Phần 1: Ôn tập giữa học kì 2 (trang 77) Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Phần 1: Ôn tập giữa học kì 2 trang 77 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

1 8 09/01/2025


Phần 1: Ôn tập giữa học kì 2 – Tiếng Việt lớp 5

Ôn tập Giữa học kì 2 Tiết 1, 2

Câu 1 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào lời giới thiệu của mỗi nhân vật dưới đây, cho biết nhân vật đó là ai, xuất hiện trong câu chuyện nào đã học.

Tiết 1, 2 trang 77, 78 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

(1) Nhân vật đó là: Quang – Xuất hiện trong câu chuyện: Hộp quà màu thiên thanh.

(2) Nhân vật đó là: Xu-di – Xuất hiện trong câu chuyện: Giỏ hoa tháng Năm.

(3) Nhân vật đó là: Nai Ngọc – Xuất hiện trong câu chuyện: Tiếng hát của người đá

(4) Nhân vật đó là: Mát – Xuất hiện trong câu chuyện: Khu rừng của Mát

(5) Nhân vật đó là: Thào A Sùng – Xuất hiện trong câu chuyện: Những búp chè trên cây cổ thụ

Câu 2 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu nội dung chính của một trong những câu chuyện được nhắc tới ở bài tập 1.

Trả lời:

Nội dung chính của câu chuyện Tiếng hát của người đá: Người đá là biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, cuộc sống của con người Việt Nam không thể xa rời thiên nhiên, cây cối, núi non. Đời sống bền chặt, có tình cảm sâu nặng giữa thiên nhiên con người.

Câu 3 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.

(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo.
(8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập. (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng. (11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.

(Theo Võ Quảng)

Trả lời:

– Trong đoạn văn dưới đây:

+ Câu đơn là các câu: (1), (2) , (3) , (6) , (7) , (8) , (9) , (10).

+ Câu ghép là các câu: (4) , (5) , (11).

– Xác định các vế của câu ghép:

+ Câu (4): Vế thứ nhất: mùa xuân nhiều hoa; Vế thứ hai: mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông.

+ Câu (5): Vế thứ nhất: Mưa phùn vẫn cứ lai rai; Vế thứ hai: gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi.

+ Câu (11): Vế thứ nhất: Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên; Vế thứ hai: nước lũ đổ ào ào.

Câu 4 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn một vế câu ở A và một vế câu ở B, thêm kết từ hoặc cặp từ hô ứng để tạo câu ghép.

Tiết 1, 2 trang 77, 78 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em nối các vế ở A và các vế ở B, thêm kết từ hoặc cặp từ hô ứng để tạo câu ghép sau:

– Mặt trời lên cao nên chiếc bóng ngắn lại.

– Vì sương xuống dày đặc nên khung cảnh xung quanh mờ mịt, không còn nhìn rõ mặt người.

– Trong vườn, những bông hồng đã nở rộ, toả hương ngào ngạt nhưng những bông lan vẫn e ấp giữ nụ chúm chím.

Câu 5 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Thêm kết từ và vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.

a. Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè Tiết 1, 2 trang 77, 78 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5.

b. Tiết 1, 2 trang 77, 78 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.

c. Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị Tiết 1, 2 trang 77, 78 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5.

Trả lời:

a. Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè thì em sẽ chọn món ăn truyền thống của địa phương là bánh cáy.

b. Ông tôi có cách nói chuyện rất hài hước, gây cười cho nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.

c. Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị nhưng thiếu chúng con người khó có thể có lương thực nào thay thế tốt hơn.

Ôn tập Giữa học kì 2 Tiết 3, 4

Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc những dòng thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

– Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.

– Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

– Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.

Trả lời:

– Tên bài thơ có chứa các dòng trên là:

a. Hạt gạo làng ta

b. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

c. Thư của bố

d. Đoàn thuyền đánh cá

e. Đường quê Đồng Tháp Mười

– Trong mỗi bài thơ, em thích nhất hình ảnh và lí do thích là:

a. Hạt gạo làng ta: Em thích hình ảnh “Hạt gạo làng ta, có vị phù sa, của sông Kinh Thầy, có hương sen thơm trong hồ nước đầy, có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay”. Vì hình ảnh hạt lúa được kết tinh từ nhiều công sức, nhiều nguồn mới có được.

b. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ: Em thích hình ảnh “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Vì hình ảnh này chỉ: Bắp cần mặt trời để sinh sống và hình thành (qua những râu ngô, hoa ngô, làm lớn cây ngô rồi mới có bắp); em bé là mặt trời, là niềm tin, hi vọng và là tình yêu lớn nhất của mẹ, động lực để mẹ lao động, sản xuất.

c. Thư của bố: Em thích hình ảnh: “Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều chưa được viết trong thư người lính biển”. Vì hình ảnh này cho thấy con đã hiểu, con đủ nhận biết được những khó khăn thực tế bố gặp phải chứ không chỉ qua những gì bố kể. Con thương và yêu bố nên biết bố còn giấu, còn muốn mình không phải lo nghĩ. Con luôn tự hào về bố của mình.

d. Đoàn thuyền đánh cá: Em thích hình ảnh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Vì hình ảnh này: đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, một buổi chiều tối chập choạng: mặt trời xuống biển, màn đêm tới – nhà văn có lối miêu tả đặc biệt, nhân hoá làm câu thơ sinh động, dữ dội thêm.

e. Đường quê Đồng Tháp Mười: Em thích hình ảnh: “Ông đứng như bụt hiện/ Chờ cháu cuối đường quê”. Vì hình ảnh này như một câu truyện cổ tích về tình ông cháu: ông hiền từ luôn trông chờ cháu trở về, dang vòng tay chào đón. Tình cảm ông cháu dạt dào hạnh phúc.

Câu 2 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.

Quạt mo

Nhà bà tôi nằm lặng lẽ giữa màu xanh mướt của mấy hàng cau. Mỗi lần nghe tiếng rơi “đập” ngoài sân gạch, tôi vội chạy ra nhặt tàu lá cau rụng, phơi bên hiên nhà, đợi bà tôi làm thành những chiếc quạt mo nho nhỏ.

Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Chọn một bẹ cau khô thơm nồng mùi nắng, bà cắt thành chiếc quạt mo hình tai voi rất vừa tay cầm. Chiếc quạt theo bà cháu tôi suốt mùa hè miền Trung nắng đổ lửa. Lâu dần, quạt ngả màu nâu sẫm, mấy vết nhăn hằn rõ nét hơn. Những hôm bà đi chợ xa về, tôi lăng xăng đến bên bà phe phẩy quạt mo. Bà thường ôm tôi vào lòng: “Cháu bà thương bà nhất.”.

Có những trưa, bà cháu nằm võng trong vườn, bà vừa khe khẽ lướt chiếc quạt mo, vừa thong thả hát bài đồng dao:

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè...

Tay bà đưa quạt nhịp nhàng. Gió nối gió ùa về mát rượi. Tôi lim dim chìm vào giấc ngủ. Trong mơ tôi gặp phú ông dắt chú trâu mập mạp, còn tôi cầm chiếc quạt mo. Rồi tôi mơ thấy mình ngồi vắt vẻo trên lưng chú trâu ấy, đi qua một ao cá... Tiếng lá cau rụng khiến tôi choàng tỉnh. Tôi hốt hoảng oà lên nức nở: “Cháu đổi quạt mo lấy trâu của phú ông mất rồi, bà ơi!”. Bà cười, chỉ cho tôi chiếc quạt mo vẫn còn nguyên trên võng, tôi mới nín khóc. Sau hôm ấy, tôi cứ mong gặp lại phú ông để nói rằng, tôi sẽ không đổi chiếc quạt mo của bà tôi lấy bất cứ thứ gì. Nhưng phú ông chẳng xuất hiện lần nào nữa trong giấc mơ của tôi.

Bây giờ, dù ít người còn dùng quạt mo, nhưng tôi vẫn giữ một chiếc làm kỉ niệm. Mỗi khi nhớ bà, tôi lại mang chiếc quạt mo ra phe phẩy, lòng xôn xao hồi ức tuổi thơ. Làn gió dịu dàng cứ thổi hoài, thổi mãi...

(Phan Đức Lộc)

* Trả lời câu hỏi

a. Chiếc quạt mo được miêu tả như thế nào trong bài đọc?

b. Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm gì về bà trong tuổi thơ của người cháu?

c. Kể lại giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo. Theo em, giấc mơ đó có gì thú vị?

d. Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

a. Trong bài đọc, chiếc quạt mo được miêu tả: quạt mo làm từ một bẹ cau khô thơm nồng mùi nắng, bà cắt thành chiếc quạt mo hình tai voi; lâu dần, quạt ngả màu nâu sẫm, mấy vết nhăn hằn rõ nét hơn.

b. Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm về bà trong tuổi thơ của người cháu: kỉ niệm nằm lặng lẽ giữa hàng cau, chờ lá cau rơi; kỉ niệm nằm võng trong vườn bà khẽ quạt rồi hát đồng dao ru cháu ngủ; kỉ niệm giấc mơ gặp phú ông xin đổi trâu lấy quạt mo.

c. Kể lại giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo: Trong mơ người cháu gặp phú ông dắt chú trâu mập mạp, còn người cháu cầm chiếc quạt mo. Rồi người cháu mơ thấy mình ngồi vắt vẻo trên lưng chú trâu ấy, đi qua một ao cá... và dường như ngỡ mình đã lỡ đổi quạt lấy trâu dù bản thân không muốn.

Theo em, giấc mơ đó thú vị ở chỗ: là giấc mơ có từ lời bà ru, là giấc mơ đi ngược lại quy luật của cậu Bờm chắc chắn sẽ đổi quạt mo lấy ba bò chín trâu; nhưng người cháu lại chỉ thích quạt mo của bà thôi.

d. Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ: Người cháu rất nhớ bà, từ đồ vật có thể nhìn và nhớ về bà một cách dễ dàng; Người cháu muốn được ở bên bà được bà quạt như ngày xưa; Chiếc quạt mo do chính bà làm nên người cháu muốn giữ lại.

Câu 3 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chơi trò chơi: Tìm kho báu.

Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em đọc luật chơi của trò chơi Tìm kho báu rồi cùng chơi với các bạn trong lớp, trong tổ.

Câu 4 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.

a. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

(Theo Minh Nhương)

b. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng.

(Theo Nguyên Hương)

Trả lời:

a. Từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn là: người nấu cơm. Biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp lặp từ ngữ.

b. Từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn là: cậu. Biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp dùng từ ngữ thay thế.

Câu 5 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú.

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Tìm những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.

b. Tìm thêm những từ ngữ nổi có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a.

Trả lời:

a. Những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn là: Nhưng, và, vì thế.

b. Những từ ngữ nối có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a là:

+ Nhưng: vậy mà, thế mà, tuyệt nhiên, mà.

+ Và: đến, mà, thậm chí.

+ Vì thế: Vì vậy, bởi thế, bởi đó, thế nên, vậy nên.

Câu 6 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn từ ngữ thay cho mỗi bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Tôi định ngủ một giấc. Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trắng như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này.Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 , tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 dù chưa đặt chân lên Ma-đa-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...

(Theo An Nguyệt Vi Tiếu, Hương Giang dịch)

Trả lời:

Tôi định ngủ một giấc. Nhưng những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. Ban đầu, tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trắng như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này. Sau đó, tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. Thế là dù chưa đặt chân lên Ma-đa-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...

Ôn tập Giữa học kì 2 Tiết 5

Câu 1 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Thực hiện 1 trong 2 yêu cầu sau:

a. Trao đổi với bạn về các sự việc được thể hiện trong một tranh dưới đây và cảm xúc của những người trong tranh đó.

G: Tưởng tượng thêm về các sự việc đã diễn ra.

Tiết 5 trang 82 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp

b. Kể với bạn một sự việc đáng nhớ mà em đã trải qua và chia sẻ cảm xúc của em khi đó.

Trả lời:

a. Sự việc được thể hiện trong một bức tranh: Hai bạn nam cùng đá bóng gần cửa lớp học, vô tình đá trúng vào cửa làm vỡ kính của lớp. Hai bạn nam lúng túng và không biết phải xử trí ra sao.

b. Sự việc đáng nhớ em đã trải qua: Một lần em tham gia cuộc thi của trường tổ chức, em vinh dự thắng cuộc và dành được giải cao nhất trong cuộc thi ấy. Sau sự việc xảy ra, em cảm thấy thật bất ngờ và vỡ oà trong hạnh phúc, em nghĩ mình không đạt được thành tích tốt như vậy.

Câu 2 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1.

G:

Tiết 5 trang 82 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp

Trả lời:

Chiếc cửa kính vỡ và được thay thế mới toanh, đó là lần không thể quên đối với Nam và Huy. Lần đó là đang trong giờ ra chơi, Huy và Nam cùng rủ nhau đá bóng. Vì sân trường không còn chỗ chơi nên hai bạn rủ nhau chơi ở hành lang lớp học. Bỗng dưng, Huy sút mạnh chân hơn để Nam khó đỡ được bóng, vô tình đá trúng cửa lớp học, vỡ những mảnh kính rơi loảng choảng. Huy và Nam thất thần trước sự chứng kiến của rất đông bạn học sinh quanh đó. Ai cũng đoán nhẩm: “Thôi toi rồi, như vậy thì sẽ bị thầy cô mắng cho một trận tơi tả”; “No đòn rồi”. Vậy mà điều bất ngờ nhất, thầy cô ôn tồn hỏi chuyện Huy và Nam, thầy cũng chia sẻ thầy từng đá bóng làm vỡ chậu hoa của trường, thầy đồng ý và đã khắc phục, hứa không tái phạm. Thầy làm Huy và Nam thấy được thông cảm và thoải mái hơn. Mọi chuyện đều có thể được giải quyết, bằng nhiều cách và bằng nhiều thái độ ứng xử sao cho phù hợp.

Câu 3 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với bạn đoạn văn em vừa viết để góp ý cho nhau và chỉnh sửa bài viết.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn đoạn văn em vừa viết để góp ý cho nhau và chỉnh sửa bài viết (nếu có).

1 8 09/01/2025