Thông tư 08/2021/TT-BYT nguyên tắc đạo đức hành nghề dược
Số hiệu: | 08/2021/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trương Quốc Cường |
Ngày ban hành: | 25/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 13/08/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021 /TT-BYT ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Người hành nghề dược phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sau:
Điều 1. Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến hành nghề dược
1. Ngoài việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật thì phải tuân thủ Luật Dược, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Dược và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Phải tuân thủ các quy định của nguyên tắc đạo đức hành nghề dược và Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp hành nghề dược mà người hành nghề dược là thành viên.
Điều 2. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
1. Phải luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm với nghề, với người sử dụng thuốc.
2. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực tham gia các lớp đào tào, bồi dưỡng kiến thức; tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mọi tình huống.
3. Phải sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
4. Phải tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Điều 3. Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến uy tín, danh dự của người hành nghề dược và hình ảnh người cán bộ, công chức, nhân viên y tế.
2. Phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định chuyên môn về dược. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
3. Có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược; tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phòng chống dịch bệnh.
4. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, người sử dụng thuốc, quan tâm đến những người bệnh được hưởng chính sách xã hội. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị phân biệt đối xử người bệnh, không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí cho người bệnh. Không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém chất lượng, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
5. Khi bản thân có lỗi trong quá trình hành nghề dược, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Phải ứng xử văn minh, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục lịch sự trong hoạt động hành nghề dược.
Điều 4. Bảo mật thông tin người bệnh
1. Phải tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, bí mật liên quan đến bệnh tật người bệnh.
2. Thông tin về sức khỏe và đời tư của người bệnh chỉ được phép công bố trong trường hợp được người bệnh đồng ý hoặc các trường hợp khác được pháp luật cho phép.
Điều 5. Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược
1. Phải trung thực, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
2. Không được có hành vi trái đạo đức, không gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề, không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
3. Có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động hành nghề, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động kinh doanh dược trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp.
4. Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đồng nghiệp mới vào nghề.
5. Phải tự nguyện tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược tổ chức hoặc phát động nhằm góp phần vào sự phát triển chung của ngành dược.
Điều 6. Quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược
1. Có trách nhiệm tham gia vào công tác hướng dẫn người thực hành chuyên môn về dược, nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người thực hành chuyên môn về dược.
2. Không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân đối với những người thực hành chuyên môn về dược;
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tinh thần từ người thực hành chuyên môn về dược;
c) Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn để buộc người thực hành chuyên môn về dược phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Điều 7. Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
1. Phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp tác chặt chẽ với các cán bộ, công chức, nhân viên y tế và cán bộ, công chức, nhân viên của cơ quan ban ngành khác bảo đảm cung ứng và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
2. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp./.
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2021/TT-BYT |
Hanoi, June 25, 2021 |
ISSUANCE OF CODE OF PHARMACEUTICAL ETHICS
Pursuant to Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13 dated April 6, 2016;
Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;
At request of Director of the Medicine Administration of Vietnam, Ministry of Health,
Minister of Health promulgates Circular on Code of Pharmaceutical Ethics.
Article 1. Code of Pharmaceutical Ethics
The “Code of Pharmaceutical Ethics” is attached hereto.
1. This Circular comes into force from August 13, 2021.
2. Decision No. 2397/QD-BYT dated August 10, 1999 of Minister of Health on issuance of “Code of Pharmaceutical Ethics” expires from the effective date hereof.
Article 3. Responsibilities for implementation
Chief of the Ministry Office; Chief of Ministry Inspectorate; Directors, Directors General, General Directors of Departments, Agencies, General Departments affiliated to Ministry of Health; heads of entities affiliated to Ministry of Health; Directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities; heads of pharmaceutical facilities, and relevant organizations, individuals are responsible for implementation of this Circular./.
|
PP. MINISTER |
(Attached to Circular No. 08/2021/TT-BYT dated June 25, 2021 of Minister of Health)
Pharmaceutical practitioners must stringently comply with following principles:
Article 1. Comply with regulations and law relating to practicing pharmacy
1. In addition to complying with the Constitution, regulations and law, comply with Law on Pharmacy, documents elaborating to Law on Pharmacy, and relevant law provisions.
2. Comply with code of pharmaceutical ethics, and regulations of socio-professional organizations to which pharmacy practitioners are members.
Article 2. Train and improve one’s self
1. Train communication and behavioral skills, improve ethics of pharmacists, professional morality, and responsibilities to the professions and to persons taking drugs.
2. Keep learning to improve specialty and professional capacity; actively participate in training and improvement classes; actively conduct research and apply science-technology advances; utilize renovations and improvement, and fulfill requirements in providing healthcare for the general public in all situations.
3. Stay ready to overcome all difficulties in order to provide healthcare for the general public.
4. Actively fight against corruption, waste and social vices.
Article 3. Professional responsibilities
1. Assume responsibilities for respecting, maintaining professional credibility; do not harm credibility or honor of pharmacy practitioners and images of medical officials and employees.
2. Stringently comply with regulations on pharmacy. Do not exploit or allow other people to exploit the profession for personal gain or violate regulations and law.
3. Assume responsibilities to provide instructions on using medicine appropriately, safely, effectively, and efficiently for patients and the general public; promote clinical pharmacology and pharmacovigilance; publicize healthcare and protection for the general public, and disease prevention.
4. Respect and protect legal rights and benefits of patients, persons taking medicines, and provide care for patients receiving social policies. Ensure equality, do not discriminate patients, do not pity, do not exploit professions or bother patients. Stay truthful when settling payments for patients. Do not assign poor quality medicine or medicine inappropriate for requirements or severity of illnesses.
5. Upon making mistakes while practicing pharmacy, assume responsibilities and pay damages as per the law.
6. Be civilized, always maintain positive and welcoming attitude, stay in formal clothes while practicing pharmacy.
Article 4. Secure patient information
1. Respect secrets of patients and secrets relating to patients’ illnesses.
2. Information on health and privacy of patients shall only be publicized if permitted by patients or otherwise permitted by the law.
Article 5. Relationship of pharmacy practitioners with colleagues, socio-professional organizations
1. Stay truthful, united, respect masters, cooperate and respect colleagues, and listen to colleagues; protect honor and credibility of colleagues.
2. Do not act against morality, do not pressure, threaten or violate regulations and law in order to gain an advantage in the profession, do not conduct other forms of healthy competition.
3. Assume responsibilities for supervising and assisting colleagues in practicing, stringently eliminate all wrongdoings in pharmacy business on the basis of maintaining respect to colleagues.
4. Assume responsibilities for guiding, and providing assistance for new colleagues.
5. Voluntarily participate in professional activities and other social activities organized or mobilized by the Government, socio-professional organizations of the practitioners to contribute to general development of pharmacy.
Article 6. Relationship with pharmacy practitioners
1. Assume responsibilities in guiding pharmacy practitioners, highlight responsibilities, deliver professional knowledge and experience with pharmacy practitioners.
2. Do not:
a) Discriminate or treat pharmacy practitioners personally;
b) Demand physical or mental benefit from pharmacy practitioners;
c) Exploit instructor status to compel pharmacy practitioners to perform tasks beyond scope of internship, violate regulations and law, or contradict social morality for personal gain.
Article 7. Relationship with other relevant agencies, organizations, and individuals
1. Comply with decisions of competent authorities and closely cooperate with medical officials, medical employees and officials, employees of other agencies to guarantee supply and instructions on safe and effective use of medicine in case of dangerous epidemic, natural disasters
2. Respect and cooperate with regulatory agencies, strictly fight against negativities in professional activities./.