Bài 24: Việt Nam quê hương ta (trang 117) Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 24: Việt Nam quê hương ta trang 117 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

1 8 09/01/2025


Bài 24: Việt Nam quê hương ta – Tiếng Việt lớp 5

Đọc: Việt Nam quê hương ta

Nội dung chính Việt Nam quê hương ta:Cảnh sắc Việt Nam ta đẹp rạng ngời trong non nước hữu tình, con người Việt đậm tình mà anh dũng, gan dạ. Là người Việt Nam, tự hào biết bao từng giá trị, vẻ đẹp quê hương.

Câu hỏi trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nếu gặp một người bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu những gì về đất nước mình?

Trả lời:

Nếu gặp một người bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu về đất nước mình qua các nội dung: nước Việt Nam có 64 tỉnh thành, nằm dọc thành dải đất hình chữ S. Nước Việt Nam có một đường bờ biển dài phía đông, phía tây có hệ thống núi đồ sộ, dày đặc; có hai đồng bằng lớn nhất nước tập trung ở dọc hạ lưu sông Hồng và sông Cửu Long. Việt Nam là nước chủ nghĩa xã hội, gồm chỉ một Đảng duy nhất, cho phép tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Văn bản: Việt Nam quê hương ta

(Trích)

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

(Nguyễn Đình Thi)

Việt Nam quê hương ta lớp 5 (trang 117, 118) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Khổ thơ đầu tiên giới thiệu cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đẹp như thế nào?

Trả lời:

Qua khổ thơ đầu tiên, vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam được mô tả: biển lúa mênh mông, có những cánh cò bay dập dờn, nhìn ra xa mây che mờ thoáng đỉnh Trường Sơn mỗi sớm mai và khi chiều tà. Cảnh sắc thiên nhiên thật non nước hữu tình.

Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hình ảnh con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh hiện lên ra sao?

Trả lời:

Trong những năm tháng chiến tranh, hình ảnh con người Việt Nam hiện ra: con người bị thương, chìm trong máu và lửa của bom đạn nhưng vẫn vùng lên chiến đấu, quyết tâm hạ gục quân thù, cho chúng phải nằm xuống.

Câu 3 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tác giả muốn nói điều gì về đất nước, con người Việt Nam qua hai khổ thơ cuối?

Trả lời:

Qua hai khổ thơ cuối, tác giả muốn nói về đất nước, con người Việt Nam: Việt Nam có thời tiết ôn hoà, cây cối phát triển, thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt sản xuất nông nghiệp. Con người Việt Nam tình cảm, chung thuỷ, tài năng, mỗi người một vẻ, mỗi vùng một đặc trưng riêng, làm nên một đất nước tài hoa, xinh đẹp.

Câu 4 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Qua bài thơ, tác giả thể hiện những tình cảm gì đối với quê hương, đất nước?

Trả lời:

Qua bài thơ, tác giả thể hiện được với quê hương, đất nước những tình cảm: yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp quê hương; yêu lấy nghề nông chân chất của quê Việt; yêu và ngưỡng mộ tinh thần sẵn sàng xung phong đánh giặc khi thời chiến đến, thời bình linh hoạt trở thành những người tham gia tăng gia sản xuất; yêu lòng thuỷ chung, nặng tình, tài năng của người Việt Nam.

Câu 5 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Em thích những câu thơ nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Những câu thơ trong bài mà em thích là:

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Vì qua những câu thơ này, em thấy người Việt Nam giản dị, bình thường, cơm trắng rau xanh lại có thể có được sức mạnh đánh đổ quân thù thành công, trở thành người hùng trong thời chiến và hoá thành người hiền lành, chất phác trong thời bình. Người Việt Nam thật linh hoạt và tài năng.

* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Mỗi từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây có được dùng với nghĩa gốc không? Vì sao?

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Trả lời:

– Từ in đậm tay được dùng với nghĩa gốc. Vì tay là một bộ phận của người, dùng để cầm nắm một vật gì đó. Ở trong dòng thơ, từ tay được mang nghĩa gốc.

– Từ in đậm dệt không được dùng với nghĩa gốc. Vì dệt là phương pháp sản xuất vải bằng cách xen kẽ hai bộ sợi tạo thành một mảnh vải. Ở trong dòng thơ, từ dệt dùng nghĩa chuyển, lá cây tre chuyển động giống với động tác dệt của con người.

Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ thân yêu, vất vả trong bài thơ.

Trả lời:

– Từ đồng nghĩa với từ thân yêu: yêu thương, thân thương.

– Từ đồng nghĩa với từ vất vả: khốn khổ, lầm lũi.

Câu 3 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đặt câu với 1 – 2 từ tìm được ở bài tập 2.

Trả lời:

– Người dân lầm lũi đi tìm tự do, độc lập trong suốt bao năm chịu ách xâm lược, đô hộ.

– Bố mẹ của em rất yêu thương em!

Viết: Luyện viết bài văn tả phong cảnh

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.

Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 23, viết bài văn theo yêu cầu.

Lưu ý:

Khi miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, em cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để bài văn có sức cuốn hút với người đọc.

Ví dụ:

Hôm nay, gia đình tôi chuyển đến nơi ở mới dưới thung lũng, từ biệt dốc núi cheo leo sau bao năm gắn bó.

Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng giống như một cái chảo khổng lồ, viền chảo là dãy núi ghé sát vai nhau cao ngất, lòng chảo có cánh đồng lúa xanh rì. Cuối con đường mòn có những mái nhà lô nhô quây quần bên nhau.

(Theo Nguyên Bình)

Trả lời:

Quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Và em thấy, công viên của quê em là đẹp nhất. Em thích ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.

Công viên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hoà, có một cái hồ rộng trong xanh ở giữa, có những con đường, vườn cây và dải đất bao quanh. Em thường theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi sớm bình minh trong lành. Khi mặt trời vén bức màn mây và những cô cậu bé năng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho nắng mới vàng tươi ấm áp khắp không gian. Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh. Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng khiến mặt hồ lung linh, rực rỡ hơn hẳn.

Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ đi bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ. Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà tỉ mỉ lát từng viên gạch trên con đường nhỏ tạo cảm giác như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc. Nắng vàng trải xuống con đường nhỏ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống. Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp của từng cánh hoa, lá cỏ sát hồ khiến chúng trở nên lung linh hơn dưới ánh nắng mai. Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn. Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.

Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên quê hương, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.

Câu 2 trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

– Đổi bài cho bạn để đọc soát và góp ý cho nhau.

– Chỉnh sửa bài viết (nếu cần).

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa bài viết bằng cách đổi bài cho bạn để đọc soát và góp ý cho nhau, em tự chỉnh sửa bài viết (nếu cần).

Nói và nghe: Di tích lịch sử

Yêu cầu: Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.

Câu 1 trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.

– Lựa chọn một di tích lịch sử để giới thiệu. Ví dụ:

+ Thành Cổ Loa (Hà Nội)

+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

+ Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

– Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử đã chọn để giới thiệu.

– Chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu.

G:

+ Di tích lịch sử em chọn giới thiệu tên là gì, ở đâu?

+ Di tích đó được xây dựng khi nào?

+ Cảnh quan của di tích đó có gì đặc biệt?

+ Các công trình ở đó gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá nào?

+ Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

– Chuẩn bị tranh ảnh hoặc các phương tiện khác để trình bày,

Trả lời:

– Em lựa chọn di tích lịch sử Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm.

– Em đã tìm đọc các tư liệu về lịch sử và nắm được các thông tin liên quan đến di tích lịch sử này: Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

– Em chuẩn bị giới thiệu: Di tích lịch sử em chọn giới thiệu có tên là di tích lịch sử Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm, nằm ở giữa Hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Di tích này được xây dựng vào thời khi Pháp chiếm thành Hà Nội, Nguyễn Ngọc Kim là một tên tay sai của thực dân Pháp mê tín, cho xây dựng Tháp Rùa năm 1886. Tháp nằm toạ lạc giữa hồ, có lối kiến trúc kết hợp Đông Tây hoàn hảo. Hai tầng dưới trổ các cửa kiểu cửa vòm của nhà thờ phương Tây, tầng trên cùng làm mái kiểu truyền thống với đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Từ năm 1888, Tháp Rùa bị phá huỷ và xây dựng lại, chính thức khánh thành vào năm 1892. Công trình này gắn với sự kiện lịch sử tích truyền lại rằng vua Lê Lợi mượn gươm thần của Đức Long quân, dẹp loạn thành công, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Câu 2 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trình bày.

Ví dụ: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, em tiến hành trình bày. Chú ý ngữ điệu, tác phong, thái độ, biểu cảm kết hợp để bài thuyết trình thêm ấn tượng, thành công hơn.

Câu 3 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi, góp ý.

Người nói

Người nghe

– Giới thiệu được đầy đủ và rõ ràng về di tích đã chọn không?

– Trả lời câu hỏi của người nghe có thuyết phục không?

– Giọng nói, điệu bộ, cử chỉ có phù hợp không?

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

– Có chăm chú lắng nghe người trình bày không?

– Có tích cực đặt câu hỏi để hiểu rõ về di tích không?

– Có thái độ lịch sự khi trao đổi không?

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em trao đổi và góp ý với bạn bè, thầy cô để bài thuyết trình của mình thêm hoàn thiện và tốt hơn.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Sưu tầm tranh ảnh về những cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử của đất nước và chia sẻ với người thân, bạn bè.

Trả lời:

Em chia sẻ những hình ảnh, cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử của đất nước với người thân, bạn bè:

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Di tích lịch sử trang 119, 120 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

1 8 09/01/2025