Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Vật liệu mới

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 6: Vật liệu mới hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 3918 lượt xem


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 6: Vật liệu mới

A. Lý thuyết Vật liệu mới

I - Khái niệm vật liệu mới

- Vật liệu mới là những loại vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất.

- Vật liệu mới thường có tính chất cơ học như độ bền, độ cứng; tính chất vật lí như nhiệt, điện, quang học; và tính chất hoá học vượt trội so với các vật liệu truyền thống.

- Ngoài ra, vật liệu mới cũng có thể thay đổi tính chất, hình dạng theo môi trường hoạt động để thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

II - Một số loại vật liệu mới

1. Vật liệu nano

- Vật liệu nano có cấu trúc hạt tinh thể với kích thước cỡ nanômét.

- Ở kích thước này, vật liệu có những tính chất vật lí, hoá học và sinh học khác so với kích thước bình thường.

- Một số vật liệu trở nên bền và nhẹ hơn, một số khác có khả năng dẫn điện, truyền nhiệt hoặc phản xạ ánh sáng tốt hơn.

- Những đặc tính này có thể gây ra những tác động lớn trong các lĩnh vực như cơ khí, điện tử, y học và các lĩnh vực khác.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Vật liệu mới (ảnh 1)

- Ứng dụng của vật liệu nano trong lĩnh vực cơ khí bao gồm:

+ Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ô tô, vật liệu nano được dùng để tạo ra các vật liệu siêu nhẹ - siêu bền để sản xuất các thiết bị xe hơi, máy bay, tàu vũ trụ, vv.

+ Trong công nghiệp chế tạo robot, vật liệu nano được dùng để chế tạo loại robot mini để ứng dụng vào các lĩnh vực y tế, sinh học, vv.

+ Trong chế tạo máy, vật liệu nano được sử dụng để làm lớp phủ trên các bạc trục, trục để chống mài mòn; lớp phủ lên bề mặt của các chi tiết máy để chống ăn mòn, vv.

2. Vật liệu composite

- Composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau, gồm vật liệu cốt (tăng độ bền) và vật liệu nền (liên kết vật liệu cốt lại với nhau).

- Vật liệu composite có độ cứng, độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn, chống ăn mòn tốt.

- Composite có khối lượng riêng nhỏ.

- Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau.

- Vật liệu composite có độ cứng, độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn, chống ăn mòn tốt nhưng có khối lượng riêng nhỏ.

- Các ứng dụng của vật liệu composite trong lĩnh vực cơ khí bao gồm: chế tạo vỏ máy bay, ô tô, tàu thuỷ; chế tạo các dụng cụ cắt gọt, các trục truyền, bánh răng; chế tạo các chi tiết của robot; chế tạo các bình chịu áp lực, cánh quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng, chất khí.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Vật liệu mới (ảnh 1)

3. Vật liệu có cơ tính biến thiên

- Vật liệu có cơ tính biến thiên là vật liệu composite tiên tiến có tính chất thay đổi liên tục trong không gian

- Điều này đạt được bằng cách thay đổi dần các phần thể tích và/hoặc cấu trúc vi mô của các vật liệu cấu thành trong quá trình chế tạo.

- Vật liệu có cơ tính biến thiên được chọn từ các vật liệu thành phần để đáp ứng yêu cầu về tính năng sử dụng của vật liệu.

- Vật liệu có cơ tính biến thiên tránh được các vấn đề ăn mòn, mỏi, đứt gãy và bong tách giữa các vật liệu khác nhau như trong các loại vật liệu composite thông thường.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Vật liệu mới (ảnh 1)

- Vật liệu có cơ tính biến thiên có ứng dụng trong công nghiệp hàng không, vũ trụ, cơ khí động lực.

+ Trong công nghiệp hàng không, vũ trụ, vật liệu này được sử dụng trong thành phần của động cơ tên lửa, thân máy bay, tàu vũ trụ.

+ Trong cơ khí động lực, vật liệu có cơ tính biến thiên được sử dụng để chế tạo linh kiện động cơ và lớp vỏ cản nhiệt.

+ Ngoài ra, vật liệu này còn được sử dụng trong các máy công cụ và dụng cụ cắt.

4. Hợp kim nhớ hình

- Hợp kim nhớ hình là loại vật liệu có khả năng ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó.

- Khi bị biến dạng, các chi tiết làm bằng hợp kim nhớ hình có thể khôi phục lại hình dạng ban đầu qua một quá trình cơ nhiệt thích hợp.

- Hiện nay có hàng chục loại hợp kim nhớ hình được chế tạo, tuy nhiên loại điển hình nhất là hợp kim nitinol gồm nickel và titanium.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Vật liệu mới (ảnh 1)

- Các ứng dụng của hợp kim nhớ hình trong cơ khí bao gồm:

+ Trong công nghiệp chế tạo robot, dùng để chế tạo các chi tiết máy, cơ cấu ở cấp độ micro.

+ Trong công nghiệp ô tô, được sử dụng để làm các bộ truyền động thay thế cho các bộ truyền động điện từ.

+ Trong công nghiệp hàng không, vũ trụ, được dùng để chế tạo cánh quạt máy bay thông minh và cánh máy bay có thể tăng khả năng cơ động và khả năng điều khiển bằng cách thay đổi hình dạng của bề mặt điều khiển.

B. Bài tập Vật liệu mới

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

Lý thuyết Bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí

Lý thuyết Bài 9: Quy trình công nghệ gia công chi tiết

Lý thuyết Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí

Lý thuyết Bài 12: Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot

1 3918 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: