Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Tổng quan về vật liệu cơ khí

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 3: Tổng quan về vật liệu cơ khí hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 3024 lượt xem


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 3: Tổng quan về vật liệu cơ khí

A. Lý thuyết Tổng quan về vật liệu cơ khí

I - Khái niệm về vật liệu cơ khí

- Vật liệu cơ khí: sử dụng trong sản xuất cơ khí (thiết bị máy móc,...) và nhiều lĩnh vực khác như: giao thông, y tế, văn hoá, giáo dục,...

- Đa dạng về loại, bao gồm kim loại, chất dẻo, composite,...

- Không chỉ sử dụng trong sản xuất cơ khí, mà còn được dùng trong xây dựng, kĩ thuật điện, công nghiệp hoá học,...

II - Các yêu cầu chung đối với vật liệu cơ khí

Vật liệu cơ khí phải đáp ứng yêu cầu của môi trường, công việc và sử dụng sản phẩm.

1. Yêu cầu về tính sử dụng

Yêu cầu bao gồm tính chất cơ học, vật lí và hóa học.

2. Yêu cầu về tính công nghệ

Vật liệu cơ khí cần có khả năng gia công bằng nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

3. Yêu cầu về tính kinh tế

Vật liệu phải đảm bảo tính kinh tế và đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và sử dụng.

III - Phân loại vật liệu cơ khí

Vật liệu cơ khí được chia thành 3 nhóm dựa trên cấu tạo và tính chất.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Tổng quan về vật liệu cơ khí (ảnh 1)

1. Vật liệu kim loại và hợp kim

Vật liệu kim loại thông dụng và các hợp kim của chúng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất cơ khí.

2. Vật liệu phi kim loại

Vật liệu phi kim loại bao gồm chất dẻo, cao su, gỗ,... được sử dụng phổ biến trong ngành cơ khí.

3. Vật liệu mới

Vật liệu mới bao gồm các loại vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống như vật liệu nano, composite, polymer tiên tiến. Các loại vật liệu này có tính chất vượt trội và có thể thay đổi đặc tính của chúng bằng các kích thích bên ngoài.

B. Bài tập Tổng quan về vật liệu cơ khí

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim

Lý thuyết Bài 5: Vật liệu phi kim loại

Lý thuyết Bài 6: Vật liệu mới

Lý thuyết Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

Lý thuyết Bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí

1 3024 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: