Lý thuyết Mạch có RLC mắc nối tiếp (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 12

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12 Bài 14.

1 9,313 22/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp

I. Phương pháp giản đồ Fre – nen

1. Định luật về điện áp tức thời

Trong mạch xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch ấy.

2. Phương pháp giản đồ Fre – nen

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

II. Mạch R, L, C mắc nối tiếp

1. Định luật Ôm cho đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Tổng trở

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

- Đặt vào hai đầu A, B của đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u có tần số góc ω

- Giả sử cường độ dòng điện trong mạch là: i=I0cosωt

- Do các phần tử ghép nối tiếp nên dòng điện qua mỗi phần tử đều bằng nhau: iR=iL=iC=i.

- Khi đó biểu thức điện áp ở hai đầu mỗi đoạn mạch theo đúng tính chất của đoạn mạch một phần tử có: uR=R.I0cosωt=U0Rcosωt

uL=ZL.I0cosωt+π2=U0Lcosωt+π2

uC=ZC.I0cosωtπ2=U0Ccosωtπ2

- Điện áp hai đầu mạch: u=uR+uL+uC=U0cosωt+φ biến thiên điều hòa cùng tần số góc ω

- Tổng trở của mạch: Z=R2+ZLZC2

- Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=UZ=UR2+ZLZC2=URR=ULZL=UCZC.

2. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện

- Độ lệch pha của điện áp u so với cường độ dòng điện i là φ=φuφi thỏa mãn: tanφ=ZLZCR

+ Nếu ZL>ZCφ>0 cường độ dòng điện trễ pha so với điện áp hai đầu mạch, khi đó mạch có tính cảm kháng.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

+ Nếu ZL<ZCφ<0 cường độ dòng điện sớm pha so với điện áp hai đầu mạch, khi đó mạch có tính dung kháng.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

3. Cộng hưởng điện

Khi thay đổi các thông số của mạch sao cho ZL=ZCω=1LC thì trong mạch có hiện tượng đặc biệt gọi là hiện tượng cộng hưởng điện.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

- Cách tạo ra hiện tượng cộng hưởng:

+ Giữ nguyên R, L, C, thay đổi tần số góc ω

+ Giữ nguyên tần số góc ω thay đổi L hoặc C.

Hệ quả:

- Tổng trở của mạch đạt cực tiểu: Zmin=R.

- Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại: Imax=UZmin=UR

- Cường độ dòng điện biến đổi đồng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch: φ=0.

- Hệ số công suất đạt cực đại: cosφ=1.

- Các điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện và hai đầu cuộn cảm có biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau nên triệt tiêu lẫn nhau. Điện áp giữa hai đầu điện trở R bằng điện áp giữa hai đầu đoạn mạch: uL=uCUR=U

Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 14: Mạch RLC mắc nối tiếp

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 14: Mạch RLC mắc nối tiếp

Câu 1: Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp với u và i là điện áp và cường độ dòng điện tức thời. Chọn phát biểu đúng:

A. u và i luôn luôn biến thiên cùng tần số.

B. u và i luôn luôn cùng pha.

C. u luôn sớm pha hơn i góc π2.

D. u luôn chậm pha hơn i góc π2.

Đáp án: A

Giải thích:

A đúng.

B, C, D sai vì u và i có thể lệch pha nhau một góc bất kì tùy vào các đại lượng R,ZL,ZCtrong mạch.

Câu 2: Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp với u và i là điện áp và cường độ dòng điện tức thời. Chọn phát biểu sai:

A. u và i luôn luôn biến thiên cùng tần số.

B. u trễ pha hơn i khi cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.

C. u sớm pha hơn i khi cảm kháng lớn hơn dung kháng.

D. u,i chỉ cùng pha khi cảm kháng bằng dung kháng và điện trở.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đúng.

D sai vì u và i cùng pha khi cảm kháng bằng dung kháng là đủ không nhất thiết phải ZL=ZC=R

Câu 3: Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì:

A. độ lệch pha của uRvà u là π2.

B. pha của uL nhanh hơn pha của i một góc π2.

C. pha của uC nhanh hơn pha của i một góc π2.

D. pha của uR nhanh hơn pha của i một góc π2.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì pha của uLnhanh hơn pha của i một góc π2

Câu 4: Trong mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có điện áp u=U0cosωt+φV. Góc lệch pha giữa u và i không phụ thuộc vào:

A. tần số góc ω.

B. pha ban đầu φu.

C. độ tự cảm L.

D. điện dung C.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có độ lệch pha giữa u và i được xác định bởi:

tanφ=ZLZCR=ωL1ωCR

không phụ thuộc vào pha ban đầu φu

Câu 5: Trong mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có phương trình điện áp u=U0cosωt+φV. Góc lệch pha giữa u và i phụ thuộc vào:

A. tần số góc, độ tự cảm, điện dung, điện trở của mạch.

B. tần số góc, pha ban đầu của điện áp.

C. pha ban đầu của điện áp.

D. pha ban đầu của điện áp, độ tự cảm, điện dung và điện trở của mạch.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có, độ lệch pha của u so với i được xác định bởi biểu thức:

tanφ=ZLZCR=ωL1ωCR

Góc lệch này phụ thuộc vào tần số góc ω, độ tự cảm L, điện dung C và điện trở R.

Câu 6: Trong mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp với ω là tần số góc, Z là tổng trở của đoạn mạch. Chọn hệ thức đúng:

A. Z=R2+2πfL12πfC2.

B. Z=R2+ωC1ωL2.

C. Z=R2+12πfC+2πfL2.

D. Z=R+ωL+1ωC.

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng trở của mạch:

Z=R2+ZLZC2=R2+2πfL12πfC2

Câu 7: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì:

A. điện trở giảm.

B. dung kháng giảm.

C. điện trở tăng.

D. cảm kháng giảm.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C – sai vì điện trở không phụ thuộc vào tần số.

B – đúng vì dung kháng của mạch: ZC=1ωC

Nếu tăng tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì ZCgiảm.

Câu 8: Mạch điện xoay chiều có điện trở R, cảm kháng ZLvà dung kháng ZC. Công thức tính góc lệch pha φ giữa u và i là:

A. tanφ=ZLZCR.

B. tanφ=RZCZL.

C. tanφ=ZL+ZCR.

D. tanφ=RZ.

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức tính góc lệch pha giữa u và i là: tanφ=ZLZCR

Câu 9: Trong đoạn mạch AB có ba phần tử R, L, C không phân nhánh. Gọi uAB,uR,uL,uClần lượt là các điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch, điện trở R, cuộn dây thuần cảm và tụ điện, I là dòng điện qua đoạn mạch. Chọn phát biểu đúng:

A. Độ lệch pha giữa uLuAB π2.

B. uLsớm pha hơn uR π2.

C. uCsớm pha hơn i là π2.

D. uCchậm pha hơn uAB π2.

Đáp án: B

Giải thích:

A, B, D sai vì độ lệch pha của các đại lượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và sẽ có giá trị khác nhau phụ thuộc vào từng bài toán.

B đúng vì uR cùng pha với i và uL sớm pha hơn i góc π2

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

A. lệch pha so với cường độ dòng điện trong mạch.

B. trễ pha so với dòng điện trong mạch.

C. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.

D. sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì: ZL=ZC

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 11: Mắc mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp vào điện áp u=U0cos100πt+π2V thì dòng điện qua mạch là i=I0cos100πt+π6A. Kết luận nào sau đây đúng:

A. ZL<ZC.

B. ZL= ZC.

C. ZL>ZC.

D. ZL<R.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có, độ lệch pha giữa u và i được xác định bởi biểu thức: tanφ=ZLZCR

Mặt khác, theo đầu bài ta có: φ=π2π6=π3rad

tanφ=ZLZCR=tanπ3ZLZC=3R

ZL>ZC

Câu 12: Một mạch điện xoay chiều nối tiếp có R=60Ω;L=0,2πH;C=104πF mắc vào mạch điện xoay chiều có chu kì 0,02 s. Tổng trở của đoạn mạch là:

A. 180Ω.

B. 140Ω.

C. 100Ω.

D. 80Ω.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: ω=2πT=2π0,02=100πrad/s

R=60Ω

ZL=ωL=100π0,2π=20Ω

ZC=1ωC=1100π104π=100Ω

Tổng trở của mạch:

Z=R2+ZLZC2=602+201002=100Ω

Câu 13: Đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện tức thời i chạy qua mạch 45°. Chọn kết luận đúng:

A. R=ZLZC.

B. R=ZL>ZC.

C. R=ZCZL.

D. R=ZC>ZL.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

+ u nhanh pha hơn i một góc 45°

+ độ lệch pha giữa u và i được xác định bởi biểu thức:

tanφ=ZLZCR=tanπ4ZLZC=R

Câu 14: Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Biết điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chậm pha hơn cường độ dòng điện tức thời là 60°R=103;ZL=50Ω. Dung kháng của tụ có giá trị là:

A. ZC=603Ω.

B. ZC=403Ω.

C. ZC=20Ω.

D. ZC=80Ω.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chậm pha hơn cường độ dòng điện tức thời góc 60°

φ=π3

Mặt khác, ta có:

tanφ=ZLZCR=tanπ3ZLZC=3R

ZC=ZL+3R=50+3.103=80Ω

Câu 15: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u=U0cosωtV. Kí hiệu UR,UL,UCtương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C. Khi 23UR3=2UL=UCthì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. trễ pha π6.

B. sớm pha π3.

C. trễ pha π3.

D. sớm pha π6.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện trong mạch:

tanφ=ZLZCR=ULUCUR=33UR233URUR=33

φ=π6

u chậm pha hơn i một góc π6

sớm pha hơn u một góc π6

Câu 16: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm R=60Ω, cuộn cảm thuần L=0,2πHC=1038πF mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u=100cos100πtV. Tìm độ lệch pha giữa điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch?

A. π4.

B. -π4.

C. π6.

D. -π6.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

ZL=ωL=100π0,2π=20Ω

ZC=1ωC=1100π.1038π=80Ω

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch:

tanφ=ZLZCR=208060=1

φ=π4

Câu 17: Một mạch điện gồm R=60Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=0,4πH và tụ điện có điện dung C=104πF mắc nối tiếp, biết f=50Hz. Tính tổng trở trong mạch và độ lệch pha giữa u và i?

A. 60Ω;  π4rad.

B. 602Ω;  π4rad.

C. 602Ω; - π4rad.

D. 60Ω; - π4rad.

Đáp án: C

Giải thích:

ZC=12πfC=100Ω;ZL=40Ω

Z=R2+ZLZC2=602+401002=602

tanφ=ZLZCR=1φ=π4

Câu 18: Đặt điện áp u=200cos100πtV vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 100Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là:

A. 22A.

B. 2A.

C. 2 A.

D. 1 A.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì ZL=ZC;Z=R, lúc này cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị cực đại:

I=UZ=UR=1002100=2A

Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều u=200cos100πtV vào hai đầu một đoạn mạch không phân nhánh. Đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C, với R=ZC=100Ω. Cường độ dòng điện qua mạch là:

A. i=2cos100πt+π4A.

B. i=22cos100πt+π6A.

C. i=23cos100πtπ6A.

D. i=22cos100πtπ6A.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ lệch pha giữa u và i:

tanφ=ZCR=100100=1φuφi=π4

φi=φu+π4=π4

Phương trình cường độ dòng điện: i=2cos100πt+π4A

Câu 20: Mạch điện nối tiếp gồm R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi và tụ điện C. Điện áp hai đầu ổn định là U, tần số f. Khi UL cực đại, cảm kháng ZL có giá trị là:

A. ZL=R2+ZC2ZC.

B. ZL=R+ZC.

C. ZL=R2+ZC2ZC.

D. ZL=R2+ZC2R.

Đáp án: C

Giải thích:

UL=IZL=UR2+ZLZC2.ZL=U12ZCZL+R2+ZC2ZL2

Đặt y=12ZCZL+R2+ZC2ZL2 với x=1ZL

khi đó y=R2+ZC2x22ZCx+1

Sử dụng kiến thức toán học để chứng minh

L thay đổi để ULmax, khi đó: ZL=R2+ZC2ZC

Câu 21: Mạch nối tiếp gồm ampe kế, C=63,6μF,L=0,318H rồi mắc vào mạng điện xoay chiều 220V50Hz. Số chỉ ampe kế là:

A. 2,2 A.

B. 4,4 A.

C. 1,1 A.

D. 8,8 A.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

+ Hiệu điện thế hiệu dụng: U=220V

+ Cảm kháng:

ZL=ωL=2πfL=2π.50.0,318=100Ω

+ Dung kháng:

ZC=1ωC=12πfC=12π.50.63,6.106=50Ω

+ Tổng trở của mạch: Z=ZLZC=50Ω

Số chỉ ampe kế chính là cường độ dòng điện hiệu dụng:

I=UZ=22050=4,4A

Câu 22: Điện áp của mạch điện xoay chiều là u=1002cos100πt+π2Vvà cường độ dòng điện qua mạch là i=52cos100πt+π3A. Trong mạch điện có thể có:

A. Chỉ chứa L.

B. Chỉ chứa C và R.

C. Chỉ chứa L và C.

D. Chỉ chứa L và R.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

u=1002cos100πt+π2Vi=52cos100πt+π3A

Độ lệch pha giữa u và i: φ=π2π3=π6>0

Mặt khác, ta có: φ=π2π3=π6>0

mạch có thể chứa R, L, C trong đó ZL>ZChoặc mạch chỉ chứa R và L.

Câu 23: Một mạch điện xoay chiều gồm R và L nối tiếp. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch u=1002cos100πt+π2V và cường độ dòng điện qua mạch là i=5cos100πt+π4A. Giá trị của R và L là:

A. R=20Ω;L=110πH.

B. R=20Ω;L=15πH.

C. R=20Ω;L=15πH.

D. R=10Ω;L=110πH.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

u=1002cos100πt+π2Vi=5cos100πt+π4A

Độ lệch pha giữa u và i: φ=π2π4

Mặt khác, ta có: tanφ=ZLZCR

Vì mạch chỉ gồm R,LZC=0

tanφ=ZLR=tanπ4=1ZL=R

Mặt khác, tổng trở của mạch: Z=U0I0=10025=202Ω

Lại có: Z=R2+ZL2=2R=2ZL=202

R=20ΩZL=20ΩL=ZLω=20100π=15πH

Câu 24: Đoạn mạch RLC nối tiếp R=40Ω;L=0,4πHC=103πF. Cho tần số dòng điện là 50 Hz và điện áp hiệu dụng ở hai đầu R là 80 V. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là:

A. 100 V.

B. 150 V.

C. 200 V.

D. 50 V.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

Cường độ dòng điện trong mạch: I=URR=8040=2A

Cảm kháng: ZL=ωL=2πfL=2π.50.0,4π=40Ω

Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn cảm:

UL=I.ZL=2.40=80V

Dung kháng: ZC=1ωC=12πfC=12π.50.103π=10Ω

Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tụ điện:

UC=I.ZC=2.10=20V

Hiệu điện thế hiệu dụng toàn mạch:

U=UR2+ULUC2=802+80202=100V

Câu 25: Mạch điện như hình vẽ, các vôn kế: V1 chỉ 75V, V2 chỉ 125V, uMP=1002cos100πtV. Cuộn cảm có điện trở. Cho RA=0,RV1=RV2=. Biểu thức điện áp uMN là:

A. uMN=1252cos100πt+π2V.

B. uMN=752cos100πt+2π3V.

C. uMN=752cos100πt+π3V.

D. uMN=1252cos100πt+π3V.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhận xét:

UNP2=UMP2+UMN2UMNUMP

Ta có:

U0MN=V12=752V

UMNUMPφuMNφMP=π2

φuMN=φMP+π2=π2

Biểu thức điện áp: uMN=752cos100πt+π2V

Câu 26: Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện của đoạn mạch là:

A. sớm pha π3.

B. sớm pha π6.

C. trễ pha π3.

D. trễ pha π6.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ giản đồ vectơ, ta có: φ=ππ3+π2=π6

Điện áp trễ pha π6 so với cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 27: Đặt điện áp u=2202cos100πtVvào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 20Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,8πH và tụ điện có điện dung 1036πF mắc nối tiếp. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở bằng 1103V thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn là:

A. 440 V.

B. 330 V.

C. 3303V.

D. 4403V.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

R=20ΩZL=ωL=80ΩZC=1ωC=60ΩZ=R2+ZLZC2=202Ω

Cường độ dòng điện cực đại: I0=U0Z=2202202=11A

U0R=I0R=11.20=220VU0L=I0ZL=11.80=880V

Lại có:

uR2U0R2+uL2U0L2=1uL=U0L1uR2U0R2=880.110322202=440V

Câu 28: Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn cảm thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm A và N là 400 V và điện áp hiệu dụng giữa hai điểm M và B là 300 V. Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 90°. Điện áp hiệu dụng trên R là:

A. 240 V.

B. 120 V.

C. 500 V.

D. 180 V.

Đáp án: A

Giải thích:

Vẽ lại mạch điện và giản đồ vectơ ta được:

Từ giản đồ vec tơ, ta có:

1UR2=1UAN2+1UMB2=13002+14002

UR=240V

Câu 29: Đoạn mạch AC có điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. B là một điểm trên AC với uAB=sin100πtV;  uBC=3sin100πtπ2V .Biểu thức hiệu điện thế uAC

A. uAC=22sin100πtV.

B. uAC=2sin100πt+π3V.

C. uAC=2sin100πt+π3V.

D. uAC=2sin100πt-π3V.

Đáp án: D

Giải thích:

Chuyển uABuBC sang dạng số phức

uAB=1uBC=3π2

uAC=uAB+uBC=1+3π2=2π3

uAC=2sin100πtπ3V

Câu 30: Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u=U0cosωtVtrong đó U0,ω không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Tại thời điểm , điện áp tức thời ở hai đầu RLC lần lượt là uR=50V,uL=30V,uC=180V. Tại thời điểm t2 các giá trị trên tương ứng là uR=100V,uL=uC=0V. Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch là:

A. 1003V.

B. 200 V.

C. 5010V.

D. 100V.

Đáp án: B

Giải thích:

Tại t2, ta có: uL=uC=0uR=100V khi này uRmax=U0R=100V

Tại t1ta có: uL=30VuC=180VuR=50V

Ta có: uLuRta suy ra: uLU0L2+uRU0R2=1

302U0L2+5021002=1U0L=203V

Lại có: U0LU0C=ZLZC=uLuC=30180=16

U0C=1203V

Điện áp cực đại ở hai đầu mạch:

U0=U0R2+U0LU0C2=200V

Câu 31: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tự điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp, biết cảm kháng đang lớn hơn dung kháng. Nếu tăng nhẹ tần số dòng điện thì độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp là

A. Tăng

B. Giảm

C. Đổi dấu nhưng không đổi về độ lớn

D. Không đổi

Đáp án: D

Câu 32: Cho một đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc giữa hai đầu điện trở thuần chỉ 20 V, giữa hai đầu cuộn cảm thuần chỉ 55 V và giữa hai đầu tụ điện chỉ 40 V. Nếu mắc vôn kế giữa hai đầu đạon mạch trên thì vôn kế sẽ chỉ

A. 115 V

B. 45 V

C. 25 V

D. 70 V

Đáp án: C

Câu 33: Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R = 20 Ω. Mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 40√2 cos100πt (V) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm UL = 32 V. Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 0,0012 H

B. 0,012 H

C. 0,17 H

D. 0,085 H

Đáp án: D

Câu 34:

Trắc nghiệm Vật lí 12

Đáp án: C

Câu 35: Điện áp giữa hai đầu của một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng đối với đoạn mạch này

A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.

B. Tổng trở của đoạn mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.

C. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai bản tụ điện.

D. Điện trở thuần của đoạn mạch bằng hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng.

Đáp án: D

Câu 36: Nếu đặt vào hai đầu một mạch điện chưa một điện trở thuần và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 100√2 cos⁡(ωt + π/4) (V), thì điện áp hai đầu điện trở thuần có biểu thức uR = 100 cos⁡(ωt) (V). Biểu thức của điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là

Trắc nghiệm Vật lí 12

Đáp án: B

Câu 37: Mắc đoạn mạch gồm biến trở R và một cuộn cảm thuần có L = 3,2 mH và một tự có điện dung C = 2μF mắc nối tiếp vào điện áp xoay chiều. Để tổng trở của mạch là z = zL + zC thì điện trở R phải có giá trị bằng

A. 80 Ω

B. 40 Ω

C. 60 Ω

D. 100 Ω

Đáp án: A

Câu 38: Một đọa mạch có R, L, C mắc nối tiếp, được nối với hai cực của nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Thay đổi tần số góc của nguồn điện người ta nhận thấy khi nó có giá trị là ω1 hoặc ω2 (ω1≠ω2) thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch bằng nhau. Tần số góc của nguồn điện gây ra hiện tượng cộng hưởng trong mạch là

Trắc nghiệm Vật lí 12

Đáp án: B

Câu 39: Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp được mắc vào mạng điện có tần số f1 thì đoạn mạch có cảm kháng là 36 Ω và dung kháng là 144 Ω. Nếu mạng điện có tần số f2 = 120 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Giá trị của tần số f1 là

A. 85 Hz

B. 100 Hz

C. 60 Hz

D. 50 Hz

Đáp án: C

Câu 40:

Trắc nghiệm Vật lí 12

Đáp án: D

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

1 9,313 22/12/2023
Tải về