Chương II Thông tư 20/2017/TT-BYT: Bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng, hủy, giao nhận, vận chuyển, báo cáo về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Số hiệu: | 20/2017/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trương Quốc Cường |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 31/08/2017 | Số công báo: | Từ số 645 đến số 646 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược
Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, ban hành kèm theo là các Danh mục liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm:
- Danh mục dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Phụ lục I, II, III;
- Bảng giới hạn nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc trong thuốc dạng phối hợp tại Phụ lục IV, V, VI;
- Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực tại Phụ lục VII.
Ngoài ra, Thông tư 20/2017/TT-BYT (có hiệu lực ngày 01/7/2017) cũng quy định một số nội dung khác nổi bật như:
- Hoạt động bảo quản, sản xuất, pha chế, cấp phát, sử dụng, hủy, giao nhận, vận chuyển, báo cáo về thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
- Hoạt động cung cấp thuốc phóng xạ đối với cơ sở KCB có sản xuất, pha chế thuốc phóng xạ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải tuân thủ yêu cầu về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong đó:
a) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải được bảo quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và không được để cùng các thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây nghiện có thể để cùng tủ, giá, kệ chung với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn; Thuốc hướng thần sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế cấp xã, trạm xá phải có khóa chắc chắn và có phân công người quản lý, cấp phát, theo dõi sổ sách;
b) Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác;
c) Thuốc phóng xạ phải được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử;
d) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát trong khu vực bảo quản;
đ) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng, không được để cùng các thuốc khác và do điều dưỡng viên trực giữ, cấp phát theo y lệnh. Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu có khóa chắc chắn, số lượng, chủng loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao số lượng thuốc và sổ theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau. Khi bàn giao, người giao và người nhận phải ký nhận đầy đủ trên sổ theo dõi thuốc.
2. Người quản lý thuốc phải có trình độ đào tạo phù hợp với loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cụ thể như sau:
a) Đối với thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, người quản lý tại khoa dược bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, người quản lý tại các cơ sở khác quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên;
b) Đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.
Trường hợp trạm y tế cấp xã, trạm xá không có nhân sự đáp ứng quy định tại khoản này thì người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản cho người có trình độ từ y sỹ trở lên;
c) Đối với thuốc phóng xạ, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên hoặc bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, đã qua đào tạo về an toàn bức xạ và được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản.
Việc sản xuất, pha chế các thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm thuốc phóng xạ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: việc cấp phát, sử dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2011/TT-BYT).
2. Đối với cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: việc cấp phát, sử dụng các thuốc phải kiểm soát đặc biệt được thực hiện như sau:
a) Khoa điều trị, phòng khám tổng hợp và lập Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT cho khoa, phòng mình;
b) Bộ phận dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, phòng khám theo Phiếu lĩnh thuốc và phải theo dõi, ghi chép đầy đủ số lượng xuất, nhập, tồn kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất vào sổ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
c) Tại các khoa điều trị, phòng khám, sau khi nhận thuốc, người được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát, hướng dẫn sử dụng và trực tiếp cấp phát cho người bệnh;
d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển cơ sở hoặc bị tử vong, khoa điều trị, phòng khám phải làm giấy trả lại bộ phận dược. Trưởng bộ phận dược phải căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định tái sử dụng hoặc hủy theo quy định và lập biên bản lưu tại cơ sở;
đ) Trưởng bộ phận dược hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất của khoa điều trị, phòng khám;
e) Trưởng khoa điều trị hoặc phó khoa điều trị được trưởng khoa giao nhiệm vụ bằng văn bản, trưởng phòng khám hoặc phó phòng khám được trưởng phòng khám giao nhiệm vụ bằng văn bản ký duyệt Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất cho khoa, phòng mình.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải lập hồ sơ đề nghị mua thuốc theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và gửi đến Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở để xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP trước khi mua các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất và thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc đối tượng phải đấu thầu để phục vụ cho nhu cầu điều trị, nghiên cứu, kiểm nghiệm của cơ sở.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác chỉ được hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ sau khi có công văn cho phép của Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
1. Yêu cầu đối với cơ sở và người vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a) Cơ sở tham gia quá trình giao, nhận thuốc phóng xạ phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ, phạm vi vận chuyển nguồn phóng xạ, người giao, người nhận, người vận chuyển thuốc phóng xạ phải có chứng chỉ an toàn bức xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Người vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc khi làm nhiệm vụ phải mang theo văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở, giấy tờ tùy thân hợp lệ, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho.
2. Yêu cầu đối với việc giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a) Khi tiến hành giao, nhận các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải có Biên bản giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này;
b) Khi giao, nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, người giao, người nhận thuốc phải tiến hành kiểm tra đối chiếu tên thuốc, tên nguyên liệu, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc về mặt cảm quan; phải ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho;
c) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong quá trình vận chuyển phải bảo đảm an ninh, tránh thất thoát.
1. Báo cáo định kỳ:
a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư này;
b) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm: Sở Y tế báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất hàng năm của các cơ sở trên địa bàn mình, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất hàng năm của các cơ sở của ngành mình về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất:
Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác lập báo cáo bằng văn bản và gửi về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XII kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải được thực hiện trực tuyến khi Bộ Y tế triển khai phần mềm, dữ liệu quản lý chung trên toàn quốc.
STORAGE, PRODUCTION, CONCOCTION, DISPENSING, USE, DESTRUCTION, DELIVERY, TRANSPORT, REPORTING OF CONTROLLED DRUGS AND MEDICINAL INGREDIENTS
1. Health facilities, rehabilitation centers, pharmacy research or training institutions, organizations having non-commercial pharmacy-related activities shall comply with Good Storage Practice standards. To be specific:
a) Narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors must be stored in separated and locked warehouses or cabinet. If separate warehouses or cabinets are not available, narcotic drugs may be stored in the same cabinet as psychotropic drugs and precursor drugs but they must be marked and separated from each other; Psychotropic drugs of a local medical station must be stored in locked cabinet and monitored by a specific person;
b) Combined drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors must be stored in a separate area;
c) Radiopharmaceuticals must be stored in a locked warehouse or cabinet which ensures radiation safety, prevention of environmental radiation exposure in accordance with atomic energy laws;
d) Toxic drugs and toxic medicinal ingredients must be stored in a separate area and arranged to avoid confusion;
dd) Narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs in the emergency drug cabinet must be placed in a separate slot and dispensed by the nurse on watch according to prescriptions. The emergency drug cabinet must be safely locked; The quantities and categories of controlled drugs therein shall be specified in writing by the head of the facility. When changing shift, the person working the previous shift must inform the person working the next shift of the quantities of drugs and the drug logbook, which has to bear their signatures.
2. The drug manager's qualifications must be suitable for the controlled drugs under his/her management. To be specific:
a) Regarding narcotic drugs and narcotic active ingredients, the manager of the hospital pharmacy shall have a bachelor’s degree in pharmacy or a higher degree, the managers of other facilities specified in Clause 2 Article 2 of this Circular shall have an associate degree in pharmacy or a higher degree;
b) Regarding psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are psychotropic active ingredients and drug precursors, the manager shall have an associate degree in pharmacy or a higher degree.
If no one in a local medical station has the required qualification, the head of the medical station shall assign, in writing, a person who has a medical assistant qualification or higher;
c) Regarding radiopharmaceuticals, the manager shall have at least an associate degree in pharmacy or a higher degree, or be a physician, technician or nurse who has been trained in radiation safety and assigned in writing by the head of the facility.
Article 5. Production and concoction
The production and concoction of controlled drugs, including radiopharmaceuticals, shall comply with Circular No. 22/2011/TT-BYT dated June 10, 2011 of the Minister of Health on organization and operation of hospital pharmacies.
Article 6. Dispensing, use and destruction
1. In health facilities other than facilities providing opium replacement therapy, controlled drugs shall be dispensed and used in accordance with Circular No. 23/2011/TT-BYT dated June 10, 2011 of the Minister of Health (hereinafter referred to as “Circular No. 23/2011/TT-BYT").
2. In rehabilitation centers and facilities providing opium replacement therapy:
a) The treating and diagnosing departments shall complete the medication request form (MRF) according to the specimen No. 1 enclosed with Circular No. 23/2011/TT-BYT;
b) The dispensary shall dispend drugs to treating and diagnosing departments according to the MRFs, log the quantities of dispensed, received and remaining narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs according to the specimen in Appendix VIII hereof;
c) After receiving the drugs, the persons in charge of the treating and diagnosing departments shall check the drug names, concentrations, expiry dates and quantities before and after administering or give the drugs to the patients;
d) Unused narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs shall be returned to the dispensary. Such return must be recorded in writing. The dispensary manager shall decide whether to reuse or destroy the drugs, prepare and retain a record;
dd) The dispensary manager shall have at least an associate degree in pharmacy and be assigned in writing the be head of the facility to sign the MRFs;
e) The managers or deputy managers, if authorized in writing by the managers, of treating departments and diagnosing departments shall sign the MRFs.
3. A health facility, rehabilitation center, pharmacy research or training institution or an organization having non-commercial pharmacy-related activities, before buying narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, combined drugs that contain precursors, shall prepare an application for supply of drugs in accordance with Article 53 of Decree No. 54/2017/ND-CP and send it to Department of Health of the same province, provided an auction is not mandatory.
4. A health facility, rehabilitation center, pharmacy research or training institution or an organization having non-commercial pharmacy-related activities, may only destroy narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, and radiopharmaceuticals after a written consent is issued by the Department of Health of the same province according to Article 48 of Decree No. 54/2017/ND-CP.
Article 7. Delivery and transport
1. Requirements to be satisfied by the deliverer of controlled drugs and medicinal ingredients:
a) Facilities participating in the delivery of radiopharmaceuticals shall have the license to do radiological works; the persons who send, deliver and receipt radiopharmaceuticals shall have the certificate of training in radiation safety in accordance with regulations of the Ministry of Science and Technology;
b) The deliverer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors must bring the assignment letter of the head of the facility, identification paper, the sale invoice or delivery note.
2. Requirements for delivery of controlled drugs and medicinal ingredients:
a) A delivery record made according to the specimen in Appendix IX hereof must be prepared when delivering narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors;
b) The deliverer and the recipient shall check the name, ingredients, concentrations, quantity, batch number, expiry date and quality of the drug or medicinal ingredient, and sign the delivery note;
a) It is required to ensure security during the transport of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors.
1. Periodic reports:
a) Before January 15, every health facility, rehabilitation center, pharmacy research or training institution and organization having non-commercial pharmacy-related activities shall prepare a report on sale, purchase, inventory and use of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors to the Department of Health of the same province according to the specimen in Appendix X hereof;
b) Before February 15, the Department of Health of each province shall submit a report on use of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors by the facilities in their province to the Ministry of Health according to the specimen in Appendix XI hereof.
2. Unscheduled reports:
Within 48 hours from the discovery of a mistake or loss of a narcotic drug, psychotropic drug, precursor drug or a medicinal ingredient that is a narcotic active ingredient, psychotropic active ingredient or drug precursor, the facility shall submit a report to the Ministry of Health according to the specimen in Appendix XII hereof.
3. The reports mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be submitted only as soon as the management system of the Ministry of Health is available.