Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 24 (Kết nối tri thức): Hệ thống lái

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 24: Hệ thống lái hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 2,424 20/09/2023


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 24: Hệ thống lái

A. Lý thuyết Hệ thống lái

I - Cấu tạo và nguyên lí hoạt động 

Cấu tạo chung của hệ thống lái gồm (Hình 24.2) bộ phận cơ cấu lái, bộ phận dẫn động lái và hệ thống trợ lực lái.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 24 (Kết nối tri thức): Hệ thống lái (ảnh 1)

1. Cơ cấu lái

a) Nhiệm vụ

Cơ cấu lái tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái để người lái có thể quay bánh xe đến các góc độ khác nhau

b) Cấu tạo

- Có nhiều loại cơ cấu lái khác nhau, bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng được sử dụng phổ biến trên ô tô con.

- Cơ cấu lái bánh răng - thanh răng bao gồm bánh răng và thanh răng lắp chung trong một vỏ hộp để tạo ra tỉ số truyền.

c) Nguyên lí hoạt động

- Khi quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại. Các thanh đòn sẽ quay bánh xe dẫn hướng sang bên phải hoặc sang bên trái.

- Các bánh xe dẫn hướng bên trái và bên phải quay theo cùng chiều, phụ thuộc vào chiều quay vành lái.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 24 (Kết nối tri thức): Hệ thống lái (ảnh 1)

2. Dẫn động lái

a) Nhiệm vụ

Bộ phận dẫn động lái truyền chuyển động quay từ vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.

b) Cấu tạo

Bộ phận dẫn động phía trước bao gồm vành lái và các trục quay nối với nhau bằng khớp các đăng. Bộ phận dẫn động phía sau nối đến các bánh xe thông qua các thanh đòn và các khớp cầu.

c) Nguyên lí hoạt động

Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái. Mô men đó được cơ cấu lái biến đổi và truyền qua các thanh đòn cùng khớp cầu đến các bánh xe dẫn hướng, làm quay các bánh xe dẫn hướng.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 24 (Kết nối tri thức): Hệ thống lái (ảnh 1)

3. Trợ lực lái

a) Nhiệm vụ

Hệ thống trợ lực lái giảm lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển xe.

b) Cấu tạo

- Hệ thống trợ lực lái bằng điện đang được sử dụng nhiều trên ô tô con, nhưng hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực vẫn phổ biến nhất.

- Các bộ phận chính của hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực gồm: bơm trợ lực, cụm van phân phối, các đường ống dẫn dầu, pít tông trợ lực.

c) Nguyên lí hoạt động

- Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy qua các ống dẫn áp suất cao và trở về bơm.

- Khi người lái quay vành lái sang trái, cụm van phân phối đóng mở các van thuỷ lực, dầu từ bơm trợ lực tạo lực đẩy pít tông trợ lực sang bên phải, tạo lực trợ lực cùng với lực tác dụng từ vành lái, làm quay các bánh xe dẫn hướng sang bên trái.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 24 (Kết nối tri thức): Hệ thống lái (ảnh 1)

II - Sử dụng bảo dưỡng

- Hệ thống lái rất quan trọng đối với an toàn chuyển động của ô tô.

- Việc kiểm tra, bảo dưỡng định kì là cần thiết để duy trì trạng thái làm việc an toàn và tin cậy của hệ thống lái.

- Việc tự theo dõi hệ thống lái để phát hiện tình trạng hoạt động bất thường cũng rất quan trọng.

- Các hiện tượng bất thường cần được kiểm tra và khắc phục: lực điều khiển vành lái nặng, độ rơ lỏng của vành lái lớn, xe không còn khả năng tự ổn định hướng chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng, đèn cảnh báo tình trạng kĩ thuật bất thường của hệ thống lái bật sáng.

- Các công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái bao gồm: kiểm tra và điều chỉnh độ rơ lỏng của vành lái, kiểm tra mức dầu trợ lực lái và hoạt động của hệ thống trợ lực lái, kiểm tra các khớp nối và điều chỉnh nếu cần.

B. Bài tập Hệ thống lái

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 25: Hệ thống phanh. An toàn khi tham gia giao thông

Lý thuyết Bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Lý thuyết Bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Lý thuyết Bài 3: Khái niệm, vai trò của giống trong chăn nuôi

Lý thuyết Bài 4: Chọn giống vật nuôi

1 2,424 20/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: