Lý thuyết Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 12
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12 Bài 36.
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
Bài giảng Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
I. Năng lượng liên kết của hạt nhân.
1. Lực hạt nhân
- Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện; nó là một loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân. Lực này cũng được gọi là lực tương tác mạnh.
- Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân.
2. Độ hụt khối của hạt nhân
- Khối lượng hạt nhân mht luôn nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân đó một lượng :
Khối lượng hạt nhân |
Khối lượng Z prôtôn |
Khối lượng N nơtrôn |
Độ hụt khối m |
mhn (mX) |
Zmp |
(A – Z)mn |
m = Zmp + (A – Z)mn – mhn |
3. Năng lượng liên kết của hạt nhân
- Năng liên kết là năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân (hay năng lượng thu vào để phá vỡ một hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt).
Công thức:
Hay:
4. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
- Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclôn
- Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
Ví dụ: có năng lượng liên kết riêng lớn = 8,8 (MeV/nuclôn)
II. Phản ứng hạt nhân
- Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn tới sự biến đổi của hạt nhân.
hay
- Có hai loại phản ứng hạt nhân:
+ Phản ứng hạt nhân tự phát: quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác. Ví dụ: quá trình phóng xạ.
+ Phản ứng hạt nhân kích thích: quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. Ví dụ: phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch.
Chú ý: Các hạt thường gặp trong phản ứng hạt nhân:
; ; ; ;
2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
Phản ứng hạt nhân:
a. Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A):
b. Định luật bảo toàn điện tích (nguyên tử số Z):
c. Định luật bảo toàn động lượng:
d. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:
Chú ý:
- Năng lượng toàn phần của hạt nhân: gồm năng lượng nghỉ và năng lượng thông thường động năng: ;
Động năng:
- Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần có thể viết:
Wđ1 + Wđ2 + m1.c2 + m2.c2
= Wđ3 + Wđ4 + m3.c2 + m4.c2
=> (m1 + m2 - m3 - m4) c2 = Wđ3 + Wđ4 - Wđ1 - Wđ2 = Q tỏa /thu
- Liên hệ giữa động lượng và động năng:
3. Năng lượng trong phản ứng hạt nhân
+ Khối lượng trước và sau phản ứng:
mtr = m1 + m2 và ms = m3 + m4
+ Năng lượng W:
- Trong trường hợp :
- Trong trường hợp :
+ Nếu mtr > ms: : phản ứng tỏa năng lượng;
+ Nếu mtr < ms: : phản ứng thu năng lượng.
Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng liên kết là toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. Năng lượng liên kết là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt.
C. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn.
D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử.
Đáp án: B
Giải thích:
Năng lượng liên kết là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt.
Câu 2. Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân
A. có thể dương hoặc âm.
B. càng lớn thì hạt nhân càng bền.
C. càng nhỏ thì hạt nhân càng bền.
D. có thể bằng 0 với các hạt nhân đặc biệt.
Đáp án: B
Giải thích:
Năng lượng riêng liên kết của hạt nhân càng lớn thì hạt nhân càng bền vững.
Câu 3. Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, có khối lượng tổng cộng là mo, khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một hạt nhân có khối lượng m. Gọi c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức
A. Wlk = (mo – m)c2.
B. Wlk = mo.c2.
C. Wlk = m.c2.
D. Wlk = (mo – m)c.
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: Wlk = Δm.c2 = (mo – m)c2.
Câu 4. Độ hụt khối của hạt nhân là (đặt N = A – Z)
A. Δm = Nmn – Zmp.
B. Δm = mX – Nmp – Zmp.
C. Δm = (Nmn + Zmp ) – mX.
D. Δm = Zmp – Nmn.
Đáp án: C
Giải thích:
Độ hụt khối của hạt nhân là .
Câu 5. Cho hạt nhân (nhôm) có mAl = 26,9972u. Tính độ hụt khối của hạt nhân biết mp = 1,0073u, mn = 1,0087u.
A. Δm = 0,1295u.
B. Δm = 0,0295u.
C. Δm = 0,2195u.
D. Δm = 0,0925u.
Đáp án: C
Giải thích:
+ Từ kí hiệu hạt nhân ta suy ra được hạt nhân có 13p và 14n.
+ Độ hụt khối
Δm = (Z.mp + N.mn) – mAl
= (13.1,0073u + 14.1,0087u) – 26,9972u = 0,2195u.
Câu 6. Hạt nhân đơteri có khối lượng 2,0136 u. Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của nơtron là 1,0087 u. Năng lượng liên kết của hạt nhân là bao nhiêu ? Biết 1u = 931,5 MeV/c2.
A. 0,67 MeV.
B. 1,86 MeV.
C. 2,02 MeV.
D. 2,23 MeV.
Đáp án: D
Giải thích:
Năng lượng liên kết của hạt nhân là:
MeV.
Câu 7. Cho hạt nhân (Thori) có mTh = 230,0096u. Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân biết khối lượng các nuclôn là mp = 1,0073u, mn = 1,0087u, 1u = 931,5 MeV/c2.
A. 1737,62 MeV/nuclôn.
B. 5,57 MeV/nuclôn.
C. 7,55 MeV/nuclôn.
D. 12,41 MeV/nuclôn.
Đáp án: C
Giải thích:
Năng lượng liên kết của hạt nhânlà:
MeV
Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là MeV/nuclôn.
Câu 8. Cho hạt nhân (nhôm) có mAl = 26,9972u. Tính năng lượng liên kết của hạt nhân , biết khối lượng các nuclôn là mp = 1,0073u, mn = 1,0087u, 1u = 931,5 MeV/c2.
A. Wlk = 217,5 MeV.
B. Wlk = 204,5 MeV.
C. Wlk = 10 MeV.
D. Wlk = 71,6 MeV.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
Câu 9. Hạt nhân có mPo = 210,0913u. Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân biết khối lượng các nuclôn là mp = 1,0073u, mn = 1,0087u, 1uc2 = 931,5 MeV.
A. 1507,26 MeV/nuclôn.
B. 17,94 MeV/nuclôn.
C. 5,17 MeV/nuclôn.
D. 7,17 MeV/nuclôn.
Đáp án: D
Giải thích:
Năng lượng liên kết của hạt nhân là:
MeV.
Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là .
Câu 10. Hạt nhân có năng lượng liên kết là 28,4 MeV; hạt nhân có năng lượng liên kết là 39,2 MeV; hạt nhân có năng lượng liên kết là 2,24 MeV. Hãy sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền vững của ba hạt nhân này.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân
Ta có ,
,
.
Câu 11. Cho khối lượng các hạt nhân lần lượt là mPo = 210u, mU = 238u, mTh = 230u. Biết khối lượng các nuclôn là mp = 1,0073u, mn = 1,0087u, 1uc2 = 931,5 MeV. Hãy sắp theo thứ tự giảm dần về tính bền vững của ba hạt nhân này.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Xác định năng lượng liên kết của các hạt nhân :
có:
có:
có:
Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân
,
,
.
Câu 12. Cho ba hạt nhân X, Y, Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là DEX, DEY, DEZ với DEZ < DEX < DEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là
A. Y, X, Z.
B. Y, Z, X.
C. X, Y, Z.
D. Z, X, Y.
Đáp án: A
Giải thích:
Ta đặt:
Với AX = 2AY = 0,5AZ và DEZ < DEX < DEY.
Mặt khác: ( luôn đúng )
(luôn đúng) .
Câu 13. Cho khối lượng của prôtôn, nơtron, lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon.
B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon.
C. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon.
D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon.
Đáp án: B
Giải thích:
Áp dụng công thức tính năng lượng liên kết cho các hạt nhân ta được:
và
Ta có ,
Năng lượng riêng kết riêng của hạt nhân lớn hơn năng lượng riêng kết riêng của một lượng 3,42 MeV/nuclon.
Câu 14. Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân?
A. Năng lượng liên kết.
B. Năng lượng liên kết riêng.
C. Số hạt prôlôn.
D. Số hạt nuclôn.
Đáp án: B
Giải thích:
Đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là năng lượng liên kết riêng.
Câu 15. Các hạt nhân bền vững có năng lượng liên kết riêng vào cỡ 8,8 MeV/nuclôn, các hạt nhân đó có số khối A trong phạm vi
A. 50 < A < 80.
B. 50 < A < 95.
C. 60 < A < 95.
D. 80 < A < 160.
Đáp án: A
Giải thích:
Các hạt nhân bền vững có năng lượng liên kết riêng vào cỡ 8,8 MeV/nuclôn có số khối A trong phạm vi 80.
Câu 16. Hạt nhân nào sau đây có năng lượng liên kết riêng lớn nhất ?
A. Hêli.
B. Cacbon.
C. Sắt.
D. Urani.
Đáp án: C
Giải thích:
Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhất
Năng lượng liên kết riêng lớn nhất là sắt vì số khối của sắt là 56 nằm trong khoảng từ 50 đến 80.
Câu 17. Chọn đáp án câu sai?
A. Các hạt nhân có số khối trung bình là bền vững nhất.
B. Các nguyên tố đứng đầu bảng tuần hoàn như H, He kém bền vững hơn các nguyên tố ở giữa bảng tuần hoàn.
C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.
D. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
Đáp án: C
Giải thích:
C – sai vì các hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
Câu 18. Cho phản ứng hạt nhân sau Năng lượng liên kết của các hạt nhân tương ứng là ΔEA, ΔEB, ΔEC, ΔED. Năng lượng của phản ứng ΔE được tính bởi công thức
A. ΔE = ΔEA + ΔEB – ΔEC – ΔED.
B. ΔE = ΔEA + ΔEB + ΔEC + ΔED.
C. ΔE = ΔEC + ΔEB – ΔEA – ΔED.
D. ΔE = ΔEC + ΔED – ΔEA – ΔEB.
Đáp án: D
Giải thích:
Năng lượng của phản ứng là .
Câu 19. Năng lượng tối thiểu cần thiết để chia hạt nhân thành 3 hạt α là bao nhiêu? Cho biết mC = 11,9967u, mα = 4,0015u.
A. ΔE = 7,2618 J.
B. ΔE = 7,2618 MeV.
C. ΔE = 1,16189.10–19 J.
D. ΔE = 1,16189.10–13 MeV.
Đáp án: B
Giải thích:
Năng lượng tối thiểu cần để thiết để chia hạt nhân thành các hạt α bằng với năng lượng liên kết của hạt nhân.
Ta có .
Câu 20. Hạt nhân phóng xạ β– (có kí hiệu). Hạt nhân con sinh ra có
A. 5p và 6n.
B. 6p và 7n.
C. 7p và 7n.
D. 7p và 6n.
Đáp án: C
Giải thích:
Viết phương trình phản ứng hạt nhân và sử dụng các định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số nuclôn.
Phương trình
Suy ra: . Hạt nhân con sinh ra có và
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 38: Phản ứng hạt nhân
Lý thuyết Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12