composed of single substances, their original names or international generic names must be shown below their specific names.
2. Drugs must have use instructions in Vietnamese.
Article 38.- Withdrawal of drugs
1. Drugs circulated in the market shall be withdrawn in the following cases:
a/ They are not of the right categories due to mistakes in the course of dispensing, delivery and receipt;
b/ They fail to fully satisfy the conditions specified at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 36 of this Law;
c/ There are drug withdrawal notices of manufacturing establishments or Vietnamese or foreign agencies in charge of state management over pharmacy.
2. For cases of drug withdrawal defined at Points b and c, Clause 1 of this Article, before the withdrawal, there must be circulation termination decisions of the Vietnamese agency in charge of state management over pharmacy.
3. Upon receipt of drug withdrawal notices of manufacturing establishments or circulation termination decisions of the Vietnamese agency in charge of state management over pharmacy, drug-trading organizations or individuals, medical examination and treatment establishments, drug prescribers and drug users shall have to immediately terminate the trading, information, advertising, prescription, dispensing and use of the drugs stated in withdrawal notices.
4. Establishments importing, manufacturing, registering or supplying drugs shall have to organize the withdrawal subject to circulation termination and pay damages according to the provisions of law.
The agency in charge of state management over pharmacy shall have to inspect the organization of drug withdrawal.
5. The Health Minister shall specify the order and procedures of drug withdrawal, classification of withdrawal, scope of drug circulation termination and disposal of withdrawn drugs.
TRADITIONAL MEDICAMENTS AND DRUGS FROM MATERIA MEDICA
Article 39.- Planting of medicinal herbs and raising of medicinal animals
The planting of medicinal herbs and rearing of medicinal animals and the process of harvesting and exploiting their products for manufacture of drugs must comply with the standards on good practice in, planting, rearing and harvesting of materia medica.
Article 40.- Quality of materia medica
Materia medica put in the manufacture and processing or weighed into traditional medicament doses must satisfy the quality standards. Organizations and individuals that supply materia medica must bear responsibility for the origin and quality of such materia medica.
Article 41.- Preservation of materia medica
1. Materia medica must be processed and preserved according to regulations after they are exploited or harvested. The level of residues of plant protection chemicals and preservatives must not exceed the permitted level.
The Health Minister shall specify the conditions for processing and preservation of materia medica and the permitted level of residues of plant protection chemicals and preservatives in materia medica.
2. When transported, materia medica must be packaged. Packing of materia medica must be affixed with labels showing the names of materia medica, places of manufacture, quality and packaging date.
Article 42.- Sale of traditional medicaments and drugs from materia medica at medical examination and treatment establishments
Traditional medicine doctors, traditional medicine assistant doctors and herbalists working at medical examination and treatment establishments are allowed to retail traditional medicaments and drugs from materia medica at such medical examination and treatment establishments.
Article 43.- Registration and circulation of traditional medicaments and drugs from materia medica
1. The registration of traditional medicaments and drugs from materia medica shall comply with the provisions of Article 35 of this Law and the following regulations:
a/ Traditional medicaments and drugs from materia medica manufactured at home or imported for circulation in the market must all be registered;
b/ Traditional medicament doses weighed according to prescriptions at traditional medicine examination and treatment establishments, unprocessed materia medica and processed pellets shall not have to be registered. Owners of retail establishments or medical examination and treatment establishments must bear responsibility for the quality of such types of drugs.
c/ The circulation and withdrawal of traditional medicaments and drugs from materia medica shall comply with the provisions of Articles 36 and 38 of this Law.
3. Drugs which are combinations of materia medica and pure active ingredients extracted from natural substances or synthetic chemical active ingredients shall comply with the provisions of this Law and not be allowed to be registered as traditional medicaments or drugs from materia medica.
Article 44.- Manufacture of traditional medicaments and drugs from materia medica
1. Establishments manufacturing traditional medicaments and drugs from materia medica from the stage of preparing finished products to the stage of packaging must abide by the regulations on good practice in manufacture of traditional medicaments and drugs from materia medica, and comply with the provisions of Section II, Chapter II of this Law.
2. Traditional medicaments and drugs from materia medica which are composed of materia medica containing toxic, habit-forming, psychotrops or pre-substances must have their technical files clearly stating concentrations, contents, standards and assay methods of such materia medica.
3. The Health Minister shall promulgate a list and regulations on management of materia medica containing toxic substances, habit-forming substances, psychotrops and pre-substances.
Article 45.- Export, import, wholesale or retail of traditional medicaments and drugs from materia medica
The export, import, wholesale or retail of traditional medicaments and drugs from materia medica shall comply with the provisions of Sections III, IV and V, Chapter II of this Law.
PRESCRIPTIONS AND USE OF DRUGS
1. Prescriptions serve as a lawful basis for the sale of drugs, dispensing of drugs, preparation of drugs, weighing of drugs according to prescriptions and use of drugs. The name of a drug written in a prescription must include its original name or international generic name, except for drugs containing many active ingredients.
2. The Health Minister shall specify prescriptions, groups of prescription drugs and the sale of drugs according to prescriptions.
1. Drug users have the right to choose drug-retailing establishments to buy drugs.
2. When using prescription drugs, drug users must strictly follow instructions given in prescriptions. When using non-prescription drugs, drug users must strictly follow written use instructions as well as instructions of drug retailers.
3. After taking drugs, if their bodies show abnormal signs, drug users should promptly notify the nearest medical establishments, drug prescribers or drug retailers thereof for timely remedies.
4. Drug prescribers and owners of drug-retailing establishments shall have to notify competent health agencies of abnormal signs of drug users. Drug prescribers shall be held responsible for drug prescriptions they have made up.
SUPPLY OF DRUGS IN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS
Article 48.- Conditions for supply of drugs
1. The supply of drugs in medical examination and treatment establishments must comply with regulations on good practice in distribution and preservation of drugs and other relevant provisions of law.
2. Drug dispensers in medical examination and treatment establishments must dispense drugs strictly according to medical orders or drug prescriptions, clearly write the names and concentrations of drugs on their packing and give instructions to drug users.
3. Doctors, assistant doctors, nurses, midwives and convalescent attendants must not sell drugs to patients, except for cases specified in Article 42 of this Law.
Article 49.- Assurance of supply of drugs
1. Medical examination and treatment establishments shall have to assure the supply of sufficient quality drugs on the list of main drugs for use in medical examination and treatment establishments in service of emergency, medical examination and treatment needs at such establishments.
The Health Minister shall promulgate a list of drugs for emergency needs and their dose quantities, a list of main drugs for use in medical examination and treatment establishments, and the supply of drugs in state-owned medical establishments, except for the purchase of drugs mentioned in Clause 2 of this Article.
2. The purchase of drugs on the list of main drugs by state-owned medical establishments and drugs paid with the state budget shall comply with the provisions of bidding law and ensure the following principles:
a/ Priority shall be given to purchase of home-made drugs of the same types, equivalent quality and at prices not higher than those of imported drugs;
b/ Bid-winning drug prices must not be higher than drug prices periodically announced by competent state agencies according to the provisions of Point d, Clause 2, Article 5 of this Law.
The Health Minister shall coordinate with the Planning and Investment Minister and the Finance Minister in guiding the purchase of drugs according to the provisions of this Clause.
Article 50.- Preparation of drugs in medical examination and treatment establishments
1. Medical examination and treatment establishments which fully satisfy the criteria and conditions for preparation of drugs shall be allowed to prepare drugs according to prescriptions for their treatment needs according to the provisions of Article 17 of this Law.
2. The Health Minister shall provide for the criteria and conditions for preparation of drugs in medical examination and treatment establishments.
DRUG INFORMATION AND ADVERTISEMENT
1. Drug information aims to provide instructions on rational and safe use of drugs to medical workers and drug users.
2. Drug information must be adequate, objective, accurate, truthful, easy to understand and not misleading.
3. Responsibilities for drug information are provided for as follows:
a/ Establishments manufacturing, buying, selling and supplying drugs are responsible for supplying drug information to medical officials and workers and drug users;
b/ Medical establishments are responsible for disseminating and managing drug information within their units;
c/ Medical officials and workers are responsible for supplying relevant drug information to drug users in the course of medical examination and treatment;
d/ The state management agency in charge of pharmacy is responsible for publicizing information on drugs.
4. Responsibilities to monitor adverse reactions of drugs are provided for as follows:
a/ Medical examination and treatment establishments, medical officials and workers are responsible for monitoring and reporting to persons in charge of such establishments and agencies competent to manage drugs on adverse reactions of drugs;
b/ In the course of circulation of drugs, drug-manufacturing and distributing establishments must monitor and report to persons in charge of such establishments and agencies competent to manage drugs on adverse reactions of drugs they have manufactured and distributed.
5. Organizations and individuals providing drug information shall be held responsible for such information.
6. The Health Minister shall have to organize the drug information system and monitor adverse reactions of drugs in order to assure the rational and safe use of drugs for people; and regulations on activities of drug information in medical establishments.
Article 52.- Drug advertisement
1. Drug advertisement must be conducted by drug-trading establishments or advertising service providers and comply with provisions of law on advertisement.
2. It is prohibited to use material benefits, or take advantage of names of organizations and individuals, assorted correspondence and clinical research results not yet recognized by the Health Ministry and similar forms to advertise drugs.
Article 53.- Scope of drug advertisement
1. Prescription drugs must not be advertised to the public in any form.
2. Non-prescription drugs are permitted for advertisement on various advertising means. Drugs advertised on radio or television must fully satisfy the following conditions:
a/ Having active ingredients on the list of drugs permitted for advertisement on radio or television, promulgated by the Health Ministry;
b/ Having registration numbers in Vietnam which are still valid.
Article 54.- Drugs subject to clinical trial
1. New drugs must be clinically tried.
2. Drugs subject to clinical trial must satisfy the following requirements:
a/ Having already been studied in the pre-clinical stage;
b/ Having a stable preparation form;
c/ Being up to the quality standards according to their clinical trial registration dossiers.
3. Labels of drugs subject to clinical trial must have the words "Product for clinical trial. Its use for other purposes is prohibited."
Article 55.- Drugs exempt from clinical trial
1. Drugs in their original names.
2. Foreign drugs which have not yet been granted numbers of registration in Vietnam but have already been lawfully circulated for at least five years in such foreign countries; have been widely used for many patients and certified as safe and effective by competent state agencies of the countries of manufacture; have the same way of taking, the same concentrations and indications in Vietnam identical to indications in such countries.
3. Traditional medicine recipes already recognized by the Health Ministry.
4. The Health Minister shall specify cases where drugs are exempt from clinical trial or exempt from a number of clinical trial stages.
Article 56.- Conditions of clinical trial participants
1. Clinical trial participants must be volunteers, satisfy professional requirements and enter into contracts with organizations undertaking to conduct clinical trials, except for those who have restricted civil act capacity, lost civil act capacity or no civil act capacity.
2. Where clinical trial participants are minors or persons who have restricted civil act capacity or lost civil act capacity, their representatives' consent is required according to the provisions of law.
3. The Health Minister shall specify cases where clinical trial participants are pregnant women.
Article 57.- Rights of clinical trial participants
1. To be supplied with sufficient and truthful information on clinical trials before such trials are conducted and possible risks.
2. To be compensated for damage, if any, caused by clinical trials by organizations or individuals having drugs subject to clinical trial.
3. To have their relevant personal information kept secret.
4. To be free from liability for unilateral termination of contracts for participation in clinical trials.
5. To lodge complaints or denunciations about law violations by organizations or individuals having drugs subject to clinical trial or undertaking to conduct clinical trial.
Article 58.- Rights of organizations or individuals having drugs subject to clinical trial
1. To select organizations satisfying requirements on material foundations and professional personnel for clinical trial of drugs.
2. To own all research results of clinically tried drugs.
Article 59.- Obligations of organizations and individuals having drugs subject to clinical trial
1. To apply for written permits of the Health Minister before clinical trials are conducted.
2. To pay damages to clinical trial participants for risks caused by clinical trials according to the provisions of law.
3. To enter into contracts for clinical trials of drugs with organizations undertaking to conduct such trials.
Article 60.- Rights of organizations undertaking to conduct clinical trials of drugs
1. To be supplied with drugs and money by organizations and individuals having drugs subject to clinical trial strictly according to the provisions of law.
2. To use research results of clinical trials of drugs according to agreements with organizations or individuals having drugs subject to clinical trial.
Article 61.- Obligations of organizations undertaking to conduct clinical trials of drugs
1. To comply with regulations on good practice in clinical trials of drugs; to report on clinical trial process and results and make urgent reports in case of necessity to the Health Ministry.
2. To enter into contracts for clinical trials of drugs with organizations and/or individuals having drugs subject to clinical trial and with clinical trial participants.
Article 62.- Stages and procedures of clinical trials of drugs
1. Clinical trials of drugs must be conducted through various stages of and comply with regulations on good practice of clinical trial of drugs.
2. The Health Minister shall specify the conditions, dossiers, order and stages of clinical trial of drugs.
MANAGEMENT OF HABIT-FORMING DRUGS, PSYCHOTROPS, PRE-SUBSTANCES USED AS DRUGS AND RADIOACTIVE DRUGS
Article 63.- Drugs on the list of drugs subject to special control
1. Habit-forming drugs, psychotrops, pre-substances used as drugs and radioactive drugs are those on the list of drugs subject to special control.
2. The Health Minister shall promulgate a list of drugs subject to special control in compliance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 64.- Conditions for trading in and use of drugs on the list of drugs subject to special control
1. Establishments trading in, preparing or dispensing drugs on the list of drugs subject to special control must satisfy the drug trading conditions provided for by the Government.
2. The import, export and transport of drugs on the list of drugs subject to special control shall comply with provisions of law.
3. Drugs on the list of drugs subject to special control shall be used for purposes of prophylaxis, treatment, diagnosis of disease, modification of physiological functions of human body and scientific research and must not be used for other purposes.
Article 65.- Responsibilities of establishments trading in, preparing or dispensing drugs on the list of drugs subject to special control
1. Establishments trading in, preparing or dispensing drugs on the list of drugs subject to special control have the following responsibilities:
a/ To make periodical or extraordinary reports to competent state management agencies;
b/ To keep vouchers and documents relating to each drug for at least two years after its expiry date.
2. The destruction of drugs on the list of drugs subject to special control must be conducted in strict compliance with the set order and procedures and in accordance with provisions of law.
QUALITY STANDARDS AND ASSAY OF DRUGS
Article 66.- Quality standards of drugs
1. Vietnam's quality standards of drugs include national standards and establishment standards.
2. The national quality standards of drugs and methods of assaying drugs are specified in the Pharmacopoeia of Vietnam.
Establishment standards shall be formulated and publicized by drug manufacturing establishments. Establishment standards must not be lower than the national quality standards of drugs.
3. The Government shall stipulate the promulgation of the Pharmacopoeia of Vietnam, the application of foreign and international pharmacopoeias in Vietnam.
1. Drug assay must be conducted in strict accordance with the registered drug quality standards of manufacturing establishments. Where assay methods other than those specified in the registered standards are applied, the Health Ministry's approval is required.
2. Where there is a doubt about the composition or quality of drugs, State-owned drug assay establishments may apply methods other than those specified in the registered standards to inspect and produce drug quality assay results.
3. The Health Minister shall specify the order and procedures for sampling and keeping of drug samples, and contents of drug quality assay.
Article 68.- Drug assay establishments
Drug assay establishments include state-owned drug assay establishments, enterprises providing drug assay services and drug assay laboratories of drug trading establishments.
Article 69.- State-owned drug assay establishments
1. State-owned drug assay establishments assist the state management agency in charge of pharmacy in ascertaining the quality of drugs.
2. State-owned drug assay establishments have the same rights and obligations as enterprises providing drug assay services defined in Articles 33 and 34 of this Law.
3. The Government provides for the organizational system and operation of State-owned drug assay establishments.
Article 70.- Settlement of complaints about drug quality conclusions
1. Drug trading establishments are entitled to lodge complaints about drug quality conclusions of the state management agency in charge of pharmacy.
2. The Government shall specify the order and procedures and designate agencies for settling complaints about drug quality conclusions.
Article 71.- Transitional provisions
Organizations and individuals granted the certificates of satisfaction of pharmaceutical practice conditions before the effective date of this Law, which are still valid, shall not have to apply for re-grant thereof.
Article 72.- Implementation effect
This Law takes effect as of October 1, 2005.
All previous stipulations which are contrary to this Law are hereby annulled.
Article 73.- Provisions on implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 14, 2005, by the XIth National Assembly at its 7th session.
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực