Lý thuyết Đặc trưng sinh lí của âm (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 12

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12 Bài 2.

1 5,005 20/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

I. Độ cao

Độ cao của âm gắn liền với tần số âm. Âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao (bổng), âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng thấp (trầm).

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm (ảnh 1)

II. Độ to

Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm. Mức cường độ âm càng lớn ta có cảm giác âm nghe càng to.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm (ảnh 1)

III. Âm sắc

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

Câu 1. Độ cao của âm

A. là một đặc trưng sinh lí của âm.

B. là một đặc trưng vật lí của âm.

C. là mức cường độ âm.

D. là tần số âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 2. Độ to của âm là

A. tần số âm.

B. biên độ dao động của âm.

C. một đặc trưng vật lí của âm.

D. một đặc trưng sinh lí của âm.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 3. Âm sắc là

A. một đặc trưng sinh lí của âm.

B. một đặc trưng vật lí của âm.

C. một tính chất giúp ta nhận biết nguồn âm.

D. màu sắc của âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 4. Chọn câu đúng. Độ to của âm gắn liền với

A. tần số âm.

B. biên độ dao động âm.

C. cường độ âm.

D. mức cường độ âm.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm.

Câu 5. Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về

A. âm sắc.

B. độ to.

C. độ to và độ cao.

D. cả độ to, độ cao và âm sắc.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về âm sắc.

Câu 6. Chọn phát biểu đúng

A. Âm MÌ cao hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ.

B. Âm MÌ cao hơn và có tần số gấp 3 lần tần số của âm MÍ.

C. Âm MÌ trầm hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ.

D. Âm MÌ trầm hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ.

Đáp án: B

Giải thích:

Âm trầm (bổng) hay độ cao của âm gắn với tần số của âm. Âm càng cao (bổng) khi tần số càng lớn.

Câu 7. Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Đồ thị dao động âm.

B. Tần số âm.

C. Cường độ âm.

D. Mức cường độ âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm sắc của âm là đặc trưng sinh lí gắn liền với đồ thị dao động âm.

Câu 8. Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc có câu “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “Thanh” và “trầm” là nói đến đặc trưng nào của âm?

A. Độ to của âm.

B. Độ cao của âm.

C. Âm sắc của âm.

D. Cường độ âm.

Đáp án: B

Giải thích:

“Thanh” và “trầm” ở đây nói đến độ cao của âm.

Câu 9. Chọn câu trả lời không đúng. Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng

A. độ cao.

B. độ to.

C. âm sắc.

D. cường độ âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng độ cao, độ to, cường độ âm.

Câu 10. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng

A. làm tăng độ cao của âm.

B. làm tăng độ to của âm.

C. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.

D. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng do đàn phát ra.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng do đàn phát ra.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

1 5,005 20/12/2023
Tải về