Lý thuyết Tổng và hiệu của hai vectơ – Toán 10 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Toán lớp 10 Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 10.

1 3,775 03/01/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 10 Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ- Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Tổng của hai vectơ

Cho hai vectơ a b. Từ một điểm A tùy ý, lấy hai điểm B, C sao cho AB=a,  BC=b. Khi đó AC được gọi là tổng của hai vectơ a b và được kí hiệu là a+b.

Vậy a+b=AB+BC=AC.

Phép toán tìm tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.

Quy tắc ba điểm

Với ba điểm M, N, P, ta có MN+NP=MP.

Chú ý: Khi cộng vectơ theo quy tắc ba điểm, điểm cuối của vectơ thứ nhất phải là điểm đầu của vectơ thứ hai.

Ví dụ: Cho các điểm A, B, C, D, E, F phân biệt. Thực hiện phép cộng các vectơ:

AC+CD;  BC+CB;  DC+CE+EF.

Hướng dẫn giải

Áp dụng quy tắc ba điểm, ta có:

AC+CD=AD.

BC+CB=BB=0.

DC+CE+EF=DE+EF=DF.

Quy tắc hình bình hành

Nếu OACB là hình bình hành thì ta có OA+OB=OC.

Ví dụ: Cho hình chữ nhật MNPQ và hai vectơ x,  y như hình bên. Tính tổng của hai vectơ x y.

Hướng dẫn giải

Ta có x=AD,  y=AB.

Suy ra x+y=AD+AB.

Theo quy tắc hình bình hành, ta có AD+AB=AC.

Vậy x+y=AC.

2. Tính chất của phép cộng các vectơ

Phép cộng vectơ có các tính chất sau:

+ Tính chất giao hoán: a+b=b+a.

+ Tính chất kết hợp: a+b+c=a+b+c.

+ Với mọi a, ta luôn có: a+0=0+a=a.

Chú ý: Từ tính chất kết hợp, ta có thể xác định được tổng của ba vectơ a,  b,  c ,kí hiệu là a+b+c với a+b+c=a+b+c.

Ví dụ: Cho tứ giác MNPQ. Thực hiện các phép cộng vectơ sau:

a) MN+PM+NQ.

b) MN+QP+NQ+PM.

Hướng dẫn giải

Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng vectơ, ta được:

a) MN+PM+NQ=PM+MN+NQ=PN+NQ=PQ.

b) MN+QP+NQ+PM=MN+NQ+QP+PM=MQ+QM=MM=0.

Chú ý: Cho vectơ tùy ý a=AB.

Ta có a+a=AB+AB=AB+BA=AA=0.

Tổng hai vectơ đối nhau luôn bằng vectơ-không: a+a=0.

3. Hiệu của hai vectơ

Cho hai vectơ a b. Hiệu của hai vectơ a b là vectơ \a+b và kí hiệu là ab.

Phép toán tìm hiệu của hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ.

Ví dụ: Cho các điểm D, E, F, G phân biệt. Thực hiện các phép trừ vectơ sau: DEFE;  GDGF.

Hướng dẫn giải

Ta có: DEFE=DE+FE=DE+EF=DF.

GDGF=GD+GF=GD+FG=FG+GD=FD.

Chú ý: Cho ba điểm O, A, B, ta có:OBOA=AB.

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD và một điểm M tùy ý. Thực hiện các phép trừ vectơ sau: OBOD;  OCOA+DBDC.

Hướng dẫn giải

Ta có OBOD=DB.

OCOA+DBDC=AC+CB=AB.

4. Tính chất vectơ của trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác

Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi MA+MB=0.

Điểm G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi GA+GB+GC=0.

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Hai điểm E, F lần lượt là trung điểm AB, BC. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng:

a) OA+OC+OD+OE+OF=0.

b) GA+GC+GD=BD.

Hướng dẫn giải

a) Vì ABCD là hình bình hành tâm O nên O là trung điểm AC (tính chất hình bình hành).

Lại có E là trung điểm AB (gt)

Do đó OE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra OE // BC và OE = 12BC = BF (với F là trung điểm BC).

Khi đó ta có tứ giác OEBF là hình bình hành.

Áp dụng quy tắc hình bình hành cho OEBF, ta được: OE+OF=OB.

Vì ABCD là hình bình hành tâm O nên O là trung điểm AC và BD (tính chất hình bình hành).

Do đó OA+OC=0 OD+OB=0.

Ta có OA+OC+OD+OE+OF

=OA+OC+OD+OE+OF

=0+OD+OB=0+0=0.

Vậy OA+OC+OD+OE+OF=0.

b) Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên GA+GB+GC=0.

Theo quy tắc ba điểm, ta có: GD=GB+BD=GB+BC+CD.

Ta có GA+GC+GD

=GA+GC+GB+BC+CD

=GA+GC+GB+BC+CD 

=0+BD=BD.

Vậy GA+GC+GD=BD.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng:

a) OA+OB+OC+OD=0.

b) DADB+DC=0.

c) DO+AO=AB.

Hướng dẫn giải

a) Vì O là tâm của hình bình hành ABCD nên O là trung điểm của AC và BD (tính chất hình bình hành).

Do đó ta có OA+OC=0 (1) và OB+OD=0 (2).

Lấy (1) + (2) vế theo vế ta được: OA+OB+OC+OD=0+0=0.

b) Vì ABCD là hình bình hành nên BA // DC và BA = DC.

BA,  DC ngược hướng.

Do đó BA=DC.

Ta suy ra BA+DC=0.

Ta có DADB+DC=BA+DC=0.

c) Ta có O là trung điểm BD nên DO = OB.

DO,  OB cùng hướng.

Do đó DO=  OB.

Ta có DO+AO=OB+AO=AO+OB=AB.

Bài 2. Cho hình vuông ABCD cạnh a, tâm O. Tính độ dài các vectơ:

a) AB+AD.

b) OACB.

Hướng dẫn giải

a) Vì ABCD là hình vuông nên AB+AD=AC.

Do đó AB+AD=AC=AC.

Tam giác ABC vuông tại B: AC2 = AB2 + BC2 (Định lý Py ‒ ta ‒ go)

AC2 = a2 + a2 = 2a2

AC = a2.

Vậy AB+AD=a2.

b) Vì ABCD là hình vuông nên ta có BD = AC = a2 và AD = CB.

CB,  AD ngược hướng.

Do đó AD=CB.

Ta có OACB=OA+AD=OD.

Do đó OACB=OD=OD.

Vì O là tâm của hình vuông ABCD nên O là trung điểm BD.

Do đó OD = BD2=a22.

Vậy OACB=a22.

Bài 3. Một con thuyền trôi theo hướng nam vận tốc 25 km/h, dòng nước chảy theo hướng đông với vận tốc 10 km/h. Tính độ dài vectơ tổng của hai vectơ nói trên (làm tròn kết quả đến hàng trăm).

Hướng dẫn giải

Gọi A là vị trí con thuyền xuất phát.

Vận tốc của con thuyền được biểu diễn bởi AB.

Vận tốc của dòng nước được biểu diễn bởi BC.

Khi đó ta có vectơ tổng của hai vectơ nói trên là AB+BC=AC.

Do đó độ lớn của vectơ cần tìm là:AB+BC=AC=AC.

Vì con thuyền trôi theo hướng nam và dòng nước chảy theo hướng đông.

Nên ta có AB BC.

Ta có độ lớn vận tốc con thuyền là 25 km/h.

Suy ra AB = AB = 25.

Ta có độ lớn vận tốc dòng nước là 10 km/h.

Suy ra BC = BC = 10.

Tam giác ABC vuông tại B: AC2 = AB2 + BC2 (Định lý Py ‒ ta ‒ go)

AC2 = 252 + 102 = 725.

AC = 529 ≈ 26,93.

Vậy độ dài vectơ tổng của hai vectơ nói đến trong bài xấp xỉ bằng 26,93 (km/h).

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Tích của một số với một vectơ

Lý thuyết Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ

Lý thuyết Bài tập cuối chương 5

Lý thuyết Bài 1: Số gần đúng và sai số

Lý thuyết Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ

1 3,775 03/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: