Lý thuyết Giao thoa ánh sáng (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 12

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12 Bài 25.

1 8,002 22/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng

Bài giảng Vật lí 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng

1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

+ Thí nghiệm: dùng một nguồn sáng S đặt trước một lỗ tròn nhỏ O, khoét trên một hộp kín. Quan sát vùng sáng ở thành đối diện.

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

+ Kết quả thí nghiệm: Nếu ánh sáng truyền thẳng thì trên thành sẽ có một vệt sáng tròn đường kính là D. Nhưng thực tế ta lại thấy một vệt sáng tròn có đường kính D’ > D. Lỗ O càng nhỏ D’ càng lớn hơn nhiều so với D.

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

+ Hiện tượng nhiễu xạ là: hiện tượng ánh sáng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản.

+ Giải thích hiện tượng: để giải thích hiện tượng này ta thừa nhận: mỗi chùm sáng đơn sắc được coi là một sóng có bước sóng xác định.

2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng

a. Thí nghiệm

Cho ánh sáng chiếu từ nguồn sáng Đ, qua kính lọc sắc F và khe hẹp S chiếu vào hai khe hẹp S1, S2 cách nhau một khoảng a. Quan sát hình ảnh hứng được trên màn E cách hai khe S1, S2 một khoảng D, ta thấy các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau. Đó là hiện tượng giao thoa ánh sáng.

Điều kiện về nguồn kết hợp: Hai sóng từ hai nguồn phải cùng tần số (cùng bước sóng) và có hiệu số pha hai nguồn không đổi theo thời gian.

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

- Kết quả thí nghiệm: trong vùng hai chùm sáng gặp nhau đúng ra đều phải sáng nhưng ta lại thấy có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ nhau. Giống như hiện tượng giao thoa sóng cơ, buộc ta thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Hệ vân sáng, tối xen kẽ nhau được gọi là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng.

b. Vị trí các vân sáng – vân tối

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

- Điều kiện có vân sáng:

d2d1=axD=kλk=0,±1,±2...

+ Vị trí vân sáng thứ k:x=kλDa;k=0,±1,±2...

Tại O (x = 0) ta có vân sáng ứng với k = 0, gọi là vân sáng trung tâm (còn gọi là vân sáng chính giữa hay vân bậc 0). Ở hai bên vân sáng trung tâm là các vân sáng bậc 1 ứng với , vân sáng bậc 2 ứng với ...

- Điều kiện có vân tối:

d2d1=axD=k+12λk=0,±1,±2...

+ Vị trí vân tối:

x=k+12λDa;k=0,±1,±2...

Ở hai bên vân sáng trung tâm, vân tối thứ 1 ứng với k = 0 và k = -1;

vân tối thứ 2 ứng với k = 1 và k = -2; …..

- Khoảng vân: Khoảng cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối liên tiếp trên màn:

i=λDa

+ Vị trí vân sáng: x=ki   k=0,±1,±2...

+ Vị trí vân tối: x=k+12λDa;k=0,±1,±2...

c. Ứng dụng:

- Đo bước sóng của ánh sáng.

- Đo các đại lượng D, a, i khi có bước sóng: λ=aiD

d. Mối liên hệ giữa bước sóng của ánh sáng và màu sắc.

Các kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định. Khi truyền trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của ánh sáng giảm đi, nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi nên bước sóng sẽ giảm.

- Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy) có bước sóng trong khoảng: 380÷760 nm.

Màu

λnm

Đỏ

640÷760

Da cam

590÷650

Vàng

570÷600

Lục

500÷575

Lam

450÷510

Chàm

430÷460

Tím

380÷440

Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng

Câu 1. Trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức nào?

A. i=λa.D.

B. i=λDa.

C. i=λDa.

D. i=λaD.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng vân i được tính bằng công thức: i=λDa.

Câu 2. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

A. khoảng vân không thay đổi.

B. khoảng vân tăng lên.

C. vị trí vân trung tâm thay đổi.

D. khoảng vân giảm xuống.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoảng vân i được tính bằng công thức: i=λDa

Khi thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng (bước sóng tăng vì λvàng > λlam) và giữ nguyên các điều kiện khác thì khoảng vân tăng lên so với ban đầu.

Câu 3. Trong thí nghiệm Y - âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là

A. i4.

B. i2.

C. i.

D. 2i.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vị trí các vân tối:

x=k+12.i với k = 0;±1;±2;...

Vân tối gần vân trung tâm nhất ứng với k = 0, cách vân trung tâm khoảng x=i2

Câu 4. Trong một thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng

A. 1,2 mm.

B. 1,5 mm.

C. 0,9 mm.

D. 0,3 mm.

Đáp án: A

Giải thích:

Khoảng vân quan sát được trên màn là:

i=λDa=600.109.21.103=1,2.103m=1,2 mm

Câu 5. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này đến vân sáng bậc 5 bên kia so với vân sáng trung tâm là

A. 7i.

B. 8i.

C. 9i.

D. 10i.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 phía trên vân trung tâm đến vân sáng trung tâm là:

x4=4i

Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 phía dưới vân trung tâm đến vân sáng trung tâm là:

x'5=5i

Vậy khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này đến vân sáng bậc 5 bên kia so với vân sáng trung tâm là

Δx=x4+x'5=4i+5i=9i

Câu 6. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 0,4 mm; D = 1,2 m nguồn S phát ra bức xạ đơn sắc có λ = 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là

A. 1,6 mm.

B. 1,2 mm.

C. 1,8 mm.

D. 1,4 mm.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là một khoảng vân i :

i=λDa=600.109.1,20,4.103=1,8.103m=1,8 mm

Câu 7. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y - âng trong không khí, hai khe cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm, màn quan sát cách hai khe 2 m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 43, khoảng vân trên màn quan sát là bao nhiêu?

A. 0,4 m.

B. 0,3 m.

C. 0,4 mm.

D. 0,3 mm.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Vận tốc của ánh sáng trong không khí là c, bước sóng λ.

+ Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì tần số của ánh sáng không đổi, vận tốc của ánh sáng truyền trong nước là v=cn (n là chiết suất của nước).

Bước sóng ánh sáng trong nước là λ'=vf=cn.f=λn

Khoảng vân khi toàn bộ thí nghiệm được đặt trong nước là:

i'=λ'Da=λDna=0,3 mm

Câu 8. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 5 mm, D = 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là

A. 0,65 μm.

B. 0,71 μm.

C. 0,75 μm.

D. 0,69 μm.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 5 khoảng vân 5i=1,5i=0,3 mm

Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là:

λ=i.aD=0,3.103.5.1032=7,5.107m=0,75 μm

Câu 9. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là

A. ± 9,6 mm.

B. ± 4,8 mm.

C. ± 3,6 mm.

D. ± 2,4 mm.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 4 khoảng vân 4i=4,8i=1,2 mm

Tọa độ của vân sáng bậc 3 là: x=±3i=±3,6 mm.

Câu 10. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1. Hiệu quãng đường từ hai khe đến vân sáng bậc 4 là 2,4 μm. Một điểm M trên màn có hiệu quãng đường đến hai khe là 1,5 μm sẽ quan sát thấy

A. vân sáng bậc 2.

B. vân tối thứ 2.

C. vân sáng bậc 3.

D. vân tối thứ 3.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Hiệu quãng đường từ hai khe đến vân sáng bậc 4 là 2,4 μm, nghĩa là:

d2d2=kλ2,4=4.λλ=0,6 μm

+ Xét tại điểm M tỉ số: d2d1λ=1,50,6=2,5=2+12

⇒ Tại M là vân tối thứ 3

Câu 11. Tại điểm M trên màn của một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hiệu đường đi của hai sóng tới M là 2,6 μm. Biết rằng tại M có vân sáng. Bước sóng ánh sáng không thể có giá trị nào dưới đây ?

A. 0,48 μm.

B. 0,52 μm.

C. 0,65 μm.

D. 0,43(3) μm.

Đáp án: A

Giải thích:

Tại M là vân sáng khi thỏa mãn: d2d1=kλ2,6=kλ kZ

A – không thể, vì ứng với λ=0,48μm thì kZ, tại M không là vân sáng.

B – có thể, vì ứng với λ=0,52μm thì k = 5, tại M là vân sáng.

C – có thể, vì ứng với λ=0,65μm thì k = 4, tại M là vân sáng.

D – có thể, vì ứng với λ=0,433μm thì k = 6, tại M là vân sáng.

Câu 12. Ánh sáng trên bề mặt rộng 7,2 mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm là vân

A. tối thứ 18.

B. tối thứ 16.

C. sáng bậc 18.

D. sáng bậc 16.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Khoảng vân trên vùng giao thoa: i=L91=0,9mm

+ Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm có: xi=14,40,9=16=k

Tại vị trí trên là vân sáng bậc 16

Câu 13. Trong thí nghiệm ánh sáng giao thoa với khe Y- âng, khoảng cách giữa 2 khe S1, S2 là 1 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu vào 2 khe ánh sáng có bước sóng λ = 0,656 μm. Biết bề rộng của trường giao thoa là L = 2,9 cm. Xác định số vân sáng, tối quan sát được trên màn?

A. 22 vân sáng, 23 vân tối.

B. 22 vân sáng, 21 vân tối.

C. 23 vân sáng, 22 vân tối.

D. 23 vân sáng, 24 vân tối.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoảng vân trên màn quan sát:

i=λDa=0,656.106.21.103=1,312.103m=1,312 mm

Số vân sáng quan sát được trên màn là:

Ns=2.L2i+1=2.292.1,312+1=23 vân

(Chú ý: Dấu [ ] là lấy phần nguyên của biểu thức)

Số vân tối quan sát được trên màn là:

Nt=2.L2i+12=2.292.1,312+12=22 vân

Câu 14. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề rộng miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là

A. 21 vân.

B. 15 vân.

C. 17 vân.

D. 19 vân.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Khoảng vân trên màn quan sát:

i=λDa=0,6.106.2,51.103=1,5.103m=1,5 mm

+ Số vân sáng quan sát được trên màn là:

Ns=2.L2i+1=2.12,52.1,5+1=9 vân

+ Số vân tối quan sát được trên màn là:

Ns=2.L2i+12=2.12,52.1,5+12=8 vân

Vậy tổng số vân sáng và vân tối trong miền giao thoa là:

N=Ns+Nt=9+8=17 vân.

Câu 15. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được

A. 2 vân sáng và 2 vân tối.

B. 3 vân sáng và 2 vân tối.

C. 2 vân sáng và 3 vân tối.

D. 2 vân sáng và 1 vân tối.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Xét M và N nằm ở nửa trên của trường giao thoa:

+ Tại M: xMi=21,2=1,67

+ Tại N: xNi=4,51,2=3,75

Từ M đến N có 2 vân sáng ứng với k=2; 3, có 2 vân tối ứng với k=2; 3.

Câu 16. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1m. Để tại vị trí của vân sáng bậc 5 trên màn là vân sáng bậc 2 thì phải dời màn ra xa hay về gần so với vị trí ban đầu một khoảng bao nhiêu?

A. ra xa 1,5 m.

B. gần 1,5 m.

C. về gần 2,5 m.

D. ra xa 2,5 m.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Để tại vị trí của vân sáng bậc 5 trên màn là vân sáng bậc 2 thì x=5i=2i'(1)

+ Từ (1) thấy i’ > i nên cần dịch chuyển màn ra xa so với ban đầu.

+ Gọi x là độ dịch chuyển của màn.

15λDa=2λD+xa5D=2D+x

5.1=2.1+xx=1,5 m

Câu 17. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,8 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. 0,64 mm.

B. 0,50 mm.

C. 0,45 mm.

D. 0,48 mm.

Đáp án: D

Giải thích:

Khoảng vân: i=λDa

Ta có: i1i2=DD2510,8=DD25D=125 cm

Bước sóng của ánh sáng là:

λ=i.aD=1.103.0,6.1031,25=0,48.106m=0,48 μm

Câu 18. Thí nghiệm giao thoa I-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe a = 0,5 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 1 mm người ta quan sát được vân sáng bậc 2. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 503 cm thì thấy tại M chuyển thành vân tối thứ 2. Bước sóng λ có giá trị là

A. 0,60 μm.

B. 0,50 μm.

C. 0,40 μm.

D. 0,64 μm.

Đáp án: B

Giải thích:

+ Khi M là vân sáng bậc 2 : xM=2.i1

+ Khi M là vân tối thứ 2 : xM=1,5i2

2i1=1,5i2i1i2=34DD+503=34D=50 cm

+ Khoảng vân ban đầu là : xM=1=2i1i1=0,5 mm

+ Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là:

λ=i.aD=0,5.103.0,5.1030,5=0,5.106m=0,5 μm

Câu 19. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y - âng, cho D = 1,5 m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ S tới mặt phẳng chứa hai khe là d = 60 cm. Khoảng vân đo được trên màn bằng 3 mm. Cho S dời theo phương song song với S1S2 về phía S2. Hỏi để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu?

A. 3,75 mm.

B. 2,4 mm.

C. 0,6 mm.

D. 1,2 mm.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Để cho cường độ sáng tại một điểm trên màn dịch chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì hệ vân sẽ dịch chuyển một đoạn

x=2k+1i2

Hệ vân dịch chuyển một đoạn tối thiểu là xmin=i2=32=1,5 mm ứng với k=0

+ Gọi y là độ dịch chuyển của nguồn, ta có : yminxmin=dD

ymin=dD.xmin=0,61,5.1,5=0,6 mm

Câu 20. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng nhờ khe Y-âng, 2 khe hẹp cách nhau 1,5 mm. Khoảng cách từ màn E đến 2 khe là D = 2 m, hai khe hẹp được rọi đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,64 μm. Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa vân trung tâm và vân sáng cùng màu với vân trung tâm?

A. 2,56 mm.

B. 1,92 mm.

C. 2,36 mm.

D. 5,12 mm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Khoảng vân của bức xạ λ1 là:

i1=λ1Da=0,48.106.21,5.103=0,64.103m=0,64 mm

+ Vị trí vân sáng trùng của hai bức xạ thỏa mãn:

x=k1i1=k2.i2k1λ1=k2.λ2k1k2=λ2λ1=43

Tại M có sự trùng nhau của hai vân sáng ứng với vân sáng bậc 4 của ánh sáng bước sóng λ1 và vân sáng bậc 3 của ánh sáng bước sóng λ2.

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm:

Δx=xM=4i1=4.0,64=2,56 mm.

Câu 21. Trong thí nghiệm I-âng, cho a = 2 mm; D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5 mm và 29,3 mm. Số vân sáng có màu giống vân trung tâm trên đoạn MN là

A. 16.

B. 17.

C. 20.

D. 19.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Khoảng vân: i1=λ1Da=0,4mmi2=λ2Da=0,6mm

+ Vị trí vân sáng trùng của hai bức xạ thỏa mãn:

x=k1.λ1Da=k2.λ2Dak1k2=λ2λ1=32

+ Lại có: 5x29,551,2n29,5

4,167n24,58

Có 20 giá trị của n thỏa mãn.

Có 20 vị trí vân trùng nhau.

Câu 22. Ánh sáng được dùng trong thí nghiệm giao thoa gồm 2 ánh sáng đơn sắc, ánh sáng lục có bước sóng λ1 = 0,50 μm và ánh sáng đỏ có bước sóng λ2 = 0,75 μm. Vân sáng lục và vân sáng đỏ trùng nhau lần thứ nhất (kể từ vân sáng trung tâm) ứng với vân sáng đỏ bậc

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 2.

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí vân sáng trùng của hai bức xạ thỏa mãn:

x=k1.λ1Da=k2.λ2Dak1k2=λ2λ1=32

Vậy vân sáng trùng lần thứ nhất ứng với vân sáng lục bậc 3 và vân sáng đỏ bậc 2

Câu 23. Trong thí nghiệm Y-âng, cho a = 1,5 mm, D = 1,2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,45 μm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa các vân sáng trùng nhau lần đầu và lần thứ ba có bao nhiêu vân sáng quan sát được?

A. 15.

B. 13.

C. 9.

D. 11.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Khoảng vân: i1=λ1Da=0,36mmi2=λ2Da=0,48mm

+ Vị trí vân sáng trùng của hai bức xạ thỏa mãn:

x=k1.λ1Da=k2.λ2Dak1k2=λ2λ1=43=86=129

+ Vân sáng trùng nhau lần thứ nhất ứng với k1=4; k2=3 và vân sáng trùng nhau lần thứ ba ứng với k1=12; k2=9.

+ Trong khoảng giữa các vân sáng trùng nhau lần đầu và lần thứ ba có:

- Số vân sáng trùng của hai bức xạ là 1 ứng với k1=8, k2=6.

- Số vân sáng của bức xạ là 12 – 4 – 1 = 7 vân.

- Số vân sáng của bức xạ là 9 – 3 – 1 = 5 vân.

Trong khoảng giữa các vân sáng trùng nhau lần đầu và lần thứ ba có

7+51=11 vân quan sát được trên màn.

Câu 24. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng, biết λđ = 0,76 mm và λt = 0,4 mm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Bề rộng quang phổ liên tục bậc 3 trên màn là:

A. 7,2 mm.

B. 2,4 mm.

C. 9,6 mm.

D. 4,8 mm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Khoảng vân của ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là :

id=λdDa=7615mmit=λtDa=83mm

+ Bề rộng của quang phổ bậc 3 là

Δx3=3.idit=3761583=7,2 mm

Câu 25. Trong thí nghiệm I-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,45 μm và λ2 = 0,6 μm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm nằm cùng một phía so với vân trung tâm. Biết tại điểm M trùng với vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1; tại N trùng với vị trí vân sáng bậc 11 của bức xạ λ2. Tính số vân sáng quan sát được trên đoạn MN?

A. 24.

B. 17.

C. 18.

D. 19.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Vị trí vân sáng trùng của hai bức xạ thỏa mãn:

x=k1.λ1Da=k2.λ2Dak1k2=λ2λ1=43=86=129=1612

+ Tại M: xM=3i1, xét xMi2=3i1i2=3λ1λ2=2,25

+ Tại N: xN=11i2, xét xNi1=11i2i1=11λ2λ1=14,67

+ Trong khoảng từ M đến N có 3 vân sáng trùng của hai bức xạ.

+ Từ M đến N có 12 bức xạ của λ1(kể cả M) và có 9 bức xạ của λ2 (kể cả N).

Trên đoạn MN, quan sát được 12 + 9 – 3 = 18 vân sáng.

Câu 26. Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa 2 khe sáng S1, S2 là a = 1 mm. Khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 1 m. Chiếu vào khe S chùm ánh sáng trắng. Hai vân tối của 2 bức xạ λ1 = 0,50 μm và λ 2 = 0,75 μm trùng nhau lần thứ nhất (kể từ vân sáng trung tâm) tại một điểm cách vân sáng trung tâm một khoảng

A. 1 mm.

B. 2,5 mm.

C. 2 mm.

D. không có vị trí nào thỏa mãn.

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí vân tối trùng của hai bức xạ thỏa mãn:

x=k1+12.λ1Da=k2+12.λ2Dak1+12k2+12=32

k1,k2Z

⇒ Không tồn tại vị trí vân tối trùng của hai bức xạ.

Câu 27. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Nguồn sáng S phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,40 μm và λ2 với 0,50 μm ≤ λ2 ≤ 0,65 μm. Tại điểm M cách vân sáng trung tâm 5,6 mm là vị trí vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa. Bước sóng λ2 có giá trị là

A. 0,56 μm.

B. 0,60 μm.

C. 0,52 μm.

D. 0,62 μm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Khoảng vân: i1=λ1.Da=0,8 mm

+ Tại M là vị trí vân sáng trùng của hai bức xạ có:

xM=k1.i15,6=k1.0,8k1=7

+ Vị trí hai vân sáng trùng nhau thỏa mãn:

x=k1.λ1Da=k2.λ2Dak1k2=λ2λ1

7k2=λ20,4λ2=2,8k2

+ Lại có: 0,50 μm ≤ λ2 ≤ 0,65 μm

0,52,8k20,654,3k25,6k2=5

λ2=2,85=0,56 μm

Câu 28. Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng λ1 = 0,64 μm; λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng, trong đó số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng λ2 có giá trị là

A. 0,4 μm.

B. 0,45 μm.

C. 0,72 μm.

D. 0,54 μm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Vị trí vân sáng trùng màu với vân trung tâm:

x=k1.λ1Da=k2.λ2Dak1k2=λ2λ1λ2=k1λ1k2

+ Giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm có 11 vân sáng nên có:

k1+k22=11     1

+ Số vân sáng của hai bức xạ lệch nhau 3 vân: k1k2=3

- TH1: k1k2=32

Từ (1) và (2) k1=8; k2=5

λ2=k1λ1k2=8.0,645=1,024μm

- TH2: k2k1=33

Từ (1) và (3) k1=5; k2=8

λ2=k1λ1k2=5.0,648=0,4μm

Câu 29. Trong thí nghiệm giao thoa I âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn thu được lần lượt là: i1 = 0,5 mm; i2 = 0,3 mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 5 mm, số vị trí trên trường giao thoa có 2 vân tối của hai hệ trùng nhau là bao nhiêu?

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Cách 1:

+ k1gh=L2i1=52.0,5=5

Tại hai điểm giới hạn của trường giao thoa là vân sáng bậc 5.

+ Vị trí hai vân tối trùng nhau của hai bức xạ, thỏa mãn:

x=k1+12.i1=k2+12.i2k1+12k2+12=i2i1=35=1+122+12=915=4+127+12

⇒ Xét nửa trường giao thoa phía trên vân trung tâm, vân tối trùng thứ nhất ứng với k1=1; k2=2, vân tối trùng thứ hai ứng với k1=4; k2=7

+ Vậy trên cả trường giao thoa có 4 vân tối trùng nhau của hai hệ vân.

Cách 2:

+ Vị trí vân sáng trùng màu với vân sáng trung tâm, thỏa mãn:

x=k1.i1=k2.i2k1k2=i2i1=35

+ Khoảng vân trùng: i12=3.i1=1,5 mm

+ Vậy trên trường giao thoa có số vân tối trùng nhau của hai hệ vân là:

N=2.L2i12+12=4

Câu 30. Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh D = 2 m. Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,5 μm và λ2= 0,4 μm. Trên đoạn MN = 30 mm (M và N ở một bên của O và OM = 5,5 mm) có bao nhiêu vân tối bức xạ λ2 trùng với vân sáng của bức xạ λ1:

A. 12.

B. 15.

C. 14.

D. 13.

Đáp án: B

Giải thích:

+ Khoảng vân: i1=λ1Da=0,5mmi2=λ2Da=0,4mm

+ Vân tối bức xạ λ2 trùng với vân sáng của bức xạ λ1 thỏa mãn:

k2+12λ2=k1λ14.k2+12=5.k1

k1k2+12=45i12=4i1=2 mm

+ Vị trí vân thỏa mãn yêu cầu đề bài là: x=ni12nZ

+ Mà 5,5x35,55,5ni1235,52,75n17,75

Vậy có 15 vân tối bức xạ λ2 trùng với vân sáng của bức xạ λ1.

Câu 31. Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 1,2 m. Khoảng vân đo được trên màn là i = 0,8 mm. Để khoảng vân đo được bằng 1,2 mm, ta cần dịch chuyển màn quan sát một khoảng là:

A. 1,2 m ra xa mặt phẳng chứa hai khe

B. 0,6 m ra xa mặt phẳng chứa hai khe

C. 0,3 m lại gần mặt phẳng chứa hai khe

D. 0,9 m lại gần mặt phẳng chứa hai khe

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi độ dịch chuyển màn là ΔD:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Câu 32. Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có λ1 = 0,6 µ và λ2 = 0,4 µm vào khe Y – âng. Khoảng giữa hai khe a = 1 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí trên màn có hai vân sáng trùng nhau là:

A. 4,8 mm

B. 3,2 mm

C. 2,4 mm

D. 9,6 mm

Đáp án: C

Giải thích:

- Các khoảng vân là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Hai vân sáng trùng nhau có tọa độ:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Câu 33. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y – âng trong vùng MN trên màn quan sát, người ta đếm được 13 vân sáng với M và N là hai vân sáng ứng với bước sóng λ1 = 0,42 µm. Giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, thay nguồn sáng đơn sắc với bước sóng λ2 = 0,63 µm thì số vân sáng trên đoạn có chiều dài bằng MN trên màn là:

A. 12

B. 13

C. 8

D. 9

Đáp án: D

Giải thích:

- Các khoảng vân là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Vùng MN trên màn quan sát, đếm được 13 vân sáng với M và N là hai vân sáng ứng nên:

MN = 12i1 = 8i2.

- Do vậy trên MN có 9 vân sáng của bức xạ 2.

Câu 34. Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng, chiếu ánh sáng trắng (bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm) vào hai khe Y – âng. Biết khoảng các giữa hai khe là 0,5 mm và khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1 m. Bức xạ đơn sắc nào dưới đây không cho vân sáng tại điểm cách vân trung tâm 5,4 mm ?

A. 0,450 µm

B. 0,540 µm

C. 0,675 µm

D. 0,690 µm.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tọa độ vân sáng:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Vì: 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm.

Nên: 3,6 ≤ k ≤ 6,75.

Suy ra: k = 4, 5, 6; tương ứng với:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Câu 35. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y –âng với ánh sáng trắng (có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, bề rộng quang phổ bậc 2 thu được trên màn là 1,5 mm. Khoảng cách giữa hai khe là:

A. 0,72 mm

B. 0,96 mm

C. 1,11 mm

D. 1,15 mm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Bề rộng quang phổ bậc 2:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Câu 36. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng như hình vẽ bên, hai lăng kính P, P’ được làm bằng cùng một chất, đều có góc chiết quang nhỏ và bằng α. Các khoảng cách từ nguồn, từ màn đến hệ hai thấu kính lần lượt là d1, d2. Kích thước của các lăng kính rất nhỏ so với các khoảng cách này. Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng vân quan sát được trên màn là i. Chiết suất của lăng kính có giá trị xác định bằng công thức:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Đáp án: C

Giải thích:

- Góc lệch của các tia sáng qua mỗi lăng kính:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Ảnh của S qua hai lăng kính được coi là hai nguồn cách nhau:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Do đó khoảng vân:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Chiết suất:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Câu 37. Trong thí nghiệm giao thoa Y – âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, nếu tăng khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 thì hệ vân giao thoa thu được trên màn có:

A. khoảng vân tăng

B. số vân tăng

C. hệ vân chuyển động dãn ra hai phía so với vân sáng trung tâm

D. số vân giảm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khoảng vân: Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Nếu tăng khoảng cách giữa hai khe S1, S2 thì a tăng, i giảm. Do đó số vân trên màn giao thoa tăng.

Câu 38. Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí là 0,651 µm và trong chất lỏng trong suốt là 0,465 µm. Chiết suất của chất lỏng trong thí nghiệm đối với ánh sáng đó là:

A. 1,35

B. 1,40

C. 1,45

D. 1,48

Đáp án: B

Giải thích:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Câu 39. Tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y – âng trong không khí, khoảng vân đo được là i. Nếu đặt toàn bộ thí nghiệm trong nước có chiết suất n thì khoảng vân là:

A. i

B. ni

C. i/n

D. n/i

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong nước bước sóng giảm n lần. Khoảng vân tỉ lệ với bước sóng nên cũng giảm dần.

Câu 40. Chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe của thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y – âng cách nhau 1 mm thì trên màn phía sau hai khe, cách mặt phẳng chứa hai khe 1,3 m ta thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm. Ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu:

A. đỏ

B. vàng

C. lục

D. tím

Đáp án: A

Giải thích:

- Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm.

- Suy ra:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

→ Đó là bước sóng của ánh sáng đỏ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Các loại quang phổ

Lý thuyết Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Lý thuyết Bài 28: Tia X

Lý thuyết Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

Lý thuyết Bài 31: Hiện tượng quang điện trong

1 8,002 22/12/2023
Tải về