Bài 3: Tuổi ngựa (trang 18) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tuổi ngựa trang 18 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

1 1,264 08/04/2024


Bài 3: Tuổi ngựa – Tiếng Việt lớp 5

Đọc: Tuổi ngựa trang 18, 19

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 18: Trao đổi về những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết.

G: năm Mão (năm Mèo)

Trả lời:

Những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết:

- Năm Mão (năm Mèo)

- Năm Tý (năm Chuột)

- Năm Sửu (năm Trâu)

- Năm Dần (năm Hổ)

- Năm Thìn (năm Rồng)

- Năm Tỵ (năm Rắn)

- Năm Ngọ (năm Ngựa)

- Năm Mùi (năm Dê)

- Năm Thân (năm Khỉ)

- Năm Dậu (năm Gà)

- Năm Tuất (năm Chó)

- Năm Hợi (năm Lợn)

* Đọc văn bản

TUỔI NGỰA

– Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi...

– Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá...

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền.

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Loá màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngọt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ dường.

(Xuân Quỳnh)

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tuổi Ngựa: sinh năm Ngựa (năm Ngọ), theo âm lịch.

* Trả lời câu hỏi

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 19 Câu 1: Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?

Trả lời:

Qua trò chuyện với mẹ, bạn nhỏ tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây vì mẹ nói với bạn nhỏ rằng tuổi của bạn nhỏ là tuổi Ngựa. Tuổi Ngựa là tuổi đi, không yên một chỗ.

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 19 Câu 2: Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?

Trả lời:

Qua trò chuyện với mẹ, bạn nhỏ tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây vì mẹ nói với bạn nhỏ rằng tuổi của bạn nhỏ là tuổi Ngựa. Tuổi Ngựa là tuổi đi, không yên một chỗ.

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 19 Câu 3: Kể lại hành trình của chú ngựa con theo trí tưởng tượng của bạn nhỏ.

- Những miền đất đã qua

- Những cảnh vật đã thấy

- Những cảm nghĩ đã có

Trả lời:

Những miền đất đã qua: miền trung du, triền núi đá, những cánh đồng hoa.

Những cảnh vật đã thấy: ngọn gió, gió xanh, gió hồng, gió đen, núi đá, cánh đồng hoa, nắng, đồng hoa cúc.

Những cảm nghĩ đã có: vui vẻ, thích thú, say mê.

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 19 Câu 4: Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ điều gì?

Trả lời:

Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ rằng dù chú ngựa con sẽ đi xa, đi khắp nơi, nhưng chú vẫn nhớ và luôn muốn trở về bên mẹ. Đây là sư biết ơn và tình yêu thương của bạn nhỏ với người mẹ, dù có phải rời xa nhưng tình cảm vẫn không thay đổi.

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 19 Câu 5: Nêu nhận xét về bạn nhỏ trong bài thơ.

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện sự tự tin và say mê trong việc khám phá và trải nghiệm cuộc sống. Dù còn nhỏ nhưng bạn đã có tinh thần phiêu lưu và quyết tâm đi tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Đồng thời, sự nhạy cảm và tình cảm gia đình sâu sắc cũng được thể hiện qua tình yêu thương và mong muốn trở về bên mẹ của bạn.

* Học thuộc lòng bài thơ.

Luyện từ và câu: Đại từ trang 20, 21

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 20 Câu 1: Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?

a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.

b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.

c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương" của các cô bác nông dân.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

a. “Vậy” thay thế cho từ “vàng óng”.

b. “Thế” thay thế cho “cao và thẳng”.

c. “Đó” thay thế cho “cánh đồng vàng rộm”.

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 20 Câu 2: Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?

a. Cốc! Cốc Cốc!

– Ai gọi đó?

– Tôi là thỏ…

(Võ Quảng)

Tài liệu VietJack

b. Bé nằm ngẫm nghĩ

- Nắng ngủ ở đâu?

– Nắng ngủ nhà nắng

Mai lại gặp nhau.

(Thụy Anh)

Tài liệu VietJack

c. Mùa nào phượng vĩ

Nở đỏ rực trời

Ở khắp nơi nơi

Ve kêu ra rả?

(Câu đố)

Tài liệu VietJack

Trả lời:

a. Từ được dùng để hỏi: đó

b. Từ được dùng để hỏi: đâu

c. Từ được dùng để hỏi: nào

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 21 Câu 3: Đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi.

Tài liệu VietJack

Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:

– Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.

Ngô liền nói:

- Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.

Hạt thóc nghe xong, im lặng.

(Phan Tự Gia Bách)

a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?

b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?

Trả lời:

a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để xưng hô.

b.

- Từ chỉ người nói: Ta, tớ

- Từ chỉ người nghe: Bạn, cậu

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 21 Câu 4: Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.

Trả lời:

- Tớ xin lỗi vì đã kiêu ngạo như vậy!

Viết: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 21, 22

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.

Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

1. Chuẩn bị

Tài liệu VietJack

2. Lập dàn ý

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

Dàn ý tham khảo

Mở bài: Có lẽ trong chúng ta, ai cũng có tiếp xúc với những con vật nuôi ở nhà phải không các bạn? Con Chó giữ nhà, con Mèo bắt chuột, Họa Mi ca hát ... Những con vật ấy thật đáng yêu làm sao? Nhưng có bao giờ bạn nào chú ý đến con vật nhỏ bé xấu xí tưởng như là vô tích sự mà lại có lần nó được phong là "anh hùng" không?

Không nói ra chắc không ai nghĩ đến, nhưng khi tôi đọc câu hát này các bạn sẽ thấy quen và ai cũng biết:

Con Cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh Cóc thì trời đánh cho.

Tại sao "con Cóc là cậu ông Trời"? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện này nhé!

Thân bài:

Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.

Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.

- Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và để tự cứu mình.

Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.

Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi... Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.

Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhận thương lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.

- Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng rủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.

Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rỡ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược. Cỏ cây hoa lá bừng sống dậy. Cả muôn vật lẫn con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế". Và từ đó nhân gian mới truyền câu ca:

Con Cóc là cậu ông Trời

Nếu ai đánh Cóc thì Trời đánh cho!

Kết bài: Vậy đó, công trạng của Cóc to lớn thế đấy! Các bạn chớ coi khinh, xem thường Cóc nhé! Đừng chú ý vào hình thể xấu xí của nó mà hãy nhớ đến chiến công xưa - và kìa! Trời vừa đổ mưa ngoài kia. Phải chăng chú Cóc vừa nghiến răng gọi Trời?

3. Góp ý và chỉnh sửa

- Nội dung câu chuyện

- Cách sáng tạo các chi tiết trong câu chuyện

* Vận dụng (trang 22)

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 22 Vận dụng: Chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.

Trả lời:

Em tiến hành chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.

1 1,264 08/04/2024