Bài 23: Về ngôi nhà đang xây (trang 113) Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 23: Về ngôi nhà đang xây trang 113 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Bài 23: Về ngôi nhà đang xây – Tiếng Việt lớp 5
Đọc: Về ngôi nhà đang xây
Nội dung chính Về ngôi nhà đang xây:Những ngôi nhà đang xây hiện ra thật mộng mơ, dễ thương. Những ngôi nhà được xây nên chính là những hi vọng về sự trở mình, lớn lên của đất nước, quê hương.
Câu hỏi trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Giới thiệu một công trình xây dựng mà em yêu thích
Trả lời:
Chùa Một Cột là một công trình xây dựng mà em yêu thích. Chùa Một Cột hay còn gọi là Liên Hoa Đài, là một kiến trúc độc đáo có từ thời nhà Lý. Chùa gồm một điện thờ đặt trên một trụ duy nhất. Chùa nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu, có nghĩa là ngôi chùa “phúc lành dài lâu”.
Văn bản: Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra vẻ còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh...
(Đồng Xuân Lan)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo cảm nhận của các bạn nhỏ, ngôi nhà đang xây hiện ra như thế nào?
Trả lời:
Theo cảm nhận của các bạn nhỏ, ngôi nhà đang xây hiện ra:
+ Giàn giáo: giống cái lồng che chở
+ Trụ bê tông: nhú lên như một mầm cây
+ Ngôi nhà đang xây dở: tựa vào nền trời sẫm, thở ra mùi vôi vữa nồng hăng; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.
Câu 2 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm trong bài những hình ảnh so sánh, nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng trong việc miêu tả ngôi nhà đang xây.
Trả lời:
– Trong bài có những hình ảnh so sánh: giàn giáo như cái lồng; trụ bê tông như một mầm cây, ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, ngôi nhà như trẻ nhỏ.
– Trong bài có những hình ảnh nhân hoá: ngôi nhà thở; bầy chim đi ăn về, rót vào ô cửa; nắng đứng ngủ quên; làn gió mang hương; ngôi nhà lớn lên.
Tác dụng của những hình ảnh so sánh, nhân hoá: giúp ngôi nhà trở nên gần gũi, thân thiện với trẻ em; trông như những người bạn cùng trẻ em, cùng cảm xúc, cùng suy nghĩ với các bạn nhỏ.
Câu 3 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những chi tiết nào cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà đang xây?
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà đang xây: nền trời sẫm biếc, nắng ngủ quên trên tường, làn gió ủ những rãnh tường chưa trát vữa, ngôi nhà lớn cùng trời xanh.
Câu 4 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc hai dòng thơ “Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh…”.
Trả lời:
Khi đọc hai dòng thơ “Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh…”, em cảm thấy ngôi nhà không ở yên, không cố định, cứng nhắc mà như còn lớn lên, sẽ cao lên và cao tới tận trời xanh; ngôi nhà cũng có tâm hồn, cũng vui tươi như những đứa trẻ.
Câu 5 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
Trả lời:
Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên cuộc sống trên đất nước ta đang ngày càng phát triển. Đất nước ta đang không ngừng xây dựng các đô thị, hệ thống nhà cửa, công xưởng, trung tâm thương mại,… phục vụ cuộc sống hiện đại. Ngay hiện tại vẫn còn rất nhiều những dự án, những dự định đang được ấp ủ và chờ được thực hiện, phát triển hơn cả hiện tại.
* Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
Câu 1 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu điểm giống nhau về cách viết những từ in đậm trong các đoạn thơ dưới đây. Các từ đó có phải danh từ riêng không?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. (Viễn Phương) |
|
b. Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế! (Tố Hữu) |
Trả lời:
Những từ in đậm trong các đoạn thơ dưới đây đều được viết hoa. Các từ đó là danh từ riêng, trong đó: Bác là chỉ chủ tịch Hồ Chí Minh; Vệ quốc quân là chỉ những người chiến sĩ tham gia đoàn quân đi giải phóng.
Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Cách viết các từ in đậm ở bài tập 1 có tác dụng gì?
Trả lời:
Cách viết các từ in đậm ở bài tập 1 có tác dụng: cho người đọc thấy sự tôn trọng đối với người được nhắc đến.
Ghi nhớ:
Một số danh từ chung có thể được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với đối tượng được nói đến.
Câu 3 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm danh từ chung được viết hoa trong những câu thơ, câu văn dưới đây và cho biết tác dụng của việc viết hoa đó.
a. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
(Nguyễn Khoa Điềm)
b.
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người – Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh
(Tố Hữu)
c. Sóng thần, động đất, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh,… là những lời cảnh báo nghiêm khắc của Mẹ Thiên Nhiên đối với loài người.
(Báo Văn nghệ)
Trả lời:
– Danh từ chung được viết hoa trong câu thơ: Đất Nước – tác dụng: dành sự tôn trọng với quốc gia mình, coi quốc gia là thiêng liêng và duy nhất.
– Danh từ chung được viết hoa trong câu thơ: Người – Hồ Chí Minh – tác dụng: tên riêng của người, tên của Bác Hồ.
– Danh từ chung được viết hoa trong câu văn: Mẹ Thiên Nhiên – tác dụng: tôn trọng và cung kính trước sức mạnh của thiên nhiên, mong được thiên nhiên che chở và thuận lợi phát triển sản xuất.
Câu 4 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết 2 – 3 câu trong đó có danh từ chung được viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
Trả lời:
Việt Nam ta là một trong các nước phát triển, tích cực hội nhập, là thành viên của rất nhiều tổ chức khu vực và toàn thế giới. Một số tổ chức tiêu biểu mà Việt Nam có vị thế, uy tín cao như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Liên Hợp Quốc (UN); Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC);…
Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
Câu 1 trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.
– Lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên (cảnh đẹp gần nhà em hoặc cảnh đẹp ở địa phương em).
– Xác định trình tự miêu tả (theo không gian, thời gian hoặc kết hợp cả hai cách).
Lưu ý: Cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở là cảnh thiên nhiên mà em đã được ngắm nhìn mỗi ngày, qua mỗi mùa, mỗi tháng năm. Em có thể tả sự thay đổi của cảnh thiên nhiên đó theo trình tự thời gian, gắn với những kỉ niệm của bản thân.
– Quan sát trực tiếp cảnh đẹp thiên nhiên em muốn tả hoặc nhớ lại cảnh đẹp thiên nhiên đã quan sát, ghi chép kết quả quan sát.
Trả lời:
– Em lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương em, xác định trình tự miêu tả và ghi chép lại một số thông tin về cảnh đẹp em nhớ hoặc quan sát trực tiếp được.
Câu 2 trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Lập dàn ý.
G:
Trả lời:
Mở bài: Quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Và em thấy, công viên của quê em là đẹp nhất. Em thích ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.
Thân bài:
Công viên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hoà, có một cái hồ rộng trong xanh ở giữa, có những con đường, vườn cây và dải đất bao quanh.
a. Tả hồ:
+ Em thường theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi sớm bình minh trong lành. Khi mặt trời vén bức màn mây và những cô cậu bé năng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho nắng mới vàng tươi ấm áp khắp không gian.
+ Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
+ Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng khiến mặt hồ lung linh, rực rỡ hơn hẳn.
b. Khu vực bao quanh hồ:
+ Em và mẹ đi bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
+ Người ta tỉ mỉ lát từng viên gạch trên con đường nhỏ tạo cảm giác như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
+ Nắng vàng trải xuống con đường nhỏ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
+ Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp của từng cánh hoa, lá cỏ sát hồ khiến chúng trở nên lung linh hơn dưới ánh nắng mai
+ Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
+ Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.
Kết bài: Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên quê hương, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.
Câu 3 trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
G:
– Chọn cảnh đẹp thiên nhiên theo đúng yêu cầu của đề bài.
– Các chi tiết miêu tả thể hiện được vẻ đẹp riêng của cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
– Nêu được suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đối với cảnh đẹp thiên nhiên được tả.
–
Trả lời:
Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý theo các nội dung gợi ý trong sách giáo khoa.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với người thân để có thêm thông tin về đặc điểm của cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sinh sống.
Trả lời:
Dựa vào nội dung cần có của các phần mở bài, thân bài (tả bao quát toàn cảnh, tả chi tiết cảnh đẹp thiên nhiên), kết bài, em tự liệt kê, kể về cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sống.
Xem thêm các chương trình khác: