Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Số hiệu: | 176/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2013 |
Ngày công báo: | 06/12/2013 | Số công báo: | Từ số 871 đến số 872 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
đ) Vi phạm các quy định về dân số.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người bệnh;
2. Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
3. Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
4. Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV, tiếp nhận và thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV;
5. Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
6. Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
7. Buộc hoàn trả số tiền lãi của số tiền bảo hiểm y tế chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;
8. Buộc hoàn trả số tiền lãi cho khoản tiền chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm;
9. Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
10. Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
11. Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;
12. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, thẻ bảo hiểm y tế, số tiếp nhận phiếu công bố, rút số đăng ký lưu hành thuốc.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc thu tiền không đúng quy định đối với chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1;
b) Thực hiện việc xét nghiệm vượt quá phạm vi chuyên môn quy định trong giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
c) Không xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học;
d) Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi hoặc tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C;
đ) Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2;
b) Không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
c) Không đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp khắc phục sự cố an toàn sinh học;
d) Không trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho người làm việc trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học;
đ) Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 2 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
b) Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B;
c) Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 3, cấp 4 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, cấp 4.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 hoặc cấp 4;
b) Thực hiện việc xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
c) Không tuân thủ quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức diễn tập khắc phục sự cố an toàn sinh học định kỳ hằng năm đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, cấp 4;
b) Không báo cáo Sở Y tế sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố;
c) Thực hiện xét nghiệm khi chưa có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học phù hợp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đã hết hiệu lực.
a) Đình chỉ hoạt động xét nghiệm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 1, Điểm đ Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm bắt buộc trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vắc xin, sinh phẩm y tế;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của pháp luật;
c) Bán vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vắc xin không có số đăng ký, vắc xin đã hết hạn sử dụng.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vắc xin đã hết hạn sử dụng đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này;
c) Buộc thu hồi vắc xin không có số đăng ký đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;
b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;
b) Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn;
c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh;
d) Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;
b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định;
b) Từ chối kiểm tra y tế đối với đối tượng phải kiểm dịch y tế.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành hướng dẫn thực hiện kiểm tra thực tế của kiểm dịch viên y tế đối với đối tượng phải kiểm dịch y tế;
b) Không báo tín hiệu xin kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh;
c) Không thực hiện biện pháp chống chuột và trung gian truyền bệnh khác trên phương tiện vận tải khi các phương tiện đó đỗ, neo đậu vào ban đêm hoặc quá 24 giờ tại khu vực cửa khẩu, khu vực kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật;
d) Không liên lạc bằng vô tuyến điện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay hạ cánh trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
b) Vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
c) Che giấu hoặc xóa bỏ hiện trạng phải kiểm dịch y tế.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy giấy chứng nhận kiểm dịch y tế biên giới đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều này.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc có khối lượng dưới 01 m3/ngày đêm vào nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc có khối lượng từ đủ 01 m3/ngày đêm trở lên vào nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quy định về kiểm tra, theo dõi chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt;
b) Cung cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên đối với một trong các hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Không sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân trong quá trình thực hiện việc mai táng, hỏa táng;
c) Không có hồ sơ sổ sách ghi chép các thông tin liên quan đến việc thực hiện tang lễ tại nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh theo quy định của pháp luật đối với nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về thời gian cải táng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
b) Không thực hiện việc xử lý thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về xử lý thi hài, hài cốt và môi trường xung quanh khi di chuyển thi hài, hài cốt trong trường hợp giải tỏa nghĩa trang mà chưa đủ thời gian cải táng;
b) Sử dụng đất đã được sử dụng làm nghĩa trang trước thời hạn quy định mà không đánh giá tác động môi trường và không có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng đất đã được sử dụng làm nghĩa trang trước thời gian quy định vào các mục đích sau: Khai thác nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực phẩm; xây dựng các công trình công cộng như khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học, nhà điều dưỡng mà không đánh giá tác động môi trường và có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm;
b) Sử dụng công nghệ để hỏa táng không theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có khu rửa tay, nhà tiêu hợp vệ sinh trong cơ quan, cơ sở y tế, trường học và cơ sở công cộng khác.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm khi chưa có báo cáo đánh giá tác động sức khỏe.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 200 người;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.000 người;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.000 người đến dưới 2.500 người;
i) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tin sai về số liệu liên quan đến tình hình dịch HIV/AIDS so với số liệu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố;
b) Cản trở việc thực hiện truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;
c) Từ chối phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương trong việc thực hiện tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS;
d) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống HIV/AIDS.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Thực hiện việc thu tiền đối với chương trình truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng với chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;
c) Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV;
d) Lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, dân tộc, đạo đức xã hội.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tin bịa đặt khiến người khác hiểu lầm là bị nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV;
b) Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV;
c) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng liên tục trong 03 ngày đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 và Điểm c Khoản 4 Điều này, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai;
d) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị bịa đặt là nhiễm HIV và cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người bị bịa đặt nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
d) Thực hiện việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm quy định về phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm quy định về lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu hủy các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV;
g) Vi phạm quy định về chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
b) Vi phạm quy định về thời gian thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
c) Vi phạm quy định về trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính theo quy định của pháp luật;
d) Vi phạm quy định về vận chuyển, giao nhận phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
đ) Thu tiền xét nghiệm của người bị bắt buộc xét nghiệm thuộc trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân hoặc của phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong trường hợp chi phí xét nghiệm đã có nguồn kinh phí chi trả;
e) Từ chối thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện việc khẳng định kết quả xét nghiệm HIV bằng phương pháp chưa được công nhận theo quy định của pháp luật;
b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người đến xét nghiệm khi không được phép;
c) Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt buộc xét nghiệm HIV đối với các đối tượng không thuộc đối tượng giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và xét nghiệm HIV bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Xét nghiệm HIV bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc tiêu hủy sinh phẩm chẩn đoán quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kê đơn thuốc kháng HIV nhưng không có giấy chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV;
c) Không tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật;
d) Không hướng dẫn về điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc theo dõi, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thuộc diện quản lý;
b) Không điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Cản trở người nhiễm HIV tham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cản trở họ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, điều trị;
d) Không bảo đảm chế độ chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Thu tiền thuốc, tiền điều trị đối với những trường hợp tham gia điều trị khi đã có nguồn kinh phí chi trả.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc điều trị HIV/AIDS bằng các phương pháp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không mang theo thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đã hết hạn sử dụng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trừ trường hợp đã được cơ quan cấp thẻ cho phép sử dụng thẻ hết hạn trong thời gian chờ cấp thẻ mới;
c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc cho người khác mượn thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo việc triển khai tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan công an cùng cấp nơi triển khai hoạt động;
b) Không giới thiệu và chuyển bản sao hồ sơ điều trị của người đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV đến cơ sở điều trị mới phù hợp với yêu cầu làm việc, sinh hoạt của người đó;
c) Không tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật của người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;
d) Chấm dứt điều trị đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, trừ trường hợp được pháp luật quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng không đúng mục đích, phạm vi hoạt động hoặc quy định của chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương trong việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Không thực hiện đúng quy trình xét chọn đối tượng tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;
d) Không thực hiện đúng phác đồ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;
đ) Không thực hiện điều trị cho người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;
e) Không thực hiện việc cung cấp bao cao su của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế nhưng không được phân công hoặc không có chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
b) Bán bao cao su, bơm kim tiêm mà pháp luật quy định được cung cấp miễn phí hoặc bán cao hơn giá bán bao cao su, bơm kim tiêm đã được trợ giá;
c) Cản trở việc thực hiện hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
d) Không thực hiện việc đình chỉ hoạt động và thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phát hiện người đó có hành vi thuộc trường hợp phải đình chỉ hoạt động và thu hồi thẻ;
đ) Thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đối với người không đủ tiêu chuẩn điều trị hoặc tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
e) Ép buộc người nghiện chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện dưới mọi hình thức.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện được cung cấp miễn phí theo quy định của pháp luật hoặc cung cấp thuốc điều trị thay thế cho cơ sở không được phép điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;
b) Thực hiện việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khi không đủ điều kiện hoặc chưa được cấp giấy phép hoạt động;
c) Không in dòng chữ “cung cấp miễn phí, không được bán” trên bao bì hoặc nhãn phụ của bao cao su, bơm kim tiêm thuộc các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
d) Lợi dụng việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện để sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
a) Thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Tịch thu thuốc thay thế đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
b) Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
c) Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối tuyển dụng vì lý do người lao động nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV, trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
c) Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;
đ) Tách biệt, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
e) Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
g) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động nhiễm HIV theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do nhiễm HIV;
d) Kỷ luật, buộc thôi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này;
d) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động, trừ một số nghề bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định về truyền máu, vô khuẩn, sát khuẩn hoặc các quy định khác của pháp luật về chuyên môn trong xử lý phòng lây nhiễm HIV.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa truyền HIV cho người khác;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá;
b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;
c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá;
b) Bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;
b) Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
c) Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam nhưng không thực hiện ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất, mua bán, nhập khẩu trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá của nhân viên tư vấn cai nghiện thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá, cơ sở cai nghiện thuốc lá không theo quy định của pháp luật;
b) Không có phòng dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Không có tài liệu truyền thông về cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá;
d) Không có điện thoại, internet hoặc phương tiện thông tin khác bảo đảm cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp;
đ) Không thông báo Sở Y tế nơi cơ sở hoạt động trước khi thực hiện hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
b) Ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;
c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;
b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;
c) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
d) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều này;
c) Buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi;
c) Lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh;
d) Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng;
đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch dịch sang tiếng Việt;
e) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;
g) Sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề;
b) Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
c) Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;
e) Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Người nước ngoài tái phạm các hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Điểm c và Điểm đ Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Không công khai tên người hành nghề, thời gian làm việc hoặc không niêm yết giá dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
d) Không bảo đảm các điều kiện về nhân lực hoặc cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị y tế trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý tổ chức thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc;
b) Không xử lý chất thải y tế theo quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
c) Hoạt động không đúng địa điểm ghi trong giấy phép hoạt động.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép;
b) Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
c) Không xử lý chất thải y tế theo quy định đối với bệnh viện và phòng khám đa khoa.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê, mượn giấy phép hoạt động;
b) Cho thuê, mượn giấy phép hoạt động.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Triển khai thí điểm hoặc áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Điểm b và Điểm c Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền thu chênh lệch đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;
b) Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật;
c) Không ghi sổ y bạ theo dõi điều trị đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
d) Không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện việc trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không thực hiện hội chẩn khi đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi;
c) Không tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh mà nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh;
b) Không bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiết bị y tế, dụng cụ y tế và cơ số thuốc cấp cứu.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê đơn thuốc nhưng không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc;
b) Không kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, tên thuốc, số lượng và chất lượng thuốc hoặc không đối chiếu đơn thuốc với thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn sử dụng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc;
c) Không đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng thuốc trước khi cho người bệnh sử dụng;
d) Không ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh;
đ) Không theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng vào hồ sơ, bệnh án sau khi người bệnh sử dụng thuốc;
e) Không phát hiện kịp thời tai biến sau khi sử dụng thuốc và khẩn cấp báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không theo dõi tác dụng và không xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm mục đích vụ lợi.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh tự nguyện tham gia thử nghiệm thuốc trên lâm sàng theo quy định của pháp luật.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phòng xoa bóp không treo bản quy trình kỹ thuật xoa bóp hoặc có treo nhưng không đúng quy định của pháp luật;
b) Không mặc trang phục và đeo phù hiệu đúng quy định khi hành nghề;
c) Hành nghề không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giường xoa bóp không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Không đặt chuông cấp cứu từ phòng xoa bóp;
c) Không bảo đảm ánh sáng, vệ sinh theo quy định của pháp luật;
d) Không bảo đảm diện tích phòng xoa bóp theo quy định của pháp luật;
đ) Không có tủ thuốc cấp cứu hoặc có nhưng không có đủ thuốc theo danh mục quy định hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hệ thống cửa ra vào của phòng xoa bóp không đúng quy định của pháp luật;
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
b) Thực hiện kỹ thuật sinh sản vô tính;
c) Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người;
b) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trừ trường hợp có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại;
b) Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;
b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;
c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính;
b) Thực hiện xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hợp tác với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành kết luận chẩn đoán và chỉ định điều trị của người hành nghề, trừ một số trường hợp được quyền từ chối chữa bệnh;
c) Không chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật;
b) Không thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định của pháp luật để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc hoặc từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn, cơ sở làm dịch vụ bảo quản, cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất, bán buôn, bán lẻ, làm dịch vụ bảo quản, làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc không có giấy chứng nhận thực hành tốt hoặc giấy chứng nhận thực hành tốt đã hết thời hạn có hiệu lực;
c) Không thực hiện việc mở sổ hoặc không sử dụng phương tiện để theo dõi hoạt động mua thuốc, bán thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc hoặc từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn, cơ sở làm dịch vụ bảo quản, cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh thuốc không có hoặc bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược;
b) Kinh doanh thuốc không có hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
c) Giả mạo, thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bằng cấp chuyên môn có liên quan hoặc giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;
d) Kinh doanh thuốc không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
đ) Kinh doanh thuốc không đúng với hình thức kinh doanh, phạm vi kinh doanh đã ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hoặc cung cấp thuốc không đúng với phạm vi hoạt động ghi trên giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hoặc giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến đăng ký thuốc tại Việt Nam về trách nhiệm của cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có văn bản giải trình lý do và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
b) Không lưu trữ đủ hồ sơ, không cung cấp hồ sơ đăng ký thuốc, hồ sơ lô sản xuất thuốc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc không phối hợp với cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc để thu hồi thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do chính cơ sở tự phát hiện.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trường hợp thuốc đã bị nước xuất xứ hoặc nước có liên quan rút số đăng ký và bị ngừng lưu hành vì lý do chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc;
b) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật bao gồm hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp sản xuất, độ ổn định mà không dựa trên cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, cung cấp hồ sơ đăng ký thuốc không đúng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp mẫu thuốc đăng ký không phải do chính cơ sở nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc;
d) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu, thông tin về tác dụng, an toàn và hiệu quả của thuốc mà không có tài liệu, bằng chứng khoa học để chứng minh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền rút số đăng ký thuốc đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thuốc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi nhỏ theo quy định của pháp luật hoặc sản xuất không đúng địa chỉ ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc;
b) Không có nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng thuốc và quản lý thuốc;
c) Không lưu giữ mẫu thuốc theo quy định của pháp luật;
d) Không lưu giữ hồ sơ sản xuất thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thuốc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình thao tác chuẩn trong quá trình sản xuất thuốc đã đăng ký theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;
c) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 03 theo quy định của pháp luật;
d) Sản xuất sản phẩm không phải là thuốc trên dây chuyền sản xuất thuốc.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thuốc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quy định của pháp luật về thay đổi hồ sơ đăng ký thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Không thu hồi thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do chính cơ sở tự phát hiện;
c) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 02 theo quy định của pháp luật;
d) Sản xuất thuốc khi số đăng ký đã hết hiệu lực để đưa ra lưu hành, trừ trường hợp đặc biệt được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép;
đ) Sử dụng bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 01 theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất thuốc tại cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thuốc không có số đăng ký để đưa ra lưu hành, trừ thuốc thang, thuốc cân theo đơn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, dược liệu thô và thuốc phiến;
b) Sử dụng nguyên liệu làm thuốc quá hạn dùng hoặc nguyên liệu không phải mục đích dùng để sản xuất thuốc cho người hoặc nguyên liệu là hoạt chất đã được Tổ chức Y tế thế giới hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo không an toàn sử dụng cho người để sản xuất thuốc;
c) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu không được kiểm tra chất lượng, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất thuốc.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thuốc hoặc sản phẩm không phải là thuốc không bảo đảm chất lượng đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền rút số đăng ký đối với các thuốc trong thời hạn số đăng ký còn hiệu lực đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4, Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán lẻ dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
b) Người bán thuốc hoặc tham gia bán thuốc (không phải chủ cơ sở bán lẻ) không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán thuốc không đúng với chỉ định điều trị của thầy thuốc.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thu hồi hoặc không báo cáo kết quả thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bán buôn dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không có phòng pha chế riêng biệt với cơ sở bán lẻ thuốc có pha chế theo đơn;
d) Không có kho bảo quản đối với cơ sở bán lẻ thuốc có đăng ký kho bảo quản;
đ) Bán thuốc sử dụng trong các chương trình quốc gia hoặc thuốc đã được bảo hiểm y tế chi trả hoặc buôn bán thuốc viện trợ mà quy định không được bán, thuốc viện trợ nhân đạo, thuốc nhập khẩu phi mậu dịch, thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán lẻ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng;
b) Bán thuốc đã có thông báo thu hồi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bán thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo dõi đánh giá lâm sàng hoặc thuốc pha chế theo đơn được sử dụng trong phạm vi nhà thuốc hoặc cơ sở điều trị;
d) Bán buôn nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc;
đ) Bán buôn thuốc cho cơ sở dược không hợp pháp hoặc không được phép mua những thuốc đó theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán buôn thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng;
b) Bán thuốc chưa được phép lưu hành;
c) Bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành.
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi không thực hiện thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 4, các Điểm a, b, d và đ Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền thu được đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, các Điểm a, b và c Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu thuốc chưa được phép lưu hành;
b) Nhập khẩu thuốc sau khi nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường;
c) Nhập khẩu thuốc có hạn dùng không đúng quy định về hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Không thu hồi hoặc không phối hợp thu hồi thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn mà cơ sở nhập khẩu đã biết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Nhập khẩu ủy thác nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế cho các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, xuất khẩu thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất đối với thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Trường hợp không áp dụng biện pháp này thì buộc tiêu hủy.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Bán lẻ thuốc không đáp ứng yêu cầu về bảo quản ghi trên nhãn thuốc;
b) Để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định về điều kiện bảo quản thuốc trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển thuốc;
c) Để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc đối với cơ sở bán buôn thuốc.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc không bảo đảm chất lượng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) đối với cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;
b) Không thực hiện đúng quy định về thực hành tốt trong kiểm nghiệm thuốc.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Sửa chữa, làm sai số liệu phân tích;
c) Sử dụng thuốc mẫu không phải do chính cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc để làm mẫu kiểm nghiệm.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi bao bì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Kinh doanh thuốc không còn nguyên vẹn bao bì hoặc nhãn thuốc như hồ sơ đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa hoặc sửa chữa các nội dung về hạn dùng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tính năng, công dụng trên nhãn thuốc so với hồ sơ đã được phê duyệt và nội dung nhãn thuốc lưu hành có nội dung không phù hợp với hồ sơ đã được phê duyệt.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở kinh doanh thuốc hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở cung cấp thuốc do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua, bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không có dự trù đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo quản, cung ứng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng quy định của pháp luật;
c) Vận chuyển, giao nhận, đóng gói thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng quy định của pháp luật;
d) Hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng quy định của pháp luật;
đ) Không ghi chép, lưu giữ đầy đủ chứng từ, hồ sơ, sổ sách liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
e) Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không đúng cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ hoặc phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn thực hiện hành vi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng đối tượng sử dụng hoặc cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc theo quy định của pháp luật.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc do thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che dấu thông tin hoặc không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng cho người tham gia thử thuốc, về quá trình thử nghiệm và những rủi ro có thể xảy ra.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân của người thử lâm sàng khi chưa được sự đồng ý của người đó;
b) Không báo cáo về quá trình, kết quả thử lâm sàng theo quy định của pháp luật;
c) Không tuân thủ quy định thực hành tốt trong thử thuốc trên lâm sàng.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thử thuốc trên lâm sàng khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Thay đổi nội dung hồ sơ, đề cương nghiên cứu thuốc trên lâm sàng đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt;
c) Sử dụng thuốc thử lâm sàng vào mục đích khác;
d) Ép buộc đối tượng tham gia nghiên cứu thử thuốc;
đ) Làm sai lệch kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc đã kiểm nghiệm.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không kê khai, kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Không điều chỉnh lại giá đã kê khai sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bán thuốc cao hơn giá thuốc kê khai do đối tượng có trách nhiệm phải kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật;
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng cho khách hàng giá thuốc đã kê khai theo quy định của pháp luật;
đ) Nhà thuốc bệnh viện mua thuốc có giá bán buôn cao hơn giá đã kê khai, kê khai lại hoặc chưa tiến hành việc kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thuốc bệnh viện có hành vi bán cao hơn thặng số bán lẻ tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua thuốc với giá thuốc trúng thầu có mức chênh lệch giữa giá đề nghị trúng thầu của mặt hàng thuốc chứa hoạt chất được áp dụng so với giá trị gốc tính thặng số của mặt hàng thuốc đó vượt mức thặng số bán buôn tối đa toàn chặng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
b) Không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước hoặc nhà nhập khẩu mỹ phẩm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
1. Cảnh cáo đối với hành vi người giới thiệu thuốc không đeo thẻ người giới thiệu thuốc khi hoạt động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi công văn thông báo đến Sở Y tế khi người giới thiệu thuốc hoạt động tại địa bàn tỉnh khác với tỉnh được cấp thẻ;
b) Tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm không đúng với hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm với nội dung đã đăng ký hết giá trị; tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đã được Sở Y tế cấp giấy tiếp nhận nhưng khi có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức chính thức mà không thông báo cho Sở Y tế trước khi tiến hành tổ chức;
e) Nội dung thông tin trang thiết bị y tế không đúng với hồ sơ đã đăng ký hoặc không sửa đổi nội dung quảng cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu trang thiết bị y tế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông tin thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông tin thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật; thông tin thuốc theo tài liệu thông tin đã đăng ký hết giá trị; thông tin thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp thông tin thuốc không phải đăng ký;
b) Thông tin các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực, trừ trường hợp thông tin thuốc không phải đăng ký và hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế;
c) Không theo dõi, báo cáo kịp thời về Bộ Y tế và Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thông tin mới được phát hiện của thuốc, phản ứng có hại của thuốc và biểu hiện suy giảm chất lượng của thuốc mà đơn vị kinh doanh;
d) Cung cấp tài liệu thông tin thuốc không chính xác;
đ) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc chưa nộp hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm;
e) Thông tin mỹ phẩm có tác dụng như thuốc, làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
g) Cố tình giấu, không thông tin kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khách hàng các cảnh báo về sự cố, tác dụng không mong muốn của sản phẩm trang thiết bị y tế.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông tin với nội dung không rõ ràng về thực phẩm chức năng và sản phẩm không phải là thuốc khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
b) Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc;
c) Người giới thiệu thuốc hoạt động khi chưa được cấp thẻ người giới thiệu thuốc;
d) Không báo cáo giải trình và thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có hành vi vi phạm thông tin thuốc.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tài liệu, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất mỹ phẩm không thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản về “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN) hoặc tương đương được Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thừa nhận;
b) Sản xuất mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc sản xuất mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
c) Sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;
b) Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Kinh doanh mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng;
d) Kinh doanh mỹ phẩm chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm;
đ) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
g) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp không đáp ứng quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
c) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
đ) Thay đổi nội dung sau khi công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư; thay đổi tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu; thay đổi người đại diện, thay đổi dạng trình bày của sản phẩm;
e) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo quy định của pháp luật;
c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
d) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, các Điểm b, c, d và e Khoản 2; Điểm a và Điểm c Khoản 3 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Nhập khẩu mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhãn ghi không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Nhãn ghi sai nguồn gốc, xuất xứ; nhãn ghi tính năng, công dụng sai với bản chất vốn có của sản phẩm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự cho việc sản xuất và kinh doanh trang thiết bị y tế không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh trang thiết bị y tế không có số đăng ký lưu hành, không có giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không có giấy chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ;
b) Kinh doanh trang thiết bị y tế vượt quá phạm vi đăng ký kinh doanh.
Tịch thu trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có những thay đổi về mặt hàng sản xuất, cơ sở sản xuất, người chịu trách nhiệm chính về sản xuất.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện trách nhiệm khắc phục hậu quả do sản phẩm trang thiết bị y tế có lỗi gây ra.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trang thiết bị y tế khi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đã hết hiệu lực, trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;
b) Sản xuất trang thiết bị y tế không có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do để lưu hành trên thị trường hoặc xuất khẩu;
c) Sản xuất trang thiết bị y tế không tiến hành thử nghiệm lâm sàng hoặc tiến hành thử nghiệm lâm sàng không đúng đối với sản phẩm phải thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hoặc tái chế trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu trang thiết bị y tế không được phép lưu hành ở nước sản xuất, cấm lưu hành ở Việt Nam hoặc Tổ chức Y tế thế giới cấm lưu hành;
b) Nhập khẩu trang thiết bị y tế không qua thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật;
c) Không kiểm tra chất lượng đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu cần độ chính xác theo quy định của pháp luật;
d) Nhập khẩu trang thiết bị y tế có khiếm khuyết về chất lượng, kém hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh gây tác dụng phụ có hại cho con người;
đ) Nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng với mục đích kinh doanh, trừ trường hợp là quà tặng, quà biếu.
a) Tước quyền sử dụng giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động.
3. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
i) Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
1. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
2. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
3. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
4. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
5. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
6. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
7. Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
8. Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
9. Từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế không đúng số tiền quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế không đúng số tiền quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền vi phạm, kể cả tiền lãi phát sinh vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước sau khi có đủ thủ tục đề nghị cấp, chuyển kinh phí theo quy định để đóng bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định 30 ngày nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước sau khi có đủ thủ tục đề nghị cấp, chuyển kinh phí theo quy định để đóng bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định 30 ngày làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp số tiền lãi của số tiền chậm chuyển vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;
b) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền đối với hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu dưới 50 người;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 100 người đến dưới 500 người;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 1.000 người trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền đối với hành vi cấp thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Phạt tiền đối với hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế không đúng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế nhưng thẻ bảo hiểm y tế chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế nhưng thẻ bảo hiểm y tế chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Phạt tiền đối với hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng không đúng thời gian tham gia của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế nhưng thẻ bảo hiểm y tế chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền khám bệnh, chữa bệnh mà quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch quỹ bảo hiểm y tế đã thanh toán (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Buộc hoàn trả số tiền đã sử dụng trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian có giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
đ) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Cảnh cáo đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
h) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi gây tổn hại quỹ bảo hiểm y tế có giá trị dưới 1.000.000 đồng sau đây:
a) Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
b) Cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
g) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi kê đơn, phát thuốc, cung ứng hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế:
a) Không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế;
b) Cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế hoặc cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế:
a) Đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có nội dung trái với quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền đối với hành vi đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có nội dung trái với quy định của pháp luật hoặc không đúng thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
đ) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng số tiền theo quy định có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chậm hơn thời gian quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng số tiền theo quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chậm hơn thời gian quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 30 ngày;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 30 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế với mức vi phạm có giá trị trên 1.000.000 đồng theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế không đúng thời gian quy định, không cung cấp số liệu, cung cấp số liệu không chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế không đúng thời gian quy định, không cung cấp số liệu, cung cấp số liệu không chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách bảo hiểm y tế.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp sai lệch thông tin, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi không cung cấp, cung cấp sai lệch thông tin, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định dưới 05 ngày làm việc.
2. Phạt tiền đối với hành vi gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 05 ngày làm việc đến dưới 20 ngày;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 20 ngày trở lên.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Không chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
c) Lạm dụng dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ y tế khác quá mức cần thiết so với quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với mức vi phạm có giá trị đến dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi không chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền đối với hành vi lạm dụng dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ y tế khác quá mức cần thiết so với quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quỹ bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
c) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại đối với cá nhân, tổ chức (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
d) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
đ) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có lời nói, hành động cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình;
b) Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán lạc hậu nhằm cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số.
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tài liệu, vật phẩm có nội dung không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê, phân phát, đưa lên mạng internet xuất bản ấn phẩm có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Đăng, phát thông tin có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản ấn phẩm có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tài liệu, vật phẩm được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán cho người đang mang thai để xác định giới tính thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Cung cấp thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
c) Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
a) Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành ví dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
a) Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí cho người thuộc diện được cấp theo quy định của pháp luật và có đăng ký sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí;
b) Có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
b) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai mà không có sự đồng ý của người sử dụng;
b) Dùng vũ lực để ép buộc người khác không được sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
c) Dùng vũ lực để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kỹ thuật triệt sản mà không có sự đồng ý của người bị triệt sản.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán phương tiện tránh thai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là cung cấp miễn phí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán phương tiện tránh thai là sản phẩm tiếp thị xã hội cao hơn giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền thu được đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ không bảo đảm một trong các nội dung sau đây:
a) Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi con bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
b) Hướng dẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung hợp lý từ 06 tháng tuổi;
c) Các bất lợi khi không nuôi con bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Tốn kém kinh tế, thời gian và trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế sữa không đúng cách;
d) Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với loại thực phẩm có sẵn;
e) Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ có một trong các nội dung sau đây:
a) Tranh ảnh hoặc lời văn nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ;
b) So sánh các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, vú ngậm nhân tạo.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp chính xác thông tin khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng;
b) Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ tại cơ sở y tế hoặc ngoài cơ sở y tế để thông tin, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức tặng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; các lợi ích vật chất hoặc các vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho thầy thuốc, nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế;
b) Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc hình thức khác để giới thiệu sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức trưng bày sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, thức ăn dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi tại các cơ sở y tế;
b) Áp dụng các biện pháp khuyến mại đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như tặng hàng mẫu, tặng phiếu giảm giá, giải thưởng, quà tặng, tính điểm cộng thưởng, giảm giá hoặc bất kỳ hình ảnh nào khác để bán lẻ trực tiếp.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
1. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này;
e) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
1. Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.
2. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt.
2. Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế và Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 176/2013/ND-CP |
Hanoi, November 14, 2013 |
PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST MEDICAL LAWS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Penalties for administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Pharmacy dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Prevention of HIV/AIDS dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Donation, removal and transplantation of human tissues and organs, and body donation dated November 29, 2006;
Pursuant to the Law on Prevention of infectious diseases dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Health insurance dated November 14, 2008;
Pursuant to the Law on Medical examination and treatment dated November 23, 2009;
Pursuant to the Law on Prevention of harmful effects of tobacco dated June 18, 2012;
Pursuant to the Ordinance on Population dated January 09, 2003 and the Ordinance dated December 27, 2008 on amendments to Article 10 of the Ordinance on Population;
At the request of the Minister of Health,
The government promulgates a Decree on penalties for administrative violations against medical laws.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree deals with the administrative violations, penalties, fines, and remedial measures; the persons entitled to make violation records, impose penalties, and the maximum fines they can impose upon administrative violations against medical laws.
2. In this Decree, administrative violations against medical laws are wrongful acts committed by organizations and individuals that contravene medical laws but do not constitute criminal offenses and are punishable by administrative penalties, including:
a) Violations against regulations on defensive medicine and prevention of HIV/AIDS;
b) Violations against regulations on medical examination and treatment;
c) Violations against regulations on pharmacy, cosmetics, and medical equipment;
d) Violations against regulations on health insurance;
dd) Violations against regulations on population.
3. Other administrative violations that are not mentioned in this Decree shall incur the penalties prescribed by the Decrees in which they are mentioned.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese entities and foreign entities that commit administrative violations against medical laws within Vietnam’s territory.
2. The persons entitled to make violation records, impose penalties, and relevant entities.
Apart from the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations, the entities that commit administrative violations against medical laws might have to take one of the following remedial measures depending on the nature and severity of the violations:
1. Decontaminating, disinfecting wastes, clothing, equipment, the environment, and patient transport vehicles;
2. Admitting sufferers of group A diseases;
3. Treating and keeping the people, vehicles, and goods that carry pathogens of group A diseases in isolation;
4. Admitting HIV sufferers, admitting, burying or cremating the bodies of HIV sufferers;
5. Offering public apologies by means of mass communication;
6. Returning the illegal money to the account of the health insurance fund or the medical facility;
7. Returning the interest on late payment of health insurance premium to the account of the health insurance fund;
8. Returning the interest on the difference caused by incorrect declaration or the interest on deferred payment;
9. Returning the medical cost covered by health insurance that was paid by the policyholder. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
10. Removing the instructions on sex selection;
11. Removing intrauterine devices or implanted contraceptives;
12. Requesting a competent authority to revoke communicator’s cards, identification numbers of cosmetic notification, health insurance cards, drug registration numbers.
Article 4. Fines incurred by individuals and organizations
1. The maximum fine for a violation pertaining to population incurred by an individual is 30,000,000 VND; That incurred by an organization is 60,000,000 VND.
2. The maximum fine for a violation pertaining to defensive medicine and HIV/AIDS prevention incurred by an individual is 50,000,000 VND; That incurred by an organization is 100,000,000 VND.
3. The maximum fine for a violation pertaining to health insurance incurred by an individual is 75,000,000 VND, that incurred by an organization is 150,000,000 VND.
4. The maximum fine for a violation pertaining to medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics, or medical equipment incurred by an individual is 100,000,000 VND, that incurred by an organization is 200,000,000 VND.
5. The fines for the violations mentioned in Chapter II of this Decree are imposed upon individuals. The incurred by an organization is twice the fine incurred by the individual that commits the same violation.
6. The maximum fines the persons mentioned in Chapter III of this Decree may impose are applied to individuals. The maximum fines such persons may impose upon an organization is twice the maximum fines imposed on individuals.
VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES
SECTION 1. VIOLATIONS PERTAINING TO DEFENSIVE MEDICINE AND PREVENTION OF HIV/AIDS
Article 5. Violations pertaining to education and propagation of information about prevention and treatment of infectious disease
1. Any establishment that fails to carry out annual propagation of information about prevention and treatment of infectious diseases among employees shall be liable to:
a) A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND if the establishment has fewer than 50 employees;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the establishment has 50 - 99 employees;
c) A fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND if the establishment has 100 - 299 employees;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the establishment has 300 - 499 employees;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the establishment has 500 - 999 employees;
e) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the establishment has 1,000 - 1,499 employees;
g) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the establishment has 1,500 - 2,499 employees;
h) A fine of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND if the establishment has 2,500 employees or more;
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Provision of information about the development of the epidemic that is inconsistent with the information announced by competent health authorities;
b) Failure to properly provide information about prevention and treatment of infectious diseases in terms of time, duration, and location.
3. A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND shall be imposed for making improper charges for provision of information about prevention and treatment of infectious diseases by means of mass communication, unless the contract to run a program is signed or the program is sponsored by a Vietnamese or foreign entity.
4. A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for taking advantage of propagation of information about prevention and treatment of infectious diseases to threaten the security, social order, or to breaks cultural traditions and social ethics.
5. Remedial measures:
a) Incorrect information must be rectified by means of mass communication for 03 consecutive days in event of the violations in Point a Clause 2 of this Article;
b) The illegal money mentioned in Clause 3 of this Article must be returned.
Article 6. Violations pertaining to monitoring infectious diseases
1. The failure to report sufferers of group A diseases shall be liable to a warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND.
2. One of the following violations shall be liable to a fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND:
a) Concealment of the development of group A diseases of oneself or of other people;
b) Failure to take the test for group A diseases at the request of a competent authority.
Article 7. Violations pertaining biosafety at laboratories
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to ensuring biosafety after the Certificate of biosafety level 1 is obtained;
b) Running the tests beyond the Certificate of biosafety;
c) Failure to formulate and implement the Regulation on internal biosafety inspection;
d) Failure to comply with the procedures for testing, collecting, moving, preserving, keeping, using, studying, exchanging, or destroying pathology specimens related to the pathogens of infectious diseases group C;
dd) Failure to obtain qualifications suitable for the tests being run; failure of the supervisor and personnel of the biosafety level 1 laboratory (BSL-1 laboratory) to obtain certificates of training in biosafety.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to ensuring biosafety after the Certificate of biosafety level 2 is obtained;
b) Failure to make a plan for preventing and responding to biosafety emergencies after the certificate of biosafety is obtained;
c) Failure to provide training in responses to biosafety emergencies for laboratory personnel;
d) Failure to provide personal protective equipment for personnel of biosafety laboratory;
dd) Failure to obtain qualifications suitable for the tests being run; failure of the supervisor and personnel of the BSL-2 laboratory to obtain certificates of training in biosafety level 2 or higher.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Running tests for pathogens of group B and C diseases without a certificate of biosafety issued by a competent authority;
b) Failure to comply with the procedures for testing, collecting, moving, preserving, keeping, using, studying, exchanging, or destroying pathology specimens related to the pathogens of group B diseases;
c) Failure to obtain qualifications suitable for the tests being run; failure of the supervisor and personnel of the BSL-3 or BSL-4 laboratory to obtain certificates of training in biosafety level 3 or level 4 or higher.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
b) Failure to ensure biosafety after obtaining a certificate of biosafety level 3 or level 4;
b) Running tests for pathogens of group A diseases without a certificate of biosafety issued by a competent authority;
c) Failure to comply with the procedures for testing, collecting, moving, preserving, keeping, using, studying, exchanging, or destroying pathology specimens related to the pathogens of group A diseases.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Failure to practice responding to biosafety emergencies annually at the BSL-3 or BSL-4 laboratory;
b) Failure to report serious biosafety emergencies and the measures taken to Services of Health;
c) Running tests without an appropriate certificate of biosafety or using an expired certificate of biosafety.
6. Additional penalties:
a) Any entity that commits the violations in Point a Clause 1, Point a Clause 2, Point a Clause 3, Point a and Point b Clause 4 of this Article shall be suspended from testing for 01 to 03 months;
b) Any entity that commits the violations in Point dd Clause 1, Point dd Clause 2, Point b and Point c Clause 3, Point b and Point c Clause 4 of this Article shall have their practising certificate revoked for 01 to 03 months.
Article 8. Violations against regulations on using vaccines and biologicals
1. The failure to use or obstruction of the use of vaccines and biologicals against the infectious diseases in the open inoculation program shall be liable to a warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND.
2. The failure to use vaccines biologicals when living in or going to infected areas where the risk of catching infectious diseases is high shall be liable to a fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to follow the procedures for receiving, transporting, preserving, and dispensing vaccines and biologicals;
b) Failure to follow the reporting practice or retain documents about the use of vaccines and biologicals as prescribed by law.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Using vaccines and biologicals at an unsatisfactory facility;
b) Failure to follow the procedure for safe inoculation as prescribed by law;
c) Selling vaccines and biologicals of the open inoculation program.
5. A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be imposed for using expired vaccines or using vaccines without registration numbers.
6. Additional penalties:
Any entity that commits the violations in Point c Clause 4 and Clause 5 of this Article shall have their practising certificate revoked for 01 to 03 months.
7. Remedial measures:
a) Illegal profit earned from committing the violations in Point c Clause 4 of this Article must be returned;
b) The expired vaccines shall be destroyed in event of the violations in Clause 5 of this Article;
c) The vaccines without registration numbers shall be withdrawn in event of the violations if Clause 5 of this Article.
Article 9. Violations against regulations on prevention of transmission of infectious diseases at medical facilities
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 100,000 VND to 300,000 VND:
a) Failure to report or to truthfully report in a timely manner the development of infectious disease that one catches to responsible physicians or health workers;
b) Failure to follow the indications and instructions on how to prevent transmission of infectious diseases of the physicians, health workers, and regulations of the medical facility;
c) Failure to register for health monitoring at the medical station of the commune after the sufferer of a group A disease is discharged from the hospital.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Failure to provide personal protective equipment and hygiene conditions for physicians, health workers, patients, and their families;
b) Failure to notify the local defensive medicine of information about the sufferers of infectious diseases being diagnosed and treated at one’s medical facility;
c) Failure to give patients and their families advices on prevention and treatment of infectious diseases;
d) Failure to monitor the health of the physicians and health workers that directly take care and treat the sufferers of group A diseases.
3. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed for the failure to decontaminate, disinfect wastes, clothing, equipment, the surrounding environment, and the vehicles used for transporting sufferers of group B and C diseases.
4. A fine of from 7,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for the failure to decontaminate, disinfect wastes, clothing, equipment, the surrounding environment, and the vehicles used for transporting sufferers of group A diseases.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Refusal to admit sufferers of group A diseases to the medical facility;
b) Failure to take measures for preventing the transmission of group A diseases
6. Remedial measures:
Any entity that commits the violation in Point a Clause 5 of this Article shall be compelled to admit sufferers of group A diseases.
Article 10. Violations against regulations on isolation and enforced isolation
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to apply isolation or enforced isolation where necessary as prescribed by law, except for the case in Point a Clause 2 of this Article;
b) Refusal or avoidance of isolation or enforced isolation by competent authorities, except for the case in Point b Clause 2 of this Article;
c) Failure to enumerate and monitor the health of the persons in contact with the persons kept in isolation as prescribed by law;
d) Applying isolation or enforced isolation at unsatisfactory places as prescribed by law.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to keep sufferers of group A diseases in isolation;
b) Refusing to or avoiding keeping sufferers of group A diseases, the subjects in quarantine that carry group A diseases or pathogens of group A diseases.
3. Remedial measures:
Isolation shall be enforced in event of the violations in Point a and Point b Clause 1, Clause 2 of this Article.
Article 11. Violations against regulations on epidemic prevention
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 100,000 VND to 300,000 VND:
a) Failure to provide personal protective equipment for the participants in epidemic prevention and the people at risk of catching diseases according to instructions of health authorities;
b) Failure to notify the local People’s Committee and defensive medicine body of the cases of infection.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Concealing the infection of oneself or of other people after the epidemic is announced;
b) Failure or refusal to carry out cleaning and disinfection in the infected area.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to participate in epidemic prevention at the request of Epidemic Prevention Council;
b) Making charges for diagnosis and treatment of group A diseases;
c) Failure to implement the decision on destruction of animals, plants, and other organisms that are vectors of pathogens, except for the case in Point c Clause 5 of this Article;
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to suspend the operation of public food and drink establishments at risk of spreading the disease in the infected area;
b) Failure to impose a ban on the foods that are vectors of pathogens;
c) Failure to take measures for preventing crowds or to suspend the businesses at public places.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Failure to comply with decisions on inspection, supervision, and medical procedures before leaving or entering an area infected with a group A disease;
b) Bringing the items, animals, foods, and other goods at risk of spreading the disease out of an area infected with a group A disease;
c) Failure to implement the decision on compelled destruction of animals, plants, and other organisms that are vectors of group A diseases.
6. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Failure to comply with the request for inspection and medical procedures of the vehicles before leaving the infected area that is in a state of emergency;
b) Failure to comply with the decision to ban gatherings in the area where a state of emergency over the epidemic is declared;
c) Taking unauthorized people or vehicles to the area where a state of emergency over the epidemic is declared;
d) Failure to comply with the decision to ban gatherings in the area where a state of emergency over the epidemic is declared;
7. Remedial measures:
a) Cleaning and disinfection must be carried out in the infected area in event of the violation mentioned in Point b Clause 2 of this Article;
b) The illegal money mentioned in Point b Clause 3 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
c) The animals, plants, and other organisms must be destroyed in event of the violation in Point c Clause 5 and Point d Clause 6 of this Article.
Article 12. Violations against regulations on bordering quarantine
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Failure to report bordering quarantine as prescribed;
b) Refusal to inspect the subjects in quarantine.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
b) Refusal to comply with instructions of quarantine officers;
b) Failure’s of the owner of inbound watercraft to signal the request of quarantine;
c) Failure to take measures for prevention of mice and other vectors on the vehicles when they are parking or anchoring at night or for more than 24 hours at the border checkpoint or quarantine post;
d) Failure to contact the quarantine office at the border checkpoint by radio before landing the airplane in case a passenger or crewmember on the flight is suspected of being infected.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Falsifying the certificate of quarantine;
b) Transporting corpses, bones, bioproducts, bacteria, human organs, tissues, blood, and constituents of blood through the border checkpoint without undergoing an inspection and issued with a certificate of quarantine by the quarantine office;
c) Concealing the case that need keeping in quarantine.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Failure to treat and keep the people, vehicles, and goods that carry pathogens of group A diseases in isolation or quarantine;
b) Fabricating the certificate of quarantine.
5. Remedial measures:
a) The people, vehicles, and goods that carry pathogens of group A diseases shall be treated, kept in isolation or quarantine in event of the violation in Point a Clause 4 of this Article;
b) The certificate of quarantine shall be destroyed in event of the violation in Point a Clause 3 and Point b Clause 4 of this Article.
Article 13. Violations against regulations on defensive medicine
A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for employing sufferers to do the jobs that threaten to spread infectious diseases.
Article 14. Violations against regulations on water and air hygiene
1. A warning or a fine of 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed for dumping less than 1m3 of rubbish, excreta of human and animals per 24 hours to water sources used for household purposes or to public places.
2. A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for dumping ≥ 1 m3 of rubbish, excreta of human and animals per 24 hours to water sources used for household purposes or to public places.
3. Any entity that provides less than 1,000 m3 of water per 24 hours serving household purposes or to public places shall get a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for any of the following violations:
a) Failure to adhere to eh regulations on inspecting and monitoring the water quality according to national standards of quality of water for household purposes;
b) Provision of water for household purposes that fails to meet national standards of quality of water for household purposes.
4. Any entity that provides ≥ 1,000 m3 of water per 24 hours serving household purposes or to public places shall get a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for committing any of the violations in Point a and Point b Clause 3 of this Article.
5. Remedial measures:
Environmental pollution must be controlled in case of the violations mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 15. Violations against regulations on burial and cremation
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Failure to adhere to the hygiene regulations when handling, transporting, embalming dead bodies, except for the cases in Point a and Point b Clause 3 of this Article;
b) Failure to use personal protective equipment during the burial or cremation;
c) Failure to keep a record of the information related to the funerals at the funeral parlor or crematory.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to ensure hygiene conditions at the funeral parlor or crematory;
b) Violations against regulations on delay of reinterment.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to adhere to the hygiene regulations when handling, transporting, embalming dead bodies of sufferers of group A diseases and some of group B diseases in the list of infectious diseases that require isolation.
b) Failure to properly prepare dead bodies of the sufferers of group A diseases and some of group B diseases in the list of infectious diseases that require isolation;
c) Failure to adhere to the laws on mass burial.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Failure to comply with regulations on preparing dead bodies, bones, and the surroundings when moving a cemetery before appropriate time for reinterment;
b) Using land that was a cemetery without environmental impact assessment and environment sanitation suitable for the level of pollution, except for the case in Point a Clause 5 of this Article.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Using land that was a cemetery for one of the following purposes: extracting underground water serving household purposes; building public works such as resort, amusement park, kindergarten, school, sanitarium without environmental impact assessment and environment sanitation suitable for the level of pollution;
b) Using illegal cremation technologies.
6. Remedial measures:
Environmental pollution must be controlled in event of the violations mentioned in Clause 5 of this Article.
Article 16. Violations against regulations on medical setting
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for dumping the substances and items that threaten to spread the infectious diseases and cause an epidemic to break out.
2. A fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND shall be imposed for failure to build satisfactory bathrooms at the office, medical facility, school, or other public establishments.
3. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for building a industrial park, urban area, residential area, medical facility without assessment of impact on health.
Article 17. Violations against regulations on dissemination of information about HIV/AIDS prevention
1. Any establishment that fails to carry out annual dissemination of information about HIV/AIDS prevention among employees shall be given:
a) A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND if the establishment has fewer than 50 employees;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the establishment has 50 - 99 employees;
c) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the establishment has 100 - 199 employees;
d) A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND if the establishment has 200 - 499 employees;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the establishment has 500 - 999 employees;
e) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the establishment has 1,000 - 1,499 employees;
g) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the establishment has 1,500 - 1,999 employees;
h) A fine of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND if the establishment has 2,000 - 2,499 employees;
i) A fine of from 25,000,000 VND to 30,000,000 VND if the establishment has 2,500 employees or more.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Provision of different information about the development of HIV/AIDS pandemic from that announced by competent authorities;
b) Obstruction of dissemination of information about HIV/AIDS prevention;
c) Refusal to cooperate with local HIV/AIDS prevention body in disseminating information about HIV/AIDS prevention;
d) Failure to strictly adhere to the laws on posting information about HIV/AIDS prevention in terms of time, duration, and locations.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND:
a) Failure to adhere to the law on posting information about HIV/AIDS prevention in terms of time, duration, and locations;
b) Making charges for HIV/AIDS prevention programs by means of mass communication, unless a contract is signed with the national HIV/AIDS prevention program, or the program is sponsored by a Vietnamese or foreign entity;
c) Revealing that a person is infected with HIV without the person’s consent, unless such information is provided to serve the HIV/AIDS epidemiological surveillance or when a HIV test result is given;
d) Taking advantage of propagation of information about HIV/AIDS prevention to threaten the security, social order, or to breaks cultural traditions and social ethics.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Fabricating information about a healthy person’s being infected with HIV;
b) Publicizing the name, address, or picture of an HIV sufferer without the person’s consent, unless such information is provided to serve the HIV/AIDS epidemiological surveillance or when a HIV test result is given;
c) Using pictures or messages that discriminate against HIV sufferers and their families for propagation.
5. Remedial measures:
a) Incorrect information must be rectified by means of mass communication for 03 consecutive days in event of the violations in Point a Clause 2 of this Article;
b) The illegal money mentioned in Point b Clause 3 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
c) The HIV sufferers and their families must be offered apologies by means of mass communication for 03 days in event of the violations mentioned in Point c Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article, unless public apologies are not accepted by the HIV sufferers;
d) The HIV sufferers and their families must be offered apologies by means of mass communication for 03 days in event of the violations mentioned in Point c Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article, unless public apologies are not accepted by the HIV sufferers;
Article 18. Violations against regulations on HIV testing and counseling
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND:
a) Obstruction of the right to access HIV/AIDS prevention counseling services;
b) Failure to provide counseling on HIV/AIDS prevention while tending or treating pregnant or breast-feeding HIV sufferers, or the people exposed to HIV;
c) Failure to follow the counseling procedure before and after the HIV testing;
d) Providing counseling on HIV/AIDS prevention at an unsatisfactory facility;
dd) Violations against regulations on reporting back the list of HIV sufferers during HIV/AIDS surveillance as prescribed by law;
e) Violations against regulations on retention of test results, retention and destruction of blood samples, blood bags, blood products, and HIV specimens;
g) Violations against regulations on HIV/AIDS reporting.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to provide counseling before and after the HIV testing;
b) Violations against regulations on the time to notify positive HIV test result;
c) Violations against regulations on the procedure for notifying positive HIV test result;
d) Violations against regulations on transport and delivery of notifications of positive HIV test result;
dd) Collecting money from the people required to test for HIV when a background check is requested or under a decision of an investigation body, the People’s Procuracy, or People’s Court, or pregnant women that voluntarily test for HIV when the testing cost is covered by another source.
e) Refusal to provide legal assistance for HIV sufferers as prescribed by law.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Confirming HIV test results using the methods that are not accredited by law;
b) Notifying positive HIV test result to the patient without permission;
c) Requesting any person under 16 years of age or incapable of civil acts to test for HIV without written consent of their parents or guardians, unless emergency treatment is needed.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Compelling the people beyond the HIV/AIDS epidemiological surveillance program or those that are not required to test for HIV to test for HIV as prescribed by law;
b) Testing for HIV using expired diagnostic reagents or those that have not been licensed.
5. Additional penalties:
The practising certificate shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Point b Clause 4 of this Article.
6. Remedial measures:
a) The illegal money mentioned in Point dd Clause 2 of this Article must be returned. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) The expired diagnostic reagents mentioned in Point b Clause 4 of this Article must be destroyed.
Article 19. Violations against regulations on treating and caring for HIV sufferers
1. A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for prescribing antiretroviral drugs without a certificate of training in HIV/AIDS treatment.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Treating with antiretroviral drugs at an unsatisfactory facility;
b) Failure to comply with the laws on priority of access to antiretroviral drugs;
c) Failure to monitor, provide care and counseling for HIV sufferers at rehabilitation centers;
d) Failure to provide instructions on taking precautions against transmission of HIV for the people exposed to HIV.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to monitor and provide treatment for pregnant HIV sufferers under one’s management;
b) Failure to take precautions against transmission of HIV from the people exposed to HIV;
c) Obstructing HIV sufferers from caring for other HIV sufferers, or from healthcare and treatment services;
d) Failure to provide adequate health care for HIV sufferers at social protection centers;
dd) Charging for the medicines and treatment that have been covered by another source.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND:
a) Refusal to treat HIV sufferers with antiretroviral drugs while they are eligible for treatment;
b) Using the methods that have not been permitted by competent authorities to treat HIV/AIDS.
5. Remedial measures:
The illegal money mentioned in Point dd Clause 3 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 20. Violations against regulations on harm reduction in preventing the transmission of HIV
1. A warning or a fine of from 50,000 VND to 100,000 VND shall be given to any communicator that commits one of the following violations:
a) Failure to wear the communicator’s card while practicing harm reduction;
b) Using expired communicator’s card while practicing harm reduction, unless it is permitted by the issuer pending the issuance of the new one;
c) Falsifying or lending the communicator’s card.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND:
a) Failure to announce the harm reduction in prevention of HIV transmission organized by the People’s Committee and the police department of the commune;
b) Failure to present and transfer a photocopy of the medical records of the patients treated with antiretroviral drugs to the new facility, which is more convenient to them;
c) Failure to receive valid medical records of the patients treated with antiretroviral drugs sent by another facility;
b) Termination of substitution treatment for opioid dependence, unless otherwise permitted by law.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Using the communicator’s card for improper purposes or beyond the scope of the harm reduction program;
b) Failure to cooperate with a local HIV/AIDS prevention body in harm reduction in prevention of HIV transmission;
c) Failure to follow the procedure for selecting opioid addicts being treated;
d) Stop following the regimen of substitution treatment for opioid dependence as prescribed by law;
dd) Failure to keep treating the patients sent by other facilities who have been treated with antiretroviral drugs;
e) Accommodation establishments failing to provide condoms.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Giving substitution treatment for opioid dependence without appointment or certificates of training in substitution treatment for opioid dependence;
b) Selling condoms and needles that are supposed to be provided free of charge according to law, or selling subsidized condoms and needles at higher prices;
c) Obstruction of harm reduction in prevention of HIV transmission;
d) Failure to suspend and revoke the communicator’s card when its holder is found committing the violations that lead to the suspension and revocation of the card;
d) Providing substitution treatment for opioid dependence for ineligible people or at unsatisfactory facilities as prescribed by law;
e) Forcing the people addicted to opioids to treat their addiction in any shape or form.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Selling opioid substitutes that are supposed to be provided free of charge, or providing such substitutes for the facilities that are not permitted to treat opioid addiction.
b) Providing substitution treatment for opioid dependence without adequate conditions or without a operating license;
c) Failure to print the text “Provided free of charge. Not for sale” on the package or label of the condoms, needles that belong to the harm reduction program;
d) Taking advantage of substitution treatment for opioid dependence to illegally use or allowing other people to illegally use narcotics.
6. Additional penalties:
a) The communicator’s card shall be revoked in event of the violation mentioned in Point c Clause 1 of this Article;
b) The practising certificate shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Point d Clause 3 and Point a Clause 4 of this Article;
c) Substitute drugs shall be confiscated in event of the violation mentioned in Point a Clause 5 of this Article.
7. Remedial measures:
Illegal profit earned from violations mentioned in Point a Clause 5 of this Article must be returned.
Article 21. Discrimination against HIV sufferers
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 100,000 VND to 300,000 VND:
a) Obstructing the admission of a student to an educational institution that belongs to the national education system because that student or a member of their family is infected with HIV;
b) Obstructing a student from participating in the activities or service provision of an educational institution that belongs to the national education system because that student or a member of their family is infected with HIV;
c) Obstructing the admission of an eligible person to a social protection center because that person is infected with HIV;
d) Refusal to bury or cremate the people that die of HIV/AIDS.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Refusal to employ the people that are infected with HIV or suspected to be infected with HIV, except for the jobs that require a test for HIV before employment;
b) Refusal to admit a student to the educational institutions that belong to the national education system because that student or a member of their family is infected with HIV;
c) Refusal to admit an eligible person to a social protection center because that person is infected with HIV;
d) Parents abandoning HIV-infected underage children; guardians abandoning HIV-infected wards;
dd) Isolating, prohibiting a student from participating in the activities or service provision of an educational institution that belongs to the national education system because that student or a member of their family is infected with HIV;
e) Discrimination while providing treatment for HIV sufferers;
g) Failure to assign appropriate jobs for HIV-infected workers as prescribed by law.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Terminating labor contracts or obstructing the works of HIV-infected workers;
b) Forcing HIV-infected workers to change their job while they still have enough health;
c) Refusing to raise the wage, promote, or provide lawful benefits for HIV-infected workers.
d) Disciplining or expelling a student because that student, a member, or their family is infected with HIV.
4. Remedial measures:
a) The bodies and bones of HIV sufferers must be received, buried or cremated in event of the violations mentioned in Point d Clause 1 of this Article;
b) The HIV sufferer must be admitted in event of the violations mentioned in Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article;
c) The person discriminated against must be offered apologies in event of the violation mentioned in Point e Clause 2 of this Article;
d) The HIV-infected workers must get back their old job in event of the violations mentioned in Point b Clause 3 of this Article.
Article 22. Violations against other regulations on HIV/AIDS prevention
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Requesting workers to test for HIV or to present HIV test results, except for the jobs that require a test for HIV before employment;
b) Requesting students to test for HIV or to present HIV test result when they apply to the school.
2. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for violations against the regulations on blood transfusion, sterilization, disinfection, or other regulations on prevention of HIV infection.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Threatening to transmit HIV to other people;
b) taking advantage of HIV/AIDS prevention activities for self-seeking purposes or committing illegal acts.
Article 23. Violations against regulations on smoke-free areas
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 100,000 VND to 300,000 VND:
a) Smoking in smoke-free areas. Smoking on the plane shall carry the penalties prescribed by the regulations on civil aviation;
b) Discarding cigarette ash or filters improperly in smoking areas.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to put up “No smoking” signs in smoke-free areas;
b) Failure to request smokers to stop smoking in one’s establishment;
c) Failure to provide instructions and inspect the adherence to the smoking ban in the areas under one’s management.
3. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for any of the following violations in designated smoking areas:
a) Failure to provide a ventilation system separated from the smoke-free area;
b) Failure to provide ashtrays;
c) Failure to put up the signs at noticeable positions;
d) Failure to have fire safety equipment;
Article 24. Violations against regulations on selling tobacco
1. A warning or a fine of from 100,000 VND to 300,000 VND shall be imposed for using tobacco before the age of 18.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
e) Displaying more than one pack or box of a tobacco brand;
b) Selling tobacco without labels or without health warnings printed on the package.
3. Remedial measures:
The tobacco without labels or health warnings shall be confiscated in event of the violation mentioned in Point b Clause 2 of this Article.
Article 25. Violations against regulations on labeling or printing health warnings on the tobacco packages
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) The design, position, area, or color of the health warnings is not conformable with law;
b) Failure to specify the number of cigarettes in the pack or the weight of other forms of tobacco;
c) Using words and phrases that mislead users into believing that tobacco only causes little harms, or cause users to misunderstand the harms of tobacco and tobacco smoke to human health.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Producing or importing tobacco without labeling or printing health warnings on the packages;
b) Producing foreign brands of tobacco for sale at home without permission of competent authorities.
3. Additional penalties:
a) The license to produce, trade, or import tobacco shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Clause 1 of this Article;
b) All illegal items shall be confiscated in event of the violations mentioned in Clause 2 of this Article.
Article 26. Violations against regulations on smoking cessation
1. A warning or a fine of from 100,000 VND to 300,000 VND shall be given to any smoking cessation counselor that uses tobacco.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Illegal establishment of a smoking cessation-counseling center or smoking cessation center;
b) Failure to have a separate room for direct smoking cessation counseling;
c) Failure to have documents about smoking cessation.
b) Failure to have a telephone, Internet, or other means of communication serving indirect smoking cessation counseling;
dd) Failure to notify the local Services of Health before providing smoking cessation services or counseling.
Article 27. Violations against other regulations on prevention of harmful effects of tobacco
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for encouraging other people to use tobacco.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Using pictures of tobacco on the publications for children;
b) Forcing other people to use tobacco;
c) Failure to include the prevention of harmful effects of tobacco in annual operating plan; failure to include the ban on smoking in workplaces in the internal rules.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Using tobacco names, brands, or symbols on other products/services;
b) Advertising tobacco directly to consumers in any shape or form;
c) Making the mandatory contribution behind schedule;
d) Incorrect declaration that leads to insufficient contribution.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Sponsoring in any shape or form, except for the cases permitted by law.
b) Avoiding making the mandatory contribution.
5. Remedial measures:
a) The products shall be confiscated in event of the violation mentioned in Point a Clause 3 of this Article;
b) The difference due to overstatement must be returned in event of the violations in Point c and Point d Clause 3 of this Article;
c) The contribution arrears must be paid in event of the violations in Point b Clause 4 of this Article.
SECTION 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT
Article 28. Violations against regulations on medical practicing and using practising certificates
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Using alcohol or tobacco while giving examination or treatment;
b) Failure to wear name tags;
c) Failure to wear personal protective equipment.
2. A warning or a fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND shall be imposed for disrespect for patients’ rights as prescribed by law.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Refusal to admit patients that are put on compulsory treatment orders;
b) Self-seeking provision of a medical service or self-seeking suggestion that the patient should go to another medical facility0}
c) Taking advantage of one’s job to sexually harass the patient;
d) Any foreigner that directly give medical examination and treatment in Vietnamese without being recognized as proficient in Vietnamese, or in a language other than Vietnamese without registration;
dd) Prescribing medicines in a language other than Vietnamese without registration, or the translator is not recognized as proficient in Vietnamese.
e) Falsifying the medical records;
g) Using superstitious methods when practicing medicines.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Selling drugs to patients in any shape or form, except for traditional medicine practitioners;
b) Giving or taking bribes during medical examination and treatment but below the level that constitutes a criminal offence.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Practicing without a practising certificate;
b) Practicing while the practising certificate is revoked or suspended;
c) Practicing beyond the licensed scope, except for emergency treatment;
d) Practicing using a borrowed or rented practising certificate;
dd) Renting or lending the practising certificate to another person;
e) Failure to provide emergency treatment; refusal to examine or treat patients, except for the cases permitted by law.
6. Expulsion
Any foreigner that recommits one of the violations in Point a and Point b Clause 5 of this Article shall be expelled from Vietnam.
7. Additional penalties:
a) The practising certificate shall be suspended for 06 - 12 months in event of the violations mentioned in Clause 4, Point c and Point dd Clause 5 of this Article;
b) The practising certificate shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Point a and Point b Clause 5 of this Article.
8. Remedial measures:
The patient must be offered apologies in event of the violation in Point c Clause 3 of this Article.
Article 29. Violations against regulations on operating conditions and the use of the operating license of the medical facility
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Operating without a signboard or using a signboard that is not consistent with the operating license;
b) Failure to announce the practitioner’s name, working time, or charges.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to notify the licensing authority of the replacement of the person in charge of expertise of the facility;
b) Failure to notify the licensing authority of the replacement of a foreign practitioner.
c) Collecting higher charges for the medical examination and treatment services higher than the posted ones;
d) Failure to ensure adequate infrastructure, equipment or personnel during the operation.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Refusal to admit patients that are put on compulsory treatment orders; deliberate provision of compulsory treatment for the individuals that are not put on compulsory treatment orders;
b) Failure to process medical wastes at the medical facilities other than hospitals and general clinics;
c) Operating at a place other than that written in the license.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Failure to ensure necessary conditions for medical examination and treatment within the licensed scope;
b) Employing the practitioners that do not have practising certificates or that have their practising certificates suspended or revoked;
c) Failure to treat medical wastes at hospitals and general clinics.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Using a borrowed or rented operating license;
b) Lending or renting the operating license;
6. Any of the following violations shall carry a fine of from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND:
a) Providing medical examination and treatment services without operating license or while the operation is suspended;
b) Providing medical examination and treatment services beyond the scope in the operating license, except for emergency treatment;
c) Experimenting or applying new methods for medical examination and treatment without the approval of the Minister of Health or the Director of the Service of Health.
7. Additional penalties:
a) The operating license shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Point c Clause 3, Point b Clause 4, Point b Clause 5, Point b and Point c Clause 6 of this Article;
b) The operation shall be suspended for 06 - 12 months in event of the violation mentioned in Point a Clause 6 of this Article.
8. Remedial measures:
The difference mentioned in Point c Clause 2 of this Article must be returned. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 30. Violations against regulations on expertise
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Failure to keep medical records or keeping insufficient medical records as prescribed by law;
b) Failure to keep medical records or keeping insufficient medical records as prescribed by law;
c) Failure to keep a log of outpatients;
d) Failure to retain medical records as prescribed by law,
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Abandoning patients without relatives as prescribed by law;
b) Abandoning dead patients;
c) Failure to provide medical examination and treatment as prescribed by law.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to hold a consultation when the sickness is beyond the competence of the practitioner or the facility;
b) Failure to hold a degree when the sickness worsens does not respond well to treatment;
c) Failure to take measures for controlling bacterial contamination in the medical facility.
4. A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND shall be imposed on any medical facility that fails to move the patient to another facility when the patient’s condition is beyond their competence.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Performing a surgery or surgical intervention without the consent of the patient of their representative, unless the opinions of the patient or their representative cannot be obtained, or the patient’s life is threatened if the surgery or surgical intervention is not performed;
b) Failure to ensure the adequate quantity and quality of ambulances, medical equipment and medicines for emergency aid.
6. A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be imposed for any violation against regulations on expertise during medical examination and treatment that results in medical complications.
7. Additional penalties:
The practising certificate shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Clause 6 of this Article.
Article 31. Violations against regulations on using drugs at in-patients facilities
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Giving a prescription without sufficient, clear or accurate information about the names, quantity, concentrations, dosages, administration routes of drugs, and the drug use duration;
b) Failure to check the prescriptions, concentrations, administration routes, names, quantity, and quality of drugs; failure to compare the prescription with information about the concentration, quantity, and expiration dates when drugs are given to patients or the person appointed to dispense drugs;
c) Failure to check patient’s name, names, dosage forms, concentrations, dosage, administration routes of drugs and drug use duration before having the patient to use them;
d) Failure to keep a log of the drug dispensing time;
dd) Failure to keep a log of the clinical developments after the patient starts to use drugs;
e) Failure to identify and report complications after drugs are used to the responsible for practitioner.
2. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for the failure to monitor the effects of drugs and to deal with complications caused by drugs of one’s patients.
3. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for self-seeking prescription of expensive proprietary medicines.
4. A fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed on the use of unlicensed drugs for medical examination and treatment, unless the patient voluntarily participates in the clinical trial.
5. Additional penalties:
The practising certificate shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Clause 4 of this Article.
Article 32. Violations against regulations on massage services
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Failure to put up or to properly put up the massage procedure in massage rooms;
b) Failure to wear proper outfits and badges when giving massages;
c) Giving massages without a certificate issued by a competent authority.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to have satisfactory massage beds;
b) Failure to install emergency bells in massage rooms;
c) Failure to ensure sufficient lighting and cleanliness as prescribed by law;
d) Failure to have massage rooms with sufficient areas as prescribed by law;
dd) Failure to have a cabinet of emergency drugs; the drugs in the cabinet are not sufficient or expired.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to install satisfactory doors in massage rooms;
b) Taking advantage of the provision of massage services to provide prostitution.
Article 33. Violations against regulations on childbirth assistance
1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for revelation of the names, ages, addresses, or pictures of the donors and recipients of sperms or embryos.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Donating/receiving eggs, sperms, or embryos without permission;
b) Failure to ensure sufficient conditions for childbirth assistance as prescribed by law.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 60,000,000 VND to 80,000,000 VND:
a) Carrying out surrogacy;
b) Carrying out cloning;
c) Transplanting sperms, eggs, or embryos among blood relatives or among people within three degrees of consanguinity.
4. Additional penalties:
The operation shall be suspended for 06 - 12 months in event of the violations mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 34. Violations against regulations on donation, removal and transplantation of human tissues and organs, and body donation
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Brokering the trading of human organs;
b) Revealing information about the donor and the recipient, unless otherwise agreed by both parties or prescribed by law;
c) Taking non-regenerable organs from a living human without written opinions from the organ donation council.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 60,000,000 VND to 80,000,000 VND:
a) Taking, transplanting, using, keeping human tissues or organs for commercial purposes;
b) Taking, transplanting human tissues or organs without being recognized by a competent authority as eligible for tissue or organ transplantation.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND:
a) Forcing other people to donate their tissues or organs; taking a person’s tissues or organs against his will;
b) Taking tissues or organs from a person under 18 years of age;
c) Transplanting tissues or organs of a person that suffers from one of the diseases in the list complied by a competent authority.
4. Additional penalties:
The operating license shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Point b Clause 2, Point b and Point c Clause 3 of this Article.
Article 35. Violations against regulations on sex reassignment
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Revelation of information about a person’s sex reassignment;
b) Discrimination against the people that have their sex reassigned.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Performing sex reassignment on the individuals without gender identity disorder;
b) Performing sex reassignment surgery without the permission of the Minister of Health or the Director of the Service of Health.
3. Remedial measures:
The person discriminated against must be offer apologies in event of the violation mentioned in Point b Clause 1 of this Article.
Article 36. Violations against other regulations on medical examination and treatment
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Failure to cooperate with the practitioners and the medical facility during medical examination and treatment;
b) Failure to comply with the practitioners’ orders, except for the case in which the patient is entitled to refuse treatment;
c) Failure to comply with the rules and regulations of the medical facility.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Insulting the practitioners during medical examination and treatment;
b) Failure to comply with the mobilization of competent authorities in event of a natural disaster, calamity, or epidemic.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to pay the medical cost, unless they are exempt or reduced by law;
b) Failure to establish an expertise council to determine whether medical errors are committed when a dispute over medical examination and treatment arises or when a complication develops
4. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for harming the health or threatening the life of the practitioner during medical examination and treatment.
5. Remedial measures:
The practitioner must be offered apologies in event of the violations in Point a Clause 2 and Clause 4 of this Article.
SECTION 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PHARMACY, COSMETICS, AND MEDICAL EQUIPMENT
Article 37. Violations against regulations on conditions for pharmaceutical trading, pharmaceutical practice certificates, certificate of eligibility for drug business, licenses for drug and drug ingredient business in Vietnam
1. When committing one of the following violations, a drug retailer shall incur a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND, a drug wholesaler, a provider of preservation services, a provider of drug testing services, or a foreign doing drug and drug ingredient business in Vietnam shall incur a fine of from 5,000,000 VND to 8,000,000 VND:
a) The person in charge of expertise being absent without delegating the job to another person;
b) Manufacturing, wholesaling, retailing, providing preservation services or testing services without the certificate of good practice; or using an expired certificate of good practice;
c) Failure to keep a log of the sale and purchase of drugs as prescribed by law.
2. When committing one of the following violations, a drug retailer shall incur a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND, a drug wholesaler, a provider of preservation services, a provider of drug testing services, or a foreign doing drug and drug ingredient business in Vietnam shall incur a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Selling drugs without a pharmaceutical practice certificate or while the certificate is being suspended;
b) Selling drugs without a certificate of eligibility for drug business or while the certificate is being suspended;
c) Using a fabricated, rented, or borrowed pharmaceutical practice certificate, certificate of eligibility for drug business, relevant qualifications, or license for drug and drug ingredient business in Vietnam;
d) Selling drugs at a place other than that written in the certificate of eligibility for drug business;
dd) Selling drugs beyond the scope written on the certificate of eligibility for drug business, or providing drugs beyond the license for drug and drug ingredient business in Vietnam.
3. Additional penalties:
a) The pharmaceutical practice certificate shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Point a Clause 1 and Point c Clause 2 of this Article;
b) The certificate of eligibility for drug business or the license for drug and drug ingredient business in Vietnam shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Point d and Point dd Clause 2 of this Article.
Article 38. Violations against regulations on drug registration
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Failure to send reports or provide information about the registration of drugs in Vietnam, responsibilities of drug-registering facilities, drug-manufacturing facilities for competent authorities, unless a written satisfactory explanation is provided;
b) Failure to retain and present the application for drug registration and documents about drug batches to competent authorities at their request.
2. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for the applicant’s failure to cooperate with the manufacturer, or importer to recall the drugs with inadequate quality, safety, or effectiveness at the request of a competent authority or upon the applicant’s discovery.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Failure to notify competent authorities of Vietnam of the drugs that have been banned or have had their registration numbers revoked by the authority of the home country because of their quality, safety, or effectiveness;
b) Providing technical documents and relevant information, including documents about quality standards, manufacturing methods, and stability without actual experiments or manufacturing; providing the application for drug registration that is not conformable with law;
c) Submitting drug samples other than those written in the application for drug registration;
d) Providing documents and information about the effects, safety, and effectiveness of drugs without supporting documents or scientific evidence.
4. Remedial measures:
Competent authorities shall be requested to revoke drug registration numbers in event of the violation mentioned in Point a Clause 3 of this Article.
Article 39. Violations against regulations on drug manufacturing
1. A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND shall be given to any drug manufacturer that commits one of the following violations:
a) Failure to notify competent authorities of minor changes or change of the manufacturing location in the application for drug registration;
b) Failure to employ qualified for drugs inspection and drug management;
c) Failure to retain drug samples as prescribed by law;
d) Failure to retain drug manufacturing documents as prescribed by law.
2. A fine of from 15,000,000 VND to 25,000,000 VND shall be incurred by any drug manufacturer that commits one of the following violations:
a) Failure to follow the standard operating procedure during the registered drug manufacturing process;
b) Failure to comply with the laws on manufacturing or traditional medicines and herbal medicines;
c) Failure to reach quality standard level 3 as prescribed by law;
d) Manufacturing products other than drugs using the drug manufacturing line.
3. A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be incurred by any drug manufacturer that commits one of the following violations:
a) Failure to comply with the laws on changes to the application for drug registration, except for the case in Point a Clause 1 Article 44 of this Decree;
b) Failure to recall drugs with inadequate quality or safety at the request of competent authorities or upon the manufacturer’s discovery;
c) Failure to reach quality standard level 2 as prescribed by law;
d) Manufacturing drugs for sales after the registration number has expired, unless otherwise permitted the Minister of Health;
dd) Using substandard packages in physical contact with drugs.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:
a) Manufacturing drugs that fail to reach quality standards level 1 as prescribed by law;
b) Manufacturing drugs at a facility that has not obtained a certificate of eligibility for drug business.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND:
a) Manufacturing drugs for sale without registration number, except for traditional medicines and raw herbal ingredients;
b) Using expired drug ingredients, using ingredients that are not meant for manufacture of drugs for humans, or using the ingredients advised against by WHO or a competent authority because they are not safe for humans;
c) Using ingredients of unknown origins, ingredients that are not undergo quality inspection, or ingredients that fail to reach quality standards to manufacture drugs.
6. Additional penalties:
The certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Point a and Point b Clause 1, Clauses 2, 3, 4, and 5 of this Article.
7. Remedial measures:
a) The drugs or other products of substandard quality shall be destroyed in event of the violations mentioned in Clauses 2, 3, 4, and 5 of this Article;
b) Competent authorities shall be requested to revoke unexpired drug registration numbers in event of the violations mentioned in Point a and Point b Clause 3, Clause 4, Point b and Point c Clause 5 of this Article.
Article 40. Violations against regulations on wholesaling and retailing of drugs
1. A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed for retailing prescription drugs without prescriptions.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND:
a) Retailing preprocessed herbal ingredients that fail to meet the quality standards approved by competent authorities;
b) The drug seller’s or their assistants’ failure to obtain appropriate qualifications as prescribed by law.
3. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed for selling drugs against the prescription.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to recall drugs or report the recall result at the request of competent authorities;
b) Wholesaling preprocessed herbal ingredients that fail to meet the quality standards approved by competent authorities;
c) Failure to have a preparation room in the drug-retailing store that prepares drugs according to prescriptions;
d) Failure to have a preservation room in the drug-retailing store that registered a preservation room;
dd) Selling drugs that belong to the national programs, selling drugs covered by health insurance, or selling donated drugs that are not for sale, selling drugs provided as humanitarian aid, non-commercial imported drugs, rare drugs, or drugs serving special cases of treatment in the hospitals.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Retailing drugs that fail to reach quality standards or have expired;
b) Selling drugs that have been recalled by a competent authority;
c) Selling drugs that are undergoing a clinical trial; selling drugs that are prepared according to prescriptions meant to be used within the drugstore or medical facility;
d) Selling drug ingredients, finished drugs, vaccines, or biologicals to a facility that is not licensed for drug business;
dd) Wholesaling drugs to an unlawful pharmaceutical facility or one that is not permitted by law to by such drugs.
6. Any of the following violations shall carry a fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:
a) Wholesaling drugs that fail to reach quality standards or have expired;
b) Selling drugs without certificates of free sale;
c) Selling drugs of unknown origins or banned drugs.
7. Additional penalties:
a) The pharmaceutical practice certificate, the certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 01 - 03 months if drugs are not recalled at the request of competent authorities according to Point a Clause 4 of this Article;
b) The pharmaceutical practice certificate, the certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violations mentioned in Point c, d, dd Clause 4, Points a, b, d, dd Clause 5, and Clause 6 of this Article.
8. Remedial measures:
a) The illegal money mentioned in Point dd Clause 4, Points a, b, c Clause 5, and Clause 6 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) All of the drugs mentioned in Clause 5 and Clause 6 of this Article shall be destroyed.
Article 41. Violations against regulations on drug export and import
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:
b) Importing drugs without certificates of free sale;
b) Importing a drug after it is banned in its home country;
c) Importing drugs with insufficient remaining shelf life when they arrive at Vietnam’s port without permission of the Minister of Health;
b) Failure to recall drugs with inadequate quality or safety at the request of competent authorities;
dd) Importing drug ingredients, finished drugs, vaccines, or biologicals under entrustment by an entity that does not have a certificate of eligibility for drug business.
2. A fine of from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND shall be imposed for import of drugs without acceptable quality and safety, or import of expired drugs.
3. Additional penalties:
The pharmaceutical practice certificate, the certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Points a, b, d Clause 1, and Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
The drugs or drug ingredients mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be re-exported or removed from Vietnam. Otherwise, they shall be destroyed.
Article 42. Violations against regulations drug preservation
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be incurred by any drug retailer that commits one of the following violations:
a) Retailing drugs that do not meet preservation conditions on their labels;
b) Failure to separate drugs from other products.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to comply with the regulations on good storage practice introduced by competent authorities;
b) Failure to comply with regulations on drug preservation during the preservation or transportation of drugs;
c) Failure to separate drugs from other products in the drugstore.
3. Additional penalties:
The pharmaceutical practice certificate, the certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Point a and Point b Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
All of the drugs without acceptable quality mentioned in Point a Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article shall be destroyed.
Article 43. Violations against regulations drug testing
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to follow the regulations on good laboratory practice in the drug testing facility;
b) Failure to comply with regulations on good testing practice.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Providing drug testing services without permission of the Minister of Health;
b) Falsifying analysis data;
c) Testing the drug samples other than the samples provided by the researching or manufacturing, which are written in the application for drug registration.
3. Additional penalties:
The certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Clause 2 of this Article.
Article 44. Violations against regulations drug packages and labels
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Changing the package without permission of competent authorities;
b) Selling drugs without intact packages or labels as described in the granted application.
2. A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be imposed for falsifying the information about expiration dates, indications, contraindications, dosage, and effects on the approved labels, or using labels that are not consistent with the granted application.
3. Additional penalties:
The certificate of eligibility for drug business of the drug seller or the license for drug and drug ingredient business in Vietnam of the drug distributor shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
Illegal drugs in Clause 2 of this Article shall be destroyed.
Article 45. Violations against regulations on addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors
1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for prescribing, dispensing, or using addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors against the law.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Selling or buying addictive drugs, psychotropic medicines, and drug precursors without a plan approved by a competent authority;
b) Preserving, providing addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors against the law;
c) Transporting, delivery, packaging addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors against the law.
d) Destroying addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors against the law;
dd) Failure to keep records of and retain sufficient documents about addictive drugs, psychotropic medicines, and drug precursors;
e) Exporting, importing addictive drugs, psychotropic medicines, and drug precursors without license granted by a competent authority and through an improper border checkpoint.
3. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND or from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be given to any retailer or wholesaler, respectively, that sells addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors to ineligible users or to a facility that does not have a certificate of eligibility to trade in addictive drugs, psychotropic drugs, and drug precursors.
4. Additional penalties:
The certificate of eligibility for drug business shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
5. Remedial measures:
The drugs mentioned in Point e Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be destroyed.
Article 46. Violations against regulations scientific research and clinical trials
1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for concealing information or providing insufficient or untruthful information about the clinical trial for the human test subjects (hereinafter referred to as participants), about the testing process and possible risks.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Providing personal information about participants without their consents;
b) Failure to report the progress or result of the clinical trial as prescribed by law;
c) Failure to comply with regulations on good clinical trial practice.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND:
a) Conducting a clinical trial without permission of the Minister of Health;
b) Changing the clinical trial outlines or documents that have been approved by the Minister of Health;
c) Using experimental drugs for other purposes;
d) Forcing other people to participate in the trial;
dd) Falsifying the clinical trial results.
4. Additional penalties:
The certificate of eligibility for drug business and the certificate of good clinical trial practice shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 47. Violations against regulations on drug price management
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Failure to declare or sufficiently declare drug prices as prescribed by law;
b) Failure to adjust the declared prices after a written opinion is given by a competent authority;
c) Selling drugs at a higher price than the declared one;
d) Failure to notify the correct prices that have been declared to customers;
dd) The hospital dispensary purchasing drugs at higher wholesaling prices than that in the declaration, or failing to declare drug prices as prescribed by law.
2. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be given to any hospital dispensary that sells more drugs at higher prices than the maximum rate of retail profit imposed by competent authorities.
3. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for buying drugs of which the difference between the successful bid and the cost price exceeds the maximum rate of retail profit imposed by competent authorities.
4. Remedial measures:
The difference mentioned in Point c Clause 1 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 48. Violations against regulations on cosmetic notification
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Failure to provide truthful information in the notification of cosmetic products.
b) Failure to notify the cosmetic products before they are release onto the market (applied to domestic cosmetic manufacturers or cosmetic importers).
2. Remedial measures:
A) The illegal cosmetics mentioned in Clause 1 of this Article shall be destroyed;
b) Competent authorities shall be requested to revoke the identification numbers of cosmetic notification in event of the violation mentioned in Point a Clause 1 of this Article.
Article 49. Violations against regulations on information about pharmacy, cosmetics, and medical equipment
1. A warning shall be given to any pharmaceutical sales representative (hereinafter referred to as drug rep) that does not wear a drug rep’s card while working.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Failure to send a notification to the Service of Health when the drug rep works in a province other than that on the drug rep’s card;
b) Holding a conference to introduce drugs before submitting an application for permission to hold the conference to a competent authority, or before the application is granted;
c) Holding a conference or event to introduce cosmetics that is inconsistent with the application granted by a competent authority;
d) Holding a conference or event to introduce cosmetics using expired contents; Holding a conference or event to introduce cosmetics before the application is granted;
dd) Failing to notify the Service of Health of changes in the time and location of the conference or event for cosmetic introduction, which has been approved by Services of Health;
e) The information about medical equipment is not consistent with the application, or the advertisement is not adjusted at the request of a competent authorities;
g) Holding a conference or event to introduce medical equipment before the application is granted by a competent authority.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Providing drug information that is not consistent with that registered with competent authorities; providing drug information before the application is granted; providing drug information according to an expired document; providing drug information before submitting the application for registration to a competent authority, unless the drug information is exempt from registration;
b) Providing information about the drugs that do not have registration numbers or that have expired registration number, except for the drug information exempt from registration and the conferences to introduce drugs to health officials;
c) Failure to monitor and report information about drugs, their harmful effects, new information the drugs, and deterioration in quality of the drugs to the Ministry of Health and National Drug Intelligence Center;
d) Providing inaccurate documents about drug information;
dd) Holding a conference to introduce cosmetics without a identification numbers of cosmetic notification is issued by a competent authority, or before the application for registration is submitted;
e) Declaring that the cosmetics have medicinal effects in a way that make consumers confuse them with drugs;
g) Deliberately concealing information or delaying notifying competent authorities and customers of the problems and side effects of medical equipment.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Providing obscure information about dietary supplements and products other than drugs in a way that make consumers confuse them with drugs;
b) Persuading physicians or patients into prescribing or using drugs by means of financial benefits;
c) Introducing drugs before obtaining a drug rep's card;
d) Failure to provide explanation and rectify illegal information at the request of competent authorities.
5. Remedial measures:
The illegal documents and instruments mentioned in Point b Clause 2, Points a, b, d, dd, and e Clause 3, and Point a Clause 4 of this Article shall be destroyed.
Article 50. Violations against regulations on cosmetics manufacturing
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Manufacturing cosmetics without adhering to Cosmetics Good Manufacturing Practice -ASEAN or equivalent practices accredited by ASEAN Cosmetic Committee;
b) Using banned ingredients to manufacture cosmetics, or exceeding the limits on the concentration of restricted substances, or manufacturing cosmetics without acceptable quality and safety;
c) Manufacturing cosmetics of which the formulae are not consistent with the application for notification.
2. Remedial measures:
a) The cosmetics mentioned in Point b and Point c Clause 1 of this Article shall be destroyed;
b) Competent authorities shall be requested to revoke the identification numbers of cosmetic notification in event of the violations mentioned in Point b and Point c Clause 1 of this Article.
Article 51. Violations against regulations on selling cosmetics
1. Any entity that commits one of the following violations shall incur a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the value of the illegal shipment is below 20,000,000 VND, or a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the value of the illegal shipment is 20,000,000 VND or more:
a) Selling cosmetics without intact packages;
b) Selling contraband cosmetics or cosmetics of unknown origins;
c) Selling expired cosmetics;
d) Selling cosmetics without a notification of cosmetic products;
dd) Selling cosmetics that contain banned substances or the concentration of the restricted substances contained therein exceeds the limits;
e) Selling cosmetics without acceptable quality or safety;
g) Selling the cosmetics that have been recalled by a competent authority;
2. Any entity in charge of launching products that commits one of the following violations shall incur a fine of from 15,000,000 VND to 30,000,000 VND:
A) Selling cosmetics of which the product information files (PIF) are not conformable with law;
b) Selling cosmetics without acceptable quality or safety;
c) Selling cosmetics without intact packages or selling cosmetics of unknown origins;
d) Selling expired cosmetics;
dd) Changing the contents after the cosmetic product is notified without approval by a competent authority; changing the name, address without changing the number of the Certificate of Business registration or certificate of investment; changing the name or address of the importer; changing the representative, changing the design of products;
e) Selling the cosmetics of which the recall is ordered by a competent authority.
3. Any entity in charge of launching products that commits one of the following violations shall incur a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Selling cosmetics that contain banned substances or the concentration of the restricted substances contained therein exceeds the limits;
b) Selling cosmetics without PIF as prescribed by law;
c) Selling cosmetics of which the formulae are not consistent with the granted application for notification;
d) Failure to recall cosmetics at the request of competent authorities.
4. Remedial measures:
a) All of the cosmetics mentioned in Clause 1, Points b, c, d, e Clause 2, Point a and Point c Clause 3 of this Article shall be destroyed;
b) Competent authorities shall be requested to revoke the identification numbers of cosmetic notification in event of the violations mentioned in Clause 3 of this Article.
Article 52. Violations against regulations on importing cosmetics
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for importing cosmetics without intact packages or of unknown origins.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Importing cosmetics that contain banned substances or the concentration of restricted substances contained therein exceeds the limits;
b) Importing a cosmetic after it is banned in its home country.
3. Remedial measures:
a) The cosmetics mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be destroyed.
b) Competent authorities shall be requested to revoke the identification numbers of cosmetic notification in event of the violations mentioned in Clause 2 of this Article.
Article 53. Violations against regulations on cosmetic labels
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 15,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Failure to declare or sufficiently declare drug prices as prescribed by law;
b) The origin or effects of products on the label are incorrect.
2. Remedial measures:
a) The cosmetics mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall be destroyed;
b) Competent authorities shall be requested to revoke the identification numbers of cosmetic notification in event of the violation mentioned in Point b Clause 1 of this Article.
Article 54. Violations against regulations on conditions for selling medical equipment
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Selling medical equipment without a Certificate of Business registration;
b) The infrastructure, equipment, or personnel serving the manufacture and sale of medical equipment are not conformable with law.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:
a) Selling medical equipment without a registration number, or import license issued by a competent authority, or a certificate of origin;
b) Selling medical equipment beyond the scope of the registered business.
3. Additional penalties:
The medical equipment mentioned in Point a Clause 2 of this Article shall be confiscated.
Article 55. Violations against regulations on manufacturing medical equipment
1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for the failure to notify the competent authority of the changes in the products, the manufacturing facility, and the person in charge of manufacturing.
2. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for avoiding mitigating the harm caused by faulty medical equipment.
3. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for manufacturing medical equipment while the certificate of registration or certificate of free sale (CFS) ahs expired, unless otherwise permitted by a competent authority.
4. Any of the following violations shall carry a fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND:
a) Manufacturing medical equipment without a certificate of eligibility for medical equipment manufacturing;
b) Manufacturing medical equipment for sale in the home market or for export without a certificate of registration or CFS;
c) Manufacturing medical equipment without conducting clinical trials or running the test on incorrect experimental products
5. Remedial measures:
The medical equipment mentioned in Clause 4 of this Article shall be destroyed or recycled.
Article 56. Violations against regulations on importing medical equipment
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:
a) Importing medical equipment that is banned in the home country, in Vietnam, or by WHO;
b) Importing medical equipment that does not undergo clinical trial as prescribed by law;
c) Failure to test the imported medical equipment that demands high precision;
d) Importing medical equipment that is defective, ineffective, or causing harmful side effects for humans;
dd) Importing used medical equipment for commercial purposes, except for those that are gifts.
2. Additional penalties:
a) The license to import medical equipment shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Clause 1 of this Article;
b) The medical equipment mentioned in Clause 1 of this Article shall be confiscated.
SECTION 4. VIOLATIONS PERTAINING TO HEALTH INSURANCE
Article 57. Violations against regulations on paying health insurance
1. A warning or a fine of from 50,000 VND to 100,000 VND shall be given to any individual liable for health insurance that fails to pay insurance.
2. A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND shall be given to any employer that fails pay compulsory health insurance for every employee liable for health insurance.
3. Any employer that fails to pay health insurance for every employee liable for health insurance shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if fewer than 10 employees are omitted;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND if 10 - 49 employees are omitted;
c) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if 50 - 99 employees are omitted;
d) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if 100 - 499 employees are omitted;
dd) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if 500 - 999 employees are omitted;
e) A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND 1,000 employees or more are omitted.
4. Any entity that fails to pay health insurance in full shall be liable to:
a) A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND if the arrears are below 5,000,000 VND;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the arrears are from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
c) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the arrears are from 10,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the arrears are from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the arrears are from 40,000,000 VND to below 60,000,000 VND;
e) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the arrears are from 60,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
g) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the arrears are from 80,000,000 VND to below 120,000,000 VND;
h) A fine of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND if the arrears are from 120,000,000 VND to below 160,000,000 VND;
i) A fine of from 25,000,000 VND to 35,000,000 VND if the arrears is 160,000,000 VND or more.
5. Remedial measures:
a) Any entity that commits the violation in Clause 1 of this Article must pay health insurance premium to the account of health insurance fund;
b) In event of the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
c) Any entity that commits the violations in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article must pay health insurance premium and any interest thereon to the account of health insurance fund.
Article 58. Violations against regulations on including external people in the payroll to obtain health insurance
1. Any organization that illegally obtains insurance for other people shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for every illegal health insurance card has not been used;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for every illegal health insurance card that has been used.
2. Every individual that obtains health insurance against the law shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the health insurance card is not used;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the health insurance card has been used;
3. Remedial measures:
a) The medical cost covered by health insurance according to Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article must be returned;
b) Competent authorities shall be requested to revoke the illegal health insurance cards mentioned in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article.
Article 59. Violations against regulations on incorrectly certify health insurance premium paid by policyholders
Any entity that incorrectly certifies the health insurance premium paid by policyholders shall be liable to:
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the incorrect amount is below 10,000,000 VND;
2. A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the incorrect amount is from 10,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
3. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the incorrect amount is from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
4. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the incorrect amount is from 40,000,000 VND to below 60,000,000 VND;
5. A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the incorrect amount is from 60,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
6. A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the incorrect amount is from 80,000,000 VND to below 100,000,000 VND;
7. A fine of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND if the incorrect amount is from 100,000,000 VND to below 120,000,000 VND;
8. A fine of from 25,000,000 VND to 35,000,000 VND if the incorrect amount is from 120,000,000 VND to below 150,000,000 VND;
9. A fine of from 35,000,000 VND to 45,000,000 VND if the incorrect amount is 150,000,000 VND or more.
Article 60. Violations against regulations on extracting government budget to pay health insurance premium
1. Any entity that improperly extracts government budget to pay health insurance premium but does not cause a loss to the health insurance fund and does not affect the benefits of policyholders shall be given a warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND.
2. Any entity that improperly extracts government budget to pay health insurance premium and causes a loss to the health insurance fund or affects the benefits of policyholders shall be liable to:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the incorrect amount is below 500,000,000 VND;
b) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the incorrect amount is from 500,000,000 VND to below 1,000,000,000 VND;
c) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the incorrect amount is from 1,000,000,000 VND to below 5,000,000,000 VND;
d) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the incorrect amount is 5,000,000,000 VND or more.
3. Remedial measures:
The illegal money mentioned in Clause 2 of this Article, including interest thereon, must be returned to the account of health insurance fund.
Article 61. Violations against regulations on extracting government budget to pay health insurance after the procedure is completed
1. Any entity that fails to extracts government budget to pay health insurance within 30 days after the procedure is completed but does not cause a loss to the health insurance fund and does not affect the benefits of policyholders shall be given a warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND.
2. Any entity that fails to extracts government budget to pay health insurance within 30 days after the procedure is completed but and causes a loss to the health insurance fund or affects the benefits of policyholders shall be liable to :
a) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the incorrect amount is below 500,000,000 VND;
b) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the incorrect amount from 500,000,000 VND to below 1,000,000,000 VND;
c) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the incorrect amount from 1,000,000,000 VND to below 10,000,000,000 VND;
A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the incorrect amount is 10,000,000,000 VND or more.
3. Remedial measures:
a) In event of the violations in Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) The deferred payment (if any) must be transferred to the health insurance account within 10 working days from the day on which the decision on penalties for the violations mentioned in Clause 2 of this Article is received.
Article 62. Violations against regulations on making and sending the list of health insurance policyholders (hereinafter referred to as policyholders)
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Making and sending the list of policyholders under one’s management behind schedule without affecting their benefits;
b) Making and sending an insufficient list of policyholders under one’s management behind schedule without affecting their benefits.
2. Any entity that makes and sends the list of policyholders behind schedule and affects their benefits shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 700,000 VND if the list is sent less than 10 working days behind schedule;
b) A fine of from 700,000 VND to 1,000,000 VND if the list is sent 10 working days or more behind schedule.
3. Any entity that makes and sends an insufficient list of policyholders that affects the benefits of policyholders shall be liable to:
a) A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND if fewer than 50 policyholders are omitted from the list;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if 50 - 99 policyholders are omitted from the list;
c) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if 100 - 499 policyholders are omitted from the list;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if 500 - 999 policyholders are omitted from the list;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if 1,000 policyholders or more are omitted from the list;
4. Remedial measures:
In event of the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 63. Violations against regulations on issuance, reissuance, and replacement of health insurance cards
1. A warning shall be given if the health insurance card is issued, reissued, or replaced less than 10 working days behind schedules.
2. If the health insurance card is issued more than 10 working days behind schedule, the issuer shall be liable to:
a) A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND if fewer than 50 cards are issued behind schedule;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if 50 - 99 cards are issued behind schedule;
c) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if 100 - 499 cards are issued behind schedule;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if 500 - 999 cards are issued behind schedule;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if 1,000 cards or more are issued behind schedule.
3. If the health insurance card is reissued or replaced more than 10 working days behind schedule, the issuer shall be liable to:
a) A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND if fewer than 50 cards are reissued or replaced behind schedule;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if 50 - 99 cards are reissued or replaced behind schedule;
c) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if 100 - 499 cards are reissued or replaced behind schedule;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if 500 - 999 cards are reissued or replaced behind schedule;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if 1,000 cards or more are reissued or replaced behind schedule.
4. Remedial measures:
In event of the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 64. Violations against regulations on issuance health insurance cards
1. If the health insurance card is issued to an ineligible person, the issuer shall be liable to:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND the card has not been used for medical examination and treatment;
b) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the card has not been used for medical examination and treatment.
2. If the benefits of the policyholder on the health insurance card are incorrect, the issuer shall be liable to:
a) A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND the card has not been used for medical examination and treatment;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the card has not been used for medical examination and treatment.
3. If the expiry date on the health insurance card is incorrect, the issuer shall be liable to:
a) A fine of from 300,000 VND to 500,000 VND the card has not been used for medical examination and treatment;
b) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the card has not been used for medical examination and treatment.
4. Remedial measures:
a) The medical cost covered by health insurance according to Point b Clause 1 of this Article must be returned to health insurance fund;
b) In event of the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
c) The medical cost covered by health insurance according to Clause 2 of this Article must be returned to health insurance fund;
d) The medical cost covered by health insurance after the expiry date of the health insurance card according to Clause 3 of this Article must be returned to the health insurance fund;
dd) Competent authorities shall be requested to revoke the health insurance cards mentioned in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 65. Violations against other regulations on using health insurance cards during medical examination and treatment
1. Any entity that falsifies the health insurance card shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the act has not caused a loss to health insurance fund;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the act has caused a loss to health insurance fund.
2. Any individual that lends or borrows the health insurance card shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the act has not caused a loss to health insurance fund;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the act has caused a loss to health insurance fund.
3. Remedial measures:
a) The medical cost covered by health insurance according to Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article must be returned to health insurance fund;
b) The user of the health insurance card mentioned in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article must repay the medical cost covered by health insurance to the health insurance fund;
c) Competent authorities shall be requested to revoke the health insurance cards mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 66. Making fictitious medical records or giving fictitious prescriptions without actual patients
1. Any entity that makes a fictitious medical record or gives a fictitious prescription that is assessed at below 1,000,000 VND and does not constitute a criminal offense shall be given a warning
2. Any entity that makes a fictitious medical record or gives a fictitious prescription that does not constitute a criminal offense shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000 VND to below 2,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at from 2,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
c) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
d) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 10,000,000 VND to below 15,000,000 VND;
dd) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the violation is assessed at from 15,000,000 VND to below 25,000,000 VND;
e) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 25,000,000 VND to below 50,000,000 VND;
g) A fine of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND if the violation is assessed at from 50,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
h) A fine of from 25,000,000 VND to 30,000,000 VND if the violation is assessed at 80,000,000 VND or more.
3. Remedial measures:
The illegal money mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be returned to the health insurance fund.
Article 67. Violations against regulations on management of drugs, medical supplies, technical services, sickbed costs, and other costs of medical examination and treatment covered by health insurance
1. The following violations shall face a warning or a fine of from 50,000 VND to 100,000 VND if the loss incurred by the health insurance fund is less than 1,000,000 VND:
a) Overstating the quantities of drugs, medical supplies, technical services, and other services that are not used by the patients;
b) Providing inadequate drugs, substances, medical supplies, or technical services during the medical examination and treatment covered by health insurance.
2. Any entity that overstates the quantities of drugs, medical supplies, technical services, and other services that are not used by the patients shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the overstated value is from 1,000,000 VND to below 2,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the overstated value is from 2,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
c) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the overstated value is from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
d) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the overstated value is from 10,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
dd) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND the overstated value is from 20,000,000 VND to below 30,000,000 VND;
e) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the overstated value is from 30,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
g) A fine of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND if the overstated value is from 40,000,000 VND to below 50,000,000 VND;
h) A fine of from 25,000,000 VND to 30,000,000 VND if the overstated value is from 50,000,000 VND to below 60,000,000 VND;
i) A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND if the overstated value is from 60,000,000 VND or more.
3. Any entity that provides inadequate drugs, substances, medical supplies, or technical services during the medical examination and treatment covered by health insurance shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at from 10,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
c) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
d) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 40,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
dd) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 80,000,000 VND to below 120,000,000 VND;
e) A fine of from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at from 120,000,000 VND to below 160,000,000 VND;
g) A fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND if the violation is assessed at 160,000,000 VND or more.
4. Remedial measures:
a) The illegal money mentioned in Point a Clause 1 and Clause 2 of this Article must be returned to the health insurance fund;
b) In event of the violations in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 68. Infringements of the benefits of policyholders
1. A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed if the benefits infringed upon are assessed at below 1,000,000 VND.
2. Any entity that infringes upon the benefits of the policyholders shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the benefits infringed upon are assessed at from 1,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the benefits infringed upon are assessed at from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
c) A fine of from 2,000,000 VND to 3,000,000 VND if the benefits infringed upon are assessed at from 10,000,000 VND to below 15,000,000 VND;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 4,000,000 VND if the benefits infringed upon are assessed at from 15,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
dd) A fine of from 4,000,000 VND to 5,000,000 VND if the benefits infringed upon are assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
e) A fine of from 5,000,000 VND to 6,000,000 VND if the benefits infringed upon are assessed at 40,000,000 VND or more.
3. Remedial measures:
a) In event of the violations in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) The loss incurred by the health insurance fund must be reimbursed in event of the violations mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 69. Violations against other regulations on payment for medical cost covered by health insurance
1. Any entity that fixes incorrect prices, writes incorrect categories, units, or names of the services in the invoices for medical services covered by health insurance shall be given a warning or liable to a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND if the violation is assessed at below 1,000,000 VND.
2. Any entity that fixes incorrect prices, writes incorrect categories, units, or names of the services in the invoices for medical services covered by health insurance shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
c) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 10,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
d) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
dd) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 40,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
e) A fine of from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at from 80,000,000 VND to below 120,000,000 VND;
g) A fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND if the violation is assessed at 120,000,000 VND or more.
3. Remedial measures:
a) The illegal money mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be returned to the health insurance fund;
b) In event of the violations in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 70. Violations against regulations on verification of health insurance card
1. A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be given to any entity that commits one of the following violations without affecting the policyholders’ benefits, the medical facility, and the health insurance fund:
a) Failure to verify health insurance in a transparent manner;
b) Obstruction to health insurance verification.
2. Any entity that fails to verify health insurance in a transparent manner or obstructs the verification of health insurance and affects the policyholders’ benefits, the medical facility, or the health insurance fund shall be liable to a fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND.
3. Remedial measures:
a) The illegal money (if any) must be returned to the medical facility in event of the violation in Clause 2 of this Article;
b) In event of the violations in Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 71. Violations against other regulations on health insurance contracts
1. A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be given to any entity that commits one of the following violations without affecting the benefits of the policyholder, the medical facility, and the health insurance fund:
a) Unilaterally terminating the health insurance contract;
b) Signing a health insurance contract with illegal contents;
c) Signing a health insurance contract beyond one’s competence.
2. Any entity that unilaterally terminates the health insurance contract in a way that infringes upon the benefits of policyholder, the medical facility, or the health insurance fund shall be liable to:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at below 50,000,000 VND;
b) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 50,000,000 VND to below 100,000,000 VND;
c) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the violation is assessed at from 100,000,000 VND to below 500,000,000 VND;
d) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 500,000,000 VND to below 1,000,000,000 VND;
dd) A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000,000 VND to below 5,000,000,000 VND;
e) A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at 5,000,000,000 VND or more.
3. Any entity that signs a health insurance contract with illegal contents or beyond its competence in a way that infringes upon the benefits of the policyholders, the medical facility, or the health insurance fund shall be liable to:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at below 50,000,000 VND;
b) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 50,000,000 VND to below 100,000,000 VND;
c) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the violation is assessed at from 100,000,000 VND to below 500,000,000 VND;
d) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 500,000,000 VND to below 1,000,000,000 VND;
dd) A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000,000 VND to below 5,000,000,000 VND;
e) A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at 5,000,000,000 VND or more.
4. Remedial measures:
a) Any loss incurred by the health insurance fund or the medical facility must be reimbursed in event of the violation in Clause 2 of this Article;
b) Any loss incurred by policyholders must be reimbursed in event of the violations in Clause 2 of this Article. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
c) The illegal money (if any) must be returned to the health insurance fund in event of the violation mentioned in Clause 3 of this Article;
d) Any loss incurred by the medical facility must be reimbursed in event of the violation in Clause 3 of this Article;
dd) In event of the violations in Clause 3 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 72. Violations against other regulations on advance payment and payment for medical cost covered by health insurance
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Making illegal advance payment or payment that is below 20,000,000 VND for the medical cost covered by health insurance to medical facilities;
b) Making advance payment or payment for the medical cost covered by health insurance to medical facilities behind schedule without affecting the benefits of such medical facilities and the policyholders.
2. The illegal advance payment or payment the medical cost covered by health insurance shall carry:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the illegal payment is from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
b) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the illegal payment is from 40,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
c) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the illegal payment is from 80,000,000 VND to below 100,000,000 VND;
d) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the illegal payment is from 100,000,000 VND to below 500,000,000 VND;
dd) A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND if the illegal payment is 500,000,000 VND or more.
3. Late advance payment or payment for the medical cost covered by health insurance shall carry:
a) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the payment made less than 30 days behind schedule;
b) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the payment made ≥ 30 days behind schedule.
4. Remedial measures:
a) Any loss incurred by the medical facility in event of the violation in Point a Clause 1 and Clause 2 of this Article must be reimbursed;
b) The policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid in event of the violations in Clause 3 of this Article. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 73. Violations against regulations on using the health insurance fund
1. Any entity that uses the health insurance fund against the law shall be liable to:
a) A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at below 50,000,000 VND;
b) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 50,000,000 VND to below 100,000,000 VND;
c) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 100,000,000 VND to below 500,000,000 VND;
d) A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND if the violation is assessed at from 500,000,000 VND to below 1,000,000,000 VND;
dd) A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at 1,000,000,000 VND or more.
2. Remedial measures:
The illegal money (if any) must be returned to the health insurance fund in event of the violation mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 74. Offering benefits inconsistent with the health insurance card
1. Any entity that offers benefits inconsistent with the health insurance card shall be given a warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND if the violation is assessed at below 1,000,000 VND.
2. Any entity that offers benefits inconsistent with the health insurance card shall be liable to:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
c) A fine of from 2,000,000 VND to 3,000,000 VND if the violation is assessed at from 10,000,000 VND to below 15,000,000 VND;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 4,000,000 VND if the violation is assessed at from 15,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
Dd) A fine of from 4,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
e) A fine of from 5,000,000 VND to 6,000,000 VND if the violation is assessed at 40,000,000 VND or more.
3. Remedial measures:
a) In event of the violations in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) Any loss incurred by the medical facility must be reimbursed in event of the violation in Clause 1 or Clause 2 of this Article;
c) The illegal money (if any) must be returned to the health insurance fund in event of the violations mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article;
Article 75. Violations against regulations on health insurance reporting
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for the failure to report health insurance on schedule, failure to provide data or to provide accurate data for competent authorities that does not affect the administration and provision of health insurance.
2. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for the failure to report health insurance on schedule, failure to provide data or to provide accurate data for competent authorities that affects the administration and provision of health insurance.
Article 76. Improper provision of information about policyholders and health insurance fund used at medical facilities
1. A fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed for the failure to provide information or to provide correct information about policyholders and health insurance fund used at the medical facility that does not cause a loss for the health insurance fund.
2. The failure to provide information or to provide correct information about policyholders and health insurance fund used at the medical facility that causes a loss for the health insurance fund shall carry:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at below 50,000,000 VND;
b) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 50,000,000 VND to below 100,000,000 VND;
c) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 100,000,000 VND to below 200,000,000 VND;
d) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at 200,000,000 VND or more.
Article 77. Improper provision of information about provision of benefits for patients at medical facilities or direct payment to policyholders
1. A fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed for the failure to provide information or to provide sufficient and correct information about provision of benefits for patients at medical facilities or direct payment to policyholders that does not affect the policyholders’ benefits.
2. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for the failure to provide information or to provide sufficient and correct information about provision of benefits for patients at medical facilities or direct payment to policyholders that affects the policyholders’ benefits.
3. Remedial measures:
In event of the violations in Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
Article 78. Late submission of statement of medical cost covered by health insurance
1. A warning or a fine of from 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed if the statement of medical cost covered by health insurance is submitted less than 05 working days behind schedule.
2. The late submission of the statement of medical cost covered by health insurance shall carry:
a) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if it is 05 - 19 working days behind schedule;
b) A fine of from 5,000,000 VND to 7,000,000 VND if it is 20 working days behind schedule or more.
Article 79. Violations against regulations on health insurance
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Obstruction of the medical examination and treatment covered by health insurance that does not affect the benefits of the policyholders or the medical facility;
b) Failure to comply with regulations of competent authorities that does not affect the benefits of the policyholders or the medical facility;
c) Abuse of covered medical services such as excessive use of drugs, substances, supplies, and medical services that causes a loss of below 1,000,000 VND for the policyholders, the health insurance fund, and the medical facility
2. The obstruction of the medical examination and treatment covered by health insurance that affects the benefits of the policyholders or the medical facility shall carry:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
c) A fine of from 2,000,000 VND to 3,000,000 VND if the violation is assessed at from 10,000,000 VND to below 15,000,000 VND;
d) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 15,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
dd) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
e) A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND if the violation is assessed at 40,000,000 VND or more.
3. The failure to comply with regulations of competent authorities that affects the benefits of the policyholders, the medical facility, or the health insurance fund shall carry:
a) A fine of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at below 20,000,000 VND;
b) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
C) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 40,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
d) A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND if the violation is assessed at from 80,000,000 VND to below 160,000,000 VND;
dd) A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at 160,000,000 VND or more.
4. The abuse of covered medical services such as excessive use of drugs, substances, supplies, and medical services that affects the benefits the policyholders, the health insurance fund, or the medical facility shall carry:
a) A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND if the violation is assessed at from 1,000,000 VND to below 5,000,000 VND;
b) A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the violation is assessed at from 5,000,000 VND to below 10,000,000 VND;
c) A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation is assessed at from 10,000,000 VND to below 20,000,000 VND;
d) A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND if the violation is assessed at from 20,000,000 VND to below 40,000,000 VND;
dd) A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND if the violation is assessed at from 40,000,000 VND to below 60,000,000 VND;
e) A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND if the violation is assessed at from 60,000,000 VND to below 80,000,000 VND;
g) A fine of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND if the violation is assessed at 80,000,000 VND or more.
5. Remedial measures:
a) In event of the violations in Clause 2 of this Article, the policyholders must be reimbursed for the medical cost covered by health insurance they have paid. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) Any loss incurred by the medical facility must be reimbursed in event of the violations mentioned in Point c Clause 1 and Clause 2 of this Article;
c) Any loss incurred by any organization or individual must be reimbursed in event of the violation in Clause 3 of this Article. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
d) Any loss incurred by policyholders must be reimbursed in event of the violations mentioned in Point c Clause 1 and Clause 4 of this Article. Such amounts shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
dd) The illegal money mentioned (if any) must be returned to the health insurance fund in event of the violations mentioned in Point c Clause 1 and Clause 4 of this Article.
SECTION 5. VIOLATIONS PERTAINING TO POPULATION
Article 80. Violations against regulations on dissemination of information about population
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 200,000 VND to 500,000 VND:
a) Verbally or physically obstructing the dissemination of information and counseling on birth control;
b) Taking advantages of faiths, religions, and archaic traditions to obstruct the education and counseling about birth control.
2. The dissemination of information that contravenes the state policies and laws on population shall receive a warning or carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND.
3. Additional penalties:
The violations mentioned in Clause 2 of this Article are punishable by confiscation of the illegal instruments.
4. Remedial measures:
a) The documents that contravene the state policies and laws on population mentioned in Clause 2 of this Article shall be destroyed;
b) The false information about state policies and laws on population mentioned in Clause 2 of this Article must be rectified.
Article 81. Violations against regulations on spreading instructions about sex selection
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Spreading instructions on sex selection;
b) Offering instructions on sex selection.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Selling, renting out, dispensing, or posting on the Internet the publications that contain instructions on sex selection;
b) Posting or broadcasting instructions on sex selection.
3. The publishing of publications that contain instructions on sex selection shall incur a fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND.
4. Additional penalties:
All illegal items mentioned in Point a Clause 2 of this Article shall be confiscated.
5. Remedial measures:
a) The documents and items used for spreading the instructions on sex selection mentioned in Point a Clause 1 and Clause 3 of this Article shall be destroyed;
b) The instructions on sex selection mentioned in Point a Clause 2 of this Article must be removed.
Article 82. Telling baby’s sex
1. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed telling the baby’s sex by means of fortune-telling.
2. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed telling the baby’s sex by means of ultrasound or medical test, unless otherwise prescribed by law.
3. Additional penalties:
The violation mentioned in Clause 2 of this Article shall lead to a suspension of the practising certificate and practising certificate for 01 - 03 months.
Article 83. Violations against regulations on sex selection
1. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed for intimidating a person into selecting the baby’s sex.
2. A fine of from 7,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for the use of force to make a person select the baby’s sex.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND:
a) Prescribing drugs for selecting baby’s sex;
b) Providing drugs for selecting baby’s sex;
c) Researching methods for sex selection, unless otherwise permitted by law.
4. Additional penalties:
a) The illegal items mentioned in Clause 3 of this Article shall be confiscated;
b) The medical operation or research shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violations mentioned in Point a and Point c Clause 3 of this Article;
c) The drug business shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violation mentioned in Point b Clause 3 of this Article.
Article 84. Sex-selective abortion
1. Any person that voluntarily decides to have an abortion because of the baby’s sex shall be liable to a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND.
2. Any person that persuades another person into abortion because of the baby’s sex shall be liable to a fine of from 5,000,000 VND to 7,000,000 VND.
3. Any person that intimidates another person into abortion because of the baby’s sex shall be liable to a fine of from 7,000,000 VND to 10,000,000 VND.
4. The use of force to compel another person into abortion because of the baby’s sex shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 12,000,000 VND.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 12,000,000 VND to 15,000,000 VND:
a) Providing substances or drugs to abort a child in the knowledge that the abortion is sex-selective;
b) Prescribing substances, drugs, or other measures to abort a child in the knowledge that the abortion is sex-selective.
6. Any person that performs an abortion in the knowledge that the abortion is sex-selective shall be liable to a fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND.
7. Additional penalties:
a) The items serving the commitment of the violation mentioned in Point a Clause 5 of this Article shall be confiscated;
b) The operating license or practising certificate shall be suspended for 03 - 06 months in event of the violation mentioned in Point b Clause 5 of this Article;
c) The operating license or practising certificate shall be suspended for 06 - 12 months in event of the violation mentioned in Clause 6 of this Article;
d) The drug business shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violation mentioned in Point a Clause 5 of this Article.
Article 85. Obstruction or enforcement of birth control
1. Any of the following violations shall carry a warning or fine of from 100,000 VND to 300,000 VND:
a) Failure to provide complementary birth control instruments for eligible individuals as prescribed by law;
b) Verbally or physically offending the people to that practice birth control or the people that have only boys or only girls.
2. A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for intimidating another person into using contraception.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Intimidating another person into using or stopping using contraception;
b) Intimidating another person to conceive or give birth while the person has only boys or only girls;
4. A fine of from 5,000,000 VND to 7,000,000 VND shall be imposed for the use of force to compel another person to use contraception.
5. Any of the following violations shall carry a fine of from 7,000,000 VND to 10,000,000 VND:
a) Inserting intrauterine devices, injecting or implanting contraceptives without the user’s consent;
b) Using force to compel another person to not use contraception or to stop using contraception;
c) Using force to compel another person to conceive or give birth while the person has only boys or only girls.
6. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for sterilizing a person without the person’s consent.
7. Additional penalties:
The practising certificate shall be suspended for 01 - 03 months in event of the violation mentioned in Clause 6 of this Article.
8. Remedial measures:
The inserted intrauterine devices or implanted contraceptives mentioned in Point a Clause 5 of this Article must be removed.
Article 86. Violations against regulations on selling contraceptives
1. A fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND shall be given to any entity that sells contraceptives that are required by competent authorities to be provided free of charge.
2. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be given to any entity that sells contraceptives at higher prices than those fixed by competent authorities.
3. Additional penalties:
The illegal items serving the commitment of the violation mentioned in Clause 1 of this Article shall be confiscated.
4. Remedial measures:
a) The illegal money mentioned in Clause 1 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable;
b) The difference mentioned in Clause 2 of this Article must be returned. Such amount shall be transferred to government budget if the recipients are not identifiable.
SECTION 6. OTHER ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST MEDICINE LAWS
Article 87. Violations against regulations on promoting breastfeeding
1. A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be given to any entity that publishes documents about breastfeeding promotion that fails to include one of the following contents:
a) Benefits and excellence of breastfeeding, the assertion that breast-milk is the best food for the health and comprehensive development of children; the antibacterial elements, especially antibodies contained only in breast-milk that protect children from diarrhoea, Respiratory tract infection and other infections;
b) Instructions on exclusive breastfeeding for the first six months of life, keeping feeding the child with breast-milk until 24 months of age or longer, and starting to feed the child with appropriate food form 06 months of age;
c) Disadvantages of feeding the child with other foods instead of breast-milk such as: high prices, time-consuming, and risk of infection due to improper preparation of milk;
d) Negative effects of bottle-feeding, sucking artificial teats, or eating supplementary foods before 06 months of age;
dd) Instructions on convenient, safe, and nutritious methods for preparing, preserving, and using supplementary foods for children from existing foods;
e) Appropriate diets for maintaining mother’s milk supply.
2. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be given to any entity that publishes documents about breastfeeding promotion that contain:
a) Pictures or words encouraging feeding children with dairy products other than breast-milk, bottle-feeding, or disapproval of breastfeeding;
b) Statements that breast-milk substitutes are equivalent to or better than breast-milk;
c) Names of symbols of breast-milk substitutes or artificial teats.
Article 88. Violations against regulations on selling and using dietary products for small children
1. Any of the following violations shall carry a fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND:
a) Failure to provide accurate information and instructions on proper use of dietary products for small children for physicians, health workers, and consumers;
b) Requesting employees to approach and encourage mothers, pregnant women or their families, whether inside or outside medical facilities, to use breast-milk substitutes.
2. Any of the following violations shall carry a fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND:
a) Giving breast-milk substitutes as gifts; provide benefits in kind or other items that bear the name or symbol of a breast-milk substitute for physicians, health workers or medical facilities;
b) Introduction of breast-milk substitutes in the form of scholarships, sponsorships for scientific research, financial support for training, conventions, conferences, courses, concerts, counseling services by phone, or other forms.
3. Any of the following violations shall carry a fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND:
a) Displaying breast-milk substitutes and foods for children under 06 months of age at medical facilities;
b) Running sales promotions of breast-milk substitutes such as giving samples, vouchers, prizes, gifts, credits, discounts, or any other pictures for retailing.
ENTITLEMENTS TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST MEDICINE LAWS
Article 89. Entitlements of Presidents of the People’s Committees to impose penalties
1. Presidents of the People’s Committees of communes are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 3,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 5,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention, health insurance, medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
b) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Point a, Point c, and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.
2. Presidents of the People’s Committees of districts are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 15,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 25,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention; up to 37,500,000 VND for every violation pertaining to health insurance; up to 50,000,000 VND for every violation pertaining to medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Suspend the practising certificate or license;
d) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, e, h, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations and the those in Article 3 of this Decree.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 30,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 50,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention; up to 75,000,000 VND for every violation pertaining to health insurance; up to 100,000,000 VND for every violation pertaining to medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 3 of this Article.
Article 90. Entitlements of health inspectors to impose penalties
1. Inspectors on duty and the persons assigned to carry out inspections are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 300,000 VND for every violation pertaining to population; up to 500,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention, health insurance, medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Point a, Point c, and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.
2. Chief inspectors of Services of Health and Directors of Sub-departments of Population and Birth Control affiliated to Services of Health are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 15,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 25,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention; up to 37,500,000 VND for every violation pertaining to health insurance; up to 50,000,000 VND for every violation pertaining to medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 3 of this Article.
3. Chief inspectors of Ministries, the Director of the Department of Population and Birth Control, the Director of the Drug administration of Vietnam, the Director of Medical Examination and Treatment Administration, and the Director of Medical Setting Management Administration, the Director of Defensive medicine Administration are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 30,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 50,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention; up to 75,000,000 VND for every violation pertaining to health insurance; up to 100,000,000 VND for every violation pertaining to medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 3 of this Article.
4. Chiefs of inspectorates of Ministries are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 21,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 35,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, HIV/AIDS prevention; up to 52,500,000 VND for every violation pertaining to health insurance; up to 70,000,000 VND for every violation pertaining to medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 3 of this Article.
5. The entitlements of the chiefs of inspectorates of Services of Health and chiefs of inspectorates of other authorities appointed to carry out inspections are similar to those in Clause 2 of this Article.
Article 91. Entitlements of market surveillance officers to impose penalties
1. Market surveillance officers are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 500,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment.
2. Market surveillance team leaders are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 25,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
d) Take the remedial measures mentioned in Points a, dd, e, h, and I Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations and the those in Article 3 of this Decree.
3. Directors of Sub-departments of Market Surveillance affiliated to Services of Industry and Trade, chiefs of Anti-smuggling Department, Anti-counterfeits Department, and Goods Quality Control Department affiliated to Market Surveillance Agency are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 50,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine, medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
d) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 3 of this Article.
4. The Director of Market Surveillance Agency is entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 25,000,000 VND for every violation pertaining to defensive medicine; up to 100,000,000 VND for every violation pertaining to medical examination, medical treatment, pharmaceuticals, cosmetics, and medical equipment;
c) Confiscate illegal items;
d) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 3 of this Article.
Article 92. Entitlements of police officers to impose penalties
1. Police officers on duty are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 300,000 VND for every violation pertaining to population; up to 500,000 VND for every violation pertaining to prevention of harmful effects of tobacco.
2. The officers senior to the persons mentioned in Clause 1 of this Article are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 900,000 VND for every violation pertaining to population; up to 1.500,000 VND for every violation pertaining to prevention of harmful effects of tobacco.
3. Chiefs of police departments of communes are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 1,500,000 VND for every violation pertaining to population; up to 2.500,000 VND for every violation pertaining to prevention of harmful effects of tobacco.
c) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
d) Take the remedial measures mentioned in Point a, Point c, and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.
4. Chiefs of police departments of districts, chiefs of police divisions in charge of social orders, chiefs of police divisions in charge of investigation into corruption financial crimes are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 6,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 10,000,000 VND for every violation pertaining to prevention of harmful effects of tobacco;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Points, a, c, dd Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations and the those in Article 3 of this Decree.
5. Chiefs of police departments of provinces are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 15,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 25,000,000 VND for every violation pertaining to prevention of harmful effects of tobacco;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items the value of which does not exceed the rate of fine mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Points, a, c, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations and the those in Article 3 of this Decree.
e) Expel foreign offenders in accordance with the laws on expulsion.
6. Chiefs of the police department in charge of social orders and the police department in charge of investigation into corruption and financial crimes are entitled to:
a) Give warning;
b) Impose a fine of up to 30,000,000 VND for every violation pertaining to population; up to 50,000,000 VND for every violation pertaining to prevention of harmful effects of tobacco;
c) Suspend the practising certificate or license, or suspend the operation;
d) Confiscate illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Points, a, c, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations and the those in Article 3 of this Decree.
Article 93. Entitlements of other bodies to impose penalties
1. The Border guard, the Coastguard, customs authorities, tax authorities, the Director of Vietnam Chemicals Agency, inspectors of the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Transport, the Ministry of Finance, and other bodies are entitled to impose penalties for the violations under their management in accordance with the Law on Penalties for administrative violations.
2. The entitlements to impose administrative penalties and take remedial measures shall be determined in accordance with Article 52 of the Law on Penalties for administrative violations.
Article 94. Entitlements to make records on administrative violations
The persons entitled to make records on administrative violations against medical laws include:
1. The person entitled to impose penalties.
2. Officials and civil servants working in health bodies and social insurance who discover administrative violations.
1. This Decree takes effect on December 31, 2013.
2. The Government's Decree No. 45/2005/ND-CP dated April 06, 2005 on penalties for administrative violations against medical laws; the Government's Decree No. 114/2006/ND-CP dated October 03, 2006 on penalties for administrative violations pertaining to population and children; the Government's Decree No. 69/2011/ND-CP dated August 08, 2011 on penalties for administrative violations pertaining to defensive medicine, medical setting, and HIV/AIDS prevention; the Government's Decree No. 92/2011/ND-CP dated October 17, 2011 on penalties for administrative violations pertaining to health insurance; the Government's Decree No. 93/2011/ND-CP dated October 18, 2011 on penalties for administrative violations pertaining to drugs, cosmetics, and medical equipment; and the Government's Decree No. 96/2011/ND-CP dated October 21, 2011 on penalties for administrative violations pertaining to medical examination and treatment are abolished from the effective date of this Decree.
Article 96. Transitional provision
The administrative violations against medical laws that are committed before the this Circular takes effect and discovered afterwards, the regulations that are more favorable to the offenders shall apply.
Article 97. Responsibility for instructions and implementation
1. The Minister of Health is responsible for providing instructions, organize and inspect the implementation of this Decree.
2. Other Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees, and relevant entities are responsible for the implementation of this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực