Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo (trang 36) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo trang 36 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo – Tiếng Việt lớp 5
Đọc: Bộ sưu tập độc đáo trang 36, 37
Nội dung chính Bộ sưu tập độc đáo:
Bộ sưu tập độc đáo với những vật sưu tập đa dạng, mỗi người có một cách sưu tập đồ khác nhau, tạo nên một “triển lãm” độc đáo, đầy thú vị.
* Khởi động
Câu hỏi trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, hãy đoán nội dung câu chuyện.
Trả lời:
Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, em đoán nội dung câu chuyện nói về một buổi học tập trong lớp học, có thầy giáo và các bạn đang say sưa làm bài tập.
Văn bản: Bộ sưu tập độc đáo
Vào một buổi học dịp gần Tết, thầy Dương nói:
– Sắp nghỉ Tết, thấy muốn lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm.
Cả lớp ồ lên. Long cười rất “oách” vì cậu ấy là “vua” tem trong lớp. Khánh cùng đắc ý vì cậu ấy chuyên sưu tầm kẹp sách. Còn Loan hơi lo vì chưa biết sưu tầm gì. Thầy bảo:
– Quan trọng là ý nghĩa chứ đừng chú trọng giá trị vật chất của món đồ.
Về nhà, Loan cứ nghĩ mãi: “Sưu tầm cái gì thật ý nghĩa được nhỉ?" Thấy bố, vốn là một giáo viên, nghe lại băng ghi âm các bài giảng, Loan chợt nảy ra ý tưởng sưu tầm giọng nói của cả lớp. Loan mượn bổ chiếc máy ghi âm. Gặp bạn nào, Loan cũng bảo:
– Cậu nói một câu chúc lớp mình đi!
– Chúc gì được chứ?
– Gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi.
Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, Loan đã ghi âm xong.
Ngày triển lãm, lớp học như một cửa hiệu tạp hoá vui nhộn. Đến lượt mình, Loan trịnh trọng cắm máy ghi âm vào loa rồi hồi hộp bật lên. Cả lớp tò mò nhìn chiếc loa.
– Chúc tình bạn của chúng mình thật lâu bền!
Phượng giật mình. Chính là giọng của bạn ấy. Giọng Phượng mềm mại như phát thanh viên. Cả lớp vỗ tay như pháo ran. Vài bạn chồm hẳn người lên. Ai cũng háo hức chờ đến mình.
– Chúc ai có tật thì sửa, không có thì bỏ qua.
Cả lớp cười lăn. Long – chủ nhân của giọng nói liến thoắng vừa vang lên – cũng ôm bụng cười. Cứ thế, mỗi giọng nói cất lên đều thật thân thương và quen thuộc. Ai đi qua lớp Loan cũng ngạc nhiên vì những tiếng vỗ tay liên tiếp vọng ra. Thỉnh thoảng, lại có tràng cười lớn, xen lẫn tiếng thầy Dương:
– Độc đáo quá, ý nghĩa quả!
(Theo Trường Chi Lộ, Ngọc Khánh dịch)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?
Trả lời:
Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động sưu tầm một món đồ.
Các bạn trong lớp có thái độ rất hào hứng, “ồ lên”, ai cũng cố gắng muốn có những bộ sưu tầm thật độc đáo.
Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đóng vai Loan, kể lại quá trình nảy ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho bộ sưu tập.
Trả lời:
Tớ cứ lo lắng mãi khi đi từ trường về nhà, lòng thầm nghĩ: “Mình phải nghĩ bằng được một bộ sưu tầm độc đáo!”. Chợt về đến nhà, tớ thầy bố vẫn đang ngồi trên chiếc ghế như mọi ngày, tay bố thoạt nhấn vào chiếc băng ghi âm bài giảng, những tiếng nói vọng lên í ới: “em thưa thầy… em thưa thầy…”. “Ồ! liệu mình cũng có thể đi ghi âm lại giọng nói của cả lớp vào chiếc máy này để làm một bộ sưu tầm được chứ?” – tớ chợt nghĩ và mừng rên sung sướng. Đến lớp, gặp bạn nào tớ cũng hẹn để chờ chực ghi lại giọng nói mọi người: “Cậu nói một câu chúc lớp mình đi!”; “Cậu nói gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi đó”. Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, tớ đã ghi âm xong rồi!
Câu 3 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các bạn cảm thấy thế nào về bộ sưu tập của Loan?
Trả lời:
Theo dõi bộ sưu tập của Loan, các bạn cảm thấy hồi hộp, tò mò rồi thành bất ngờ háo hức chồm lên khi nghe những giọng ghi âm.
Câu 4 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, vì sao thầy Dương cho rằng bộ sưu tập đó rất độc đáo?
Trả lời:
Theo em, thầy Dương cho rằng bộ sưu tập đó rất độc đáo vì các bạn thường chỉ sưu tầm những đồ vật quen thuộc, không có ai nghĩ tới giọng nói cũng có thể lập thành bộ sưu tập, thậm chí còn thu hút rất nhiều bạn trong lớp chú ý theo dõi.
Câu 5 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm món đồ gì? Vì sao?
Trả lời:
Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm những chữ kí tên của các bạn. Vì em thấy chữ kí là của mỗi người, nhìn nét chữ có thể nhớ về người viết ra chữ đó, em sẽ luôn thương nhớ những người bạn của mình.
Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (tiếp theo) trang 38
Câu 1 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu:
a. Chọn các từ dùng để xưng hô (tôi, anh, chúng ta) thích hợp với mỗi bông hoa để hoàn chỉnh câu chuyện vui dưới dây:
Suy luận của Sơ-lốc Hôm
(1) Sơ-lốc Hôm và bác sĩ Oát-xơn đi cắm trại.
(2) Hai người nằm ngủ trong một chiếc lều.
(3) Gần sáng, Sơ-lốc Hôm lay bạn dậy và hỏi:
− (4) Oát-xơn, nhìn xem, thấy cái gì?
– (5) thấy rất nhiều sao.
– (6) Theo anh, thế có nghĩa là gì?
– (7) Nghĩa là sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn , nghĩ sao?
– (9) Theo , điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của
(Theo Truyện cười đó đây)
b. Tìm đại từ thay thế trong câu 6. Những đại từ nào có thể thay thế cho đại từ đó?
c. Thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng một đại từ nghi vấn khác.
Trả lời:
a. Em chọn các từ dùng để xưng hô thích hợp với mỗi bông hoa:
− (4) Oát-xơn, nhìn xem, anh thấy cái gì?
– (5) Tôi thấy rất nhiều sao.
– (7) Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn anh, anh nghĩ sao?
– (9) Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.
b. Đại từ thay thế trong câu 6 là: thế.
Những đại từ có thể thay thế cho đại từ thế là: vậy, nó, như thế, như vậy.
c. Đại từ nghi vấn trong câu 8 là: sao.
Có thể thay thế đại từ nghi vấn khác trong câu 8 bằng: gì, như nào, thế nào.
Câu 2 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dùng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.
a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyền truyện tranh làm tôi rất xúc động.
b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.
c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.
Trả lời:
a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc này làm tôi rất xúc động.
b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài đó là một khu vườn xanh mát.
c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem nó.
Việc dùng các đại từ thay thế như vậy có tác dụng rút ngắn dung lượng các câu văn, giảm tải lượng thông tin thừa đã biết và nhanh chóng hiểu ý diễn đạt nhắm tới.
Câu 3 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đóng vai bác sĩ Oát-xơn trong câu chuyện Suy luận của Sơ-lốc Hôm, viết câu đáp lại lời của Sơ-lốc Hôm, trong đó có chứa một đại từ.
Trả lời:
– (5) Ồ, tôi đang thấy rất nhiều sao trên bầu trời kia.
– (7) Anh hỏi lạ thật! Tất nhiên chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn anh, bầu trời rất nhiều sao thì có nghĩa là gì?
Viết: Viết báo cáo công việc trang 39, 40
Viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Trong vai tổ trưởng hoặc lớp trưởng, báo cáo Thầy Cô về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua. Đề 2: Trong vai chi đội trưởng, báo cáo Thầy Cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua. |
Câu 1 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị.
– Đọc lại bản báo cáo trong hoạt động Viết ở Bài 6 để xác định các nội dung cần viết.
– Để chuẩn bị nội dung cho bản báo cáo, em cần tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua và lập bảng biểu thích hợp.
Trả lời:
Em đọc lại bản báo cáo trong hoạt động Viết ở Bài 6 để xác định các nội dung cần viết; tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua.
Câu 2 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết.
G:
– Nếu viết báo cáo về hoạt động của tổ hoặc của lớp gửi thầy cô, em viết theo mẫu dưới đây:
– Nếu viết báo cáo về hoạt động của chi đội gửi thầy cô Tổng phụ trách Đội, em viết theo mẫu dưới đây:
Lưu ý:
– Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi ý trình bày.
– Trước khi viết báo cáo, nên lập bảng thống kê và tổng hợp số liệu về các công việc đã làm.
Trả lời:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2025 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP 5A Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A. Em xin báo cáo các hoạt động của lớp 5A trong tháng 02 vừa qua như sau: 1. Về học tập – Tất cả thành viên trong lớp 5A đều có ý thức học tập, xây dựng bài tích cực, học và làm bài tập trước khi đến lớp. Có ý thức tự giác học tập tại nhà. – Một số bạn được tuyên dương vì đã có thành tích học tập nổi bật:
2. Về việc thực hiện nội quy của trường lớp: – Đa số các bạn trong lớp đi học đúng giờ, nghỉ học đều có xin phép và hoàn thành bài tập, tự học ở nhà như lời hứa trong đơn xin phép nghỉ học. – Cả lớp có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh trường lớp hiệu quả; tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ và góp được hơn 58 kg giấy vụn. – Vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng, không tập trung trong giờ học. 3. Về các hoạt động khác: – Lớp hiện là lớp trực tuần, đảm nhận nội dung sinh hoạt, văn nghệ đầu tuần học – hướng tới tri ân ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8/3. – Tổ chức trò chơi trong lớp học trong giờ sinh hoạt: bạn lớp trưởng Nguyễn Thị An
|
Câu 3 trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc soát và chỉnh sửa.
G:
– Bản báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định hay không?
– Các thông tin trong bản báo cáo có đảm bảo tính chính xác và được trình bày rõ ràng theo các mục hay không?
– Bảng biểu, số liệu có được trình bày rõ ràng, sạch dẹp hay không?
–
Trả lời:
Em đọc soát và chỉnh sửa bài báo cáo của mình theo gợi ý.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với người thân:
a. Những hoạt động em đã tham gia trong tháng vừa qua.
b. Những mong muốn, dự định của em trong tháng tiếp theo.
Trả lời:
Em trao đổi với người thân:
a. Những hoạt động em đã tham gia trong tháng vừa qua: trực nhật lớp học; làm bài tập về nhà, giúp bố mẹ rửa bát, nấu cơm; chơi thể thao; học cờ vua; đi xem phim.
b. Những mong muốn, dự định của em trong tháng tiếp theo: làm quà mừng sinh nhật cho bạn trong lớp; học nấu một món ăn mới; trồng một chậu cây nhỏ; viết nhật kí.
Xem thêm các chương trình khác: