Lý thuyết Đặc trưng vật lí của âm (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 12

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12 Bài 2.

1 9,139 20/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm

I. Âm. Nguồn âm

1. Âm là gì?

- Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

- Tần số của sóng âm cũng là tần số âm

2. Nguồn âm

Một vật dao động phát ra âm là một nguồn âm. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.

3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm

Sóng âm được chia thành 3 loại

Âm nghe được

Hạ âm

Siêu âm

Tai người nghe được

Tai người không nghe được.

Âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz

Âm có tần số lớn hơn 20000 Hz

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm (ảnh 1)

4. Sự truyền âm

- Trong mỗi môi trường, sóng âm truyền với một tốc độ xác định. Tốc độ truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí .

- Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len,... Những chất đó gọi là những chất cách âm.

- Sóng âm không truyền được trong chân không.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm (ảnh 1)

II. Những đặc trưng vật lí của âm

1. Tần số âm (f): là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.

2. Cường độ âm (I): là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị: W/m2

3. Mức cường độ âm (L): L=10logIIodB=logIIoB

4. Đồ thị dao động: Khi cho nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số f0 thì đồng thời nhạc cụ đó cũng phát ra âm có tần số 2f0, 3f0,... gọi là các họa âm bậc 2, bậc 3,... Các họa âm có biên độ khác nhau. Tổng hợp tất cả các đồ thị của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó.

Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm

Câu 1. Chọn câu đúng. Siêu âm là âm

A. có tần số vô cùng nhỏ.

B. có cường độ lớn.

C. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.

D. có tần số trên 20 000 Hz.

Đáp án: D

Giải thích:

Siêu âm là âm có tần số trên 20 000 Hz.

Câu 2. Đơn vị của cường độ âm là

A. niu tơn trên mét (N/m).

B. niu tơn (N).

C. oát (W).

D. oát trên mét vuông (W/m2).

Đáp án: D

Giải thích:

Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.

Đơn vị của cường độ âm là oát trên mét vuông, kí hiệu là W/m2.

Câu 3. Một lá thép dao động với chu kì T=80(ms) thì có tần số bằng

A. 10 Hz.

B. 12,5Hz.

C. 15 Hz.

D. 17,2 Hz.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: f=1T=180.103=12,5(Hz)

Câu 4. Tốc độ truyền sóng âm không phụ thuộc vào

A. không gian rộng hẹp của môi trường.

B. nhiệt độ của môi trường.

C. khối lượng riêng của môi trường.

D. tính đàn hồi của môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Tốc độ truyền của sóng âm không phụ thuộc vào không gian rộng hẹp của môi trường.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng âm?

A. Sóng âm là tất cả các sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí.

B. Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.

C. Sóng âm chỉ gồm các sóng cơ gây ra cảm giác âm.

D. Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với một tốc độ hoàn toàn xác định.

Đáp án: C

Giải thích:

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai, vì sóng âm là tất cả các sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí bất kể chúng có gây ra cảm giác âm hay không.

D – Đúng

Câu 6. Âm nghe được có tần số

A. nhỏ hơn 16 Hz.

B. lớn hơn 16 Hz.

C. lớn hơn 20 000 Hz.

D. nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

Đáp án: D

Giải thích:

Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

Câu 7. Hạ âm có tần số

A. nhỏ hơn 16 Hz.

B. lớn hơn 20 000 Hz.

C. nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

D. lớn hơn 16 Hz.

Đáp án: A

Giải thích:

Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

Câu 8. Siêu âm có tần số

A. lớn hơn 20 000 Hz.

B. nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

C. lớn hơn 16 Hz.

D. nhỏ hơn 16 Hz.

Đáp án: A

Giải thích:

Siêu âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz.

Câu 9. Đối tượng nào sau đây không nghe được sóng âm có tần số lớn hơn 20 kHz?

A. Con người.

B. Loài chó.

C. Cá heo.

D. Loài dơi.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm có tần số lớn hơn 20 kHz là siêu âm nên tai người không nghe được.

Câu 10. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 105W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0=1012W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là

A. 50 dB.

B. 60 dB.

C. 70 dB.

D. 80 dB.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: L(dB)=10logII0=10log10151012=70(dB)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

1 9,139 20/12/2023
Tải về