Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Bánh xe và hệ thống treo

 Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 2,982 20/09/2023


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo

A. Lý thuyết Bánh xe và hệ thống treo

I - Bánh xe ô tô

- Bánh xe là bộ phận của ô tô tiếp xúc với mặt đường để đỡ trọng lượng và tiếp nhận phản lực từ mặt đường.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Bánh xe và hệ thống treo (ảnh 1)

- Cấu tạo bánh xe gồm vành, lốp, van khí và có thể có săm.

+ Vành trên ô tô con được chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối, còn trên ô tô tải và ô tô chở khách được chế tạo rời bằng thép và được hàn với đĩa thành một khối.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Bánh xe và hệ thống treo (ảnh 1)

+ Lốp được chế tạo từ cao su và có cấu tạo gồm nhiều lớp khá phức tạp, bao gồm các lớp sợi mành, tanh lốp và lớp hoa lốp ở mặt ngoài.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Bánh xe và hệ thống treo (ảnh 1)

+ Áp suất khí nén trong không gian tạo bởi lốp và vành tạo áp lực giữa lốp và vành để giữ nguyên vị trí của lốp đối với vành.

II - Hệ thống treo

1. Nhiệm vụ

- Hệ thống treo có tác dụng giảm lực va đập giữa bánh xe và mặt đường, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.

- Hệ thống treo được phân loại thành hai loại chính: hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc.

- Hệ thống treo độc lập thường được sử dụng trên ô tô con.

- Hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng trên ô tô tải.

2. Cấu tạo

Hệ thống treo ô tô gồm bộ phận đàn hồi, giảm chấn và liên kết.

- Bộ phận đàn hồi nối đàn hồi bánh xe với thân xe, có 3 loại: lò xo xoắn, nhíp lá và bóng khí nén.

- Bộ phận giảm chấn tạo lực cản chống lại sự dịch chuyển của bánh xe, giúp dập tắt nhanh chóng dao động của bánh xe và thân xe.

- Bộ phận liên kết gồm các thanh đòn và khớp nối giúp truyền các thành phần phản lực của mặt đường tác dụng vào bánh xe lên thân xe. Bộ phận đàn hồi nhíp lá thường đảm nhận vai trò này trong hệ thống treo phụ thuộc.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Bánh xe và hệ thống treo (ảnh 1)

3. Nguyên lí làm việc

- Bộ phận đàn hồi liên kết giữa bánh xe và thân xe giúp giảm thiểu lực va đập truyền lên thân xe khi xe chuyển động trên mặt đường không bằng phẳng.

- Bộ phận giảm chấn tạo ra lực cản và dập tắt nhanh chóng dao động, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Bánh xe và hệ thống treo (ảnh 1)

III. Sử dụng và bảo dưỡng

- Cần kiểm tra và bảo dưỡng định kì hệ thống treo ô tô, bao gồm kiểm tra khớp nối các thanh liên kết với khung xe và với bánh xe, cầu xe và thay giảm chấn mới khi thấy chảy dầu.

- Áp suất lốp xe cần được theo dõi thường xuyên và bơm đủ áp suất. Khi lốp mòn nhiều, cần thay lốp mới đúng kích thước và các chỉ số khác tương đương lốp xe đang sử dụng.

- Để các lốp mòn đồng đều, cần đảo vị trí các lốp sau mỗi hành trình khoảng 10 000 km, với cách đảo vị trí phổ biến là lốp phía trước bên phải đổi cho lốp phía sau bên trái; lốp phía trước bên trái đổi cho lốp phía sau bên phải.

- Khi thấy lốp mòn lệch một bên, cần kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe.

B. Bài tập Bánh xe và hệ thống treo

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 24: Hệ thống lái

Lý thuyết Bài 25: Hệ thống phanh. An toàn khi tham gia giao thông

Lý thuyết Bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Lý thuyết Bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Lý thuyết Bài 3: Khái niệm, vai trò của giống trong chăn nuôi

1 2,982 20/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: