Chương XI Luật Dược 2016: Thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc
Số hiệu: | 105/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 20/05/2016 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc;…
I. Hành nghề dược
Luật Dược 2016 quy định các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở KCB.
II. Kinh doanh dược
Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
- Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại Điều 33 và Điều 34 Luật Dược.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
- Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.
III. Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả;
- Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc tại Điều 61 Luật về Dược và pháp luật liên quan;
- Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc.
IV. Dược liệu và thuốc cổ truyền
Theo Luật Dược năm 2016, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, bốc thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.
V. Thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc
Nội dung thông tin thuốc, theo Luật số 105/2016/QH13 bao gồm:
- Thông tin cho người hành nghề KCB bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,…
- Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và vấn đề cần lưu ý;
- Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
VI. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng và việc kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Luật Dược quy định: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển Việt Nam.
Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện áp dụng.
Chi tiết xem tại văn bản.
Luật Dược 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên thử nghiệm trên người nhằm đánh giá sơ bộ về tính an toàn của thuốc.
2. Giai đoạn 2 là giai đoạn thử nghiệm nhằm xác định liều tối ưu cho thử nghiệm lâm sàng và chứng minh tính an toàn, hiệu quả của thuốc bao gồm cả tính sinh miễn dịch của vắc xin thử trên đối tượng đích.
3. Giai đoạn 3 là giai đoạn thử nghiệm được nghiên cứu trên quy mô lớn nhằm xác định tính ổn định của công thức, tính an toàn, hiệu quả điều trị ở mức tổng thể của thuốc hoặc để đánh giá hiệu quả bảo vệ và tính an toàn của vắc xin trên đối tượng đích.
4. Giai đoạn 4 là giai đoạn được tiến hành sau khi thuốc đã được lưu hành nhằm tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả điều trị của thuốc và theo dõi hiệu quả bảo vệ của vắc xin sau khi được dùng rộng rãi trong cộng đồng dân cư theo đúng điều kiện sử dụng.
1. Thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 1, 2 và 3 được thực hiện trước khi đăng ký lưu hành thuốc.
2. Thử thuốc trên lâm sàng giai đoạn 4 được thực hiện sau khi đăng ký lưu hành thuốc theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền.
1. Thuốc thử lâm sàng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đã được nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng;
b) Có dạng bào chế ổn định;
c) Đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký thử lâm sàng.
2. Nhãn thuốc thử lâm sàng phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”.
1. Thuốc phải thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc mới, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Thuốc dược liệu có sự kết hợp mới của dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam và có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này;
c) Vắc xin lần đầu tiên đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
2. Thuốc được miễn một số giai đoạn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc mới đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới nhưng chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả;
b) Thuốc dược liệu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả.
3. Thuốc được miễn thử lâm sàng trong trường hợp sau đây:
a) Thuốc generic;
b) Thuốc mới đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả, trừ vắc xin;
c) Thuốc dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc trước ngày Luật này có hiệu lực, trừ thuốc có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiêu chí để xác định trường hợp miễn thử, miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng tại Việt Nam và thuốc phải yêu cầu thử lâm sàng giai đoạn 4.
1. Phải là người tình nguyện, đáp ứng yêu cầu chuyên môn của việc thử thuốc trên lâm sàng và phải ký thỏa thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, trừ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự.
2. Trường hợp chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, hồ sơ nghiên cứu phải ghi rõ lý do tuyển chọn và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tham gia thử thuốc trên lâm sàng.
1. Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Trước khi thử thuốc, được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và những rủi ro có thể xảy ra;
b) Được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại do thử thuốc gây ra;
c) Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan;
d) Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt việc tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
đ) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và nhận thử thuốc.
2. Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn của nghiên cứu viên theo hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng đã được phê duyệt.
1. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn để thử thuốc;
b) Sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu của thuốc thử lâm sàng.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng có các trách nhiệm sau đây:
a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử thuốc trên lâm sàng nếu có rủi ro xảy ra do thử thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Ký kết hợp đồng về việc thử thuốc trên lâm sàng với cơ sở nhận thử thuốc;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của thuốc do mình cung cấp.
1. Cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hoạt động thử thuốc trên lâm sàng theo quy định;
b) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử thuốc trên lâm sàng;
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
2. Cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng có các trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử thuốc trên lâm sàng nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử thuốc trên lâm sàng;
d) Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.
1. Việc thử thuốc trên lâm sàng chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng và được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt bằng văn bản.
2. Việc thử thuốc trên lâm sàng, đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng và phê duyệt thử thuốc trên lâm sàng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự quyết của người tham gia thử thuốc, bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế;
b) Bảo đảm các lợi ích của nghiên cứu lớn hơn các nguy cơ, các nguy cơ trong nghiên cứu được cân nhắc kỹ lưỡng và giảm thiểu tối đa theo các chuẩn mực;
c) Bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm cho mỗi người tham gia thử thuốc, bảo đảm lợi ích và nguy cơ được phân bố đều cho người tham gia thử thuốc;
d) Bảo đảm thực hiện các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng và tuân thủ Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
3. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là hội đồng độc lập được thành lập ở cấp quốc gia và cấp cơ sở để bảo vệ các quyền, sự an toàn và sức khỏe của người tham gia thử thuốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
1. Hồ sơ thử thuốc trên lâm sàng bao gồm:
a) Đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng;
b) Hồ sơ thông tin sản phẩm nghiên cứu;
c) Hồ sơ pháp lý của sản phẩm nghiên cứu;
d) Đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng và bản thuyết minh;
đ) Lý lịch khoa học của nghiên cứu viên;
e) Bản cung cấp thông tin và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
g) Biên bản đánh giá về khoa học và đạo đức trong nghiên cứu của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở;
h) Nhãn thuốc nghiên cứu.
2. Quy trình thử thuốc trên lâm sàng được quy định như sau:
a) Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
b) Phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
c) Tổ chức thực hiện thử thuốc trên lâm sàng;
d) Phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng.
1. Thử tương đương sinh học của thuốc gồm các giai đoạn sau đây:
a) Giai đoạn nghiên cứu lâm sàng là giai đoạn thử nghiệm thuốc đối chứng và thuốc thử tương đương sinh học đã đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả để so sánh sinh khả dụng của 02 thuốc trên người tình nguyện;
b) Giai đoạn phân tích dịch sinh học của người là giai đoạn phân tích, xác định nồng độ thuốc đối chứng và thuốc thử tương đương sinh học trong mẫu sinh học của người tình nguyện sau khi được dùng ở giai đoạn nghiên cứu lâm sàng nhằm so sánh sinh khả dụng và chứng minh tính tương đương sinh học của 02 thuốc.
2. Thuốc generic phải thử tương đương sinh học khi có dược chất, dạng bào chế thuộc danh mục dược chất, dạng bào chế phải thử tương đương sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
1. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn để thử tương đương sinh học của thuốc;
b) Sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu của thuốc thử tương đương sinh học.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học có các trách nhiệm sau đây:
a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử tương đương sinh học nếu có rủi ro xảy ra do thử tương đương sinh học theo quy định của pháp luật;
b) Ký kết hợp đồng về việc thử tương đương sinh học với cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của thuốc do mình cung cấp.
1. Cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc có các quyền sau đây:
a) Tiến hành giai đoạn nghiên cứu lâm sàng và giai đoạn phân tích dịch sinh học trong thử tương đương sinh học của thuốc.
Trường hợp chỉ tiến hành giai đoạn phân tích dịch sinh học thì được ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc;
b) Tiến hành hoạt động thử tương đương sinh học của thuốc theo quy định;
c) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc phục vụ cho hoạt động thử tương đương sinh học của thuốc;
d) Sử dụng kết quả nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học.
2. Cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu thử tương đương sinh học đối với mẫu thuốc đã thử;
b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử tương đương sinh học và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử tương đương sinh học nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử tương đương sinh học của thuốc;
d) Độc lập về kinh tế, tổ chức nhân sự đối với tổ chức, cá nhân có thuốc thử tương đương sinh học.
1. Việc thử tương đương sinh học của thuốc chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở đánh giá về khoa học và đạo đức đối với hồ sơ thử tương đương sinh học của thuốc và được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc phê duyệt bằng văn bản.
2. Việc phê duyệt thử tương đương sinh học của thuốc phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 94 của Luật này;
b) Tuân thủ Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng, Thực hành tốt phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học và phù hợp với hướng dẫn thử tương đương sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
3. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở đánh giá về khoa học và đạo đức trong nghiên cứu của hồ sơ thử tương đương sinh học của thuốc và phê duyệt đề cương nghiên cứu.
1. Hồ sơ thử tương đương sinh học của thuốc bao gồm:
a) Đơn đề nghị thử tương đương sinh học;
b) Hồ sơ thông tin về thuốc;
c) Đề cương nghiên cứu thử tương đương sinh học và bản thuyết minh;
d) Lý lịch khoa học của nghiên cứu viên;
đ) Bản cung cấp thông tin và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử tương đương sinh học của thuốc;
e) Nhãn thuốc.
2. Quy trình thử tương đương sinh học của thuốc được quy định như sau:
a) Đăng ký nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc;
b) Phê duyệt nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc;
c) Tổ chức thực hiện thử tương đương sinh học của thuốc;
d) Phê duyệt kết quả thử tương đương sinh học của thuốc.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
CLINICAL TRIAL AND BIOEQUIVALENCE STUDY
Article 86. Phases of clinical trial
1. Phase 1 is the first phase of testing in humans to make a preliminary assessment of drug safety.
2. Phase 2 is meant to determine the optimal dose for clinical trial and prove the safety and efficacy of the drug, including the ability of the vaccine to stimulate development of immunity in users.
3. Phase 3 is carried out on large scale to determine the stability of the formula, the overall safety and efficacy of the drug, or to assess the protective effect and safety of vaccine in users.
4. Phase 4 is carried out after the drug is permitted for free sale in order to keep assessing its safety and efficacy or monitor the protective effect of the vaccine after it is widely used under prescribed conditions.
Article 87. Clinical trial for drug registration
1. Phase 1, 2, and 3 shall be carried out before drug registration
2. Phase 4 shall be carried out after drug registration at the request of a competent pharmacy authority.
Article 88. Requirements applied to drugs undergoing clinical trial
1. A drug undergoing clinical trial must satisfy the following conditions:
a) It has undergone pre-clinical trial;
b) It has a stable dosage form;
c) It meets quality standards according to the application for clinical trial.
2. On the label of the drug used for clinical trial must have the text “Thuốc dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho Mục đích khác” (“For clinical trial only”).
Article 89. Drugs required to undergo clinical trial and drugs exempt from clinical trials
1. The following drugs must undergo all phases of clinical trial:
a) New drugs, except for the cases specified in Point a Clause 2 and Point b Clause 3 of this Article;
b) Herbal drugs with new combination of herbal ingredients that were medicinally used in Vietnam and meant to treat diseases on the List promulgated by the Minister of Health, except for the cases specified in Point b Clause 2 and Point c Clause 3 of this Article;
c) Vaccines registered in Vietnam for the first time, except for the case specified in Point c Clause 2 of this Article.
2. The following drugs are exempt from certain phases of clinical trial:
a) Any new drug granted a certificate of free sale in at least a country but clinical data about its safety and efficacy is insufficient;
b) Any herbal ingredients other than those specified in Point c Clause 3 of this Article;
c) Any vaccine granted a certificate of free sale in at least a country and there is clinical data about its safety and efficacy.
3. The following drugs are fully exempt from clinical trial:
a) Generic drugs;
b) Any new drug granted a certificate of free sale in at least a country and there is clinical data about its safety and efficacy, except for vaccines;
c) Any herbal drug granted a certificate of free sale before the effective date of this Law, except for the drugs used for treatment of diseases on the List promulgated by the Minister of Health.
4. The Minister of Health shall provide for clinical data about drug safety and efficacy, criteria for partial or full exemption from clinical trial in Vietnam, and drugs required to undergo phase 4 of clinical trial.
Article 90. Conditions for a person to participate in clinical trial
1. The clinical trial subject must be a volunteer who satisfy clinical trial requirements, signs an agreement on voluntary participation in the clinical trial with the provider of clinical trial services, except for people who have limited legal capacity or have no legal capacity.
2. If a clinical trial subject is a minor, has limited legal capacity or has no legal capacity, it is required to have his/her guardian’s consent as prescribed by law.
3. If a clinical trial subject is a pregnant woman, the trial documents must specify the reasons and measures shall be taken to protect her.
Article 91. Rights and obligations of clinical trial subjects
1. A clinical trial subject has the rights to:
a) Be adequately and truthfully informed of the risks before the clinical trial;
b) Receive compensation from the sponsor for any harm incurred;
c) Have relevant personal information kept confidential;
d) Take no responsibility when unilaterally terminate the participation in the clinical trial;
dd) File a complaint or lawsuit against any illegal acts committed by the sponsor and the clinical trial service provider (hereinafter referred to as the investigator).
2. Clinical trial subjects have the responsibility to comply with instructions of researchers according to approved clinical trial documents.
Article 92. Rights and obligations of the sponsor
1. The sponsor has the rights to:
a) Select a qualified organization in terms of equipment and personnel to run the clinical trial;
b) Acquire the full ownership of the clinical trial result.
2. The sponsor has the obligations to:
a) Pay compensation to clinical trial subjects for any harm they incur because of the clinical trial as prescribed by law;
b) Sign a clinical trial contract with the investigator;
c) Take legal responsibility for the quality and safety of the drug provided.
Article 93. Rights and obligations of the investigator
1. The investigator has the rights to:
a) Carry out clinical trials of drugs as prescribed;
b) Import, purchase chemicals, reference materials, and drug samples serving clinical trials;
c) Use clinical trial results under agreements with the sponsors.
2. The investigator has the obligations to:
a) Take responsibility for the clinical trial results;
b) Take responsibility for the safety of clinical trial subjects and pay compensation for those who suffer injuries for which the investigator is responsible;
c) Ensure truthfulness and objectivity in clinical trials;
d) Be independent in terms of finance and personnel from the sponsors.
Article 94. Principles and the power to approve clinical trial services
1. A clinical trial may only be carried out after a National Biomedical Ethics Committee assesses its scientificity and ethical aspects according to clinical trial documents and the Minister of Health grants an approval in writing.
2. The clinical trial, the assessment of its scientificity and ethical aspects and the grant of approval for a clinical trial shall comply with the following principles:
a) Respect the right of decision of clinical trial subjects; protect people whose right of decision is limited;
b) Ensure that the trial offers more benefits than risks; the risks are carefully considered and minimized according to standards;
c) Ensure that rights and obligations of clinical trial subjects are equal; benefits and risks are equally shared among the clinical trial subjects;
d) Ensure the completion of clinical trial phases and fulfillment of Good Clinical Practice requirements.
3. Biomedical Ethics Committees are independent national and internal committees established to protect the rights, safety, and health of clinical trial subjects.
The Minister of Health shall provide for the establishment, functions, tasks, and entitlements of Biomedical Ethics Committees.
Article 95. Documentation and procedures for carrying out clinical trials
1. Documents about a clinical trial include:
a) An application for permission for clinical trial;
b) Documents containing information about the drug;
c) Legal documents about the drug;
b) The clinical trial outlines and description;
dd) Academic records of researchers;
e) Registration forms of clinical trial subjects;
g) Record on scientific and ethical assessment prepared by the internal Biomedical Ethics Committee;
h) Label of the drug.
2. Clinical trial procedures:
a) Register the clinical trial;
b) Approve the clinical trial;
c) Conduct the clinical trial;
d) Approve the clinical trial result.
3. The Minister of Health shall elaborate this Article.
Section 2. BIOEQUIVALENCE STUDY
Article 96. Phases of bioequivalence study and drugs required to undergo bioequivalence study
1. A bioequivalence study consists of the following phases:
a) Clinical trial phase: a phase in which a comparative drug and a the tested drug which is proven safe and effective are tested to compare their bioavailability in the subjects;
b) Human biological fluid analysis: a phase in which concentrations of a comparative drug and a the tested drug in specimens of the subjects are analyzed in order to compare their bioavailability and prove their bioequivalence;
2. A generic drug must undergo bioequivalence study if it contains an active ingredient or has a dosage form that is on the List of active ingredients and dosage forms required to undergo bioequivalence studies promulgated by the Minister of Health.
Article 97. Conditions, rights and obligations of subjects of bioequivalence studies
1. Every subject of a bioequivalence must satisfy the conditions specified in Article 90 hereof.
2. Rights and obligations of the subjects are the same as those specified in Article 91 hereof.
Article 98. Rights and obligations of the sponsor
1. The sponsor has the rights to:
a) Select a qualified organization in terms of equipment and personnel to run the bioequivalence study;
b) Acquire the full ownership of the bioequivalence study result.
2. The sponsor has the obligations to:
a) Pay compensation for the subjects who suffer injuries because of the bioequivalence study;
b) Sign a bioequivalence study contract with the investigator;
c) Take legal responsibility for the quality and safety of the drug provided.
Article 99. Rights and obligations of the investigator
1. The investigator has rights to:
a) Carry out clinical trial and biological fluid analysis in bioequivalence testing.
If only biological fluid analysis is carried out, it may sign a contract or cooperate with a provider of clinical trial services that fulfills Good Clinical Practice requirements to carry out clinical trial in the process of bioequivalence study;
b) Conduct bioequivalence studies as prescribed;
c) Import, purchase chemicals, reference materials, and drug samples serving bioequivalence studies;
d) Use bioequivalence study results under agreements with the sponsors.
2. The investigator has obligations to:
a) Take responsibility for the bioequivalence study results;
b) Take responsibility for the safety of subjects and pay compensation for those who suffer injuries for which the investigator is responsible;
c) Ensure truthfulness and objectivity in bioequivalence studies;
d) Be independent in terms of finance and personnel from the sponsors.
Article 100. Rules for approving bioequivalence studies
1. The bioequivalence study may only be conducted after the internal Biomedical Ethics Committee assesses the scientificness and ethics of the bioequivalence study documents and the person in charge of expertise of the investigator grants a written approval.
2. The bioequivalence study shall comply with the following principles:
a) The principles specified in Point a, b, c of Clause 2 Article 94 hereof;
b) Fulfillment of Good Clinical Practice and Good Laboratory Practice requirements in biological fluid analysis, and compliance with guidelines on bioequivalence studies promulgated by the Minister of Health.
3. The internal Biomedical Ethics Committee shall assess the scientificness and ethics of the bioequivalence study documents and approve the study outlines.
Article 101. Documentation and procedures for bioequivalence studies
1. Bioequivalence study documents include:
a) An application for permission for bioequivalence study;
b) Documents containing information about the drug;
c) The bioequivalence study outlines and description;
d) Academic records of researchers;
dd) Registration forms of the subjects;
e) Drug label.
2. Procedures for bioequivalence study:
a) Register the bioequivalence study;
b) Approve the bioequivalence study;
c) Conduct the bioequivalence study;
d) Approve the bioequivalence study result;
3. The Minister of Health shall elaborate this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực