Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vật nuôi

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 11 Bài 5: Nhân giống vật nuôi hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 11.

1 5134 lượt xem


Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Nhân giống vật nuôi

A. Lý thuyết Nhân giống vật nuôi

I - Nhân giống thuần chủng 

1. Khái niệm giống thuần chủng

Giống thuần chủng (giống thuần): có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vật nuôi (ảnh 1)

Nhân giống thuần chủng: giao phối giữa con đực và con cái cùng giống để thiết lập và duy trì tính trạng ổn định.

2. Mục đích của nhân giống thuần chủng

- Bảo tồn và nhân giống giống vật nuôi quý hiếm như lợn Ỉ, lợn cỏ, lợn Mẹo, gà Hồ, gà Tre, gà H'Mông để duy trì và phát triển giống.

- Nhân giống thuần chủng để tăng số lượng vật nuôi cho các chương trình lai tạo, ví dụ như nhân giống lợn Móng Cái để tạo đàn nái nền cho phối với lợn đực giống ngoại trong chương trình "nạc hoa đàn lợn".

- Phát triển số lượng và củng cố đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

II. Lai giống

1. Khái niệm

- Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

- Mục đích của lai giống là bổ sung các tính trạng tốt và khai thác ưu thế lai ở đời con.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vật nuôi (ảnh 1)

2. Một số phương pháp lai

a) Lai kinh tế

- Lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao.

- Con lai dùng vào mục đích thương phẩm, không để làm giống.

- Có thể phân ra thành lại kinh tế đơn giản hoặc lai kinh tế phức tạp.

- Ví dụ: Cho lợn đực Yorkshire phối giống với lợn nái Móng Cái để nuôi lấy thịt.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vật nuôi (ảnh 1)

- Lai kinh tế đơn giản:

+ Lai giữa 2 giống tham gia.

+ Thế hệ F, dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

+ Ví dụ: Lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái Ri, vịt trống Anh Đào (Cherry Valley) với vịt mái cỏ.

- Lai kinh tế phức tạp:

+ Lai giữa 3 giống trở lên tham gia.

+ Tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

+ Ví dụ: Lợn đực Yorkshire lai với lợn nái Móng Cái để tạo ra con lai F, sau đó cho con cái F lai với đực Landrace để tạo ra con lai F.

b) Lai cải tạo

- Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống (giống đi cải tạo) để cải tạo một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

- Phương pháp này áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp.

- Giống mới mang đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt của giống địa phương.

- Ví dụ: Bò Vàng cần cải tạo để tăng khối lượng và lượng sữa. Hướng cải tạo tuỳ theo mục đích chăn nuôi và sử dụng giống Holstein Friesian hay Red Sindhi hoặc Charolaise ở các mức độ khác nhau.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vật nuôi (ảnh 1)

c) Lai xa (lai khác loài)

- Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối để tạo con lai ưu thế.

- Con lai thường không thể sinh sản do khác biệt về nhiễm sắc thể giữa hai loài.

- Ví dụ: Lai giữa ngựa cái và lừa đực tạo ra con la có sức kéo nặng và chịu đựng cao hơn cả lừa và ngựa.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Nhân giống vật nuôi (ảnh 1)

B. Bài tập Nhân giống vật nuôi

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi

Lý thuyết Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Lý thuyết Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn vật nuôi

Lý thuyết Bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Lý thuyết Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

1 5134 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: