Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15 (Kết nối tri thức): Khái quát về cơ khí động lực

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 15: Khái quát về cơ khí động lực hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 3,706 18/09/2023


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15: Khái quát về cơ khí động lực

A. Lý thuyết Khái quát về cơ khí động lực

I - Hệ thống cơ khí động lực

- Hệ thống cơ khí động lực là các máy cơ khí bao gồm nguồn động lực, hệ thống truyền lực và máy công tác.

- Nguồn động lực (động cơ) cung cấp năng lượng cho hệ thống, phổ biến hiện nay là động cơ đốt trong, động cơ tua bin và động cơ điện.

- Hệ thống truyền lực truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác, phổ biến hiện nay là hệ thống truyền lực cơ khí, hệ thống truyền động thuỷ lực thể tích và hệ thống truyền động thuỷ động.

- Máy công tác đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường, điều kiện khác nhau, đa dạng như bánh xe, chân vịt, cánh quạt,...

- Các hệ thống cơ khí động lực phổ biến nhất là các phương tiện cơ giới, có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống xã hội.

- Ngành công nghiệp cơ khí động lực phát triển kéo theo các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, giúp gia tăng giá trị sản phẩm công nghiệp cũng như gia tăng tiềm lực an ninh, quốc phòng.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15 (Kết nối tri thức): Khái quát về cơ khí động lực (ảnh 1)

II - Máy cơ khí động lực điển hình 

- Hệ thống cơ khí động lực được phân biệt thành các loại phương tiện cơ giới khác nhau.

- Việc phân loại dựa trên máy công tác và phù hợp với các môi trường hoạt động khác nhau.

1. Ô tô và xe chuyên dụng

- Ô tô là loại máy cơ khí động lực sử dụng bánh xe đàn hồi để hoạt động trên đường bộ và là phương tiện vận tải chính trên đường bộ.

- Xe chuyên dụng là loại máy cơ khí động lực có khả năng hoạt động trên mặt đất để thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt, bao gồm các loại xe như xe nông nghiệp, xe lâm nghiệp, xe công trình, xe quân sự,...

- Cả ô tô và xe chuyên dụng đều có khả năng cơ động đến nhiều địa hình, đáp ứng yêu cầu giao thông vận tải và các yêu cầu công tác khác.

2. Tàu thuỷ

- Tàu thuỷ là hệ thống cơ khí động lực, sử dụng cánh quạt để hoạt động trên mặt nước và phục vụ cho giao thông vận tải đường thuỷ.

- Tàu ngầm, thuỷ phi cơ,... cũng là hệ thống cơ khí động lực được sử dụng trong môi trường nước.

- Tàu thuỷ có sức chuyên chở rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá quốc tế.

- Tuy nhiên, tốc độ của tàu thuỷ không lớn và yêu cầu hạ tầng cảng lớn, không phù hợp với những vùng địa lí không thuận lợi.

3. Máy bay

- Máy bay là loại hệ thống cơ khí động lực hoạt động trong không khí, bao gồm cánh quạt hoặc cánh bằng kết hợp với cánh quạt để hoạt động.

- Máy bay được sử dụng chủ yếu trong vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không, còn tàu vũ trụ, vệ tinh và tên lửa đẩy là hệ thống cơ khí động lực hoạt động trong không gian.

- Máy bay có tốc độ di chuyển nhanh và thường được sử dụng trong vận tải quốc tế với khoảng cách di chuyển xa, tuy nhiên yêu cầu hạ tầng phức tạp nên không phù hợp với vùng đất ít dân cư.

- Máy móc cơ khí động lực còn bao gồm tàu hoả, trạm nguồn và hệ thống thuỷ lực hoặc khí nén, trạm nguồn điện dự phòng,...

B. Bài tập Khái quát về cơ khí động lực

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực

Lý thuyết Bài 17: Đại cương về động cơ đốt trong

Lý thuyết Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Lý thuyết Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong

Lý thuyết Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

1 3,706 18/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: