Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 16,975 18/09/2023


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

A. Lý thuyết Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

I - Thiết kế sản phẩm cơ khí

- Thiết kế sản phẩm cơ khí: nghiên cứu và ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kĩ thuật để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật.

- Ví dụ: thiết kế trục của hộp giảm tốc trong bộ truyền động.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo (ảnh 1)

- Thiết kế sản phẩm cơ khí đòi hỏi lập kế hoạch, sử dụng các phần mềm như 3D Solidworks, AutoCAD,... để lên phương án và hoàn thiện các bản vẽ gia công.

- Yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, tính toán thiết kế, gia công cơ khí; biết sử dụng phần mềm, có óc sáng tạo và tư duy nhanh nhạy.

- Các nghề nghiệp thực hiện: kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử; làm việc ở phòng kĩ thuật của các doanh nghiệp cơ khí.

- Đào tạo chuyên ngành: công nghệ kĩ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, công nghệ kĩ thuật nhiệt.

II - Gia công cơ khí

- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí bằng nhiều phương pháp khác nhau như đúc, hàn, rèn, khoan, tiện, phay, cắt laser,...

- Sản phẩm được tạo ra tuỳ thuộc vào yêu cầu kĩ thuật và có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp gia công khác nhau.

- Nhóm công việc gia công cơ khí đòi hỏi người thực hiện:

+ Thiết lập chế độ làm việc và vận hành các máy công cụ khác nhau để chế tạo sản phẩm.

+ Đạt năng suất và an toàn cho sản phẩm.

+ Vận hành và giám sát các máy công cụ như máy tiện, phay, bào, khoan, mài.

+ Quan sát hoạt động của máy để phát hiện lỗi và điều chỉnh máy.

+ Kiểm tra phần công việc và sử dụng các dụng cụ đo kiểm để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm (Hình 2.4).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo (ảnh 1)

- Đối với nhóm công việc gia công cơ khí, người thực hiện cần có kiến thức và kinh nghiệm trong:

+ Sử dụng các máy công cụ thông dụng, máy CNC.

+ Chọn và sử dụng các dụng cụ cắt, đo kiểm, đồ gá và các trang bị công nghệ.

+ Tổ chức, điều hành và thực hiện gia công sản xuất trên các máy công cụ.

+ Yêu cầu sức khoẻ tốt, tính cẩn thận, bình tĩnh, phản ứng nhanh, sáng tạo và hợp tác.

- Các nghề thực hiện công việc này gồm: thợ cắt gọt kim loại, thợ hàn, thợ rèn dập,... và làm việc ở các phân xưởng sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu,...

- Đào tạo chuyên ngành, nghề cắt gọt kim loại, vận hành máy công cụ là cần thiết cho người thực hiện công việc này.

III - Lắp ráp sản phẩm cơ khí

- Sản phẩm cơ khí là tổ hợp của nhiều chi tiết. Quá trình chế tạo chi tiết là giai đoạn chủ yếu của sản xuất, đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật.

- Lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của sản xuất, tổ hợp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo (ảnh 1)

- Công việc lắp ráp sản phẩm cơ khí yêu cầu người thực hiện phải dựa trên bản vẽ lắp để thiết kế quy trình lắp hợp lí và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tăng năng suất.

- Các nghề thực hiện công việc này bao gồm kĩ sư, kĩ thuật viên cơ khí, kĩ thuật viên máy, công cụ, và thường làm việc tại phân xưởng lắp ráp sản phẩm của nhà máy cơ khí, ô tô, xe máy, vv.

- Người thực hiện công việc này cần được đào tạo trong các ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật bao gồm chế tạo máy, hàn, rèn dập, vv. để đảm bảo an toàn lao động.

IV - Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí đòi hỏi người thực hiện:

+ Kiểm tra tình trạng hoạt động và lỗi của máy.

+ Bảo trì và xử lý các hư hỏng.

+ Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị định kì.

+ Thường xuyên kiểm tra để đưa ra phương án cải thiện, bảo trì và tránh hư hỏng.

+ Lập kế hoạch, quy trình tháo lắp và sửa chữa.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo (ảnh 1)

- Người thực hiện nhóm công việc này cần:

+ Hiểu biết nguyên lí hoạt động và kiến thức chuyên sâu về thiết bị cơ khí.

+ Sức khoẻ tốt và kĩ năng giao tiếp tốt.

+ Được đào tạo phù hợp và tuân thủ nội quy lao động.

- Nghề nghiệp thực hiện nhóm công việc này gồm kĩ sư, kĩ thuật viên cơ khí, máy, công cụ.

- Cần được đào tạo theo các chuyên ngành phù hợp như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật nhiệt, kĩ thuật cơ điện tử,...

B. Bài tập Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 3: Tổng quan về vật liệu cơ khí

Lý thuyết Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim

Lý thuyết Bài 5: Vật liệu phi kim loại

Lý thuyết Bài 6: Vật liệu mới

Lý thuyết Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

1 16,975 18/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: