Nghị định 79/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược
Số hiệu: | 79/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 07/09/2006 |
Ngày công báo: | 23/08/2006 | Số công báo: | Từ số 65 đến số 66 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DƯỢC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược về:
a) Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược;
b) Quản lý nhà nước về giá thuốc;
c) Điều kiện kinh doanh thuốc;
d) Quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt;
đ) Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc của Nhà nước và giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc;
e) Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về dược.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dượctại Việt Nam.
Trong Nghị định này các từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở dược hợp pháp là cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dược được thành lập theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh thuốc;
b) Bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Các trường đào tạo cán bộ dược;
d) Các viện nghiên cứu dược, viện và trung tâm kiểm nghiệm về thuốc;
đ)Cơ quan quản lý nhà nước về dược;
e) Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam;
g) Các cơ sở dược khác theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết giá thuốc là việc công khai giá bán thuốc bằng cách in, dán,ghi giá bán lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khácđược đặt, để, treo, dántại nơi bán, cung ứng thuốc theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
1. Cơ sở sản xuất thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
a) Doanh nghiệp sản xuất thuốc;
b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
2. Cơ sở bán buôn thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
a) Doanh nghiệp bán buôn thuốc;
b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể bán buôn dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu;
c) Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Dược.
4. Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.
5. Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
6. Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
Các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư về vốn, đất đai, thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:
1. Các dự án nhằm phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn:
a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Dược;
b) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, phân phối thuốc, thử nghiệm lâm sàng thuốc, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu.
2. Các dự án nhằm phát triển nguồn dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu:
a) Dự án nuôi trồng dược liệu, khai thác dược liệu thiên nhiên, lưu giữ và phát triển nguồn gen dược liệu;
b) Dự án nghiên cứu, chứng minh cơ sở khoa học và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm của các bài thuốc đông y; khảo sát, thống kê các loại dược liệu làm thuốc; sưu tầm, kế thừa, phổ biến và ứng dụng hợp lýcác bài thuốc đông y; tìm kiếm, khai thác sử dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu.
1. Các đối tượng thuộc diện chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng giá thuốc không cao hơn giá thuốc bán tại thị xã miền núi, được miễn, giảm hoặc được trợ cấp tiền thuốc và các chế độ, chính sách hỗ trợ về thuốc khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chínhcăn cứ vào yêu cầu và chủ trương hỗ trợ về thuốc trong từng thời kỳ, nghiên cứu sửa đổi,bổ sungcác hình thức, chế độ, chính sách hỗ trợ về thuốc quy định tại khoản 1 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Y tế xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc trong cả nước, đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa để bảo đảm đủ thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm quy định việc kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tác dụng có hại của thuốc.
2. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả trong cộng đồng.
3.Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và theo dõi việc triển khai thực hiện các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; tăng cường thông tin, tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh thuốc trong phạm viđịa bàn quản lý.
1. Nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc: các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá thuốctheo quy định của pháp luật về dược và các văn bản pháp luật khác có liên quan; sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
2. Thuốc được quản lý giá theo quy định tại Nghị định này là các thuốc thành phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
3. Các cơ sở kinh doanh thuốc phải thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, niêm yết giá thuốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá kê khai, niêm yết và giá bán thuốc theo quy định tại Luật Dược, Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Các loại giá thuốc gồm có:
a) Giá nhập khẩu là giá đã bao gồm giá trị thuốc tính theo giá của nước xuất khẩu, chi phí bảo hiểm, cước phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến cảng Việt Nam (gọi tắt là giá CIF) và không bao gồm thuế nhập khẩu (nếu có);
b) Giá bán buôn là giá bán thuốc giữa các cơ sở kinh doanh thuốc với nhau; giữa cơ sở kinh doanh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Giá bán lẻ là giá thuốc bán trực tiếp cho người sử dụng tại các cơ sở bán lẻ;
d) Giá bán lẻ dự kiến là giá thuốc của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu dự kiến bán trực tiếp cho người sử dụng.
2. Giá thuốc kê khai, niêm yết theo đồng tiền Việt Nam và được tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất.
1. Khi nộp hồ sơ đăng ký thuốc, tuỳ theo hình thức kinh doanh bán buôn,bán lẻ đối với từng mặt hàng, cơ sở sản xuất thuốc phải kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến tại Việt Nam, giá nhập khẩu (nếu là thuốc nhập khẩu).Trường hợp cơ sở sản xuất không đứng tên đăng ký thuốc thì cơ sở đăng ký thuốc phải kê khai giá thuốc theo đúng quy định.
2. Khi nộp hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, tuỳ theo hình thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ đối với từng mặt hàng, cơ sở nhập khẩu thuốc phải kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến tại Việt Nam.
3. Trong quá trình kinh doanh thuốc, cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc không được bán với giá cao hơn giá đã kê khai. Trường hợp bán thuốc với giá cao hơn mức đã kê khai, phải thực hiện việc kê khai lại và giải trình lý do với cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc trước khi thực hiện việc áp dụng giá mới. Trường hợp bán thuốcvới giá thấp hơn mứcđã kê khai thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chống bán phá giá.
4. Giá thuốc tại thời điểm kê khai và kê khai lại không được cao hơn giá tương ứng của thuốc cùng loại tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam tại cùng thời điểm. Các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam là các nước có các chỉ số thống kê sau đây tương tự Việt Nam:
a) Thu nhập quốc dân bình quân đầu người/năm;
b) Sức mua tương đương bình quân đầu người/năm;
c) Mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ và cung ứng thuốc cho nhân dân.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan công bốcụ thể danh sách các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có trách nhiệm cập nhật, thông báo công khai giá thuốc do các cơ sở kinh doanh thuốc kê khai trên trang thông tin điện tử của ngành, tạp chí chuyên ngành, các phương tiện thông tin đại chúng khác để làm cơ sở cho người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham khảo khi mua thuốc; các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chứctiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kê khai giá thuốc của các cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký, cơ sởnhập khẩu thuốc theo quy định tại Điều này.
1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn thuốc phải niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc bằng cách thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dán tại nơi bán thuốc để thuận tiện cho việc quan sátcủa khách hàng, cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền và không được bán cao hơn giá đã niêm yết.
2. Cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốcbằng cách in hoặc ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cung ứng các loại thuốc thuộcdanh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở mà việc mua các loại thuốc này không theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này thì phải niêm yết giá cung ứng đối với từng loại thuốc. Giá thuốc cung ứng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn giá bán lẻ phổ biến của cùng loại thuốc đó trên cùng địa bàntại cùng thời điểm.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có trách nhiệm công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả định kỳ 06 tháng một lần hoặc trong các trường hợp có biến động bất thường về giá thuốc.
Bộ Y tế căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm đủ thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và các cơ quan có liên quan khác hướng dẫn cụ thể việc xác định và công bố giá tối đa các thuốc quy định tại khoản này.
2. Việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả phải thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nuớc có cùng chủng loại, chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu;
b) Giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá tối đa hiện hành công bố tại thời điểm gần nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các thuốc quy định tại khoản 2 Điều này.
Cục Quản lý dược Việt Nam thuộc Bộ Y tế là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thuốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ quản lý giá thuốc của Cục Quản lý dược Việt Nam.
1. Chứng chỉ hành nghề dược được cấp cho người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Dược và các quy định của Nghị định này.
2. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổ chức kinh doanh thuốc.
3. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Dược.
1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có một trong các văn bằng sau đây tuỳ theo yêu cầu đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh thuốc:
a) Bằng tốt nghiệp đại học dược;
b) Bằng tốt nghiệp trung học dược;
c) Văn bằng dược tá;
d) Bằng tốt nghiệp trung học y;
đ) Bằng tốt nghiệp đại học y hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học;
e) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
g) Các loại văn bằng về lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền.
Các loại văn bằng quy định tại điểm g khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc:
a) Người quản lý chuyên môn về dượccủa doanh nghiệp sản xuất thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều nàyvà có thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
b) Người quản lý chuyên môn về dượccủa doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều này và có thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
c) Người quản lý chuyên môn về dược của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, b, e, g khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
3. Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc:
a) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp bán buôn thuốc phải cóvăn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
b) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
c) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể buôn bán dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, b, e, g khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
d) Người quản lý chuyên môn về dược của đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều nàyvà thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
4. Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với chủ cơ sở bán lẻ thuốc:
a) Chủ nhà thuốc ở các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã thuộc tỉnh phải có văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp; đối với các địa bàn khác phải có vănbằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều nàyvà thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp. Dược sĩ đại học tốt nghiệp hệ chuyên tu được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp;
b) Chủ quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp dược trở lên và có thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
c) Chủ đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải có văn bằng dược tá trở lên và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
d) Người quản lý tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên và có thời gian thực hành về dược ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp; trường hợp chưa có người có trình độchuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên đứng tên.
5. Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dượccủa doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc:
a) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược của doanh nghiệp đạtđiều kiện quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghịđịnh này được coi là người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp nhập khẩu thuốc;
b) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược của cơ sở kinh doanh thuốc được coi là người quản lý chuyên môn về dượccủa cơ sở xuất khẩu thuốc.
6. Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc:
a) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
b) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
7. Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc:
a) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
b) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều này và thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược đối với công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác, nếu là cán bộ, công chức;
d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp;
đ) Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp;
e) Bản cam kết thực hiện quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan;
g) Bản saoGiấy chứng minh nhân dâncó công chứng hoặc chứng thực;
h) 02 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
b) Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận;
c) Giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc của cơ sở kinh doanh thuốc;
d) Bản sao hộ chiếucó công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước mà họ là công dân.
Văn bằng chuyên môn về dượcvà các giấy tờ khác theoquy định tại điểm b, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 của Điều nàydo cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch ra tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Hồ sơ đề nghị đổi Chứng chỉ hành nghề dược do hư hỏng, rách nát; thay đổi địa chỉ thường trú của cá nhân đăng ký hành nghề dược, bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận việc thay đổi địa chỉ thường trú của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú của cá nhân đăng ký hành nghề dược;
c) Bản chínhChứng chỉ hành nghề dược đã được cấp;
d) 02 ảnh 4cm x 6cm.
4. Hồ sơ đề nghị gia hạn Chứng chỉ hành nghề dược:
a) Đơn đề nghị gia hạn Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược đã cấp;
d) 02 ảnh 4cm x 6cm.
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược do bị mất, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Giấy báo mất Chứng chỉ hành nghề dược có xác nhận của cơ quan công an cấp phường, xã nơi người đó bị mất Chứng chỉ hành nghề dược.
c) 02 ảnh 4cm x 6cm.
1. Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cá nhân phải làm hồ sơ đề nghị gia hạn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. Thời gian gia hạn tối đa là 05 năm và không hạn chế số lần gia hạn.
2. Giá trị của Chứng chỉ hành nghề dược:
a) Chứng chỉ hành nghề dược do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, gia hạn có giá trị đăng ký hành nghề trong phạm vi cả nước.
b) Chứng chỉ hành nghề dược do Giám đốc Sở Y tế cấp, gia hạn có giá trị trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp Chứng chỉ.
Trường hợp chuyển địa điểm hành nghề sang tỉnh, thành phố khác thì cánhân đăng ký hành nghề dược phải làm đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược mới. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược nơi mới chuyển đến theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này kèm theo bản chính giấy xác nhận đã chấm dứt hành nghề với tư cách là người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc và phải nộp lại Chứng chỉ hành nghề dược cho Sở Y tế nơi đã cấp hoặc gia hạn. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận đã chấm dứt hành nghề để làm thủ tục chuyển địa điểm hành nghề, Sở Y tế địa phương nơi đã cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời.
3. Thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề dược cấp lại do bị mất, đổi tương đương với thời hạn còn lại của Chứng chỉ hành nghề dược đã bị mất, đổi.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, đổi, gia hạn Chứng chỉ hành nghề dược hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định để cấp, đổi hoặc gia hạn Chứng chỉ hành nghề dược; nếu không cấp, cấp lại, đổi hoặc không gia hạn thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Thẩm quyền cấp, cấp lại,đổi, gia hạn Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 củaLuật Dược. Chứng chỉ hành nghề dược được làm thành hai bản: một bản lưu tại cơ quan cấp, một bản cho cá nhân đề nghị cấp, cấp lại,đổi, gia hạn.
3. Bộ Y tế quy định mẫu Chứng chỉ hành nghề dược.
1. Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi trong những trường hợp sau:
a) Được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng sau đó lại thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Dược;
c) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.
2. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm cần phải thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược quyết định thu hồi.
3. Chứng chỉ hành nghề dược do Bộ Y tế cấp trước đây, theo quy định của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp của Sở Y tế, khi bị thu hồi theo qui định tại khoản 1 Điều này thì Sở Y tế có trách nhiệm thu hồi, lưu giữ và báo cáo Bộ Y tế.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho các cơ sở kinh doanh thuốc đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức kinh doanh thuốc theo qui định tại Chương này.
2. Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hoạt động theo đúng địa điểm và phạm vi kinh doanh quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở sản xuất.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất thuốc phải đạttiêu chuẩn về Thực hành tốt sản xuất thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở bán buôn thuốc phải đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt phân phối thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
1. Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở bán lẻ thuốc phải đạttiêu chuẩn về Thực hành tốt nhà thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
1. Các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bán buôn thuốc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt bảo quản thuốc, được phép nhập khẩu thuốc theo quy định của pháp luật về dược, quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thuốc được phép xuất khẩu thuốc.
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc phải đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt bảo quản thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về thực hành tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản, nhà thuốc, kiểm nghiệm thuốc và nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh; bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
d) Đối với đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc, đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, ngoài các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c còn phải có bản sao hợp pháp hợp đồng đại lý giữa doanh nghiệp mở đại lý và người đứng đầu của đại lý.
2. Hồ sơ đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp;
c) Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật đối với phạm vi kinh doanh đề nghị bổ sung.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh; bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp;
c) Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
d) Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 05 năm qua theo quy định của Bộ Y tế.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do bị mất, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
b) Giấy báo mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã, phường nơi người đó bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
5. Hồ sơ đề nghị đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do hư hỏng, rách nát; thay đổi người quản lý chuyên môn về dược; thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc nhưng không thay đổi địa điểm kinh doanh; thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh trong trường hợp trụ sở đăng ký kinh doanh không phải là địa điểm hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược mới đối với trường hợp thay đổi người quản lý chuyên môn về dược;
c) Bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc;
d) Bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh thuốc của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh thuốc;
e) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu muốn tiếp tục kinh doanh thì cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục đề nghị gia hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Thời gian gia hạn là 05 năm.
2. Thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cấp lại do bị mất, đổi tương đương với thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã bị mất, đổi.
1. Trình tự cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định để cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; nếu không cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Thẩm quyền cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thực hiện theo qui định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Dược. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được làm thành hai bản: một bản lưu tại cơ quan đã cấp, một bản cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn.
3. Bộ Y tế quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bị thu hồi trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc không có Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Cơ sở kinh doanh thuốc không bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định tại Điều 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định này;
d) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc mà cơ sở kinh doanh thuốc không hoạt động;
đ) Cơ sở kinh doanh thuốc chấm dứt hoạt động.
2. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm cần phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyềncấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Dược quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Bộ Y tế cấp trước đây, theo quy định của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp của Sở Y tế, khi bị thu hồi theo qui định tại khoản 1 Điều này thì Sở Y tế có trách nhiệm thu hồi, lưu giữ và báo cáo Bộ Y tế.
Cơ sở kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Chương II Luật Dược và Chương IV Nghị định này;
b) Các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước và Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ sở kinh doanh thuốc phóng xạ ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh thuốc theo qui định tại Chương II Luật Dược và Chương IV Nghị định này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có giấy phép về bảo đảm an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
2. Người phụ trách an toàn bức xạ phải được đào tạo kiến thức về an toàn bức xạ theo chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp quy định và phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ do cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo cấp.
1. Việc pha chế, sử dụng thuốc phóng xạ chỉ được thực hiện trong các cơ sở y học hạt nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép về bảo đảm an toàn bức xạ.
2. Các cơ sở y học hạt nhân được cấp phép có nhu cầu sử dụng thuốc phóng xạ phải lập bảng dự trù theo mẫu quy định để Bộ Y tế xét duyệt; đồng thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân) để theo dõi.
1.Dược điển Việt Nam là bộtiêu chuẩn quốc gia về thuốcdo Hội đồng Dược điển biên soạn, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Hội đồng Dược điển Việt Namdo Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập.
2.Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về thuốcthực hiện theo các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Cơ sở kinh doanh thuốc tại Việt Nam được phép áp dụng tiêu chuẩn được ghi trong dược điển nước ngoài, dược điển quốc tế mà cơ sở đã đăng ký và được Bộ Y tế chấp nhận.
1. Các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc Trung ương bao gồm: Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc khu vực, Viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.
2. Các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc địa phương, bao gồm: Trung tâm kiểm nghiệm thuốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Tổ chức và hoạt động của cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc Trung ương thực hiện:
a) Kiểm tra, đánh giá chất lượng, thẩm định tiêu chuẩn chất lượng thuốc và các sản phẩm khác theo yêu cầu của Bộ Y tế;
b) Nghiên cứu khoa học; chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc ở địa phương;
c) Đào tạo và đào tạo lại cán bộ kiểm nghiệm về chuyên môn kỹ thuật kiểm nghiệm;
d) Thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm;
đ) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế các biện pháp kỹ thuật để quản lý chất lượng thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc địa phương thực hiện việc kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ đối với cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
1. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc Trung ương có thẩm quyền xác định kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu đã đăng ký, xin phép lưu hành và giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc xác định chất lượng thuốc trên phạm vi toàn quốc theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế, tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cục Quản lý dược Việt Nam là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Y tế kết luận chất lượng thuốc trên phạm vi toàn quốc trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc của các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc Trung ương.
2. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc địa phương có thẩm quyền xác định kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất,cơ sở nhập khẩu đã đăng ký, xin phép lưu hành và giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc xác định chất lượng thuốc trên phạm vi địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sở Y tế là cơ quan giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết luận chất lượng thuốc trong phạm vi địa bàn quản lý trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc của các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc địa phương.
3. Trường hợp có khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc, Bộ Y tế chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thuốc xác định kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc trên nguyên tắc cơ sở kiểm nghiệm đó không được là một trong các bên tranh chấp; có các điều kiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu tương đương với cơ sở kiểm nghiệm có kết quả kiểm nghiệm gây phát sinh tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dược trên phạm vi cả nước, bao gồm:
1. Chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dược; các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển về dược và hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được ban hành;
2. Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án cụ thể để xét ưu tiên, ưu đãi đầu tư phát triển ngành dược hàng năm; chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án sau khi được phê duyệt;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dược; điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý giá thuốc, lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt;
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các loại thuốc quy định tại Điều 49 của Luật Dược;
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan quản lý nhà nước về giá thuốc;
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực dược trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách về nhân lực dược tại tuyến y tế cơ sở; ưu tiên đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
8. Thực hiện các hoạt động hợp tác và hoà hợp quốc tế về dược theo quy định của pháp luật;
9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về dược theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và công bố giá tối đa các loại thuốc quy định tại Điều 49 của Luật Dược.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, biện pháp, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện quản lý về giá thuốc, thuế suất của thuốc, thống kê thuốc thực tế xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu và các giải pháp bình ổn giá thuốc, dự trữ lưu thông thuốc theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy hoạch phát triển ngành dược; phân bổ các dự án đầu tư cho ngành dược, duyệt kế hoạch cho quỹ thuốc dự trữ quốc gia;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, biện pháp, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện quản lý về giá thuốc, các giải pháp bình ổn giá thuốc, dự trữ lưu thông thuốc theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế theo dõi tình hình biến động của thị trường dược phẩm trong nước và thế giới, phục vụ việc xây dựng và đề xuất các chính sách quản lý giá thuốc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy hoạch mạng lưới lưu thông phân phối thuốc trong cả nước; xúc tiến xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; phòng, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường;
c) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Y tế xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp dược Việt Nam, sản xuất nguyên liệu hoá dược.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành danh mục và hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh, sử dụng thuốc phóng xạ.
7. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể đối với cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc.
8. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng Internet.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng, tổ chứctriển khai thực hiện kế hoạch nuôi trồng và phát triển nguồn dược liệu.
10. Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế đấu tranhphòng, chống tội phạmtrong hoạt độngsản xuất và lưu hành thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường.
1. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về dược trên địa bàn.
2. Tổ chức chỉ đạo việcthực hiện các chính sách, biện pháp về quản lý giá thuốc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về dược tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về dược theo thẩm quyền.
4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phươngphối hợp với Sở Y tế thực hiện chính sách quốc gia về thuốc và hỗ trợ các doanh nghiệp dược địa phương phát triển sản xuất thuốc.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Nghị định số 23-HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng; các quy định về hành nghề dược học cổ truyền tư nhân, hành nghề dược tư nhân, hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân tại Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân; các quy định tại Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người và những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 thì được tiếp tục hành nghề cho đến hết thời hạn quy định trong Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu có nhu cầu tiếp tục hành nghề thì tổ chức, cá nhân đó phải làm thủ tục cấp giấy Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định này.
3. Các doanh nghiệp dược nhà nước, kể cả các doanh nghiệp dược nhà nước đã cổ phần hoá mà người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp chưa có Chứng chỉ hành nghề dược, doanh nghiệp chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp phải làm hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh; doanh nghiệp phải làm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ngay sau khi đạt yêu cầu về điều kiện đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về thực hành tốt nêutại Điều 27 Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 79/2006/ND-CP |
Hanoi, August 09, 2006 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE PHARMACY LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Pharmacy Law;
At the proposal of the Health Minister,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree details the implementation of a number of articles of the Pharmacy Law regarding:
a/ State policies on pharmacy;
b/ State management of drug prices;
c/ Conditions for trade in drugs;
d/ Management of drugs on the lists of those subject to special control;
e/ Drug quality standards, state-run drug-testing establishments and settlement of complaints about conclusions on drug quality;
f/ Competence and responsibility for state management of pharmacy.
2. This Decree shall apply to domestic and foreign agencies, organizations and individuals operating in the field of pharmacy in Vietnam.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. Lawful pharmaceutical establishments are those operating in the field of pharmacy and established under the provisions of law, including:
a/ Drug dealing establishments;
b/ Pharmaceutical sections of medical examination and treatment establishments;
c/ Pharmaceutical workers' schools;
d/ Pharmaceutical research institutes, drug-testing institutes or centers;
e/ Pharmacy state management agencies;
f/ Representative offices of foreign traders operating in the field of pharmacy in Vietnam;
g/ Other pharmaceutical establishments defined by law.
2. Posting of drug prices means the publicization of drug sale prices by way of printing, sticking, showing sale prices on drug packages or outer drug packages or displaying them on boards, papers or other means placed, hung or stuck at places where drugs are sold or supplied as provided for in Article 11 of this Decree.
Article 3.- Types of drug-dealing organizations
1. Drug-producing establishments shall cover the following types of business organizations:
a/ Drug-producing enterprises;
b/ Cooperatives, individual households producing materia medica, eastern medicines and/or drugs from materia medica.
2. Drug-wholesaling establishments shall cover the following types of business organizations:
a/ Drug-wholesaling enterprises;
b/ Cooperatives, individual households wholesaling materia medica, eastern medicines and/or drugs from materia medica;
c/ Vaccine and biologicals-wholesaling agents.
3. Drug-retailing establishments shall cover the business organization types specified in Clause 1, Article 24 of the Pharmacy Law.
4. Drug-exporting, -importing enterprises.
5. Enterprises providing drug preservation services.
6. Enterprises providing drug test services.
Article 4.- Pharmaceutical projects entitled to investment preferences
Pharmaceutical projects shall enjoy investment preferences in capital, land, tax and other preferences under the provisions of law, including:
1. Projects aiming to develop the pharmaceutical industry into a spearhead econo-technical branch:
a/ Projects specified in Clause 1, Article 3 of the Pharmacy Law;
b/ Investment projects on construction of establishments for bio-equivalence experiment, drug utility assessment; pharmaceutical establishments satisfying good practice standards on production, preservation, test, distribution of drugs, clinical test of drug, cultivation, gathering and processing of materia medica.
2. Projects aiming to develop sources of materia medica and production of drugs therefrom:
a/ Projects on cultivation of materia medica, exploitation of meteria medica from nature, conservation and development of pharmaceutical gens sources;
b/ Projects on research into, proving scientific grounds and compiling standards for testing eastern drug prescriptions; survey and statistics on kinds of materia medica for drug production; collection, inheritance, popularization and rational application of eastern drug prescriptions; search for, and exploitation of the use of, new materia medica, export of materia medica.
Article 5.- Forms of support in drugs
1. Policy beneficiaries, ethnic minority areas, regions meeting with exceptional socio-economic difficulties, regions meeting with socio-economic difficulties shall enjoy drug prices not higher than the prices of drugs sold in mountainous communes, enjoy drug money exemption, reduction or supports as well as other regimes and policies on drug supports under the provisions of law.
2. The Health Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Nationality Committee and the Finance Ministry, based on the requirements and policies on drug supports in each period, in studying the amendment and supplementation of drug support forms, regimes and policies provided for in Clause 1 of this Article, and submitting them to the Prime Minister for decision.
Article 6.- Planning on drug circulation, distribution and supply networks
Based on the tasks of socio-economic development of the country in each period, the Health Ministry shall formulate plannings and plans on development of drug circulation, distribution and supply nationwide, attaching special importance to deep-lying and remote regions, in order to ensure adequate drugs of good quality at reasonable prices, meeting people's drug demands and submit them to the Prime Minister for decision; organize the implementation of such plannings and plans after they are approved by the Prime Minister.
Article 7.- Safe, rational and efficient use of drugs, prevention and control of side effects of drugs
1. The Health Ministry shall have to stipulate the prescription, guide the safe, rational and efficient use of drugs; apply measures to prevent and control harmful effects of drugs.
2. The Health Ministry shall coordinate with the Ministry of Culture and Information in providing information on, propagating and guiding the safe, rational and efficient use of drugs within the community.
3. People's Committees at all levels shall have to direct, organize and monitor the implementation of provisions on drug information and advertisement; intensify the supply of information on, propagate and guide the safe, rational and efficient use of drugs; inspect and control drug trading in their respective geographical areas.
STATE MANAGEMENT OF DRUG PRICES
Article 8.- Principles on the state management of drug prices
1. The State shall manage drug prices on the principles that drug-producing, -exporting, -importing or -dealing establishments themselves shall set prices, compete on prices and submit to the inspection and control by state bodies competent to manage drug prices under the provisions of law on pharmacy and other relevant legal documents; apply measures to stabilize drug prices on the market in order to meet the requirements of servicing the people's healthcare work.
2. Drugs subject to price management under the provisions of this Decree are drugs being finished products permitted by the Health Ministry for circulation and use in Vietnam.
3. Drug-dealing establishments shall fully comply with the provisions on declaration and posting of drug prices and take responsibility before law for the declared and posted drug sale prices as provided for by the Pharmacy Law, this Decree and other relevant legal documents.
Article 9.- Types of drug prices which must be declared and posted
1. Types of drug prices include:
a/ Import prices, which are the prices inclusive of drug value calculated at prices set by exporting countries, insurance cost, freight from exporting countries to Vietnamese ports (called CIF prices for short) and exclusive of import tax (if any);
b/ Wholesale prices, which are drug sale prices among drug dealing establishments; or between drug-dealing establishments and medical examination and treatment establishments;
c/ Drug retail prices, which are the prices of drugs sold directly to users at retail establishments;
d/ Projected retail prices, which are the prices of drugs projected to be sold directly to users by drug-producing or -importing establishments.
2. Drug prices shall be declared or posted up in Vietnamese currency and calculated for the smallest packing unit.
Article 10.- Drug price declaration
1. When submitting drug registration dossiers, depending on the business form of wholesale or retail applicable to each goods item, drug-producing establishments shall declare the projected wholesale and retail prices in Vietnam, and the import prices (in case of imported drugs). Where drug-producing establishments do not have their names for drug registration, the drug-registering establishments shall declare the drug prices strictly according to regulations.
2. When submitting drug import dossiers which have not been given registration numbers, depending on the business form of wholesale or retail applicable to each goods item, drug-importing establishments shall declare the drug import prices, the projected wholesale and retail prices in Vietnam.
3. In the course of trading in drugs, drug-producing establishments and drug-importing establishments must not sell drugs at prices higher than the declared prices. In case of selling their drugs at prices higher than the declared prices, they must make re-declaration and explain the reasons therefor to drug price state management bodies before applying the new prices. In cases of selling their drugs at prices lower than the declared prices, they must observe the legal provisions against dumping.
4. The drug prices at the time of declaration and re-declaration must not be higher than the corresponding prices of drugs of the same types in regional countries with medical and commercial conditions similar to those in Vietnam at the same time. The regional countries having medical and commercial conditions similar to those in Vietnam are countries which have the following statistical indices similar to those of Vietnam:
a/ Per-capita average national income/year;
b/ Per-capita average purchasing power/year;
c/ Networks of providing services on preventive medicine, medical examination and treatment, functional rehabilitation and health improvement and drug supply to people.
The Health Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Trade Ministry and relevant ministries and branches in, specifically announcing the list of regional countries having medical and commercial conditions similar to those in Vietnam.
5. The drug price state management body shall have to update and publicly announce the drug prices declared by drug-dealing establishments on their websites, specialized magazines and other mass media for use as bases for patients and medical examination and treatment establishment to refer to when buying drugs; competent state agencies shall organize inspection and examination of the observance of provisions on drug price declaration by drug-producing, - registering or ' importing establishments under the provisions of this Article.
Article 11.- Posting of drug prices
1. Drug-producing, -importing, -wholesaling establishments shall post the wholesale prices of drug of every kind by way of displaying them on boards, papers or other objects placed, hung or stuck at drug sale places convenient for easily noticeable by customers and competent state bodies and shall not sell them at prices higher than the posted prices.
2. Drug-retailing establishments shall post the retail prices of drug of every kind by way of printing, writing or sticking them on drug packages or outer packages and shall not sell drugs at prices higher than the posted prices.
3. Medical examination and treatment establishments which supply assorted drugs on the lists of those largely used by medical examination and treatment establishments in service of emergency, medical examination and treatment demands of patients at the establishments where these kinds of drugs are purchased not under the provisions of Clause 2, Article 12 of this Decree, shall post the supply prices of drugs of every kind. Drug supply prices at medical examination and treatment establishments shall not be higher than the common retail prices of the same kinds of drugs in the same geographical areas and at the same time.
Article 12.- Management of drug prices paid by state budget and health insurance
1. The drug price state management body shall have to announce the maximum prices of drugs paid by state budget and health insurance once every 6 months or in case of price fluctuation.
The Health Ministry shall base on the socio-economic development situation in each period to ensure adequate quality drugs at reasonable prices, meeting the people's demands, and coordinate with the Finance Ministry, the Trade Ministry and other relevant agencies in guiding in detail the determination and announcement of maximum prices of drugs provided for in this Clause.
2. The purchase of drugs on the lists of drugs largely used in public medical examination and treatment establishments and drugs to be paid by state budget shall be effected through bidding under the provisions of law on bidding, ensuring the following principles:
a/ Prioritizing the purchase of home-made drugs of the same types, equivalent quality and with prices not higher than import drug prices at the time of bidding;
b/ The bid-wining prices must not be higher than the current maximum prices announced at the latest time provided for in Clause 1 of this Article.
3. The Health Minister shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Planning and Investment and the Finance Minister in, guiding in detail the bidding for drugs as provided for in Clause 2 of this Article.
Article 13.- Drug price state management body
Vietnam Pharmacy Management Department of the Health Ministry shall act as the body assisting the Health Minister in performing the function of state management of drug prices.
The Heath Minister shall define the drug price-managing functions and tasks of the Vietnam Pharmacy Management Department.
Section 1. CONDITIONS AND PROCEDURES FOR GRANT OF PHARMACEUTICAL PRACTICE CERTIFICATES
Article 14.- Pharmaceutical practice certificates
1. Pharmaceutical practice certificates shall be granted to pharmaceutically professional managers of drug-dealing establishments, suitable to each type of business organization. Pharmaceutical practice certificate grantees must satisfy the conditions specified in Clause 1, Article 13 of the Pharmacy Law and the provisions of this Decree.
2 Each individual shall be granted only one pharmaceutical practice certificate and perform the professional management of only one type of drug-dealing organization.
3. The competence to grant pharmaceutical practice certificates shall comply with the provisions of Clause 3, Article 13 of the Pharmacy Law.
Article 15.- Professional diplomas, certificates, practicing duration for being granted pharmaceutical practice certificates
1. Pharmaceutical practice certificate grantees must each possess one of the following diplomas, depending on the requirements on each type of drug-dealing organization:
a/ The pharmaceutical university diploma;
b/ The intermediate pharmaceutical school diploma;
c/ The druggist diploma;
d/ The intermediate medical school diploma;
e/ The medical university diploma or the university diploma in biology;
f/ The traditional medicine university or intermediate school diploma;
g/ The galelic physician or herbalist diploma, the certificate of traditional prescriptions and traditional medicine or pharmacy qualification.
The diplomas and certificates specified at Point g, Clause 1 of this Article shall be stipulated by the Health Minister in accordance with the socio-economic conditions and medical examination and treatment demands of people in each locality in each period.
2. Conditions on diplomas and practicing duration for pharmaceutically professional managers of drug-producing establishments:
a/ Pharmaceutically professional managers of drug-producing establishments must each possess the diploma defined at Point a, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment;
b/ Pharmaceutically professional managers of vaccine and biologicals-producing establishments must each possess one of the diplomas defined at Points a, e of Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment.
c/ Pharmaceutically professional managers of cooperatives or individual business households producing materia medica, eastern medicines, drugs from materia medica must each possess one of the diplomas defined at Points a, b, f and g, Clause 1 of this Article and a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment.
3. Conditions on diploma and practicing duration for pharmaceutically professional managers of drug-wholesaling establishments:
a/ Pharmaceutically professional managers of drug- wholesaling enterprises must each possess the diploma defined at Point a, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment;
b/ Pharmaceutically professional managers of vaccine and/or biologicals-producing establishments must each possess one of the diplomas defined at Points a and e, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment;
c/ Pharmaceutically professional managers of cooperatives, individual business households producing materia medica, eastern medicines, drugs from materia medica must each possess one of the diplomas defined at Points a, b, f and g, Clause 1 of this Article and a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment;
d/ Pharmaceutically professional managers of vaccine, biologicals sale agents must each possess one of the diplomas specified at Points a, b, d and e, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment.
4. Conditions on diploma and practicing duration for drug- retailing establishment owners:
a/ Owners of drugstores in centrally-run cities, provincial cities or towns must possess the diploma defined at Point a, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment; for other geographical areas, they must possess the diploma defined at Point a, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment. University pharmacists shall be proposed for the grant of practicing certificates immediately after their graduation;
b/ Owners of drug counters must possess the diploma of intermediate vocational school or higher and have a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment;
c/ Owners of drug sale agents of enterprises must possess the druggist diploma or higher and have a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment;
d/ Managers of drug chests of health stations must possess the professional qualification of druggist or higher and have a practicing duration of at least 2 years at a lawful pharmaceutical establishment; in cases where such persons are not available, they must be managed by persons possessing the professional qualifications of assistant doctor or higher.
5. Conditions on diploma and practicing duration for pharmaceutically professional managers of drug-exporting and/or -importing enterprises:
a/ The enterprises' pharmaceutical practice certificate grantees meeting the conditions prescribed in Clause 1, Article 24 of this Decree shall be regarded as professionally pharmaceutical managers of drug-importing enterprises;
b/ Pharmaceutical practice certificate grantees of drug dealing enterprises shall be regarded as professionally pharmaceutical managers of drug-exporting enterprises.
6. Conditions on diploma and practicing duration for pharmaceutically professional managers of drug preservation service-providing enterprises:
a/ Pharmaceutically professional managers of drug preservation service-providing enterprises must possess the diploma defined at Point a, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 3 years at a lawful pharmaceutical establishment;
b/ Pharmaceutically professional managers of vaccine and/or biologicals preservation service- providing enterprises must possess one of the diplomas defined at Points a and e, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 3 years at a lawful pharmaceutical establishment.
7. Conditions on diploma and practicing duration for pharmaceutically professional managers of drug testing service-providing enterprises:
a/ Pharmaceutically professional managers of drug testing service-providing enterprises must possess the diploma defined at Point a, Clause 1 of this Article and a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment;
b/ Pharmaceutically professional managers of vaccine and/or biological testing service-providing enterprises must possess one of the diplomas prescribed at Points a and e, Clause 1 of this Article and have a practicing duration of at least 5 years at a lawful pharmaceutical establishment.
Article 16.- Dossiers of application for grant, renewal, extension, re-grant of pharmaceutical practice certificates
1. Dossiers of application for pharmaceutical practice certificates of Vietnamese citizens shall each comprise:
a/ An application for pharmaceutical practice certificate;
b/ Valid copies of professional diplomas;
c/ The curriculum vitae certified by the president of the commune/ward/township People's Committee of the locality where the applicant resides or by the head of the agency where such person is working, if he/she is an official or public servant;
d/ A certificate of good health for professional practice, issued by a medical examination and treatment establishment prescribed by the Health Ministry, which is still valid within the 6 month- time limit as from the date of issuance;
e/ A written certification of the practicing duration at a lawful pharmaceutical establishment by the head of such establishment;
f/ Written commitment to observe the provisions of relevant legal documents on pharmacy;
g/ A notarized or authenticated copy of the applicant's identity card;
h/ Two portrait photos of 4 cm x 6 cm size.
2. Dossiers of application for pharmaceutical practice certificates for foreigners on overseas Vietnamese shall each comprise:
a/ Papers prescribed at Points a, b, d, e, f and h, Clause 1 of this Article;
b/ The judicial record certified by a competent agency of the concerned foreign country;
c/ The work permit or written certification of being a member of the Management Board or the Directorate of the drug-dealing establishment;
d/ The passport copy notarized or certified by a diplomatic mission of the country of which he/she is a citizen.
Pharmaceutical diplomas and other papers defined at Points b and e, Clause 1 and Point b of Clause 2 of this Article, which are issued by foreign agencies or organizations or notarized, certified, must be consularly legalized and translated into Vietnamese; the translation must be notarized according to the provisions of Vietnamese law.
3. Dossiers of application for renewal of pharmaceutical practice certificates due to damage, tear and wear, change of residence of individual registrant for pharmaceutical practice shall each comprise:
a/ An application for renewal of the pharmaceutical practice certificate;
b/ A valid copy of the approval of residence change by a competent body, for case of change of residence of the individual having registered for pharmaceutical practice;
c/ The original pharmaceutical practice certificate;
d/ Two portrait photos of 4 cm x 6 cm size.
4. Dossiers of application for extension of pharmaceutical practice certificates:
a/ An application for extension of the pharmaceutical practice certificate;
b/ A certificate of good health for professional practice, issued by a medical examination and treatment establishment prescribed by the Health Ministry, which is still valid within the 6 month- time limit counting from the date of issuance;
c/ A copy of the issued pharmaceutical practice certificate;
d/ Two portrait photos of 4 cm x 6 cm size.
5. Dossiers of application for re-grant of pharmaceutical practice certificates which are lost shall each comprise:
a/ An application for regrant of pharmaceutical practice certificate;
b/ The declaration on the loss of pharmaceutical practice certificate, with certification of the ward/commune police office of the locality where the applicant lost his/her pharmaceutical practice certificate;
c/ Two portrait photos of 4 cm x 6 cm size.
Article 17.- Validity and term of pharmaceutical practice certificates
1. A pharmaceutical practice certificate shall has a term of 5 years as from the date of issuance. Three months before its expiry, if wishing to continue his/her professional practice, the concerned individual must compile a dossier of application for extension according to the provisions of Clause 4, Article 16 of this Decree. The maximum extension duration shall be 5 years and the number of extensions shall not be limited.
2. Validity of pharmaceutical practice certificates:
a/ Pharmaceutical practice certificates issued or extended by the Health Minister shall be valid for professional practice registration throughout the country.
b/ Pharmaceutical practice certificates issued or extended by directors of provincial/municipal Health Services shall be valid within the provinces or centrally-run cities where they are issued.
In case of relocation of professional practice offices to other provinces or cities, pharmaceutical practice registrants must compile their application for a new pharmaceutical practice certificate. The dossiers of application for pharmaceutical practice certificates at new locations shall comply with the provisions of Clause 1, Article 16 of this Decree, enclosed with the original certification of termination of professional practice in the capacity as pharmaceutically professional managers of drug-dealing establishments or owners of drug-retailing establishments and the pharmaceutical practice certificates must be returned to the provincial/municipal Health Services which have issued or extended such certificates. Within 5 days after receipt of an application for certification of termination of professional practice for carrying out procedures for relocation of professional practice office, the local Health Services which have issued the pharmaceutical practice certificates must reply in writing.
3. The term of validity of a regranted or renewed certificate shall correspond to the remaining duration of the lost pharmaceutical practice certificate.
Article 18.- Order and competence for grant, re-grant, renewal, extension of pharmaceutical practice certificates
1. Within 30 days after receipt of a valid dossier of application for grant, regrant, renewal or extension of a pharmaceutical practice certificate, the dossier-receiving agency shall have to organize appraisal for grant, regrant, renewal or extension of pharmaceutical practice certificate; if refusing to grant, re-grant, renew or extend, the dossier-receiving agency shall have to reply in writing and clearly state the reasons therefor.
2. The competence for grant, re-grant, renewal or extension of pharmaceutical practice certificates shall comply with the provisions of Clause 3, Article 13 of the Pharmacy Law. A pharmaceutical practice certificate shall be made in two copies: one copy shall be kept at the issuing agency and one shall be handed to the applicant.
3. The Health Ministry shall set the form of pharmaceutical practice certificate.
Article 19.- Withdraw of pharmaceutical practice certificates
1. Pharmaceutical practice certificates shall be withdrawn in the following cases:
a/ They are granted ultra vires;
b/ The pharmaceutical practice certificate grantees later fall into one of the cases provided for in Clause 2, Article 13 of the Pharmacy Law;
c/ The pharmaceutical practice certificate grantees die or are declared dead by the court.
2. Upon detecting cases of violation which are subject to withdrawal of pharmaceutical practice certificates under the provisions of Clause 1 of this Article, the pharmaceutical practice certificate-granting agencies shall decide on the withdrawal thereof.
3. For pharmaceutical practice certificates previously issued by the Health Ministry, which, under the provisions of this Decree, fall under the granting competence of provincial/municipal Health Services, when being withdrawn under the provisions of Clause 1 of this Article, the provincial/municipal Health Services shall have to withdraw and keep them and report thereon to the Health Ministry.
Section 2. CONDITIONS AND PROCEDURES FOR GRANT OF CERTIFICATES OF FULL SATISFACTION OF DRUG BUSINESS CONDITIONS
Article 20.- Grantees of certificates of full satisfaction of drug business conditions
1. Certificates of full satisfaction of drug business conditions shall be granted to drug-dealing establishments which satisfy the conditions prescribed for each type of drug dealing under the provisions of this Chapter.
2. Drug-dealing establishments can only operate at the business locations and within the business scope stated in the certificates of full satisfaction of drug business conditions.
Article 21.- Conditions for grant of certificates of full satisfaction of drug business conditions
1. Pharmaceutically professional managers must possess pharmaceutical practice certificates suitable to each form of business organization of production establishments.
2. Material and technical foundations as well as personnel of drug-producing establishments must satisfy good practice standards on drug production according to the schedule on application of good practice standards mentioned in Article 27 of this Decree.
Article 22.- Conditions for grant of certificates of full satisfaction of drug business conditions for drug-wholesaling establishments
1. Pharmaceutically professional managers must possess pharmaceutical practice certificates suitable to each form of organization of business of wholesale establishments.
2. Material and technical foundations and personnel of drug-wholesaling establishments must satisfy good practice standards on drug distribution according to the schedule on application of good practice standards mentioned in Article 27 of this Decree.
Article 23.- Conditions for grant of certificates of full satisfaction of drug business conditions, for drug retailing establishments
1. Drug-retailing establishment owners must possess pharmaceutical practice certificates suitable to each form of organization of business of retail establishments.
2. Material and technical foundations and personnel must satisfy good practice standards on drugstores according to the schedule on application of good practice standards mentioned in Article 27 of this Decree.
Article 24.- Conditions for grant of certificates of full satisfaction of drug business conditions, for drug-exporting or -importing enterprises
1. Drug-producing or -wholesaling enterprises which have certificates of full satisfaction of drug business conditions and have drug warehouses up to good practice standards on drug preservation shall be permitted to import drugs according to the provisions of law on pharmacy, regulations of the Health Ministry, and relevant legal provisions.
2. Enterprises which have certificates of full satisfaction of drug business conditions shall be permitted to export drugs.
Article 25.- Conditions for grant of certificates of full satisfaction of drug business conditions, for drug preservation service-providing enterprises
1. Pharmaceutically professional managers must possess pharmaceutical practice certificates suitable to types of drug preservation service-providing enterprises.
2. Material and technical foundations and personnel of drug preservation service-providing enterprises must satisfy good practice standards on drug preservation according to the schedule on application of good practice standards mentioned in Article 27 of this Decree.
Article 26.- Conditions for grant of certificates of full satisfaction of drug business conditions, for drug testing service-providing enterprises
1. Pharmaceutically professional managers must possess pharmaceutical practice certificates suitable to types of drug testing service-providing enterprises.
2. The material and technical foundations and personnel of drug testing service-providing enterprises must satisfy good practice standards on drug testing according to the schedule on application of good practice standards mentioned in Article 27 of this Decree.
Article 27.- Schedule on application of good practice standards
The Health Minister shall prescribe the schedule on application of good practice standards on drug production, distribution, preservation and test, drugstores and on material medica culture, gathering and processing.
Article 28.- Dossiers of application for grant, supplementation, extension, re-grant, renewal of certificates of full satisfaction of drug business conditions
1. A dossier of application for a certificate of full satisfaction of drug business conditions shall comprise:
a/ An application for a certificate of full satisfaction of drug business conditions;
b/ A valid copy of the pharmaceutical practice certificate of the pharmaceutically professional manager suitable to the form of business organization; a valid copy of the business registration certificate;
c/ The lists of staff members, professional equipment, material and technical foundations;
d/ For drug sale agents of drug-dealing enterprises, vaccine and/or biologicals wholesale agents of vaccine and/or biologicals-producing enterprises, in addition to the papers defined at Points a, b and c, they must also produce the valid copies of agency contracts between the principals and the agent heads.
2. Dossiers of application for supplementation of the business scope in the certificate of full satisfaction of drug business conditions shall each comprise:
a/ An application for supplementation of the drug business scope;
b/ A valid copy of the issued certificate of full satisfaction of drug business conditions;
c/ The lists of staff members, professional equipment, material and technical foundations for the business scope proposed to be supplemented.
3. Dossiers of application for extension of the certificate of full satisfaction of drug business conditions shall each comprise:
a/ An application for extension of the certificate of full satisfaction of drug business conditions;
b/ A valid copy of the pharmaceutical practice certificate of the pharmaceutically professional manager, suitable to the form of business organization; a valid copy of the business registration certificate; a copy of the issued certificate of full satisfaction of drug business conditions;
c/ The lists of staff members, professional equipment, material and technical foundations;
d/ A report on business results in the last 5 years according to the regulations of the Health Ministry.
4. Dossiers of application for re-grant of lost certificate of full satisfaction of drug business conditions shall each comprise:
a/ An application for regrant of the certificate of full satisfaction of drug business conditions;
b/ The declaration on the loss of the certificate of full satisfaction of drug business conditions, certified by the commune/ward-level police office of the locality where the certificate of full satisfaction of drug business conditions was lost.
5. Dossiers of application for renewal of the certificate of full satisfaction of drug business conditions due to damage, wear and tear, change of the pharmaceutically professional manager; change of the name of the drug-dealing establishment but without change of the business location; change of the business registration office in cases where the business registration office is other than the business operation location, which were granted the certificate of full satisfaction of drug business conditions shall each comprise:
a/ An application for renewal of the certificate of full satisfaction of drug business conditions;
b/ A valid copy of the pharmaceutical practice certificate of the pharmaceutically professional manager, in case of change of pharmaceutically professional manager;
c/ A valid copy of the written approval of the renaming of the drug-dealing establishment by the business registrar, in case of renaming the drug-dealing establishment;
d/ A valid copy of the written approval of the relocation of the drug business registration office by the business registrar, in case of relocation of drug business registration office;
e/ The original certificate of full satisfaction of drug business conditions.
Article 29.- Validity and term of certificates of full satisfaction of drug business conditions
1. A certificate of full satisfaction of drug business conditions shall have a term of 5 years after it is issued. Three months before its expiry, if wishing to continue with their business, individuals and organizations shall compile a dossier of application for extension of the certificate of full satisfaction of drug business conditions as provided for at Clause 3, Article 28 of this Decree. The extension duration shall be 5 years.
2. The use duration of regranted certificates of full satisfaction of drug business conditions shall be equivalent to the remaining duration of the lost certificates.
Article 30.- Order and competence for grant, re-grant, supplementation, renewal, extension of certificates of full satisfaction of drug business conditions
1. The order for grant, regrant, supplementation, renewal, extension of certificates of full satisfaction of drug business conditions is provided for as follows:
a/ Within 30 days after receiving a valid dossier of application for grant, regrant, supplementation, renewal or extension of a certificate of full satisfaction of drug business conditions, the dossier-receiving agency must organize appraisal for grant, regrant, supplementation, renewal or extension of the certificate of full satisfaction of drug business conditions; if refusing to grant, regrant, supplement, renew or extend the certificate, it shall reply in writing and clearly state the reasons therefor;
b/ Where a dossier of application for grant, regrant, supplementation, renewal or extension of the certificate of full satisfaction of drug business conditions is invalid, within 10 working days after the receipt thereof, the dossier-receiving agency shall notify such in writing to the applicant for supplementation and finalization of the dossier.
2. The competence for grant, regrant, supplementation, renewal or extension of certificates of full satisfaction of drug business conditions shall comply with the provisions of Clause 3, Article 11 of the Pharmacy Law. A certificate of full satisfaction of drug business conditions shall be issued in two copies: one copy shall be kept at the issuing agency and one shall be handed to the applicant.
3. The Health Ministry shall prescribe the form of certificates of full satisfaction of drug business conditions.
Article 31.- Withdrawal of certificates of full satisfaction of drug business conditions
1. Certificates of full satisfaction of drug business conditions shall be withdrawn in the following cases:
a/ They are issued ultra vires;
b/ The pharmaceutically professional managers of drug-dealing establishments do not possess pharmaceutical practice certificates;
c/ The drug-dealing establishments fail to satisfy the business conditions for each type of business organization defined in Articles 21, 22, 23, 24, 25 and 26 of this Decree;
d/ Twelve months after being granted the certificates of full satisfaction of drug business conditions, the drug-dealing establishments do not operate;
e/ The drug-dealing establishments terminate their operation.
2. Upon detection of violation cases subject to withdraw of certificates of full satisfaction of drug business conditions under the provisions of Clause 1 of this Article, the agencies competent to issue certificates of full satisfaction of drug business conditions, defined in Clause 3, Article 11 of the Pharmacy Law, shall decide to withdraw such certificates.
3. The certificates of full satisfaction of drug business conditions, which were previously issued by the Health Ministry but, under the provisions of this Decree, fall under the issuing competence of provincial/municipal Health Services, when being withdrawn, shall be withdrawn and kept by provincial/municipal Health Services which shall report thereon to the Health Ministry.
MANAGEMENT OF DRUGS ON THE LIST OF THOSE SUBJECT TO SPECIAL CONTROL
Section 1. MANAGEMENT OF ADDICTIVES, PSYCHOTROPICS, PRE-SUBSTANCES USED AS DRUGS
Article 32.- Business conditions
Establishments dealing in addictives, psychotropics and pre-substances used as drugs must satisfy the following conditions:
a/ The drug business conditions defined in Chapter II of the Pharmacy Law and Chapter IV of this Decree;
b/ The conditions defined in the Government's Decree No. 80/2001/ND-CP of November 5, 2001, guiding the control of lawful activities related to narcotics in the country and Decree No. 58/2003/ND-CP of May 29, 2003, defining the control of import, export and transit through Vietnamese territory of narcotics, pre-substances, addictives and psychotropics, and other relevant provisions of law.
Section 2. MANAGEMENT OF RADIOACTIVE DRUGS
Article 33.- Business conditions
Establishments dealing in radioactive drugs, in addition to the drug business conditions prescribed in Chapter II of the Pharmacy Law and Chapter IV of this Decree, must also satisfy the following conditions:
1. Having a permit for radiation safety, issued by the Ministry of Science and Technology.
2. Radiation safety officials must be trained in radiation safety under programs prescribed jointly by the Ministry of Science and Technology and the Health Ministry and must possess certificates of training in radiation safety, issued by training establishments permitted by the Ministry of Science and Technology.
Article 34.- Preparation and use of radioactive drugs
1. The preparation and use of radioactive drugs shall be permitted to be carried out in nuclear medical establishments which are granted radiation safety permits by the Ministry of Science and Technology.
2. The licensed nuclear medical establishments which wish to use radioactive drugs must make the estimates according to a form set by the Health Ministry for consideration and concurrently report thereon to the Ministry of Science and Technology (The Nuclear Radiation Safety Control Department) for monitoring.
DRUG QUALITY STANDARDS, STATE-RUN DRUG TESTING ESTABLISHMENTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS ABOUT CONCLUSIONS ON DRUG QUALITY
Article 35.- Promulgation of Vietnam Pharmacopoeia
1. Vietnam Pharmacopoeia is a book of national standards on medicines, which is compiled by Vietnam Pharmacopoedia Council and submitted to the Health Minister for promulgation. The Vietnam Pharmacopoedia Council shall be set up by the Health Minister.
2. The order and procedures for formulation and promulgation of national standards on medicines shall comply with the provisions of law on standards and technical regulations.
Article 36.- Application of foreign pharmacopoeia and international pharmacopoeia
Drug-dealing establishments in Vietnam may apply standards inscribed in foreign pharmacopoeia or international pharmacopoeia already registered by the establishments and approved by the Health Ministry.
Article 37.- Organizational system of state-run drug- testing establishments
1. Central state-run drug-testing establishments include the Central Drug Testing Institute, Ho Chi Minh City Drug Testing Institute, the regional drug-testing centers, the National Institute for Vaccines and Biologicals Testing.
2. Local state-run drug-testing establishments include provincial/municipal drug-testing centers.
3. The organization and operation of state-run drug-testing establishments shall comply with current provisions of law.
Article 38.- Operation of state-run drug-testing establishments
1. Central state-run drug-testing establishments shall:
a/ Check and assess the quality, appraise the quality standards of drugs and other products at the Health Ministry's requests;
b/ Conduct scientific research; provide technically professional direction for local state-run drug-testing establishments;
c/ Conduct training and re-training of testers in professional testing techniques;
d/ Provide testing services;
e/ Propose to the Health Minister technical measures to control drug quality suitable to the socio-economic development conditions of the country;
f/ Conduct other activities under the provisions of relevant law.
3. Local state-run drug-testing establishments shall examine the quality of drugs circulated in their respective provinces or centrally- run cities and conduct other activities under provisions of relevant law.
3. The Health Minister shall specify the functions and tasks of state-run drug-testing establishments after reaching agreement with the Ministry of Home Affairs.
Article 39.- Competence to determine drug quality-testing results
1. Central state-run drug-testing establishments are competent to determine drug quality-testing results strictly according to the registered quality standards of drug-producing or -importing establishments which have asked permission for the circulation thereof, and assist the Health Minister in determining drug quality nationwide under the assignment by the Health Minister, comply with the provisions of this Decree and other relevant provisions of law.
The Vietnam Pharmacy Management Department shall assist the Health Minister in making conclusions on drug quality nationwide, based on the drug quality-testing results of central state-run drug-testing establishments.
2. Local state-run drug-testing establishments are competent to determine the drug quality-testing results strictly according to the registered quality standards of drug-producing or -importing establishments, which have asked for permission for circulation thereof and assist directors of provincial/municipal Health Services in determing the drug quality in areas under their management according to the provisions of this Decree and relevant provisions of law.
Provincial/municipal Health Services shall assist the presidents of provincial/municipal People's Committees in making conclusions on drug quality within the areas of their respective management, based on drug quality-testing results of local state-run drug-testing organizations.
3. In case of complaints about conclusions on drug quality, the Health Ministry shall designate drug-testing establishments to determine the drug quality-testing results on the principle that such testing establishments shall not be the disputing parties and have facilities up to the minimum standards equivalent to those of the testing establishments with testing results in dispute.
4. The order, procedures and competence for settlement of complaints about drug quality conclusions shall comply with the provisions of the law on complaints and denunciations.
DIVISION OF RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF PHARMACY
Article 40.- Responsibilities of the Health Ministry
The Health Ministry shall be answerable to the Government for performing the tasks of state management of pharmacy throughout the country, including:
1. To assume the prime responsibility for elaborating and submitting to competent authorities for promulgation or promulgate according to its competence normative documents on pharmacy; policies, strategies, planning and plans on pharmaceutical development and implementation guidance after they are promulgated;
2. To formulate and submit to the Government, the Prime Minister specific projects on pharmaceutical development for annual consideration of investment priority and preferences; to direct the execution of projects after they are approved;
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, promulgating according to its competence and organizing the implementation of normative documents on pharmacy; drug business conditions, drug price management, the schedule on application of good practice standards;
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in, guiding in detail the bidding for different kinds of drugs provided for in Article 49 of the Pharmacy Law;
5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, performing the state management of drug prices;
6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in, formulating plans on training and re-training of pharmaceutical human resources and submit them to the Prime Minister for decision.
7. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding the implementation of regimes and policies on pharmaceutical human resources at grassroots medical establishments, with priority given to regions meeting with exceptional socio-economic difficulties and areas hit by socio-economic difficulties;
8. To conduct activities of international cooperation and integration on pharmacy according to provisions of law;
9. To inspect and examine the observance of law on pharmacy; to settle pharmacy-related complaints and denunciations and handle violations of law on pharmacy according to provisions of law.
Article 41.- Responsibilities of other ministries
1. The Finance Ministry, the Trade Ministry and the Industry Ministry shall coordinate with the Health Ministry in formulating and announcing maximum prices of drugs of various kinds, specified in Article 49 of the Pharmacy Law.
2. The Finance Ministry shall coordinate with the Health Ministry in formulating and submitting to competent bodies for promulgation or promulgating according to its competence the policies, measures and normative documents guiding the management of drug prices, drug tax rates, statistics on drugs actually exported or imported via border- gates and solutions to drug price stabilization, drug reserves for circulation according to provisions of law.
3. The Ministry of Planning and Investment:
a/ To coordinate with the Health Ministry in formulating and submitting to the Prime Minister for promulgation the planning on development of pharmaceutical industry; distribute investment projects for the pharmaceutical sector, approve plans on national drug reserve fund;
b/ To coordinate with the Finance Ministry and the Health Ministry in formulating and submitting to competent authorities for promulgation or promulgate according to its competence the policies, measures and normative documents guiding the management of drug prices, solutions to drug price stabilization, drug reserve for circulation according to provisions of law.
4. The Trade Ministry:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Health Ministry in, monitoring the development of domestic and world pharmaceutical markets in service of the formulation and proposition of policies on drug price management for submission to competent bodies for promulgation or promulgate according to its competence.
b/ To coordinate with the Health Ministry in formulating and submitting to competent bodies for promulgation or promulgate according to its competence the planning on drug distribution and circulation networks throughout the country; to promote drug export and import; to prevent and combat counterfeit drugs, smuggled drugs, drugs of unidentified origin from their circulation on market;
c/ To coordinate with the Health Ministry in formulating and submitting to competent bodies for promulgation or promulgate according to its competence and organize the implementation of legal provisions on ecommerce in drug business according to provisions of law.
5. The Industry Ministry shall coordinate with the Health Ministry in formulating and submitting to competent bodies for promulgation or promulgate according to its competence, and organize the implementation of, the planning on development of Vietnam's pharmaceutical industry, and production of pharmaco-chemical raw materials.
6. The Ministry of Science and Technology shall coordinate with the Health Ministry in formulating and promulgating the lists of radioactive medicines and guiding in detail the business conditions and use thereof.
7. The Ministry of Home Affairs shall coordinate with the Health Ministry in defining the specific functions, tasks and operations of state-run drug-testing establishments.
8. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the Health Ministry in promulgating legal documents guiding the activities of drug information and advertisement on the mass media and Internet.
9. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Health Ministry in formulating and organizing the implementation of plans on culture and development of materia medica sources.
10. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Health Ministry in preventing and fighting crimes in the production and circulation of counterfeit drugs, low-quality drugs, smuggled drugs, drugs of unidentified origin on the market.
Article 42.- Responsibilities of provincial/municipal People's Committees
1. To promulgate according to their competence guiding documents on pharmacy in their respective geographical areas.
2. To direct the implementation of policies and measures on drug price management in their respective geographical areas according to provisions of law.
3. To examine and inspect the observance of legal provisions on pharmacy by organizations and individuals operating in their respective localities; to handle violations of law on pharmacy according to competence.
4. To direct local professional agencies to coordinate with provincial/municipal Health Services in implementing national policies on drug prices and supporting local pharmaceutical enterprises in developing the production of drugs.
Article 43.- Implementation effect
1. This Decree shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replace the Regulation on Preventive and Curative Medicines, promulgated together with Decree No. 23-HDBT of January 24, 1991, of the Council of Ministers. The provisions on private practice of traditional pharmacy, private practice of pharmacy, private practice of vaccines, biologicals in the Government's Decree No. 103/2003/ND-CP of September 12, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice; the provisions of the Government's Decree No. 120/2004/ND-CP of May 12, 2004, on management of prices of preventive and curative medicines for human use and the previous regulations contrary to this Decree shall all be annulled.
2. Organizations and individuals that are granted pharmaceutical practice certificates or certificates of full satisfaction of conditions for pharmaceutical practice prior to October 1, 2005, shall be entitled to continue their professional practice until the end of the term defined in their pharmaceutical practice certificates or certificates of full satisfaction of conditions for pharmaceutical practice. Three months before the expiry thereof, if wishing to continue with their professional practice, such organizations and individuals shall have to carry out procedures for grant of pharmaceutical practice certificates or certificates of full satisfaction of drug business conditions according to the provisions of the Pharmacy Law and this Decree.
3. For state-run pharmaceutical enterprises, including equitized ones, where their pharmaceutically professional managers have not yet been granted a pharmaceutical practice certificate, or for enterprises which have not been granted a certificate of full satisfaction of drug business conditions, the professional managers of the enterprises shall compile dossiers of application for grant of a pharmaceutical practice certificate suitable to their type of business organization; enterprises shall have to compile dossiers of application for a certificate of full satisfaction of drug business conditions immediately after meeting the requirements on material and technical foundations and personnel conditions according to the schedule on application of good practice standards mentioned at Article 27 of this Decree.
Article 44.- Implementation responsibility
1. The Health Minister shall have the responsibility to guide and organize the implementation of this Decree.
2. Other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực