Lý thuyết Phóng xạ (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 12

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 37: Phóng xạ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12 Bài 37.

1 5,673 22/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 12 Bài 37: Phóng xạ

Bài giảng Vật lí 12 Bài 37: Phóng xạ

1. Hiện tượng phóng xạ

a. Định nghĩa

- Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo). Quá trình phân rã này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân rã gọi là hạt nhân con.

- Quá trình phân rã phóng xạ chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra và hoàn toàn không chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất...

b. Các dạng phóng xạ

Lý thuyết Phóng xạ | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

- Phóng xạ α: Hạt nhân mẹ X phân rã tạo thành hạt nhân con Y, đồng thời phát ra tia phóng xạ α theo phản ứng sau:

Dạng tổng quát của quá trình: ZAXZ2A4Y+24He .

Dạng rút gọn: ZAXαZ2A4Y

Tia α là dòng hạt nhân 24He chuyển động với vận tốc 2.107 m/s. Đi được chừng vài cm trong không khí và chừng vài µm trong vật rắn.

Lý thuyết Phóng xạ | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

- Phóng xạ β là quá trình phát ra tía β. Tia β là dòng electron (10e), trong phóng xạ β còn có phản hạt của nơtrino.

Dạng tổng quát của quá trình: ZAXZ+1AY+10e+v~00 .

Dạng rút gọn: ZAXβZ1AY

- Phóng xạ β+ là quá trình phát ra tía β+. Tia β+ là dòng pôzitron 10e. Pôzitron có điện tích +e và khối lượng bằng khối lượng electron, là phản hạt của electron. Trong phóng xạ β+ còn có hạt nơtrino.

Dang tổng quát của quá trình: ZAXZ1AY+10e+00v.

Dạng rút gọn: ZAXβ+Z1AY

Chú ý : Tia ββ+ chuyển động với tốc độ c, truyền được vài mét trong không khí và vài mm trong kim loại.

- Phóng xạ γ: là phóng xạ đi kèm phóng xạ α;  ββ+. Khi đó xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ điện từ γ. Tia γ đi được vài mét trong bê tông và vài cm trong chì.

Lý thuyết Phóng xạ | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

2. Định luật phóng xạ

a. Đặc tính của quá trình phóng xạ

+ Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân.

+ Có tính tự phát và không điều khiển được, nó không chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất…

+ Là một quá trình ngẫu nhiên.

b. Định luật phân rã phóng xạ

Xét một mẫu phóng xạ có N0 số hạt nhân ban đầu.

⇒ số hạt nhân còn lại sau thời gian t: N=N0eλt

Trong đó: λ là một hằng số dương gọi là hằng số phân rã, đặc trưng cho chất phóng xạ đang xét.

c. Chu kì bán rã (T)

+ Chu kì bán rã là thời gian qua đó số lượng các hạt nhân còn lại là 50% (nghĩa là phân rã 50%):

T=ln2λ=0,693λ.

Chú ý: Sau thời gian t = xT thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là: N = N02x

3. Đồng vị phóng xạ nhân tạo

Ngoài các đồng vị phóng xạ có sẵn trong thiên nhiên (đồng vị phóng xạ tự nhiên) người ta cũng đã chế tạo được nhiều đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ.

a. Phóng xạ nhân tạo và phương pháp nguyên tử đánh dấu.

- Bằng phương pháp tạo ra phóng xạ nhân tạo, người ta đã tạo ra các hạt nhân phóng xạ của các nguyên tố X bình thường, không phải là chất phóng xạ theo sơ đồ tổng quát :

XZA+n01XZA+1 (XZA+1 là đồng vị phóng xạ của X).

- Khi trộn lẫn với các hạt nhân bình thường không phóng xạ, các hạt nhân phóng xạ XZA+1được gọi là các nguyên tử đánh dấu, cho phép ta khảo sát sự tông tại, sự phân bố, sự vận chuyển của nguyên tố X.

- Phương pháp nguyên tử đánh dấu có nhiều ứng dụng quan trọng trong :

+ Y học: Người ta đưa các đồng vị phóng xạ khác nhau vào trong cơ thể để theo dõi sự thâm nhập và di chuyển của các nguyên tố nhất định ở trong cơ thể người chúng được gọi là nguyên tử đánh dấu; ta sẽ nhận diện được chúng nhờ các thiết bị ghi bức xạ. Nhờ phương pháp nguyên tử đánh dấu, người ta có thể biết được chính xác nhu cầu với các nguyên tố khác nhau của cơ thể trong từng thời kì phát triển của nó và tình trạng bệnh lí của các bộ phận khác nhau của cơ thể, khi thừa hoặc thiếu những nguyên tố nào đó.

+ Sinh học: Muốn theo dõi sự dịch chuyển của chất lân trong một cái cây, người ta cho một ít lân phóng xạ P32 vào phân lân thường P31. Về mặt sinh lí thực vật thì hai đồng vị này tương đương vì có vỏ điện tử giống nhau, nhưng đồng vị P32 là chất phóng xạ β nên ta dễ dàng theo dõi sự dịch chuyển của nó, cũng là của chất lân nói chung.

b. Đồng vị C14, đồng hồ của Trái Đất

- Cacbon có ba đồng vị chính: C12 (phổ biến nhất) và C13 là bền, C14 là chất phóng xạ β

- Một nơtron chậm khi gặp hạt nhân N714(có trong khí quyển) tạo nên phản ứng :

n01+N714C614+p11

C14là một đồng vị phóng xạ β, chu kì bán rã 5730 năm.

Sự phân rã này cân bằng với sự tạo ra, nên từ hàng vạn năm nay, mật độ C14 trong khí quyển không đổi: cứ 1012 nguyên tử cacbon thì có một nguyên tử C14.

+ Một cây còn sống, còn quá trình quang hợp, thì còn giữ tỉ lệ trên trong các thành phần chứa cacbon của nó. Nhưng nếu cây chết, thì nó không trao đổi gì với không khí nữa, vẫn phân rã mà không được bù lại, nên tỉ lệ của nó sẽ giảm, sau 5730 năm chỉ còn một nửa; C14 độ phóng xạ của nó cũng giảm tương ứng. Đo độ phóng xạ này thì tính được thời gian đã trôi qua từ khi cây chết.

+ Động vật ăn thực vật nên tỉ lệ C14 trong cơ thể cũng giảm như trên sau khi chết. Vì vậy, có thể xác định tuổi các mẫu xương động vật tìm được trong các di chỉ bằng phương pháp này.

⇒ Phương pháp này cho phép tính được các khoảng thời gian từ 5 đến 55 thế kỉ.

Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 37: Phóng xạ

Câu 1. Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ

A. giảm đều theo thời gian.

B. giảm theo đường hypebol.

C. không giảm.

D. giảm theo quy luật hàm số mũ.

Đáp án: D

Giải thích:

Số hạt nhân phóng xạ của một chất giảm theo quy luật hàm số mũ:

N(t) = Noe–λt = No.2tT.

Câu 2. Công thức nào dưới đây không phải là công thức của định luật phóng xạ?

A. N(t)=No.2tT.

B. N(t) = No.2–λt.

C. N(t) = No.e–λt.

D. No = N(t).eλt.

Đáp án: B

Giải thích:

Định luật phóng xạ nói về số hạt nhân phóng xạ giảm theo thời gian theo quy luật hàm số mũ:

Nt=Noeλt=No.2tTNo=Nteλt=Nteλt.

Câu 3. Hằng số phóng xạ λ và chu kì bán rã T liên hệ với nhau bởi hệ thức nào sau đây?

A. lT = ln2.

B. l = T.ln2.

C. λ=T0,693.

D. λ=0,693T.

Đáp án: A

Giải thích:

Hằng số phóng xạ λ=ln2T0,693T.

Câu 4. Số nguyên tử chất phóng xạ bị phân hủy sau khoảng thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây?

A. ΔN=No2tT.

B. ΔN=Noeλt.

C. ΔN=No1eλt.

D. ΔN=Not.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số nguyên tử chất phóng xạ ban đầu là No.

Sau khoảng thời gian t, số nguyên tử chất phóng xạ còn lại là Nt=Noeλt=No.2tT

Số nguyên tử chất phóng xạ đã bị phân hủy trong khoảng thời gian t là ΔN=No1eλt=No12tT.

Câu 5. Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là No sau 3 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là

A. No3.

B. No9.

C. No8.

D. No3

Đáp án: C

Giải thích:

Áp dụng công thức tính số hạt phóng xạ còn lại sau 3T là

N3T=No23TT=No8.

Câu 6. Một lượng chất phóng xạ có số lượng hạt nhân ban đầu là No sau 3 chu kì bán rã, số lượng hạt nhân đã bị phân rã là

A. No3.

B. No9.

C. No8.

D. 7No8

Đáp án: D

Giải thích:

Áp dụng công thức tính số lượng hạt nhân đã bị phân rã sau 3T là:

ΔN=No123TT=7No8.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng về độ phóng xạ?

A. Độ phóng xạ đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu.

B. Độ phóng xạ tăng theo thời gian.

C. Đơn vị của độ phóng xạ là Ci và Bq, 1 Ci = 7,3.1010 Bq.

D. Độ phóng xạ giảm theo thời gian.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Độ phóng xạ đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một mẫu chất phóng xạ: H=Ho.2tT

+ Độ phóng xạ giảm theo thời gian theo quy luật hàm số mũ

+ Độ phóng xạ có đơn vị là Ci và Bq, 1 Ci = 3,7.1010 Bq.

Câu 8. Chu kỳ bán rã của một đồng vị phóng xạ bằng T. Tại thời điểm ban đầu mẫu chứa No hạt nhân. Sau khoảng thời gian 3T, trong mẫu số hạt nhân phóng xạ

A. còn lại 25% hạt nhân N0.

B. còn lại 12,5% hạt nhân No.

C. còn lại 75% hạt nhân No.

D. đã bị phân rã 12,5% số hạt nhân No.

Đáp án: B

Giải thích:

Áp dụng công thức tính số hạt nhân phóng xạ còn lại sau 3T là

N3T=No.23TT=No8=12,5%No

đã bị phân rã (100% - 12,5%).No = 87,5%No.

Câu 9. Một chất phóng xạ tại thời điểm ban đầu có No hạt nhân, có chu kì bán rã là T. Sau khoảng thời gian T2, 2T, 3T số hạt nhân còn lại lần lượt là

A. No2,No4,No9.

B. No2,No4,No8.

C. No2,No4,No8.

D. No2,No8,No16.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có N=N02tT.

Thay lần lượt T2, 2T, 3T ta được NT2=No2;N2T=No4;N3T=No8.

Câu 10. Một chất phóng xạ của nguyên tố X phóng ra các tia bức xạ và biến thành chất phóng xạ của nguyên tố Y. Biết X có chu kỳ bán rã là T, sau khoảng thời gian t = 5T thì tỉ số của số hạt nhân của nguyên tử X còn lại với số hạt nhân của nguyên tử Y là

A. 15.

B. 31.

C. 131.

D. 5.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tố X sau khi phóng xạ tạo ra các nguyên tố Y. Vậy số hạt nhân X mất đi chính là số hạt nhân Y tạo thành.

Ta có NX=N02tT=N032NY=N0NX=31N032.

NXNY=131

Câu 11. Ban đầu có 20 (g) chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Khối lượng của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu bằng

A. 3,2 (g).

B. 1,5 (g).

C. 4,5 (g).

D. 2,5 (g).

Đáp án: D

Giải thích:

Khối lượng của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T là:

m=mo.2tT=20.23=2,5g

Câu 12. Giả sử sau 3 giờ phóng xạ, số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu thì chu kì bán rã của đồng vị đó bằng

A. 2 giờ.

B. 1 giờ.

C. 1,5 giờ.

D. 0,5 giờ.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có N=No2tT.

Sau 3 giờ giờ NNo=2tT=25%14=23TT=1,5.

Câu 13. Chất phóng xạ I-ôt có chu kì bán rã là 8 ngày. Lúc đầu có 200 (g) chất này. Sau 24 ngày, lượng I-ôt bị phóng xạ đã biến thành chất khác là

A. 150 (g).

B. 175 (g).

C. 50 (g).

D. 25 (g).

Đáp án: B

Giải thích:

Lượng I-ôt còn lại là m=mo.2248=25g

Lượng I - ôt bị phóng xạ là:

Δm=mom=175g.

Câu 14. 1124Na là chất phóng xạ b− với chu kỳ bán rã 15 giờ. Ban đầu có một lượng 1124Na thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu lượng chất phóng xạ trên bị phân rã 75%?

A. 7 giờ 30 phút.

B. 15 giờ.

C. 22 giờ 30 phút.

D. 30 giờ.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi chất phóng xạ trên bị phân rã 75 %

Khối lượng còn lại là 25 %

Câu 15. Chu kì bán rã của chất phóng xạ S3890r là 20 năm. Sau 80 năm có bao nhiêu phần trăm chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác?

A. 6,25%.

B. 12,5%.

C. 87,5%.

D. 93,75%.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có Δmmo=mommo=1mmo=12tT

Δmm=128020=0,9375

Sau 80 năm có 93,75 % chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác.

Câu 16. Coban phóng xạ 60Co có chu kì bán rã 5,7 năm. Để khối lượng chất phóng xạ giảm đi e lần so với khối lượng ban đầu thì cần khoảng thời gian

A. 8,55 năm.

B. 8,23 năm.

C. 9 năm.

D. 8 năm.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối lượng chất phóng xạ giảm e lần so với ban đầu N=Noe

Ta có NNo=2tT=1etT=1,44t=8,23 năm.

Câu 17. Trong một nguồn phóng xạ P1532,Photpho hiện tại có 108 nguyên tử với chu kì bán rã là 14 ngày. Hỏi 4 tuần lễ trước đó số nguyên tử P1532 trong nguồn là bao nhiêu?

A. No = 1012 nguyên tử.

B. No = 4.108 nguyên tử.

C. No = 2.108 nguyên tử.

D. No = 16.108 nguyên tử.

Đáp án: B

Giải thích:

Số nguyên tử của chất phóng xạ ở 4 tuần lễ trước đó là:

No=N.2tTNo=108.22814=4.108nguyên tử.

Câu 18. Chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu (t = 0), một mẫu chất phóng xạ X có số hạt là N0. Sau khoảng thời gian t = 3T (kể từ t = 0), số hạt nhân X đã bị phân rã là

A. 0,25N0.

B. 0,875N0.

C. 0,75N0.

D. 0,125N0

Đáp án: B

Giải thích:

Số hạt nhân X đã bị phân rã là ΔN=No12tT=0,875No.

Câu 19. Hạt nhân T90227h là phóng xạ α có chu kì bán rã là 18,3 ngày. Hằng số phóng xạ của hạt nhân là

A. 4,38.10–7 s–1.

B. 0,038 s–1.

C. 26,4 s–1.

D. 0,0016 s–1.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có T=1581120sλ=ln2T=4,38.107s1.

Câu 20. Sau một năm, lượng một chất phóng xạ giảm đi 3 lần. Hỏi sau 2 năm lượng chất phóng xạ ấy còn bao nhiêu so với ban đầu?

A. 13.

B. 16.

C. 19.

D. 116.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau 1 năm N1No=21T=13T=0,63.

Sau 2 năm N2No=22T=19.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân

Lý thuyết Bài 38: Phản ứng hạt nhân

Lý thuyết Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch

Lý thuyết Bài 40: Các hạt sơ cấp

Lý thuyết Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

1 5,673 22/12/2023
Tải về